BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Đắc được Tiên Phật hoá giải tai kiếp, tai nạn chỉ là mang tính nhất thời ( Nam Hải Cổ Phật từ bi )

Tác giả liangfulai on 2023-05-23 23:07:18
/Đắc được Tiên Phật hoá giải tai kiếp, tai nạn  chỉ là mang tính nhất thời  ( Nam Hải Cổ Phật từ bi )

Rất nhiều người sẽ cho rằng, đến phật đường bái Phật, lễ Phật chính là đòi hỏi mong cầu Phật Tổ phù hộ cho mình, phù hộ cho cả nhà có thể bình an khoẻ mạnh. Các Hiền Sĩ cho rằng bái Phật, lễ Phật thì có thể cầu đắc sự bình an khoẻ mạnh hay sao ? Thật ra đấy chỉ là một thứ gửi gắm trên mặt tâm linh, bởi vì chúng sanh có những định nghiệp cá nhân khó chuyển, muốn xoay chuyển những định nghiệp, kiếp nạn của tự thân thì chẳng phải là bái Phật, lễ Phật thì có thể đạt được.


Xưa kia Phật ta nghe tiếng cứu khổ, hiển cơ chẳng ít. Lúc bấy giờ là để cho người đời biết cái lý rằng con người ở trên cõi đời làm điều thiện thì sẽ có thiện báo, làm điều ác thì sẽ có ác báo; ngoài ra cũng là để cho người đời biết rằng trên thế gian này có sự tồn tại của quỷ thần Tiên Phật, mà những người có thể khiến Tiên Phật hoá giải các tai kiếp, tai nạn chắc chắn cũng là những người lương thiện có hành thiện, tích thiện công. Tuy rằng những người lương thiện có hành thiện tích thiện công có thể được Tiên Phật hoá giải các tai kiếp, tai nạn, thế nhưng đấy chỉ là nhất thời. Tiên Phật chẳng có cách trực tiếp cứu linh tánh của chúng sanh siêu thoát ra khỏi bên ngoài tam giới ngũ hành, nhảy ra khỏi con đường luân hồi, không phải là Tiên Phật chẳng có sức công đức cỡ này, mà là Tiên Phật chẳng cách nào chuyển kiếp nạn định nghiệp của cá nhân chúng sanh, vậy nên nhất thời nhất cơ, lúc này, lúc khác, thảy đều khác nhau. Giống như lúc này, ơn trên giáng Thiên Đạo xuống nhân gian, sai Chư Thiên Tiên Phật giúp đỡ trợ đạo; những hiển cơ của thời kì bạch dương lúc này cũng chẳng kém trước kia. Chỉ cần lúc này các Hiền Sĩ chịu dựa theo thiên mệnh của ơn trên mà làm, hành công liễu nguyện lại còn tiêu nghiệp, thì có thể chuyển mệnh bàn định nghiệp của tự thân, lại còn có thể chuyển hoá những kiếp nạn của tự thân, còn có thể cứu linh tánh của tự thân, linh tánh của người nhà, linh tánh của chúng sanh siêu vượt ra khỏi những khổ nạn của sáu nẻo luân hồiđấy chính là chỗ thần thánh quý báu của thiên mệnh phổ độ thời kì bạch dương.

 

Lúc này các hiền sĩ có thể gặp được cơ duyên tốt đẹp như thế, thì tuyệt đối chớ có để lỡ mất cơ hội tốt đẹp. Các Hiền Sĩ muốn khiến cho bản thân đắc được sức khoẻ bình an thì chẳng phải là cầu thân bái phật thì có thể được thông thuận đâuCác Hiền Sĩ phải tiếng tiếng cầu xin thì chi bằng bước bước mà làm ! Làm như thế nào ? Dựa theo pháp môn tu hành của thời kì Bạch Dương, hành công liễu nguyện, tam thí song hành, tiêu nghiệp, ngưng nghiệp, liễu nghiệp để dựng lập công đức, như thế mới có thể khiến cho tự thân các con đắc được sự bình an khoẻ mạnh, xoay chuyển những kiếp nạn của tự bản thân.

 

Thế nhưng các Hiền Sĩ biết hành công liễu nguyện dựng lập công đức như thế nào, cũng phải biết làm thế nào để bảo vệ gìn giữ những công đức đã gầy dựng được. Cũng giống như các hiền sĩ biết kiếm tiền thì cũng phải biết bảo vệ giữ lấy những tiền đã kiếm được như thế nào; nếu không thì dẫu có kiếm được thêm nhiều tiền đi chăng nữa cũng sẽ bằng không. Cũng cùng lẽ ấy, các Hiền Sĩ nếu không biết bảo vệ giữ lấy những công đức đã gầy dựng, các con hành công và cả việc ước nguyện đều chẳng được hiệu quả nhất định; mà muốn để cho công đức có thể giữ được thì không gì khác ngoài chuyện phải có thể ngưng nghiệp.

 

 

Ngưng nghiệp

- bắt đầu từ thanh khẩu như tố

 ( Nam Hải Cổ Phật từ bi ) 

 

 

 

Thế nào gọi là ngưng nghiệp ?

 

Chính là không để cho thân, khẩu, ý của mình phạm xuống những tội lỗi sai trái và nhân quả. Thân khẩu ý của tự thân không phạm xuống những tội lỗi sai trái, nhân quả thì những công đức đã gầy dựng mới có thể bảo vệ gìn giữ được không rò rỉ mất đi. Nếu như các Hiền Sĩ chỉ biết gầy dựng công đức mà chẳng biết ngưng nghiệp, bình thường một bên vừa gầy dựng công đức lại một bên vừa đang tạo nghiệp, đợi khi những tai kiếp, kiếp nạn của tự thân các con giáng đến, ơn trên Tiên Phật bèn chẳng cách nào xoay chuyển cho các con … vì sao vậy ? Bởi vì những công đức mà ngày thường các con đã gầy dựng lại chảy mất đi trong lúc các con đang tạo nghiệp, đợi đến khi tự thân có tai kiếp, kiếp nạn ập đến, bởi vì công đức không đủ, ơn trên bèn chẳng cách nào xoay chuyển cho các con. Cái gọi là “ mưu sự tại người, thành sự tại trời ”, các Hiền Sĩ làm được đúng, làm nhiều, làm một cách siêng năng thì ơn trên bèn xoay chuyển nhiều cho các con, làm sự an bài sắp đặt tốt nhất cho các con. Vậy nên các Hiền Sĩ biết tầm quan trọng của việc “ gầy dựng công đức ” thì cũng phải biết tầm quan trọng của việc “ ngưng nghiệp ”.

 

“ Ngưng nghiệp ” trước nhất cần phải làm được đến sự giới sát phóng sanh, thanh khẩu như tố, sau đó mới có thể tu thân dưỡng tánh, tiến dần theo thứ tự, làm một cách đúng theo thứ tự các bước nhất định.

 

Không phải là việc tu thân dưỡng tánh không quan trọng, mà là mới bắt đầu chúng sanh vốn chẳng hiểu biết tu thân dưỡng tánh như thế nào, vậy nên nhất định cần phải mượn nhờ từ trên những việc khá dễ hiểu của tướng bên ngoài để làm sự dẫn đạo cho chúng sanh. Ví như việc sát, “ sát ” chính là đi mưu đoạt, đoạt lấy quyền lợi và sự tự do sinh tồn của người khác. Những người bình thường phàm nói đến sát thì đều khá biết rằng giết người là sai trái, nhưng vẫn chẳng biết rằng việc sát hại động vật, ăn thịt động vật cũng là hành vi không đúng, cũng là đang mưu đoạt quyền lợi và sự tự do sinh tồn của sinh mệnh. Vậy nên dùng trên những việc tương đối dễ hiểu trước để dẫn đạo chúng sanh, để chúng sanh rót vào những quan niệm đạo đức cơ bản, trước hết làm những việc đúng đắn, trước tiên cải biến những hành vi sai của bản thân, sau đó lại từ cạn vào sâu, bàn sâu vào đến sự tu thân dưỡng tánh.

 

Cái gọi là giới sát phóng sanh : “ Giới sát ” tức là không đi sát hại mọi chúng sanh hữu tình, bao gồm giết người hại mạng, cũng bao gồm các loài hoá sanh như ruồi, kiến, gián … những loài hoá sanh này cũng không được giết, bởi vì những loài hoá sanh này cũng là những động vật có sinh mệnh, cũng là một trong số các nguyên thai phật tử.

 

Nếu dùng góc độ của Phật để nhìn xem thì tất cả mọi sinh vật có sinh mệnh đều xem và đối đãi bình đẳng, yêu thương như nhau, bất kể chuyển thành hình tướng gì; nếu có thể làm được giới sát, thì tức là đang “ phóng sanh ”.

Ngoài ra, một kiểu “ phóng sanh ” khác chính là cố gắng hết sức không đi nuôi các vật cưng, ví dụ như mèo, chó, cá, chim … hoặc nuôi dưỡng một số những loài động vật gia cầm, gia súc để bán; những cái này cũng là chưa làm được sự phóng sanh.

 

Cái gọi là thanh khẩu như tố : “ thanh khẩu ” chính là phải tu cái miệng này thanh tịnh.

 

1.   Không nói lời vọng ngữ, “vọng ngữ ” chính là những lời nói hư giả chẳng thật.

2.   Không ỷ ngữ, “ỷ ngữ ” chính là những lời nói ô tạp bất chánh.

3.   Không ác khẩu, “ác khẩu ” tức là nói một số những lời lẽ cay độc phê bình người khác hoặc là mắng người khác.

4.   Không lưỡng thiệt, “ lưỡng thiệt ” tức là nói một số những thị phi, hoặc những lời xúi bẩy ly gián.

Miệng chỉ có thể tu thanh tịnh, không tạo khẩu nghiệp thì có thể bảo vệ gìn giữ có khẩu đức.

   

 “ Như Tố ” tức là miệng không ăn tam yếm, ngũ huân.

 

Cái gì gọi là tam yếm ? tức là thiên yếm, địa yếm, thuỷ yếm.

Thiên yếm là chỉ loài phi cầm, địa yếm là chỉ loài thú chạy, thuỷ yếm là chỉ loài thuỷ tộc. Người ăn tam yếm sẽ làm tổn tam bảo của thân : tinh, khí, thần.

 

Ngũ huân là những gì ? Hành, tỏi, hẹ, củ nén, hưng cừ ( thuốc lá ).

Người ăn ngũ huân sẽ làm tổn thương ngũ tạng, lại còn khiến cho ngũ khí khó triều nguyên. “ Ngũ khí ” là mắt, tai, mũi, miệng, thân là ngũ khí.

 

Cái gọi là tu thân dưỡng tánh : “ tu thân ” chính là không để cái thân này đi tạo xuống sát, đạo, dâm; tất cả mọi việc mà thân làm phải quang minh lỗi lạc, phải không hổ thẹn với lương tri, lương năng của tự thân, không hổ thẹn với thiên lí lương tâm, làm việc hợp đạo lý trong lòng rất thản nhiên, tức là đang tu thân, cũng phải trừ bỏ đi những bẩm khí, tập tánh, những thói hư tật xấu, tính nghiện ngập …

 

Thế nào gọi là dưỡng tánh ? Chính là phải tồn dưỡng cái thiên tánh, phật tánh của tự thân, phải thanh tịnh tự tâm, tâm niệm, tâm tư, không để cho tâm động vô minh đến làm ô nhiễm cái thiên tánh thanh tịnh của bản thân, vậy nên dưỡng tánh phải giới vô minh, tam độc ( tham, sân, si ) để dưỡng thiên tánh, phật tánh.

 

“ Tham ” tức là phải giới trừ mọi cái tâm tham lam, tham cầu chẳng chán.

“ Sân ” tức là phải giới trừ những cái tâm phẫn nộ, hung hăng, đố kị, phẫn hận.

“ Si ” tức là phải giới trừ những si tâm tà kiến, không tư vọng tưởng, cái tâm phóng dật không thật.

Tâm người có si thì có tham, có tham thì có sân, vậy nên tam độc này phải tiêu diệt toàn bộ thì mới không có dây dưa chẳng dứt, khó mà sạch hết. Tam độc này là căn nguyên gốc cội của tất cả mọi sự phiền não của chúng sanh, cũng là những tội nghiệp mà chúng sanh trong luỹ kiếp đã phạm, là đầu nguồn của nhân quả, vậy nên nhất định cần phải tu trừ.

 

 

 

Lợi ích của việc ngưng nghiệp

( Nam Hải Cổ Phật từ bi ) 
 

  

 

Mọi người nếu như đều có thể làm được sự ngưng nghiệp, thì không chỉ là có ích lợi cho bản thân các con, mà còn có thể khiến cho tai kiếp, tai nạn rời xa.

 

Nguyên nhân mà tai kiếp, tai nạn sẽ giáng đến : chính là do chúng sanh chẳng biết khắc chế những hành vi, dục vọng của tự mình, không ngớt sát sanh, tạo tội, tạo nhân quả, dẫn đến gây ra một luồng khí bạo ngược, oán khí, oan khí ngưng kết trong đất trời. Luồng khí bạo ngược, oán khí, oan khí này là thuộc về khí không cát tường, không hài hoà, cũng là một luồng khí âm trược. Hướng chuyển động, nhịp của luồng khí âm trược, khí không cát tường ôn hoà này là chẳng có quy luật đâu, là không ổn định; nếu như nghiêm trọng thì thậm chí còn là đi ngược. Cái khí nghịch hành trong trời đất nếu như nhiều hơn cái khí thuận hành thì sẽ có những tai kiếp, tai nạn giáng đến. Giống như cái khí trên thân của các hiền sĩ vậy; cái khí trên thân người nếu như không đủ, khí nếu như chạy lung tung khắp nơi, thân thể của người này nhất định sẽ có chứng bệnh, bệnh tật sản sinh; mà cái khí trên thân người nếu như là đi ngược, vậy thì người này chắc chắn nhất định lành ít dữ nhiều, bởi vì trên thân người là dựa vào khí đang tuần hoàn, huyết dịch cũng là dựa vào khí để dẫn động, vậy nên cái khí trên thân người nếu như đi ngược, huyết dịch chắn chắn nhất định cũng là chảy ngược, vậy thì sinh mệnh của người này sẽ có nguy hiểm. Còn khí trên thân người nếu không đủ, không thuần, tinh khí thần nhất định chắc chắn không tốt. Tinh khí thần trên thân người không tốt thì thân thể sẽ kém, vậy nên tinh khí thần là tam bảo trên thân người. “ Bảo ” chính là thứ vô cùng quan trọng, không thể thiếu, vậy nên các Hiền Sĩ phải biết tu thân dưỡng tánh.

 

 

Người biết tu thì khí có thể bình thuận, bình hoà, chính là cái gọi là tâm bình khí hoà. Cái khí trên thân người nếu như bình thuận, bình hoà thì thân thể bèn sẽ khá là mạnh khoẻ. Từ đấy có thể thấy rằng, tâm của con người không an định, dao động lên xuống, khởi tâm động niệm là sẽ ảnh hưởng đến cái khí trên thân, vậy nên các Hiền Sĩ có thể thấy rằng :

 

1.   Nếu như tâm trạng của một người không tốt, cái khí mà trên người anh ta đã tán phát ra chắc chắn nhất định là không cát tường hài hoà.

2.   Nếu như trong lòng người đã khởi lên vô minh, cái khí mà trên người anh ta phát ra bèn sẽ mang cái khí ngang ngược.

3.   Trong tâm người nếu có mang cái tâm phẫn hận, sân hận, cái khí mà trên người anh ta tản phát ra bèn sẽ có khí bạo ngược và có oán khí. Vậy nên Hiền Sĩ muốn khiến cho cái khí trên thân mình cát tường hài hoà, hoà thuận, thì chắc chắn nhất định phải tu thân dưỡng tánh, lại còn phải tu tâm.

 

 

 

“ Thanh khẩu như tố ” có thể giúp các con

trên thân không còn thừa lại cái khí âm trược

 ( Nam Hải Cổ Phật từ bi) 

 

 

 

“ Thanh khẩu như tố ” có thể giúp cho không còn cái khí âm trược trên thân của các con. Trên thân không còn tàn lưu cái khí âm trược thì có thể đổi cái khí mới thượng thanh. Vì sao mà những người không có “ thanh khẩu như tố ” trên người sẽ có mang cái khí âm trược vậy ? Bởi vì những người ăn thịt động vật, ăn ngũ huân thì cái khí âm trược trên mình khá nặng. Bản thân động vật đã là mang tội, mang nghiệp đang chịu khổ, thân nghiệp báo chịu hình phạt, lại thêm lúc bị loài người giết mổ, trong lòng sản sinh nỗi sợ hãi, khủng hoảng, đau khổ, do vậy mà sản sinh những oán hận. Lúc nãy có đề cập đến tâm người nếu khởi sự biến hoá thay đổi, khi trong lòng có oán hận thì các khí tán phát ra bèn là không cát tường hài hoà, thì là có mang oán khí, cái khí bạo ngược. Động vật cũng như thế. Khi động vật bị giết mổ, thì cái khí bạo ngược, oán khí, cái khí âm trược  mà trên mình tản phát ra sẽ theo sự chấp trước của bản thân động vật mà tàn lưu một phần cái khí âm trược ở trên thi thể động vật. Có một phần khác thì sẽ khuếch tán ở trong trời đất, sau đó hiền sĩ lại ăn thịt động vật đầy độc tố và khí âm trược vào trong bụng, khiến cho những độc tố, khí âm trược này tàn lưu ở trên thân thể của các conkhó trách con người bây giờ có rất nhiều những căn bệnh lớn, những chứng bệnh kì quái, lại còn các căn bệnh lạ, bệnh ung thư không ngớt liên tiếp xuất hiện, nguyên nhân chính là ở chỗ này, đặc biệt phổ biến nhất là trong các cộng đồng quốc gia lấy việc ăn thịt là chính. Vậy nên “ tu thân dưỡng tánh ” chính là khiến cho cái khí trên thân của các hiền sĩ có thể cát tường hài hoà, bình thuận, cũng giống như các Hiền sĩ nhìn thấy người có tu thì có phải là sẽ rất muốn gần gũi họ không ? Bởi vì những người có tu thì cái hơi, cái từ trường tản phát ra trên thân của họ rất cát tường ôn hoà, rất ổn định, cho nên sẽ khiến cho người ta có cảm giác muốn gần gũi, vậy nên những người có tu mới có thể dẫn độ chúng sanh lên bờ.

 

“ Thanh khẩu như tố  ” chính là khiến cho cái khí trên mình của các hiền sĩ có thể thanh, không mang cái khí âm trược. Có một số người sẽ thường cảm thấy thân thể rất nặng, không thoải mái, hoặc là cảm thấy cả ngày bị hôn trầm, tinh thần không sáng suốt tỉnh táo, đấy chính là ăn quá nhiều các thức ăn âm trược, để cho một số các uế khí, trược khí, âm khí tàn lưu trên thân thể mà sản sinh ra, gây ra tình trạng thân thể không thoải mái. 

 

Ngũ huân còn có rượu, cũng là thuộc loại thức uống có tính trược. Ngũ huân là do hấp thu cái khí không tốt giữa trời đất mà sinh trưởng, còn rượu uống nhiều sẽ khiến cho con người hôn muội không làm chủ được lí trí, cũng sẽ làm tổn hại thân thể, vậy nên cũng là thuộc về thức uống mang tính trược.

 

Lại còn những nguyên nhân gì cũng sẽ khiến cho trên thân của các hiền sĩ có tàn lưu cái khí âm trược đây ? Chính là lúc nhân quả của tự thân các hiền sĩ theo các hiền sĩ muốn đòi báo đòi mạng, cũng sẽ khiến cho trên thân của các hiền sĩ có cái khí âm trược, khiến cho thân thể không thể nhẹ nhõm, không thể thoải mái, khiến cho tinh thần không thể sáng suốt rõ ràng, nguyên nhân chính là ở chỗ ấy. Vậy nên tu thân dưỡng tánh, thanh khẩu như tố, cả hai cái này đều phải song hành, kiêm hành. Ngoài ra việc tiêu nghiệp, ngưng nghiệp, làm nhiều công đức hồi hướng để tiêu những mối nghiệp chướng nhân quả của luỹ kiếp cũng vô cùng quan trọng. Các hiền sĩ cho rằng cái hơi trên thân người, cái hơi mà mình mang liệu có ảnh hưởng đến cái khí giữa trời đất hay không ? Đương nhiên sẽ có, bởi vì trời đất là một đại chu thiên, thân thể con người là một tiểu chu thiên; con người sinh tồn ở giữa trời đất là một trong Tam Tài, vậy nên trời, đất, người là có mối liên hệ nhất quán với nhau, do đó mà tâm cơ, khuynh hướng, hành vi, cử động của con người sẽ gián tiếp ảnh hưởng mọi cái giữa trời đất. Các hiền sĩ có thể từ một số những tai kiếp, tai nạn sản sinh, phát sinh giữa trời đất để nhìn ra đầu mối, nhìn ra nhân loại rốt cuộc đã phạm những lỗi lầm, sai trái, tội nghiệp gì; cũng như sóng thần lớn phát sinh là do nhân loại ồ ạt không ngớt giết mổ các loài thuỷ tộc quá mức với số lượng lớn, do đó đã dẫn khởi oán khí, oan khí của các loài thuỷ tộc khó mà đè nén, dẫn đến những tai kiếp, tai nạn, hạo kiếp to lớn giáng đến. Giống như những trận lũ lụt gần đây gây nên những thương vong nghiêm trọng, lại còn tổn thất tài vật, tạo thành rất nhiều người chẳng có nhà để về ở, đấy cũng là bởi vì con người đã phạm nghiệp sát, và cũng có liên quan tới sự dâm dục quá độ của con người. Con người vì để thoả mãn những dục vọng ăn mà không ngớt tạo các vụ án giết chóc, sát hại chúng sanh; vì để ăn có thể càng đặc biệt hơn nên đòi hỏi càng khác lạ hơn, càng là cái nào cũng giết, cái nào cũng ăn. Vì để thoả mãn những tình dục của bản thân, chẳng màng đến những quy phạm của luân lí đạo đức, không ngớt tà dâm, hoang dâm vô độ, dẫn đến khí hậu khác thường, tạo thành tai kiếp, tai nạn, mưa dầm không ngớt đến.

 

“ Dâm ” thuộc thuỷ, vậy nên muốn cứu vãn hoá đi các tai kiếp, các hiền sĩ phải biết tịnh hoá tâm linh. Vì sao mà lúc này phải không ngừng xem trọng đánh giá cao việc cải cách tâm linh ? phải không ngừng tuyên dương chân lý đại đạo ? Chính là vì để cứu vãn nhân tâm của chúng sanh, khôi phục lại những thuần phong mĩ tục xưa, khiến cho người người có thể dựa theo luân lí đạo đức mà làm, cẩn thận những hành vi của bản thân, không đi phạm xuống các nhân quả tội nghiệp.

 

Các Hiền Sĩ ngoài việc phải cải biến sửa đổi những hành vi của mình, sửa đổi những tâm niệm, tâm trạng của mình ra, khiến cho tự thân tồn thiện tâm, thiện hành, hành vi lành ra, còn phải tuyên dương thật nhiều chân lí của đại đạo để độ hoá chúng sanh, để chúng sanh có thể rõ lí. Ngoài ra các hiền sĩ còn phải biết phát thiện tâm, phát nguyện lớn mới có thể từ từ dẹp yên những tai kiếp, tai nạn này.

 

 

 

Thân kiếp và Hạo kiếp 

( Nam Hải Cổ Phật từ bi ) 

 

Những kiếp nạn của cá nhân chúng sanh gọi là “ thân kiếp ”.

Những kiếp nạn mà chúng sanh sẽ cùng đối mặt chung gọi là “ hạo kiếp ”

 

 

 

Các hiền sĩ có biết vì sao mà Mạt hậu phải lập nguyện, phải phát thiện nguyện, nguyện lớn hay không ? Bởi vì vào cái lúc Mạt hậu này là lúc đạo và kiếp cùng giáng. “Đạo” là do trời giáng, “ kiếp ” thì là do tự chúng sanh luỹ kiếp, kiếp này tạo tội tạo nghiệp mà tự chuốc vời đến.

 

Kiếp nạn của cá nhân chúng sanh gọi là “ thân kiếp ”. “ Thân kiếp ” đến là do nhân quả, nghiệp lực, tội nghiệp mà cá nhân chúng sanh đã tạo trong luỹ kiếp, kiếp này chiêu dẫn mà đến.

 

Kiếp nạn mà chúng sanh sẽ cùng đối mặt chung gọi là “ hạo kiếp ”. Hạo kiếp chính là những kiếp nạn của con người. Hạo kiếp giáng đến cõi phàm trần là do những nhân quả, nghiệp lực mà chúng sanh luỹ kiếp, kiếp này đã tạo luỹ tích tụ hợp cùng dẫn đến, là do nghiệp mà chúng sanh đã cùng tạo dẫn đến. Cái gọi là “ nghiệp đã cùng nhau tạo tác ” chẳng phải là nghiệp do giữa mọi người có sự quen biết lẫn nhau hoặc là sau khi thông đồng với nhau mới tạo tác, cũng như chúng sanh đều chẳng hẹn mà cùng tạo xuống nghiệp sát, vả lại còn là tạo nghiệp sát từ xưa đến nay chưa từng gián đoạn.

 

Cái gọi là “ vật cực tức phản ” , là định luật tuần hoàn tự nhiên trong trời đất; khi nhân loại tạo tội, tạo nghiệp quá thịnh, khi đạt đến mức độ giới hạn nhất định thì chắc chắn sẽ gặp phải những phản công tự nhiên của các tai hoạ tiêu cực. Những nhân quả, tội nghiệp mà chúng sanh đã tạo mấy vạn năm đến nay, vào cái lúc này đã bắt đầu lật tung đối án rồi, do đó mà những tai kiếp, tai nạn của các nơi trên thế giới mới giáng xuống liên miên.

 

Cái gọi là “ liên miên ” chính là các tai kiếp, kiếp nạn sẽ không ngớt giáng đến mỗi một chỗ của các nơi trên thế giới, có lúc là những tai kiếp lớn, có lúc là những kiếp nạn nhỏ, thế nhưng đều là đang trong sự phát sinh liên tục không ngớt.

 

Tuy rằng Mạt hậu Thiên đạo của ơn trên là đến cứu trợ, cứu nạn đấy, thế nhưng rất nhiều người đã cầu đạo rồi nhưng lại chẳng đem tâm ra để hành tu bàn đạo, mà còn có người tuy rằng có nghe thấy phước âm của Thiên Đạo, thế nhưng lại cứ chẳng tin, đấy là có liên quan đến căn cơ của chúng sanh, lại còn những nhân quả nặng nhẹ mà luỹ kiếp, kiếp này đã tạo xuống. Cái tâm hướng đạo, hướng thiện của chúng sanh thì chậm chạp như thế, còn lúc tai kiếp, tai nạn giáng đến thì là vô cùng nhanh chóng, có khi chẳng cần đến vài giây, vài phút thì có thể thâu dẹp sinh mạng của hàng ngàn, hàng vạn người rồi.

 

Này các hiền sĩ, những nhân quả, tội nghiệp mà luỹ kiếp, kiếp này đã tạo tác, vào lúc này cùng tụ tập ồ ạt đổ xổ, đã đuổi kịp xông lên rồi, thế nhưng các con thì lúc này mới bắt đầu muốn khởi thân ( động thân ) để hành công liễu nguyện, gầy dựng công đức. Có một số người còn chẳng biết hành công liễu nguyện như thế nào, mà có những hiền sĩ tuy biết cách hành công liễu nguyện như thế nào, thế nhưng lại chẳng tích cực, thường hay muốn làm mà lại chẳng làm. Dựa vào tốc độ gầy dựng công đức của các con như thế, nhất định chẳng cách nào thắng vượt tốc độ của nhân quả nghiệp lực tự thân đang gấp rút đòi báo. Vậy nên nhất định cần phải dựa nhờ vào thiên mệnh của ơn trên, lại còn những nguyện lực, đại nguyện mà tự thân các con đã phát xuống để chống đỡ sự gấp rút đòi báo của nhân quả của tự thân.

 

Này các hiền sĩ, lập nguyện là dựa nhờ vào thiên mệnh của ơn trên để chống đỡ những nhân quả nghiệp lực mà các con đã tạo xuống trong luỹ kiếp trước đã, thì các con mới có thể hành công liễu nguyện, tu thân dưỡng tánh, hành tu bàn đạo, gầy dựng công đức một cách an nhiên dưới ô dù bảo hộ che chở của thiên mệnh ơn trên.

 

 

 


 

 

 

Các hiền sĩ hãy xem trong chữ “ dù「傘」” có mấy chữ nhân 「人」con người ) ? ( có 4 chữ ). Ba người trở lên thì gọi là “đại chúng”, vậy nên Mạt Hậu ô dù bảo hộ của thiên mệnh của ơn trên chính là để bảo hộ che chở cho chúng sanh đại chúng đấy. Thời Mạt Hậu, duy chỉ có chúng sanh dưới ô dù bảo hộ của thiên mệnh ơn trên mới có thể lập nguyện liễu nguyện, hành tu bàn đạo, tu thân dưỡng tánh, tiêu nghiệp ngưng nghiệp một cách thuận lợi. Mọi người nếu như đều có thể tồn thiện tâm, phát ra bi nguyện, tâm phật, Phật tâm, Phật nguyện, thì luồng từ trường, sóng niệm của thiện niệm này có thể ảnh hưởng đến chúng sanh vô hình của tam giới, khiến cho các Duyên nhơn có tu tốt có thể cùng đến giúp đỡ trợ đạo, khiến cho những chúng sanh không tốt, có tà niệm, tu hành theo tà đạo có thể cải tà quy chánh, bỏ ác hướng thiện, chuyển đổi sóng niệm, dựa theo chánh pháp mà tu hành; khiến cho những chúng sanh vô hình có oán khí, có hận ý muốn đòi báo có thể buông xuống những sự chấp trước đòi báo của tự thân mà cải tiến, thành tâm tu luyện, sám hối. Vậy nên tâm niệm, sóng niệm, từ trường là sẽ ảnh hưởng qua lạiNếu như thiện niệm, từ trường thiện khí, sóng niệm thiện của người đời thế gian rất mãnh liệt thì có thể chuyển đổi sóng niệm, từ trường của những chúng sanh vô hình.

 

 

 


 

 

 

 

 

 

Vì sao mà những chúng sanh vô hình bằng lòng chuyển đổi sóng niệm và từ trường của họ vậy ? Bởi vì hiền sĩ đã phát đại nguyện bằng lòng đến cứu chúng sanh vô hình của tam giới, những chúng sanh vô hình có cảm nhận được tâm niệm, thiện niệm của các con muốn cứu họ là thật sự chân tâm thành ý muốn cứu bạt họ ra khỏi đau khổ, đương nhiên họ bèn có thể bị các con làm cho cảm động, cảm hoá mà bằng lòng chuyển đổi sóng niệm, từ trường của tự thân. Thế nhưng muốn khiến cho các chúng sanh vô hình chuyển đổi sóng niệm, từ trường vốn chẳng dễ dàng; những chúng sanh vô hình muốn tu luyện thì không dễ dàng như con người hữu hình muốn tu đâu. Các hiền sĩ nhất định phải tồn cái “ tâm ” giống như Phật, cái “ nguyện ” giống như Phật, lại còn phải có cái “ đức ” giống như Phật vậy, thì mới có thể đủ sức cảm hoá sóng niệm và từ trường của chúng sanh vô hình của tam giới, vậy nên các hiền sĩ nhất định cần phải tay nắm tay, tâm liền tâm, càng nỗ lực thêm nữa thì mới được.

 

Này các hiền sĩ, đã lập nguyện rồi, muốn đắc được sự xoay chuyển lớn thì nhất định cần phải tồn sự thành tâm, tâm ngay thẳng, chiếu theo nguyện mà thực hành một cách xác thực, bất kể là lập nguyện gì cũng đều như nhau cả, bởi vì lập nguyện vốn chẳng có công đức có thể nói, duy chỉ có các hiền sĩ lập nguyện rồi, chiếu theo nguyện mà thực hành một cách xác thực, phối hợp Thánh sự một cách triệt để thì mới có công đức có thể nói. Vậy nên các hiền sĩ sau khi đã lập nguyện rồi thì phải dụng tâm, có tâm đi lên kế hoạch cho bước chân của mình sau khi lập nguyện, như vậy có thể giúp cho bước chân hành công liễu nguyện của bản thân sau này càng thêm vững chắc mạnh mẽ.

 

 

 

Lập nguyện có lập biểu văn và

và không có lập biểu văn có sự khác biệt gì không ?

( Nam Hải Cổ Phật từ bi ) 

 

 

Này các hiền sĩ, các hiền sĩ cho rằng lập nguyện có lập biểu văn và chẳng có lập biểu văn có sự khác biệt hay không ?

 

Có một số người sẽ cho rằng : tự mình mình phát tâm phát nguyện hướng về ơn trên biểu bạch thì được rồi, tin tưởng ơn trên, Tiên Phật cũng nhất định sẽ biết. Vậy nếu như ơn trên, Tiên Phật đều biết rồi thì lại hà tất lại làm chuyện dư thừa lập biểu văn vậy ?

 

Này các hiền sĩ, phát bất cứ thiện tâm thiện niệm gì, ơn trên đều nhất định biết rõ, thế nhưng miệng nói suông không gì làm bằng, các con muốn ơn trên lấy gì để làm sự xoay chuyển cho các con đây !

 

Này các hiền sĩ, lập nguyện chẳng phải là lập cho ơn trên xem đâu; các con lập nguyện, biểu tỏ tâm nguyện với ơn trên là do ơn trên làm một sự kiến chứng cho các con, kiến chứng cho con rằng con là người nào đó, vào ngày nào, tháng nào, năm nào đó quyết định lập nguyện liễu nguyện suốt đời, đầu cuối như một, ngàn ma vạn khảo vĩnh bất thoái chí, do ơn trên làm sự kiến chứng cho các con.

 

Vì sao phải do ơn trên làm sự kiến chứng ?

 

Nếu như chẳng có thiên mệnh của ơn trên làm sự kiến chứng cho các hiền sĩ, chỉ dựa vào năng lực bản thân của các hiền sĩ là chẳng cách nào làm tín phục được những chúng sanh vô hình đâu, vậy nên do thiên mệnh của ơn trên làm sự bảo đảm, làm sự kiến chứng cho các hiền sĩ, thì những nhân quả vô hình nhìn thấy thiên mệnh của ơn trên là bảo đảm, bảo lãnh, thì sẽ bằng lòng cho các hiền sĩ cơ hội hành công liễu nguyện, gầy dựng công đức.

 

Lập nguyện cũng là chứng minh rằng các hiền sĩ là có tâm thật sự, là chân tâm thành ý thật sự muốn hành cái nguyện này, lập cái nguyện này, như vậy ơn trên mới có thể có bằng cứ, có bằng chứng, mới có thể dùng những lời mà các con đã nói qua, nguyện mà các con đã biểu bạch qua để làm sự thương lượng hoà giải với các Duyên Nhơn nhân quả của các con, đem tâm ý của các con truyền đạt lại để cho các Duyên Nhơn biết. Các Duyên Nhơn biết rồi, nhìn thấy các hiền sĩ có phát tâm phát nguyện, có thật lòng muốn tu đạo, lại cộng thêm có tiên phật ở một bên nói hộ xin giùm, thì ít nhiều sẽ cho các con cơ hội; thế nhưng mà thời gian của cái cơ hội này bao lâu đây ? Chẳng có ai biết cả, Tiên Phật cũng không biết, duy chỉ xem coi các hiền sĩ hành động như thế nào.

 

Nếu như các hiền sĩ sau khi đã lập nguyện rồi đều có chiếu theo nguyện thực hành một cách xác thực, có hành công liễu nguyện, bất cứ lớp nghiên cứu nào, thánh sự nào, pháp hội nào cũng đều rất dụng tâm, phối hợp một cách rất tích cực, cũng rất phát tâm đang độ hoá chúng sanh, vả lại còn có thể cố định thời gian hành công lập đức, các Duyên Nhơn nhìn thấy các hiền sĩ có đang làm một cách thật lòng, có đắc được một phần công đức thực chất của các con, thì bèn có thể lắng dịu, tiêu di cái oán khí, hận khí trong lòng họ, thì sẽ lại tiếp tục cho các hiền sĩ cơ hội để hành công liễu nguyện.

 

Vậy nên lập nguyện có sự trình tấu của biểu văn, đối với các con bất luận là ở phương diện hữu hình hay là ở phương diện vô hình, thì đều là có ích cả.

 

Lấy phương diện hữu hình mà nói thì có lập biểu văn là một loại trợ lực đối với các hiền sĩ, bởi vì các con có biểu tỏ nguyện ở trước Phật, có phát qua nguyện ở trước Phật, lập tờ biểu văn này rồi, các con bèn tự nhiên sẽ khá xem trọng, cẩn thận với nguyện mà mình đã từng lập qua, là khác với tâm trạng lập nguyện mà chẳng có lập biểu văn đấy.

 

Những người lập nguyện chẳng có lập biểu văn thì tâm khá dễ dàng không định, không ổn định; có lúc nếu gặp phải sự giao tế ứng tiếp mời mọc lẫn nhau, hoặc là khi cùng hội tụ gặp gỡ ăn tiệc với bạn bè thân thích, đồng nghiệp, thì sẽ dễ dàng tự mình nhiễu loạn buông thả, an ủi bản thân nghĩ rằng : thì là một lần này ăn thịt, uống rượu chắc không sao, đằng nào thì mình cũng chưa có lập xuống biểu văn, vẫn chưa có lập biểu văn ở trước Phật, cho nên chắc là không sao ... bèn cứ thế mà một lần chẳng sao, hai lần không sao, ba lần không sao, sau cùng rồi thì đều chẳng sao cả !

 

Các hiền sĩ cứ là hay vì bản thân tìm lý do, viện cớ này nọ, không ngớt khiến cho bản thân mình có đường sau có thể lui, vậy thì đương nhiên con bèn sẽ không muốn kiên giữ, kiên trì với nguyện mà trong lòng minh đã phát qua, như vậy bèn sẽ khiến cho cái tâm muốn chiếu theo nguyện thực hành của bản thân càng lúc càng yếu mỏng, thậm chí cuối cùng bèn buông bỏ việc liễu nguyện. Vậy nên, lập nguyện có lập biểu văn đối với các con bèn có một thứ sức gò bó quản thúc, lại còn có thể khiến cho các con bảo thủ có tư cách gánh thiên chức, thay trời tuyên hoá, hành tu bàn đạo, liễu nguyện, lại còn có thể khiến cho nhân duyên tu bàn đạo của các con càng tụ họp, và có thể liên kết nhất quán với ơn trên, hành tu bàn đạo một cách có hệ thống, có tiến độ, sẽ không thoát lìa ra khỏi quỹ đạo, không dễ vuột mất. Khi các con gặp phải những nghịch cảnh, chướng ngại, ơn trên cũng khá là có thể xoay chuyển cho các con quý nhơn, thiện tri thức đến tương trợ cho các con, để các con không đến nỗi vì gặp phải nghịch cảnh, chướng ngại mà cam tâm đoạ lạc, chẳng cầu thượng tiến, tự mình buông bỏ, tự chặt đứt huỷ hoại tuệ mệnh và nhân duyên tu hành của bản thân.

 

 

Trên phương diện của vô hình, lập nguyện có lập biểu văn thì những tổ tiên luỹ kiếp kiếp này của các con và những Duyên Nhơn có duyên với các con muốn triêm quang thăng cấp cũng khá dễ dàng, vả lại còn có thể khiến cho những công đức mà các con đã gầy dựng không dễ trôi mất. Công đức mà các hiền sĩ đã gầy dựng không dễ trôi mất thì những nhân quả nghiệp lực của tự thân bèn có thể đắc được sự chuyển hoá, xoay chuyển. Nhữgn nhân quả nghiệp lực của tự thân đắc được sự xoay chuyển, chuyển hoá thì tâm thần, tâm linh của các con bình thường bèn có thể khá định, khá chuyên nhất, bởi vì đã giảm thiểu những sự quấy nhiễu của vô hình, trí tuệ cũng bèn sẽ khá mở mang.

 

Các hiền sĩ phải ghi nhớ lấy, chớ có đến nửa đường khi gặp phải bất cứ những nghịch cảnh hoặc khảo nghiệm nào thì hối hận với nguyện mà bản thân mình đã từng lập. “ Lập nguyện là nhất thời, liễu nguyện là cả đời đấy. ”

 

Số lượt xem : 391