Thiên Ân Sư Đức Và Tôn Sư Trọng Đạo ( Sư Tôn Đại Đức )
Tế Thế quần sanh chiếu tam thiên
Công chánh vô tư khả đạt thiên,
Hoạt dụng chân kinh truyền vạn thế,
Phật pháp vô biên hóa đại thiên.
Ứng thân hạ phàm Sư Thiên Nhiên
Linh Sơn Như Lai chỉ diệu huyền
Minh Sư một chỉ linh thai điểm
Siêu sanh liễu tử về Lí Thiên.
Sư Tôn Đại Đức
Dân quốc năm thứ 19 ( năm 1930 ) Sư Tôn và Sư Mẫu ở trong lò bát quái đồng lãnh thiên mệnh, bắt đầu việc phổ độ Tam Tào, Càn Khôn tề độ, hy sinh tất cả mọi thứ, lặn lội vượt qua nghìn núi vạn sông, qua những con đường xa xôi hiểm trở, đi khắp chân trời góc biển, đặt chân khắp mọi nơi, đi khắp nơi tìm những phật tử có duyên; trải qua tất cả mọi nỗi bi thống trong lòng, chịu tận hết các thứ ma nạn, ngày đêm bôn ba lao lục ( bận rộn bôn tẩu, chẳng được nhàn nhã thảnh thơi ), vì sứ mệnh, vì nhiệm vụ mà thật sự đã quên mất nhục thể của bản thân mình.
Dân quốc năm thứ 19 ( năm 1930 ) Sư Tôn và Sư Mẫu ở trong lò bát quái đồng lãnh thiên mệnh, bắt đầu việc phổ độ Tam Tào.
Sư Tôn là Tế Công Hoạt Phật đời Tống đảo trang giáng thế, cứu độ chúng sanh, sanh vào ngày 19 tháng 7 năm thứ 15 niên hiệu Quang Tự đời nhà Thanh ( năm 1889 dương lịch ) , họ Trương ( Cung Trường Tổ ), tên Khuê Sanh, tự là Quang Bích, nguyên quán ở Lỗ Tây, là người thôn Song Lưu Điếm, thành Nam Hương, huyện Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông. Tên thụy của ông cụ thân sinh là Ngọc Tỉ, bà cụ thân mẫu là Kiều Thị, gia đình kinh tế khá giả. Thành đạo ( hồi thiên giao chỉ ) vào ngày 15 tháng 8 dân quốc năm thứ 36 ( năm 1947 ) , Lão Mẫu sắc phong là “ Thiên Nhiên Cổ Phật ” . Phụ thân của Sư Tôn được phong làm “ Ngọc Tỉ Đại Soái ” , Mẫu thân được sắc phong làm “ Thanh Tĩnh Bồ Tát. ”
Khi Sư Tôn giáng sinh, do Thiên Đàn ở Bắc Kinh bị cháy, do đó mà phía bắc sông Hoàng Hà, nửa bầu trời trở thành hồng quang phổ chiếu, và nước đục quanh năm của sông Hoàng Hà hôm đó bỗng trở nên trong veo có thể nhìn thấy tận đáy; trăm nghìn năm nay căn cứ theo kinh điển lịch sử ghi chép : “ Thánh Nhân xuất, Hoàng Hà thanh ” , nghĩa là mỗi khi sông Hoàng Hà trở thành trong veo là có Thánh Nhân giáng sanh tại trần gian, nên có thể nói Sư Tôn là một vị “ Thiên sanh Thánh Nhân ”.
Sư Tôn bẩm sinh có tướng mạo bất phàm, đầu vuông đỉnh bằng, Nghiêu mi Thuấn mục ( tướng mạo đế vương ), đôi mắt sáng trong có hai con ngươi; sóng mũi cao rất thẳng; trên toàn gương mặt có một thứ vẻ sáng sủa thánh khiết chẳng cách nào diễn tả được, vả lại trong lòng hai bàn tay có nốt ruồi đỏ như châu sa - tả nhật (日), hữu nguyệt (月); hai chân cũng có nốt ruồi đỏ như châu sa. Sư Tôn thiên chất thông minh sáng suốt, bổn tánh trung hậu, thuộc gia đình dòng dõi thư hương.
Dân quốc năm thứ tư, cũng là năm Sư Tôn 27 tuổi, Sư Tôn gặp một vị thầy họ Cảnh khắp nơi truyền dương đạo Nhất Quán. Do ngài từ nhỏ đã uyên bác Tứ Thư Ngũ Kinh, tuy rằng sau khi nghe Cảnh Truyền Đạo Sư giảng đạo Khổng Mạnh nghe xong thì rất thích, vì hợp với quan niệm nhập thế cũng như xuất thế của mình, thế nhưng đối với người tự xưng là Đạo Nhất Quán này, Sư Tôn vẫn chẳng dám nhẹ dạ vào đạo, do đó bèn thỉnh mời Mẫu thân đi cầu đạo trước để rõ thực hư.
Mẫu thân của Sư Tôn là Kiều Thị, là một vị từ mẫu đoan trang hiền thục, tánh tình nhân từ ôn hòa. Sau khi bà cầu đạo, đã hiểu đạo Nhất Quán thật sự là đại đạo giải thoát, không những có thể độ người liễu thoát khỏi sự sinh tử, càng là cái đạo cứu nguy của toàn nhân loại, do đó bèn phó chúc dặn dò Sư Tôn mau đi cầu đạo. Bà cụ về nhà cho Sư Tôn hay rằng : “ Đại đạo đang ứng vận, là chân lý chơn truyền của tam giáo, chẳng những độ người thoát khỏi luân hồi, mà lại còn có thể siêu bạt vong linh của thân nhân quá cố lên miền cực lạc nữa ”.
Nghe cụ thân mẫu nói như vậy, Sư Tôn nghĩ thầm : “ đạo làm con phải lo tròn chữ hiếu, công cha cao như núi Thái Sơn, sâu tựa biển cả, nay ta chưa báo đáp được thì thân phụ đã rời khỏi cõi trần, nếu như gặp được Chơn đạo, có thể siêu độ anh linh của thân phụ về miền cực lạc thì sau này ta sẽ xả thân vì đạo, độ hóa chúng sinh. ”
Sư Tôn theo cụ thân mẫu đến yết kiến Cảnh Truyền Đạo Sư, được thầy Cảnh truyền thọ tâm pháp.
Sau khi đắc đạo, Sư Tôn mới thật sự triệt ngộ được tinh thần của đạo Thánh Hiền mà mình từ nhỏ siêng đọc là nằm ở chỗ cầu đạo. Duy chỉ có cầu đạo mới có thể thật sự phụng hành cái đạo của Thánh Hiền, cũng mới có thể vượt qua được biển lớn sinh tử. Từ đấy, ngài quyết tâm tận hết năng lực của cả đời mình để kêu gọi thức tỉnh những kẻ mê muội đang ngủ say nơi chốn nhân gian, cứu tế những chúng sanh đang trầm mê chìm đắm trong biển khổ.
Do đó, Sư Tôn bèn theo thầy Cảnh bôn ba truyền đạo, thế nhưng mỗi khi Sư Tôn tưởng nghĩ tới phụ thân qua đời sớm vẫn chưa kịp cầu đạo thì nước mắt không kìm nén nổi như mưa không ngừng tuôn xuống. Ngài quyết tâm muốn siêu bạt phụ thân, thế nhưng lúc bấy giờ phải độ được một trăm người mới có thể siêu bạt phụ mẫu. Sư Tôn tuy rằng đi khắp nơi độ người; mặc dù rất tinh tiến và tận tâm, nhưng cũng chỉ độ được 64 người mà thôi. Vì không đủ công đức để siêu bạt cụ thân phụ, Sư Tôn rất buồn. Sư Tôn nghĩ đến phụ thân chẳng biết đang chịu khổ ở nơi đâu, trong lòng lo buồn nóng lòng như lửa đốt lộ ra trên gương mặt; thầy Cảnh nhìn thấy vậy vô cùng cảm động. Vì để thành toàn lòng hiếu thảo của ngài, thầy Cảnh đem lòng hiếu thảo của Sư Tôn báo cho Lộ Tổ hay, đích thân khấu cầu Lộ Tổ Lão Tổ Sư đời thứ 17. Lão Tổ Sư tuy rằng vô cùng bằng lòng thành toàn, thế nhưng chẳng dám tự mình tự tiện phá lệ, do đó cung thỉnh Lão Mẫu phê huấn. Lão mẫu cũng vì sự thành tâm và lòng hiếu thảo của Sư Tôn mà cảm động, đồng thời cũng vì để thay cho người đời rộng mở con đường có thể tận đạo hiếu, bèn vui vẻ ưng thuận cho phép. Lão Mẫu giáng cơ viết rằng : “ Kể từ người này trở đi ( chỉ Sư Tôn ) , 64 công thì thêm 1 quả, từ nay về sau, những người thành tâm tu đạo, độ 64 người thì có thể siêu bạt một bậc phụ mẫu ”. Nhờ đó Sư Tôn mới có thể siêu bạt được phụ thân của chính mình.
Tám năm kháng chiến từ Dân Quốc năm thứ 26 ( 1937 ) đến Dân Quốc năm thứ 34 ( 1945 ) , Sư Tôn bàn đạo ở trong khói lửa chiến tranh, chẳng gián đoạn việc cứu độ chúng sanh, hiển hóa vô số ( cầu đạo có thể tránh kiếp tị nạn ).
Sư Tôn bôn tẩu vất vả với chiếc xe gỗ nhỏ kéo bằng tay ở Đại Giang Nam Bắc, mỗi bước mỗi dấu chân,trong lòng chỉ có một tâm niệm, để đại đạo phổ truyền nơi nhân gian.
Từ Sơn Đông đến Thiên Tân Thượng Hải, từ phương Bắc đến phương Nam……
Mùa thu Dân Quốc năm thứ 36 ( 1947 ), mặt trăng dường như đặc biệt sáng tỏ khác thường. Sư Tôn đã vẫy biệt núi Nga Thuận, đến Vương Gia Đường của Tứ Xuyên. Lúc bấy giờ khi Sư Tôn chân trước bước vào vườn hoa Vương Gia Đường, trong khu vườn u tĩnh ấy phát ra tiếng phịch, thì ra là một quả hình dạng trông rất kì quái đột nhiên rơi xuống, rơi xuống trên những chiếc lá rụng cuối thu.
Sư Tôn nhìn thấy cái quả kì lạ này thì trong lòng chẳng yên, biết là điềm bất lành, trong lòng nổi lên một cảm giác sầu muộn u uất khó tả, kìm nén chẳng nổi che mặt phát khóc. Thầy thở dài một tiếng mà nói rằng : “ đạo ta đã tận thay ! ”, đấy là ngày 9 tháng 8, một ngày khiến người ta cảm thương; từ đấy bệnh tình của Sư Tôn ngày càng thêm nặng. Sư Tôn dặn bảo các Tiền Hiền triệu tập các đệ tử và các danh sĩ địa phương vào bữa trưa hôm trung thu.
Mắt nhìn trung thu ngày càng đến gần, ngẩng mắt nhìn mặt trăng mỗi ngày càng tròn vằng vặc đầy đặn, Sư Tôn dần dần liễu ngộ việc cớ sao mà lúc bấy giờ Lão Mẫu khăng khăng kiên trì ý muốn để cho thầy và Sư Mẫu cùng lãnh thiên mệnh rồi. Nhục thân ứng hóa của thầy chẳng phải là cái thân ở lâu bất tử, vả lại số trời sớm đã quyết định, ánh sáng ấm áp dịu dàng của vầng trăng tròn ấy giống như vẻ mặt trang nghiêm tựa trăng tròn của Sư Mẫu vậy !
Sư Tôn chẳng nén nổi nước mắt cứ tuôn rơi; lũy kiếp đến nay thầy đã vô số lần hóa thân độ chúng sanh; sanh tử đối với thầy mà nói vốn chẳng quan ngại; điều mà thầy chẳng nỡ xả chính là Trung Quốc khổ nạn vẫn còn có rất nhiều chúng sanh vẫn chưa đắc đạo; đây là lần đầu tiên của thầy có cơ duyên phổ độ chúng sanh, hy vọng biết bao rằng có thể dẫn dắt lãnh đạo thêm nhiều một chút các chúng sanh bước lên pháp thuyền. Con mắt xưa nay vốn sáng long lanh của thầy do tràn đầy nước mắt mà không ngừng mơ hồ chẳng tỏ.
Trung thu rốt cuộc cũng đã đến. Các đệ tử Thiên Đạo và các danh sĩ địa phương đều tề tụ một đường; khi bữa ăn kết thúc, Sư Tôn nói một cách rất chân thành đầy ý nghĩa sâu xa rằng : “ cuộc hội ngộ hôm nay đầy ý nghĩa sâu xa, khi xưa Khổng Minh phò trợ nhà Hán hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi ”. Sư Tôn nói đến đây, trong lòng ngập tràn nỗi niềm thê lương bi tráng vô song mà khóc chẳng thành tiếng, chẳng cách nào tiếp lời. Mọi người tuy rằng không hiểu rõ sự cảm động đến rơi nước mắt của Sư Tôn, thế nhưng cũng đều cảm nhiễm phải niềm bi thương của Sư Tôn mà lệ nóng tuôn trào. Khi tiễn mọi người ra cửa, Sư Tôn quyến luyến chẳng rời, một lần cuối dùng ánh mắt bi mẫn nhìn chằm chằm các đệ tử mà nói rằng : “ sau này còn gặp lại ! ”, chẳng có ai hiểu rõ Sư tôn cớ sao lại nói câu này. Sau khi mọi người đều đã tản đi, Sư Tôn bèn cảm thấy trong người vô cùng không khỏe; các đệ tử vội vàng dìu đỡ Sư Tôn vào phòng nghỉ ngơi.
Trăng sáng đã lặng lẽ lên cao. Mặt trăng của trung thu đặc biệt sáng tỏ, ánh sáng ấm áp nghiêng chảy rót xuống đại địa, lát trải thành một mảng sáng rực màu trắng bạc; còn trong khoảng không đêm tối tĩnh mịch, một sao băng xẹt qua khoảng không dài muốn rơi xuống ở một nơi nào đó. “Thời cơ đã chín muồi rồi ! nên là lúc ánh sáng mặt trăng phổ chiếu đại địa rồi ! ”; vẻ mặt của Sư Tôn từ chỗ bi thương chuyển thành sự an tường bình tĩnh, còn mạch đập cánh tay thì càng lúc càng yếu ớt.
Sư Mẫu khóc nức nở mất tiếng, lại quỳ trước Phật lần nữa đốt nhang cầu khấn rằng : “ cúi xin khẩn cầu Lão Mẫu từ bi, đứa con bất tài, phẩm hạnh không tốt này nguyện chết thế cho Sư Tôn, nguyện đem hết thảy số thọ sang hết cho thầy, con ngu đần chẳng có tài chẳng có đức, Tam Tào đại sự, trách nhiệm khó mà gánh vác nổi, khẩn xin Lão Mẫu từ bi thành toàn cho đứa con ngu đần này, để thầy có thể hoàn thành trách nhiệm trọng đại ”
Từ lúc Sư Tôn bệnh nặng đến nay, Sư Mẫu mỗi ngày đều cầu nguyện như thế; Người hy vọng biết bao rằng người bị bệnh là Người chớ không phải là Sư Tôn. Thế nhưng lần này Sư Mẫu khóc lóc bi thương khấu cầu, Lão Mẫu vì để an ủi Sư Mẫu và các đệ tử, nên lãnh đạo dẫn dắt quần tiên và thập đại danh y lâm đàn chỉ thị. Chư Thiên Tiên Phật an ủi mọi người, nói rằng bệnh thể chẳng có trở ngại gì đâu, nhưng trên thực tế thì quần tiên cùng đến là vì để tiếp giá Sư Tôn trở về Vô Cực Lí Thiên. Lúc ngưng kê Lão Mẫu thoái Đàn thì là vừa lúc 8 giờ đúng, họ mới phát hiện rằng Sư Tôn đã đột nhiên quy thiên.
Các đệ tử quỳ trên đất đau buồn bi thương chẳng nguôi; họ chẳng tin rằng đấy là sự thật, bởi vì Lão Mẫu đã từng đồng ý nhận lời qua với họ rồi ! thế nhưng sau khi xem tường tận tỉ mỉ diệu huấn của Lão Mẫu thì mới biết rằng Lão Mẫu đã phê thị rằng : “ Sư đồ phân li tại trung thu ”.
Tiếng khóc than chấn động trời đất, nước mắt như mưa thu phất phơ từng giọt từng giọt, sự lẻ loi tiêu điều của mùa thu lại càng thêm sâu.
Sự mỉm cười một cái
Trong sự khóc thương bi thống đến nghẹn lời, các đệ tử mặc chiếc thọ y cho Sư Tôn; diện mạo trang nghiêm từ bi tường hòa của Sư Tôn viên mãn điềm đạm yên tĩnh như nước đọng vậy, tuy đã quy không nhưng mềm mại an tường sống động như sống vậy. Có vị đệ tử đột nhiên nghĩ rằng : “ sau này không gặp được Sư Tôn nữa rồi, chi bằng chụp một tấm hình lưu niệm vậy ! ”, mọi người đều tán đồng vì Sư Tôn chụp ảnh lưu niệm, do đó bèn cung kính khiêng Sư Tôn lên đài sen nhiếp ảnh.
Khi người đệ tử chụp ảnh sắp nhấn màn trập ( lá chắn sáng ) thì phát hiện Sư Tôn khe khẽ giương mở hai mắt, góc miệng cũng mang nụ cười. Anh ta ngỡ rằng Sư Tôn lại sống trở lại rồi, thế nhưng Sư Tôn chỉ là không thay đổi bản sắc Tế Điên, đùa một chút với các đồ đệ mà thôi.
Chụp ảnh xong rồi, Sư Tôn lại khép hai mắt lại, chỉ để lại một di ảnh mỉm cười. Sư Tôn đã từng hóa thân Tế Công Hoạt Phật vào cuối đời Tống, giả ngây ngô điên khùng âm thầm độ những người hữu duyên, do đó mà sau khi quy không vẫn chẳng thay đổi bản sắc, dùng sự mỉm cười một cái để làm khuây khỏa nguôi ngoai nỗi bi ai đau xót chẳng muốn sống của vô số các đệ tử, thầy dường như đang nói rằng : “ sinh tử đến đi là tự tại biết bao ? chớ có quá ư là chấp trước đấy ! ”
Nhục thể của Sư Tôn tuy rằng đã không còn ở nhân gian, thế nhưng cũng chẳng buông xuống được đám đồ nhi này, mỗi lần pháp hội, dù là lớp nào thầy cũng đều nhất định sẽ đến, khai sa mượn khiếu sống ở trước mặt chúng ta, từng lời từng câu dặn dò, đều là những lời từ bi vô hạn.
Thầy rằng “ mỗi một đồ nhi một món nợ; một phần trưởng thành một phần quan tâm yêu thương; vô hạn cưng yêu, vô hạn quan tâm lo lắng, đem sự bỏ ra tâm sức hóa thành điều nên phải; biết bao nhẫn nại, biết bao quan tâm yêu thương, chỉ vì thế hệ mê muội này ”
“ Thầy đã giáng thế làm người qua rồi, đã làm qua Hòa Thượng, biết được nỗi khổ của việc làm người ở nhân gian,Thầy thân ở thiên đường biết được sự tiêu dao của Thiên đường, Thầy cũng đã xuống qua địa phủ, biết được sự đáng thương của địa ngục, chẳng nỡ chúng sinh lưu luyến khổ hải hồng trần, trầm luân địa ngục nên mới phát thề nguyện phổ độ chúng sinh, chỉ mong đồ nhi đều quay về Thiên đường, hưởng thụ sự tiêu dao của thiên đường ”.
Thầy nói:“ Thầy trời không sợ đất chẳng sợ, chỉ sợ Đồ nhi nói một tiếng : Thầy từ bi ơi!”
Một người khi không có chuyện, sự nghiệp thành công,thì sẽ không nghĩ đến có đất có trời,cũng chẳng nghĩ đến sự tồn tại của Thầy, đợi đến khi có khó khăn mới cầu xin ơn trên từ bi, cầu xin Thầy từ bi.
Thầy đã từng nói qua rằng : “ Thầy chẳng những phải có lòng yêu thương, mà còn phải có lòng nhẫn nại, cho dù chúng ta là những tảng đá thô cùn ( những người ngu xuẩn cố chấp ương bướng ) thì thầy cũng đem chúng ta chạm trổ điêu khắc thành những người có ích ”
Thầy vì cái gì đây ? vì mối nhân duyên đến nhân gian này, đến nhân gian để nối tiếp cái duyên sư đồ tình thâm này của chúng ta, chúng ta càng nên truyền thừa sứ mệnh của thầy, tinh thần của Tế Công, nguyện lực của Tế Công, trí tuệ của Tế Công.
Tôn Sư Trọng Đạo Như Thế Nào ?
Tôn Sư – tôn thầy có đạo, kính thầy có đức. Tôn kính sư trưởng là lấy đạo làm điều tôn kính, kế thừa chí hướng, đức hạnh của thầy, tôn kính đạo và đức hạnh của thầy.
1.Thể hội tấm lòng của thầy
2.Tôn kính huấn văn của thầy
3.Noi theo đức hạnh của thầy
4.Kế thừa chí hướng của thầy
5.Hành đạo của thầy
7.Liễu cái nguyện của thầy
8.Tôn kính ý của thầy
Trọng đạo – Khổng Lão Phu Tử rằng : “ Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ ” , nghĩa là lấy đạo làm hướng cho sự lập chí, lấy đức làm nền tảng căn cứ, lấy nhân làm nơi nương tựa, lấy nghệ làm thú vui chơi.
Lại nói rằng : “ ưu đạo bất ưu bần, mưu đạo bất mưu thực ”
( người quân tử lo không đạt đạo, chứ không lo nghèo; mong cầu đạt đạo, chứ không phải tìm cách hưởng bổng lộc ) là nói tầm quan trọng của việc trọng đạo.
Chỗ nào cũng lấy đạo làm tiền đề, kiến đạo thành đạo ( hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt tổ tuyến ). Tôn sư trọng đạo là tách không khỏi được; hai cái hợp nhất, từ đầu đến cuối chẳng thay đổi.
Tôn sư là tình lí, ví như khai hoa
Trọng đạo là pháp lí, ví như kết quả
Chỉ có tôn sư mà chẳng có trọng đạo thì là tình người, sẽ dẫn đến chẳng biết liễu nguyện, dẫn đến chỉ uổng khai hoa mà chẳng kết quả.
Chỉ có trọng đạo mà chẳng tôn sư thì sẽ rơi vào sự ngoan không, dẫn đến quên gốc ( chẳng biết cảm ân ) , sẽ chẳng có kết quả. Cả hai đều đồng thời có đủ thì mới là trung đạo.
Thường nói rằng : biết ân dễ dàng báo ân khó; có thể biết ân, cảm ân mới có cái nguyện, hành của việc báo ân.
Người tu đạo phải triển hiện sức sống tràn trề, vĩnh viễn theo sát mạch đạo trường, hoàn thành “ dùng hành vi nhập thế để đạt quả xuất thế ” , duy chỉ có thực hiện “ giàu chẳng gì giàu bằng tồn trữ đạo đức, quý chẳng gì quý bằng thành Thánh Hiền, nghèo chẳng gì nghèo hơn chưa nghe đạo, hèn chẳng gì hèn hơn không biết thẹn ” ; hãy dùng sinh mệnh hữu hạn để khai sáng tuệ mệnh vĩnh hằng, mới có thể sáng tạo ý nghĩa sinh mệnh và giá trị cao nhất của đời người.
Số lượt xem : 2677