Tiên Phật Diệu Huấn
Kinh Pháp Hoa rằng : “ Chư Phật Thế Tôn duy nhất dĩ nhất đại sự nhân duyên cố, xuất hiện ư thế ” ( Chư Phật Thế Tôn chỉ vì một đại sự nhân duyên mà thị hiện giáng thế xuất hiện trong đời ) .
Cái gọi là một đại sự chính là khai thị ngộ nhập, khai thị cho chúng sinh ngộ nhập tri kiến Phật, mở kho tàng tri kiến của Phật ra, chỉ cho chúng sinh thấy cái kho tri kiến của Phật, khiến chúng sanh bừng tỉnh mà ngộ thấy được tri kiến của phật, sự thật (chân lý), sau cùng là đi vào, là chứng nghiệm chớ không phải chỉ đứng bên ngoài mà nhìn vào, mà phải chính mình nghiệm chứng sự thật đó, chứng ngộ tự tánh bổn thể, kiến tánh thành phật. Chư Phật Bồ Tát, tiên thánh tiên hiền quá khứ trước đây và đương kim một đời minh sư sư tôn sư mẫu phụng thiên thừa vận, phổ độ tam tào đều là tuân phụng một đại sự nhân duyên mà giáng thế nhân gian, đại chuyển pháp luân, khai thị dẫn dắt kiến tánh.
I. Sự thù thắng của diệu huấn
1. Diệu huấn chính là Kinh tạng đại pháp mà Đương đại thiên mệnh Minh Sư và Tiên Phật Thần Thánh khai thị giảng giải :
Phật Đà giáng thế nơi nhân gian giảng kinh thuyết pháp 49 năm, lưu lại truyền xuống Tam Tạng mười hai bộ, 5600 quyển, thông qua các đệ tử tập kết mới có kinh phật lưu truyền lại hậu thế. Bậc thánh nhân Khổng Tử nho gia hữu giáo vô loài ( đối tượng thí giao chẳng có phân biệt quý tiện phú bần ), nhân tài thí giáo ( căn cứ dựa vào tư chất khác nhau của những người thụ giáo mà cho những sự dạy bảo dẫn đạo khác nhau ) , tỏ truyền thi thư ám truyền đạo, giáo hóa ở Hạnh Đàn ( Hạnh Đàn : nơi mà đức Khổng Tử dạy học ) mới có kinh điển nho gia danh đẹp lẫy lừng lưu truyền lại cho đời sau. Văn tự kinh điển mà các bậc thánh nhân của ngũ giáo đều là những kiệt tác của thời đại đó, là những văn tự bát nhã để độ hóa chúng sanh; tương tự như vậy, bạch dương đại khai phổ độ, tiên phật vì để độ hóa chúng sanh nên lớp lớp pháp hội đều mượn khiếu lâm đàn, khổ khẩu bà tâm ( chân thành khẩn thiết dốc hết tâm sức khuyên bảo người đời ) , là kinh tạng đại pháp mà tiên phật khai thị giáo hóa dẫn dắt chúng sanh.
2. Diệu huấn ấn chứng cho một chỉ điểm của Thiên Mệnh Minh Sư, sự tôn quý của đạo :
Tục ngữ có câu rằng : “ nghìn kinh vạn điển chẳng bằng một chỉ điểm của Minh Sư ”, lại nói rằng : “ đọc nát kinh Kim Cang, tụng triệt đại bi chú, trồng dưa vẫn được dưa, trồng đậu vẫn được đậu, chẳng thụ Minh Sư chỉ, vĩnh chịu trong luân hồi ”, đều rõ ràng chỉ ra rằng một chỉ điểm của Minh Sư là trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Thánh huấn của Tiên Phật đều là ấn chứng đạo thật, lí thật, thiên mệnh thật, khẳng định sự truyền thừa của thiên mệnh, sự thù thắng của tâm pháp chơn truyền và đạo thống chơn truyền.
3. Diệu huấn hội thông kinh điển tam giáo, xiển phát áo chỉ ( ý chỉ chủ yếu ) của thánh nhân Ngũ giáo : phương đông có thánh nhân xuất hiện, tâm ấy đồng, lí ấy đồng ( giống nhau ). Phương Tây có thánh nhân xuất hiện : tâm ấy đồng, lí ấy đồng, Thánh về trước và bậc hiền về sau, đạo của họ là một vậy. Thế nhưng các Thánh Nhân của ngũ giáo trải qua những chuyển biến đổi dời của thời gian không gian khác nhau mà văn chương của họ có thể có chỗ khuyết, lại thêm những chú giải giải thích của những người đời sau, dần dần rơi vào trong văn tự chướng, hình thành nên pháp chướng, tạo thành sự ly gián, tình nghị chẳng tương thông; thế nhưng đương kim một đời minh sư, tiên phật giúp đỡ trợ đạo, trong các huấn văn giáo hóa đều đã hội thông kinh điển của tam giáo, xiển dương áo chỉ của thánh nhân ngũ giáo, vạn pháp quy nhất, trên khế lòng trời, dưới hợp ý người.
4. DIệu Huấn khai thị cái công phu nội thánh ngoại vương, cái đạo bắt tay vào một cách đúng đắn :
Khổng môn 3000 đệ tử, tin tưởng Khổng Tử là Thánh Nhân một đời, tuân theo những lời dạy bảo dẫn đạo của Khổng Tử, cuối cùng đã thành tứ phối thập triết, 72 hiền sĩ. Đệ tử của Phật Đà cũng tin tưởng Phật Đà là một bậc thánh giác ngộ chân lí, tuân theo những lời dạy bảo của ngài, cuối cùng thành thập đại đệ tử, 500 La Hán; các đệ tử của chúa Giê Su tin tưởng Giê Su là vị cứu tinh, đấng chúa cứu thế, tuân theo những lời giáo huấn của ngài, thành tựu 12 môn đồ. Tuy rằng phương pháp dạy bảo dẫn đạo khác nhau, do thời do nơi chốn mà cho những sự chỉ dạy khác nhau, cuối cùng thành tựu, do đó, gặp thời đại khoa học lòng người chẳng còn được tốt như xưa, đạo đời suy vi, thời đại internet vật chất văn minh, tiến bộ phát triển thần tốc một ngày nghìn dặm, muốn thành Thánh thành phật, thánh phàm song tiến thì cái đạo bắt tay vào đúng đắn được tiên phật xiển thuật dẫn đạo từng cái một trong các thánh huấn, nương dựa theo những thánh huấn này, nương theo ngón tay mà nhìn thấy mặt trăng, mượn nhờ vào đó mà hồi quang phản chiếu, nội thánh dần dần viên mãn, ngoại công dần dần thuần thục chín muồi, đến cảnh giới của thánh phật không xa đâu đấy !
5.Diệu huấn chỉ ra chính xác những tệ nạn của xã hội trước mắt, thắp sáng đèn trong sương mù mờ mịt, an đốn thân tâm con n gười :
Gặp những năm tam kì mạt kiếp này, vạn giáo tề phát, tốt xấu chẳng đều, các loạn tượng cùng lúc bùng phát, sức cám dỗ lớn, các hiện tượng của quốc gia xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, mạch đập rộn ràng của thế giới, chỗ nào cũng đều thị hiện ở trước mắt. Việc nhà, việc nước, việc thiên hạ, việc nào cũng đều bận tâm lo lắng; làm thế nào để an đốn thân tâm trong sự hỗn loạn, chánh tri kiến, không dẫn đến việc đi vào những con đường rẽ nhánh mà bị lạc mất, không dẫn đến rơi vào lưới pháp luật mà chẳng tự giác, mê nơi quái lực loạn thần ( những việc làm trái ngược lại tình lí như việc quái dị, bạo lực, mâu thuẫn hỗn loạn, chuyện quỷ thần … ), mê nơi thuật lưu động tịnh mà chẳng biết quay đầu, uổng phí cái công tu hành ? Thế nhưng tiên phật từ bi, trong pháp hội mượn vào văn tự bát nhã chỉ ra chính xác những tệ nạn xã hội trước mắt, tưới rót trí tuệ khiến mọi người giác ngộ triệt để, làm an định cái tâm hay dao động của người tu hành, có thể nói là một ngọn đèn sáng trong biển khổ mênh mông.
6. Diệu huấn tập hợp văn, sử, triết, đạo thành một, đến cảnh giới chân thiện mĩ : Trong thánh huấn của tiên phật, mượn nhờ vào văn tự để biểu đạt, trong đó hàm chứa cái đẹp của văn học, dùng văn chương để xiển đạt đạo của thánh hiền, cũng mượn nhờ vào các điển cố lịch sử, đức trạch phẩm hạnh của cổ thánh tiên triết để đánh thức tỉnh hậu thế, đồng thời bố cục kết cấu của thánh huấn có thể nói là thơ, lời nói hoặc câu viết, bài hát, ngâm vịnh, hoặc bài dài, hoặc bài ngắn, đều là tràn ngập các triết lý và chân lí, khiến người ta không ngừng suy ngẫm thể hội những ý nghĩa và điều thú vị trong đó, tay chẳng rời sách.
II.Kết cấu và trật tự của diệu huấn
1. Thơ trấn đàn : là duyên khởi, cũng là phần mở đầu của cái trống pháp hội, cái trống đại pháp, cũng là sự vui mừng gặp nhau khế cơ giữa tiên phật và lớp viên.
2. Phụng Mẫu lệnh, báo phật hiệu : vị tiên phật đáo đàn mượn khiếu đều là đã phụng minh mệnh của Lão Mẫu, đến hiện trường pháp hội đại thí diệu pháp, do đó đều có những từ “ phụng Mẫu lệnh ”, đại biểu cho việc có lí do chính đáng, thừa thượng khải hạ, cũng đại biểu cho lệnh của Minh Minh Thượng Đế, cùng phổ đại sự Tam Tào phổ độ.
3. Phê bổn huấn : đại xiển diệu ý, nhân tài thí giáo, hoặc từ trên đến dưới, hoặc từ dưới lên trên, hoặc từ trái đến phải, hoặc từ phải đến trái, thậm chí là huấn văn đọc xuôi đọc ngược đều có thể đọc thông, cũng có những văn tự sắp thành vòng tròn, đều là khế hợp với tình cảnh lúc bấy giờ, tiến hành sự đối xướng sinh mệnh với chúng sanh.
4. Huấn trong huấn : cũng giống như vẽ rồng điểm mắt ( ở chỗ then chốt quan trọng dùng vài câu nói điểm rõ điều cốt yếu cốt lõi, khiến cho nội dung càng sinh động có sức truyền thần), lèo lái dẫn dắt đến chánh kiến, dùng một thứ đạo lí quán thông bên trong các loại sự vật, chỉ tiêu của tinh thần, ban cho lớp này và tất cả mọi người tu hành phương hướng và trọng điểm tu hành trước mắt.
Thầy Tế Công Hoạt Phật từ bi lâm đàn phê bài " Đạo Mạch Truyền Thừa Lục "
5. Quán đính huấn : đương đầu bổng hát ( đánh và hét đúng lúc đúng cơ, phật giáo thiền tông khi tiếp dẫn đệ tử thường dùng gậy gõ một cái hoặc hét to một tiếng, thúc họ lĩnh ngộ ), những lời cảnh cáo khiến người ta lập tức tỉnh ngộ, mục tiêu hiện rõ.
6. Hình vẽ Huấn : Mượn cảnh tỉnh ngộ, hoặc nương nhờ vào những thực vật như hoa sen, hoa mai, cây tre … lấy tinh thần của nó; hoặc mượn nhờ vào động vật, như cá chép, lấy sự nỗ lực ngược dòng, nỗ lực cầu tiến của nó; hoặc mượn nhờ vào cảnh quan tự nhiên, như biển lớn, sóng, thuyền buồm, lấy sự thuận theo gió phá sóng tiến về trước của nó ( chí hướng lớn xa, chẳng sợ gian nan, dũng cảm tiến về trước ) .
7. Huấn trong huấn lại sanh diệu huấn : đã tốt lại đòi hỏi càng tốt hơn, vạn pháp quy nhất, thật chẳng thể nghĩ bàn.
8. Những bài ca ngâm vịnh lời kết : khi tiên phật sắp thoái khiếu, cuối cùng lại dặn dò, lại phó chúc, chân tình bộc lộ, vịnh tụng tình cảm hoặc biểu đạt tâm ý, và bàn giao sứ mệnh của người tu hành, và khích lệ mọi người gánh vác, bỏ ra tâm sức.
9. Bạch thoại diệu huấn ( bài viết theo phong cách khẩu ngữ ) : Tiên Phật ngay lúc ấy chọn dùng những từ ngữ hoặc ứng dụng các điển cố một cách cực kì tự nhiên thuần thục, chẳng cần suy ngẫm mà thành thơ thành văn, hoặc văn ngôn như bổn huấn, nhân tài thí giáo, hoặc khế hợp với căn cơ của chúng sanh ngay lúc ấy, ban cho sự chuyển thức thành trí, bỗng chốc thành từng bài diệu huấn viết theo phong cách khẩu ngữ, dùng những văn tự lời nói đơn giản dễ hiểu để biểu đạt những đạo lí sâu sắc, dán chặt lòng người.
10. Đằng không mà đi : cuối cùng vào lúc vẫy tay tức thời thoái khiếu, thị hiện nghĩa lí thâm áo : tánh còn thì người còn ( sống ), tánh đi thì người chết, và hàm chứa sự kì vọng, lần kế đến lại gặp gỡ với tiên phật, mọi người đồng tâm đồng đức, pháp hội viên mãn thành công, pháp hoa thịnh khai.
III. Phương pháp nghiên cứu, đọc diệu huấn
1. Tịnh tâm ngưng thần, thấy huấn văn như thấy tiên phật lâm đàn : phàm kinh ở đâu thì phật ở đó, huấn văn ở đâu thì tiên phật ở đó, phải giữ khí ngưng thần, trai giới mộc dục.
2. Chuẩn bị để kế bên quyển từ điển bách khoa tiếng hoa Cihai( 辭海 ), tra văn tự dùng những lời hiện đại giải thích cổ ngữ : kinh điển của tam giáo đều có bản chú giải, duy chỉ có bạch dương thánh huấn là những tác phẩm của đương đại, do đó cần chuẩn bị từ điển thành ngữ và kinh điển tam giáo, quyển từ hải cihai ( 辭海 ) để trợ giúp hiểu rõ duyên do.
3. Mượn từ dùng từ, có sự biểu đạt ý riêng khác : đại đạo tận hư không, khắp pháp giới, diệu lí của chư phật chẳng liên quan đến văn tự, thế nhưng vì để độ hóa chúng sanh, miễn cưỡng dùng văn để xiển thuật cái đạo của thánh phật, thế nhưng dựa vào sự có hạn của văn tự thì khó mà biểu đạt tận hết sự vô hạn của chân lí, do đó, chỉ còn có thể mượn cạnh chữ để hợp ý chân lí, còn có cái diệu của sự biểu đạt ý riêng khác.
4. Tiền hậu hô ứng, trước sau liên hoàn, đạo lí hợp với chính nghĩa, hợp với chân lí : chữ tiếng hoa ý nghĩa sâu xa, cùng một văn tự nhất định cần phải trước sau hô ứng, đạo lí dạy làm người hợp với chính nghĩa, hợp với chân lí, không chỉ là chú giải các từ đơn hoặc giải thích thành ngữ mà thôi.
5. Nghe nhiều kinh tạng, dung hội quán thông : trong thánh huấn thường xuất hiện những đoạn văn của kinh điển tam giáo, mượn vào đó để ấn chứng sự tôn quý của đạo, do vậy các tu sĩ có thể nghe nhiều kinh tạng, dung hội quán thông ( đem các loại tri thức, đạo lí hoặc sự vật của các phương diện dung hợp lại, quán xuyên, tiến đến đắc được sự lĩnh hội và lí giải thông triệt, thấu triệt toàn diện ) , có trợ ích đối với việc lí giải và thể hội những nghĩa lí áo diệu thâm sâu của tiên phật thánh huấn.
6. Tham ngộ tâm tánh, làm một con người mới khác : giảng đạo không rời thân, thuyết pháp chẳng rời tự tánh, nghìn lời vạn lời đều là sự thị hiện của đức tánh và trí tuệ của tiên phật, có thể đấy đó làm gương, tham ngộ tâm tánh, dựa theo đó mà học, tu, giảng, bàn, hành, tái tạo một sự tột đỉnh khác của đời người.
IV. Giảng giải nội dung của diệu huấn :
1. Giảng nói về duyên khởi của pháp hội, trần thuật quang cảnh vĩ đại : pháp hội chia làm pháp hội giới sinh viên học sinh và pháp hội giới xã hội. Pháp hội giới xã hội lại chia làm tiếng hoa, tiếng đài, tiếng hẹ ( tiếng khách gia – Hakka ), tiếng anh, … ở những nước khác nhau, thời gian địa điểm khác nhau, trong pháp hội các vị tiên phật khác nhau lâm đàn mượn khiếu, nhân duyên trong đó càng là áo diệu, những giáo pháp, diệu pháp khế cơ, quang cảnh vĩ đại lớp lớp khác nhau, lúc giảng giải càng phải trần thuật thêm.
2. Xiển thuật ý nghĩa tượng trưng của huấn trong huấn : Pháp hội của những lớp khác nhau, huấn trong huấn mà tiên phật phê thị mỗi cái đều không giống nhau, ngoài đối với lớp viên của bổn lớp ra, lại còn đối với kì vọng và mục tiêu của người tu đạo hiện nay, phải giảng giải thêm.
3. Giải thích nội dung văn chương của huấn trong huấn : nội dung của huấn trong huấn là những thơ văn hay được sự ca ngợi truyền tụng lưu hành một thời, sinh động trôi chảy lưu loát, lời gọn mà ý đủ, trực chỉ nhân tâm, dùng văn để xiển thuật cái đạo của thánh phật, phải thật tốt mà giải thích một lượt.
4. Giải thích rõ kết cấu của bổn huấn : kết cấu của bài huấn này là từ trên tới dưới, hoặc là huấn văn đọc xuôi đọc ngược đều có thể đọc thông, vô cùng xảo diệu, mỗi bài mỗi vẻ khác nhau, phải giải thích rõ ràng, và dẫn dắt mọi người đọc tụng.
5. Chú giải từ mới của bổn huấn : những từ đơn, từ mới hay thành ngữ trong bài huấn này đều phải viết trên bảng, và giải thích thuyết minh trọng điểm, và lấy nội dung thích đáng cộng thêm chú thích để hợp với thánh ý.
6. Giải thích ý nghĩa của bổn huấn : lấy huấn trong huấn làm điểm chính trung tâm, từng bước một trần thuật tỉ mỉ tường tận, xiển thuật một lần lại một lần, dạy bảo chỉ đạo một cách khẩn thiết nhẫn nại, gieo thành vần, không câu nệ gò bó số từ, nội hàm thâm thúy, dùng một thứ đạo lý mà quán thông bên trong các loại sự vật, phải giải thích thêm để lớp viên thể hội, ấn chứng cho đạo thật, lí thật, thiên mệnh thật.
V. Lời kết
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, ngô kim kiến văn đắc thụ trì, nguyện giải Như Lai chơn thật ý. Chúng ta vinh hạnh biết bao gặp được tam kì đại khai phổ độ, đích thân nhìn thấy tiên phật khai diễn đại pháp, vô duyên đại từ, đồng thể đại bi, từ tâm bi nguyện hóa đại đồng thế giới. Chúng ta càng phải trân trọng báu vật trí tuệ hy hữu trân quý của bạch dương đại pháp kinh tạng, và y theo pháp tu hành rộng độ những chúng sanh hữu duyên, hóa thế giới ta bà thành cõi nước hoa sen thanh tịnh, đạt bổn hoàn nguyên thì mới chẳng phụ kiếp này, chẳng xấu hổ thân là tu sĩ bạch dương, để báo đáp thiên ân sư đức, sự lâm đàn giáo hóa của chư thiên tiên phật thần thánh, để báo đáp cái ơn tái tạo của Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân.
Bạch Dương Thánh Huấn
Tiên Phật lâm đàn hay là phê huấn đều là ứng thời, ứng cơ, ứng vận, đều là hy vọng mọi người có thể tịnh hóa nhân tâm, thật tốt mà làm người, chỉ đạo con người tu thân dưỡng tánh, thoát khỏi biển khổ luân hồi. Hy vọng mọi người có thể thể hội được khổ tâm giáo hóa của Tiên Phật, đem những lời của tiên phật ứng dụng vào trong cuộc sống sinh hoạt, làm viên mãn sinh mệnh của chúng ta, chớ không phải là đem trọng điểm đặt ở trong sự diệu huyền mới mẻ của huấn văn, do sự diệu kì của huấn văn mà chấp trước hình tướng, tự làm mê muội mất bản thân trong quá trình tu đạo,hoặc do đó mà khởi lên tâm phân biệt.
Dưới đây chỉ là cung cấp một số hình ảnh các bài huấn để minh họa sự diệu huyền của huấn trong huấn.
<三界一元> 訓中訓 Huấn trong huấn <三界一元> Tam Giới Nhất Nguyên
道德為本誠敬力行 君子實節不朽立
以教為用宣揚聖理 創業垂統後進啟
幼有所長木受繩直 詩書陶冶棟樑齊
壯有所用允文允武 發揮才智立功績
老有所終修心煉性 返樸歸真德範居
三界一元志同道合 神聖隊伍非凡奇
五大動力運轉不息 儒風復興聖業續
紫氣東來示真機
衣遵禮門萬善舉
機緣巧握應珍惜
真假體現明真理
到底修道終歸一
人我忘卻平心氣
壇中賢契守靜寂
訓中訓:「舟行萬里」Huấn trong huấn 「舟行萬里」 Thuyền chạy vạn dặm
魚躍龍門逢通良機 有緣佛子躋登聖域
快馬加鞭莫再猶疑 知惜造福開闊心地
今容萬象廣納虛彌 心似扁舟智水策趨
行止依序規範典籍 前車立轍繼天立極
使命背負力作賢奇 佛性平等聖位善舉
真功韜養不執遠行 老安少懷德澤萬里
志乃動力拾千言讀 改智綸仁心行志
中華民國九十年歲次辛巳國曆九月廿九、三十日
農曆八月十三、十四日 彰化 田中 道濟禪院
『祈愿圖』訓中訓 Huấn trong huấn 『祈愿圖』Kì nguyện đồ ( hình cầu nguyện )
點一盞心燈 燃放無限光明
啟發慈悲無盡 舉喜捨功行
不再只為人我來論定
不再纏繞無謂的無明
不在愛惡中沉浮逐影
不在對待裏輪轉心情
讓心持平 守最初的誠祈萬世平
「 Perfect」(完美)訓中訓 Huấn trong huấn 「 Perfect」
讓生命價值充實有光輝
讓生活品質提升更超越
讓心靈甘露湧現醍醐味
讓修行步調穩健而明確
讓思慮清徹合圓方矩規
讓起心動念能自然無為
讓品格德行顯高風亮節
讓涵養火候行圓融完美
讓行深功夫見真假隱微
讓順逆困頓添般若智慧
「人生」訓中訓:Huấn trong huấn 「人生」 Nhân sanh ( đời người )
此生無缺憾 實乃心靈深處
始終更升提真善美 讓涵養能圓方取
省察內在 行深功夫立 可見蘊奧精髓
讓光亮圓陀自性 圍滿人生真諦
【跨越2000】訓中訓:Huấn trong huấn 【跨越2000】 Bước qua 2000
懷抱希望迎接朝陽
法喜充滿榮登聖堂
志在千里 美德留芳
世紀點燈心歸平常
閃耀明性皆呈和祥
綻放柔光現瑞界邦
荷擔大任拯世原皇
珍惜感恩永銘衷腸
慈心悲志助道弘揚
【智慧明燈】訓中訓 Huấn trong huấn 【智慧明燈】Trí tuệ quang minh
世界和平德呈現
光明心燈耀大千
「船形」訓中訓: Huấn trong huấn ( hình chiếc thuyền )
一脈正宗 接引九六 迎向光明
「浪花」訓中訓: Huấn trong huấn ( hình sóng biển )
隨波逐浪俗 憂苦難自主
「指引」訓中訓: Huấn trong huấn 「指引」( Chỉ dẫn )
白陽修士 擔當使命
果敢堅忍 犧牲奉獻
慈悲喜捨 救渡眾生
彼岸齊還
「苦海明燈」訓中訓:
Huấn trong huấn 「苦海明燈」Khổ hải minh đăng ( ngọn đèn sáng trong biển khổ )
道應白陽開覺路 指點迷津悟
「光芒」訓中訓: Huấn trong huấn ( các tia ánh sáng )
眾生同返本 佛子盡歸宗
Dưới đây là đường liên kết đến trang web sưu tập các bài diệu huấn, huấn trong huấn của Tiên Phật, xin cung cấp cho các Tiền Hiền tham khảo thêm
Số lượt xem : 1582