TÔN SƯ (PHỔ HIỀN BỒ TÁT Từ Huấn)
Tam giáo Thánh Nhân, các đế vương cổ đại chẳng có ai là không có thầy. Phổ độ lần này, những người tiến đạo cũng có vị thầy truyền đạo ( nhân sư, thiên sư ). Phụ mẫu sanh thân, thế nhưng chẳng thể liễu dứt sanh tử thay cho. Thầy truyền đạo, độ cứu tánh mệnh, ân thầy nặng sâu.
Người mà tôn sư thì là đang kính người ấy có đạo. Nếu tuổi tác của thầy nhỏ hơn mình, học chẳng bằng mình, công danh chẳng bằng mình, lời nói chẳng hơn mình, độ lượng chẳng cao hơn mình, nếu đã nhận được sự khai thị dẫn bảo thì phải tôn kính. Nếu tuổi tác của thầy lớn hơn mình, học thức, công danh, sự độ lượng … đều nhận được sự kính phục ! Vậy thì việc tôn kính đương nhiên là điều tất nhiên chẳng cần nói.
Cách nói về sự tôn sư :
1. Phải tâm thành ý thật, không được lừa gạt
2. Phải cẩn thận lời nói, không được cãi lại
3. Phải lễ phép chu đáo, không được khinh mạn
Ngoài trừ 3 điểm trên, những việc trong đạo trường cũng phải tuân thầy, nghiêm túc chẳng khước từ gian khổ vất vả đi bàn cho tốt, có lỗi sai thì thụ quy sửa lỗi. Cái lớn của việc tôn sư là thay thầy khai hoang, dẫn độ các Nguyên Nhơn, tuyệt chẳng cảm thấy khổ thì công là lớn đấy.
Kế đến, phải nhận rõ đại ý trong đạo, phải hiển thị lợi ích trong đạo, dùng lời lẽ hộ trì, đấy cũng là việc tôn sư. Nếu gặp phải việc có ma khảo, trước tiên phải nghĩ cách bảo toàn, cẩn thận thủ hộ cái đúng. Chẳng phô bày khuyết điểm của thầy, chẳng biểu lộ tuyên dương những ưu điểm của bản thân. Sư trưởng có lỗi thì ông trời giám sát, chẳng liên quan với hậu học thì cũng chẳng liên lụy được con; chỉ cần trọng đạo tôn sư thì thần tất ghi công, tuyệt đối sẽ không cô phụ để cho con chịu thiệt thòi.
Trong đạo trường, điều kị nhất là sự tự ngã tự đại, chẳng có tôn ti trật tự tôn kính, bới móc thị phi của đạo thân, bàn luận những thị phi tốt xấu, lôi kéo dụ dỗ đạo thân về phía mình, tự lập môn hộ phái biệt, những cái này chắc chắn chịu sự khảo sát nghiêm trọng của ông trời, uổng phí việc tiến đạo tu đạo, tự chiêu ma nghiệt, những người như vậy chẳng có đạo có thể tu, cuối cùng cũng chẳng cách nào thành đạo, tâm phải cẩn thận đấy.
Rất nhiều nam nữ mới vào cửa đạo, dựa theo pháp mà hành trì; lâu rồi oan nghiệt phó thân ( nhập vào người ) , dần dần sanh bệnh nghi, dần dần mệt mỏi biếng nhác, xem thường đại đạo, khinh đạo thì tất nhiên khinh thầy, khinh thầy thì chắc chắn phản bội lại thầy, phần nhiều quay trở về sự đọa lạc.
Những Tình Huống Khi Sư ( phản bội lại thầy ) :
Do bị trách phạt, nhẫn chịu không nổi, nổi giận khinh thầy;
Do dành công đoạt quả, nói rằng thầy có hành vi thiên vị, cho nên đổi lòng mà phản bội thầy;
Do tham tiền tài, gạt lấy công đức, đi ngược lại lương tâm mà phụ bạc thầy;
Do tánh tình cao ngạo, tánh tình lập dị, cậy thế mà phản bội lại thầy,
Do mưu đồ riêng tư không thể thuận lợi đạt thành như ý, âm thầm sanh lòng oán hận, ngụy tạo mà phản bội lại thầy;
Do hư giả dụ gạt, cố ý tạo tác bày vẽ đủ kiểu mà phản bội thầy;
Do bị khảo, chuốc lấy sóng gió thị phi, hối hận thoái rút mà quay lưng lại với thầy …. Đủ thứ các nghiệt chướng, kể mãi chẳng hết được. Khi sư chính là khi tâm, khi tâm chính là khi trời, tất chịu sự trừng phạt của ông trời.
Trước mắt quần ma tạp loạn, quấy rầy gây nhiễu đến mức tâm mắt hoa mờ, chẳng biết thế nào là tốt. Những nam nữ ở trên đạo trường vẫn phải trọng đạo tôn sư thì mới không dẫn đến việc lạc mê ở tiền đồ bị các oan nghiệt sai khiến, tín tà chiêu ma, phản bội thiên mệnh, vi phạm đi ngược lại tâm nguyện, đoạn mất con đường phản bổn hoàn nguyên; càng không được quay lưng bỏ sư bỏ tổ, kết cái duyên của bọn ma, tin vào những việc của bọn ma; phải xác lập tâm chí, kính trọng sư tôn, dựa theo pháp mà tu trì.
Số lượt xem : 960