BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thánh Triết Điển Phạm ( Nguyệt Tuệ Bồ Tát )

Tác giả liangfulai on 2022-09-12 10:01:15
/Thánh Triết Điển Phạm ( Nguyệt Tuệ Bồ Tát )

Mặt trăng rọi chiếu đêm tăm tối

Trải ánh từ quang sáng rọi đường

Chiếu rọi chúng sinh về nhà muộn

Lặng lẽ âm thầm bao yêu thương. 

 

Nguyệt Tuệ Bồ Tát giáng thế linh

Sư Mẫu đạo hiệu Tôn Huệ Minh

Đồng lãnh thiên mệnh Tam Tào độ

Ẩn danh tướng, đức trí cao minh. 

 

Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn phổ độ Tam Tào Thiên Mệnh Minh Sư Nguyệt Tuệ Bồ Tát.

 

 

 


Giới thiệu sự tích cuộc đời của Nguyệt Tuệ Bồ Tát đảo trang giáng thế

 

 

1. Một đại sự nhân duyên :

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh nhắc đến Phật dựa vào một đại sự nhân duyên, vì chúng sanh khai thị ngộ nhập chánh tri chánh kiến của Phật mà lâm phàm giáng thế. Tổ Sư đời thứ 18 Tử Hệ Tổ của hậu đông phương là Nguyệt Tuệ Bồ Tát đảo giá từ hàng vì Tam Tào đại sự nhân duyên này. Nguyệt Tuệ Bồ Tát đã thành tựu trong vô thỉ kiếp, kinh điển chưa từng ghi chép, cái tên ấy không rõ ràng, nhưng đức ẩn thiên địa. Ý nghĩa biểu lộ của việc Nguyệt Tuệ Bồ Tát đảo trang giáng thế có 3 cái :

 

1. Một là Khôn đạo ( nữ giới ) ứng vận, càn khôn ( nam nữ ) tề độ

2. Hai là các Bạch Dương Tu Sĩ không tham muốn tìm kiếm danh tướng, làm việc thiện chẳng muốn người biết đến.

3. Ba là ẩn đức như đất, đức dày tải vật 

                                         

 

Sư Mẫu tục họ Tôn, tên là Tố Chân, còn gọi là Minh Thiện, đạo hiệu là Huệ Minh, người của Sơn Đông huyện Đơn, đản sanh vào năm thứ 21 Quang Tự đời Thanh ( Tây Nguyên năm 1895 ) Tuế Thứ Ất Mùi ngày 28 tháng 8. Sư Mẫu từ nhỏ kế thừa sự dạy bảo của bố, thông minh sáng dạ, nhân thiện háo phật. Dân Quốc năm thứ 7 ( 1918 ) gặp được Lộ Tổ truyền thụ đại đạo,  được thầy Trữ điểm hóa vào đạo, biết được đại đạo chí tôn chí quý, bi nguyện sâu rộng, tinh tiến chẳng mỏi mệt, đã từng quản lý văn thư cho Lão Tổ Sư, xử sự kính cẩn, trật tự ngăn nắp, nhận được sự khen ngợi sâu của Lão Tổ Sư và Lão Cô Nãi Nãi; càng do từ tâm rộng sâtu nên đã độ hóa vô số chúng sanh ở huyện Đơn, thụ mệnh làm đại biểu sư, sau đó lại thăng nhậm làm lãnh trưởng, trở thành một trong 13 lãnh tụ lớn của Lộ Tổ.

 

2. Đồng lãnh thiên mệnh, phổ độ Tam Tào :

 

        

Dân Quốc năm 19 ( 1930 ) đạo vận đổi dời, Duy Hoàng Thượng Đế  mệnh cho Sư Tôn Sư Mẫu đồng lãnh thiên mệnh, phải có cái danh phu thê, khiến cho nam nữ bình đẳng, đều có thể tu bàn, thật là đạo giáng hỏa trạch ( người dân bá tánh ), vận số của thứ dân. Sư Mẫu là một vị tiểu thơ thanh tu, nghe mệnh của Thượng Đế, đau buồn vô cùng, chẳng dám cũng chẳng chịu chấp nhận, thà chết để biểu rõ tâm ý của mình cũng chẳng chịu chấp nhận sự an bài sắp đặt này, do vậy đã làm kinh động lôi thần hộ pháp, bầu trời quang đãng sáng sủa bỗng đột nhiên nổi lên tiếng sấm muốn đánh Sư Mẫu. Do Tổ Sư làm chứng, Chư Phật hiển hóa, ứng nghiệm rất nhiều, dưới sự ủng hộ và khuyên bảo của rất nhiều Tiền Hiền, Sư Mẫu vì lo cho toàn đại cục, ủy khuất cầu toàn, chấp nhận sự sắp đặt của thượng thiên, phụng thiên mệnh dùng thân phận Sư Mẫu Thiên Đạo để phụ tá cho Sư Tôn, lo liệu bàn việc Tam Tào phổ độ, do đó đất trời định vị, nhân dân an định, khiến cho khôn đạo từ nghìn năm đến nay ở vị trí thấp hèn bắt đầu thật sự được ra mặt, phụ nữ không thua kém mày râu, cái đức của Sư mẫu thật chẳng thể quên.

 

3. Chịu sự hủy báng, nhẫn nhục gánh vác trọng trách :

 

Do thượng thiên minh mệnh cho Sư Tôn Sư Mẫu nhất định phải có cái danh phận phu thê, gọi là “ thiên tác chi hợp ”, các nơi đều có Tiên Phật lâm đàn chỉ thị. Tiền Hiền của các Lãnh Tụ nghe thấy một cái, mọi người đều lan truyền nói rằng : “ từ xưa đến nay làm gì có tu đạo tu thành cái danh phu thê ! ”. Sư Tôn Sư Mẫu của chúng ta thật sự là đau đớn hổ thẹn đến cực điểm, thế nhưng Tổ Sư làm chủ, Lão Mẫu có mệnh lập riêng lại Đạo bàn, mỗi người tự tìm người hữu duyên, Đại Tiên các nơi mượn khiếu, chứng minh việc này, người cầu đạo các nơi nối tiếp không ngớt.

 

Sư Tôn Sư Mẫu sau khi đồng lãnh thiên mệnh, khắp nơi khai hoang hạ chủng, trải qua đủ mọi thứ vất vả gian khổ, chịu đủ gió sương, Sư Mẫu thành kính kiên trì đến cùng, nhiệt tình phụ trách, chẳng từ lao khổ, chẳng sợ sự ghen ghét của người khác, chưa từng xem đó là con đường nguy nan. Sư Tôn Sư Mẫu sau khi lãnh thiên mệnh, Tổ Sư chỉ thị đến chỗ nào thì lúc đó Sư Tôn cũng phụng mệnh của Tổ Sư đến chỗ đó, các đại tiên hiển linh hoặc mượn khiếu đến Đàn phê huấn, những người muốn cầu đạo các nơi nối tiếp nhau không dứt. Lúc bấy giờ, những vị lãnh tụ khác cũng có người quy thiên, cũng có người bàn đạo chẳng xong, thế nhưng mọi người toàn hủy báng, duy chỉ có những Tiền Hiền theo Sư Tôn Sư Mẫu của chúng ta biết được nhân duyên này, chẳng phải lòng người sức người có thể làm được, đấy thật sự là ý trời sắp đặt. Sau này cũng có người tỉnh ngộ quay đầu bái Sư Tôn Sư Mẫu của chúng ta làm một đời Tổ Sư, từ đấy đạo vụ từ từ khai triển. Do một vùng Sơn Đông Tế Ninh chịu đại khảo này, chẳng thể an thân nên dần chuyển đến Tế Nam; có vài vị Tiền Hiền khai xiển đạo vụ, ngày càng hồng triển.

 

Dân Quốc năm thứ 24 có một vị Lưu Hướng Tiền Lão Tiên Sinh đến Thiên Tân khai đạo, thời gian 3 tháng trời mới độ được một nhân viên khu nhà lớn là ông Nhậm Hi Thuấn. Do ông độ được một vị Vu Hồng Uyên tiên sinh, từ đấy trong thời gian một năm, Thiên Tân đã thành lập vài phật đường, nào ngờ đến mùa thu năm thứ 25, chính phủ Nam Kinh hạ lệnh điều tra Sơn Đông có Mã Tư Vĩ  của “ nhất tâm thiên đạo long hoa thánh giáo hội ”, tự xưng là Mã Hoàng Đế, những người tin theo giáo của ông đều mang họ Mã. Nhân viên điều tra đến Sơn Đông Tế Nam, chẳng biết Long Hoa Thánh Giáo Hội ở đâu; có người nói rằng các ông có thể đi hỏi thử Thầy Trương xem sao. Nhân viên điều tra theo đến phật đường của Sư Tôn hỏi rằng : “ ở đây có người họ Mã hay không ? ”. Sư Tôn nói rằng : “  ”.

 

Nhân viên điều tra chẳng phân sai trái trắng đen thì đã đưa Sư Tôn 5 người đến Nam Kinh, hỏi ra mới biết là đưa sai người rồi. Tục ngữ nói rằng : “ có bắt sai chứ chẳng có thả sai ”, do vậy Sư Tôn bị nhốt 300 ngày. Các đời Tổ Sư đều bị đại ma đại khảo; trong thời kì này, Sư Mẫu của chúng ta bôn ba tại Thiên Tân Tế Nam các nơi, thành toàn đệ tử chớ có vọng động, từ đấy về sau đạo vụ không ngừng tiến bộ phát triển.

 

4. Ma Nạn trùng trùng, nhật nguyệt hoán vai

 

Từ mùa thu Dân Quốc năm thứ 26, Lô Câu Kiều sự biến, đến năm thứ 32 thời thế Trung Nhật Kháng chiến ngày càng khẩn trương, các nơi bị nhiễu loạn và phá hoại, cho đến Dân Quốc năm thứ 34 sau khi nhật bản đầu hàng thì đại đạo đã phát triển rộng khắp toàn quốc, đã có vô số người đắc đạo. Trong giai đoạn 8 năm kháng chiến này, Sư Tôn Sư Mẫu và một số vị Tiền Hiền đi theo bàn đạo có thể nói là chịu những ma nạn của đủ thứ khổ không thể tả, trong rừng súng mưa đạn, vì thúc đẩy phát triển đạo vụ vẫn là chẳng từ gian khổ, thế nhưng đều có thể tránh kiếp tị nạn, bình an vượt qua. Tục ngữ nói rằng : “ người tốt có tốt báo ”; rất nhiều người đã cầu qua đạo đều có thể thành tâm tu đạo, tuân quy thủ pháp, cho nên mới có sự ứng nghiệm của việc gặp dữ hóa lành.

 

Dân Quốc năm thứ 35 tháng 11, đạo thân Tứ Xuyên hy vọng nghênh tiếp Sư Tôn Sư Mẫu đến đô thành Tứ Xuyên. Sư Mẫu dẫn theo Chu Đại Cô ( Chu Thục Hiền, 36 tuổi ) sau khi theo Sư Tôn đến Tứ Xuyên, các vị Tiền Hiền khai hoang Thiên Tân, Bắc Kinh đều chuẩn bị sẵn nơi an thân cho Sư Tôn, Sư Mẫu luân lưu cư trú ở các nơi. Đến ngày trung thu 15 tháng 8 năm thứ 36, Sư Tôn bố trí yến tiệc mời chư hiền và danh sĩ địa phương tụ hội dùng bữa trưa. Sư Tôn bèn vào lúc buổi tiệc kết thúc bảo rằng : “ Cuộc hội ngộ hôm nay ý nghĩa sâu dài, khi xưa Khổng Minh phò Hán Thất, tận hết tâm sức chẳng từ gian khổ, mãi cho đến chết mới thôi. ”. Sư Tôn giọng nói thê lương như thể đang khóc, lại còn tiễn mọi người ra cửa, từ bi nói rằng : “ sau này có ngày gặp lại ” .

 

Mọi người đều nghi hoặc vì sao Sư Tôn nói những lời này. Đến 3 giờ chiều, thánh thể của thầy cảm thấy vô cùng khó chịu, các Tiền Hiền bèn đỡ thầy vào phòng tĩnh nghỉ, thời điểm đã đến lúc mặt trời lặn về núi tây. Sư Mẫu thỉnh cầu, khói nhang nghi ngút, Vô Cực Lão Mẫu dẫn theo các vị Tiên Phật và thập đại danh y lâm đàn chỉ thị chư thiên tiên phật đến Đàn, lại còn an ủi mọi người, bảo rằng bệnh thể của Sư Tôn do cảm được sự thành tâm của mọi người nên chẳng sao đâu. Lúc này Sư Tôn vẫn muốn đứng dậy tiếp giá, các tiền hiền ngăn cản nên mới chẳng có tiếp giá, đợi đến lúc ngưng cơ bút, đúng 8 giờ sau khi Lão Mẫu thoái Đàn, nhìn lại thì Sư Tôn đã về trời.

 

Lúc này, Lão Mẫu dẫn theo thầy trở về Lí Thiên, xem kĩ lại trong huấn văn ẩn giấu “ hỏa đức giao chỉ Lí Vực phản, Sư đồ phân li tại trung thu ”, Sư Tôn về trời, tin xấu truyền đến khiến Tam Tào chấn kinh, núi sông ngậm lệ, cỏ cây dâng trào lên lòng bi thương. Một đời Minh Sư đột nhiên qua đời, chúng sanh đột nhiên mất đi chỗ dựa. Sư Mẫu phụng thiên mệnh tiếp tục chưởng đạo bàn.

 

Lúc bấy giờ tình hình chính trị hỗn loạn, nội chiến vừa khởi, quan khảo liên miên, đạo bàn cũng lên xuống không an định, Sư mẫu vì muốn chấm dứt kiếp nạn, chỉnh lại đạo trường, vào tháng 2 năm Dân Quốc thứ 37 , bắt đầu từ Thành Đô, Trùng Khánh, tại các đô thị lớn của toàn quốc tổ chức lớp sám hối, lo liệu bàn việc tiếp nối đường kim tuyến. Toàn bộ gánh nặng phổ độ Tam Tào đều rơi trên vai của Sư Mẫu; đủ thứ những đau khổ mà người đã chịu đựng càng chẳng phải là điều mà mọi người có thể tưởng tượng nổi. Vì các đệ tử chúng ta mà Sư Mẫu 3 năm bôn ba, 5 năm đau khóc. Điều mà người sợ là chúng sanh kì chót mê mất phương hướng, rơi vào sự uổng tu, cho nên Sư Mẫu bất kể chịu biết bao tội, nếm biết bao khổ, nhẫn chịu biết bao sự hủy báng, đều có thể nhẫn nhục để gánh vác trách nhiệm trọng đại, lại còn phải bôn tẩu khắp nơi, bất chấp mọi thứ để đi cứu người.

 

5. Bảo đảo Đài Loan, Vạn nhà sanh phật

 

Lúc Dân Quốc năm thứ 37 Hàn Lão Tiền Nhân dẫn theo hơn 20 vị khai hoang, chuẩn bị đi đến Tây An, khi bẩm báo với Sư Mẫu, Sư Mẫu lại nói rằng : “ danh tiếng của con quá lớn, chớ có lên Tây An, các con nên hướng về phía Đông Nam mà đi, nơi đó có rất nhiều nguyên thai phật tử đợi các con đi độ ”.

 

       

 

Hàn Lão Tiền Nhân nghĩ rằng : “ phía Đông Nam chính là Đài Loan, trải qua sự thống trị của Nhật Bản, lại bị hai lần đại chiến ảnh hưởng, kinh tế hầu như sụp đổ hủy hoại, đã là lạc hậu giống như hoang đảo vậy, có thể khai triển đạo vụ chăng ? ”

 

Hàn Lão Tiền Nhân đang lúc do dự chẳng quyết, Sư Mẫu lập tức dùng khẩu khí kiên định nói rằng : “ Các con cứ đi đi, vất vả tiến hành, chỉ cần chịu đựng được qua 10 năm, đạo vụ sẽ hoành triển. Nếu như đã bàn 10 năm rồi mà vẫn chẳng bàn mở rộng được, vậy thì hãy quay về lại tìm ta, là thiên mệnh của ta chẳng thật ”.

 

Do Sư Mẫu từ bi chỉ thị rõ ràng như thế, Hàn Lão Tiền Nhân bèn kiên quyết tuân theo mệnh lệnh, dẫn dắt theo 16 vị Tiền Hiền khăn gói xuất phát, vượt qua biển khai hoang bảo đảo Đài Loan. Mạnh Tử rằng : “ trời sắp đem sứ mệnh trọng đại giáng xuống thân một người nào đó thì trước hết nhất định phải khiến cho ý chí của anh ta chịu sự mài luyện, khiến cho gân cốt của anh ta bị mệt lử, khiến cho cơ thể anh ta nhịn chịu cơn đói, khiến cho anh ta có rất nhiều nỗi khổ khốn cùng, làm việc cứ là chẳng thuận lợi, như thế để chấn động tâm chí của anh ta, khiến cho tánh tình của anh ta bền bỉ ngoan cường, làm tăng trưởng tài năng mà anh ta còn thiếu sót ”. Hàn Lão Tiền Nhân và các vị Tiền Hiền được dẫn theo sau khi đến Đài Loan quả nhiên nếm đủ nghìn vạn vất vả cay đắng, trải qua nghìn ma vạn khảo, giữ vững nguyện lớn, khắc phục đủ mọi khó khăn, dùng lòng thương yêu, máu và nước mắt và trí tuệ kiên nhẫn đột phá đủ cửa ải khó khăn. Sau 10 năm, đạo vụ của Đài Loan quả nhiên không ngừng tiến bộ phát triển nhanh chóng, đủ chứng minh Sư Mẫu lão đại nhân mang kế thừa thiên mệnh, nói trước ứng sau, là một vị đại giác tiên tri.

 

Hậu Dân Quốc năm thứ 37 đến nay, đại đạo trải qua được khảo nghiệm đã phổ biến các hương thôn, đô thị lớn của Đài Loan; vô số các đạo thân đồng triêm thiên ân sư đức, có thể nói là vạn nhà sanh phật.

 

6. Gánh kiếp chịu nạn, Sư đồ liền tâm

 

Tháng 3 âm lịch Dân Quốc năm thứ 38, Sư Mẫu đến Hương Cảng mở lớp, lúc này người vẫn chẳng tránh gian nan nguy hiểm lại trở về Đại Lục, muốn cùng tồn vong với các đệ tử, và từ Thượng Hải vào sâu Trùng Khánh, Thành Đô. Sau khi Đại Lục thay đổi phương hướng chính trị, tông chỉ, người vẫn bí mật đến các nơi, bí mật tiếp kiến lãnh đạo của các phương, mặt đối mặt chỉ thị phương châm biện pháp xử lí sự vụ để ứng với thời cục, ổn định đạo trường. Đến tháng 12 Dân Quốc năm thứ 39 người bắt đầu từ Thượng Hải qua Quảng Châu, Macao đến Hương Cảng, Dân Quốc năm thứ 40 ( 1951 ) đến Mã Lai xiển đạo, độ hóa các chúng sanh Đông Nam Á. Do không thích ứng với sự thay đổi của môi trường hoàn cảnh sống cho nên vào Dân Quốc năm thứ 42 ( 1953 ) thì người quay trở lại Hương Cảng. Khi xiển đạo ở Kuala Lumpur thủ đô của nước Mã Lai, đã từng có cư dân truyền thuật rằng ở đường đối diện miếu Tiên Nữ có một vị nữ sĩ vào lúc nửa đêm hôm đèn lửa thắp sáng, hình như chẳng cần ngủ vậy, sau sự việc đó mới hiểu ra là Sư Mẫu trú ngụ ở đây, ban đêm phật quang phổ chiếu chứ chẳng phải là đèn lửa thắp sáng.

 

Dân Quốc năm thứ 43 ( 1954 ) người viết thư bàn giao với Hàn Lão Tiền Nhân của chúng ta hãy nghĩ cách tiếp người đến Đài Loan. Hàn Lão Tiền Nhân phí tận tâm sức, lại có Tiền Hiền âm thầm bí mật trợ giúp, cuối cùng cũng đạt đến như ý nguyện. Nghênh thỉnh một đời Minh Sư trú ngụ tại Đài Loan, định cư ở thành phố Đài Trung. Sư Mẫu giá lâm, nghe thấy tình hình bàn đạo tại Đài Loan gian nan khốn khổ, ma khảo chẳng dứt, lòng đau như quặn thắt, chẳng nỡ các đồ nhi yêu dấu chịu ủy khuất chịu tội, càng chẳng nỡ để cho đạo trường mà mọi người nhiều năm nay dùng từng giọt mồ hôi và máu xây dựng nên bị cuồng phong hủy hoại, do vậy người đã bi thống mà phát nguyện rằng : “ các đệ tử chí thành bàn đạo phải ngồi lao thì hãy để một mình con thay thế ngồi lao được rồi, các đệ tử thay trời cứu thế chịu sự dày vò thì hãy dày vò một mình con được rồi, chỉ cầu xin ông trời từ bi ban cho mọi người bàn đạo thuận lợi ”.

 

Từ đấy, Sư Mẫu ẩn cư không ra khỏi nhà, gánh kiếp chịu nạn, chỉ thị phương châm tu bàn cho lãnh đạo của các phương, khiến cho đạo trường vững chắc như bàn thạch. ( bàn thạch :  khối đá lớn ).

 

7. Vì đồ nhi mà tự nhốt mình, một vạn cái khấu đầu :

        

Vào khoảng thời gian mà Sư Mẫu ở Đài Loan, nghe thấy quan khảo chẳng dứt, chẳng nỡ chúng đệ tử chịu ủy khuất chịu tội, người bèn phát nguyện gánh kiếp chịu nạn, cả năm chân chẳng bước ra cửa, tự giam nhốt sắc thân của mình. Người chẳng những tự nhốt mình một năm, mà là những hơn 20 năm, âm thầm gánh chịu sự cô tịch này, thế nhưng lại ít người biết đến.

 

Giữa Dân Quốc năm thứ 50 ( 1961 ), các tín đồ dần dần trở nên nhiều thêm, chẳng những bị các phương chú ý để mắt đến, lại càng bị các tôn giáo khác bài xích, đủ thứ những báo cáo chẳng thật khiến cho Thiên Đạo bị cưỡng chế cấm truyền đạo. Lúc ấy Sư Mẫu mới đến Đài Loan, người đi thăm hỏi các đệ tử, biết được sự gian nan khốn khó của việc truyền đạo tại Đài Loan mà tâm đau như quặn thắt. Người đến thế gian là vì để cứu vớt những đau khổ của chúng sanh, là để độ chúng sanh liễu thoát sanh tử. Các đệ tử của Thiên Đạo đều là những đồ nhi yêu dấu của người. Tấm lòng từ mẫn của người chẳng nỡ nhìn thấy các đồ nhi yêu dấu chịu khổ, càng chẳng nỡ nhìn thấy đạo trường mà phải khắc phục đủ thứ khốn khó mới được xây dựng nên lại bị hủy diệt trong chốc lát, do vậy mà người bi thống khấn nguyện rằng : “ nếu như họ đã muốn nhốt thì nhốt con được rồi, chớ có nhốt các đồ đệ của con, nếu họ đã muốn dày vò thì dày vò con được rồi, chớ có dày vò các đồ đệ của con. ”

 

Từ đấy, Sư Mẫu ẩn cư ở Trung bộ, cả năm chân chẳng bước ra khỏi cửa, cũng từ đấy mà thân thể vốn dĩ mạnh khỏe của Sư Mẫu bắt đầu bị đủ thứ đau khổ xâm chiếm mà ngày càng suy kiệt. Nhưng cũng sau khi Sư Mẫu nói câu nói này , đủ thứ quan khảo cố ý gây khó khăn trong vô hình trung đều đã hóa giải, đạo lại có thể tiếp tục bàn xuống; một đại kiếp quan khảo này của Thiên Đạo là như thế do Sư Mẫu một mình gánh vác lấy.

 

Kinh Duy Ma Cật rằng : “ Bồ Tát vì bi mẫn chúng sanh lưu chuyển sanh tử mà vào biển sanh tử, thị hiện đau khổ sanh tử. Nếu như bệnh của chúng sanh khỏi rồi thì bệnh của Bồ Tát tự nhiên cũng khỏi. Nỗi đau khổ khốn cùng là hoàn toàn do tâm đại bi mà khởi, cũng giống như một bậc trưởng bối vậy, con bị bệnh rồi thì phụ mẫu cũng cùng sanh bệnh, duy chỉ có con khỏi bệnh rồi thì phụ mẫu mới được khỏi bệnh. ”

 

Đêm hôm đó, thu tận đông tàn, mặt đất lớn nghiêm cẩn cung kính thê lương. Trong phật đường sạch sẽ không bụi trần thắp lên một lò đàn hương. Quỳ phục trước phật đường là một đời Thánh Nhân tóc hơi xám, tuổi già bệnh yếu. Trên gương mặt trắng sáng của người có ý chí kiên định vững như bàn thạch. Gương mặt thánh khiết như ánh sáng chói lọi của nhật nguyệt dưới ngọn phật đèn soi sáng vì gánh lấy kiếp nạn của chúng sanh, thân hình nhỏ bé lại có sức mạnh to khỏe của sự từ bi, nhất khấu, tái khấu, tam khấu…8000 khấu…9000 khấu …10000 cái khấu đầu, mỗi một cái khấu đầu đều là chí hướng vang rền.

 

 

 

Đại địa an tĩnh trầm mặc đều đã giật mình tỉnh giấc, trong cõi Diêm Phù Đề u ám lại có một ngọn đuốc trang nghiêm trong sáng soi sáng bóng tối màn đêm vô biên. Đất trời quỷ thần đều không thể cầm lòng nổi rơi xuống những giọt nước mắt cảm động : một người con gái yếu đuối lại muốn gánh lấy tội nghiệp vô biên của chúng sanh !

 

8. Trung Hoa Thánh Mẫu, hồi thiên giao chỉ :

 

Sư Mẫu vì thay cho chúng sanh gánh lấy cái kiếp của quan khảo bèn quyết tâm cấm chỉ mình đi ra ngoài, cách tuyệt với trần thế. Cái thân thể vốn dĩ khỏe mạnh của người cũng vì gánh kiếp mà trăm bệnh cùng lúc phát sanh. Tuy rằng người chẳng bước chân ra cửa, nhưng chẳng có hưởng thụ cuộc sống ẩn cư yên ổn yên tĩnh, trái lại lại hiểu rõ đối với đạo trường, và lòng lo lắng như lửa đốt. Trong đôi mắt của người, những chúng sanh mà người nhìn thấy chẳng có ai là không xoay vòng trong sanh sanh tử tử, tử tử sanh sanh, mà chiếc pháp thuyền bạch dương duy nhất có thể cứu độ chúng sanh cũng đang lắc lư không vững trong cuồng phong sóng lớn. Nghĩ đến chúng sanh, nghĩ đến các đồ nhi, cái tâm nóng vội của người giống như ngọn lửa nóng đỏ mãnh liệt thiêu đốt vậy, một khắc cũng chẳng đợi được, hy vọng biết bao rằng có thể phóng nhanh đến các nơi để gọi thức tỉnh những người đang lầm đường lạc lối. Thế nhưng người đã quyết tâm cấm chỉ mình đi ra ngoài để gánh lấy quan khảo, lại làm sao có thể phân thân đến các nơi được ? Do vậy người ngày đêm sầu khổ, đêm đêm thương khóc. Đôi mắt từ bi sâu thẳm của người lúc nào cũng ẩm ướt, giống như nước suối vĩnh viễn không bao giờ khô cạn. Những giọt nước mắt bi mẫn chúng sanh của người chưa từng ngừng chút nào, mà do người lúc nào cũng thương khóc, tinh thần của người càng hao tổn dữ dội. Trong hơn 20 năm cấm chỉ mình đi ra ngoài, người chẳng có ngày nào mà không có bệnh, lại thêm sự khóc thương nên toàn thân trăm bệnh đồng thời phát sanh, đến cả đôi mắt đều do thương khóc mà mắc bệnh về mắt.

 

Cả đời của Sư Mẫu là bình đạm, người chẳng có thị hiện thần thông, cũng chẳng có thị hiện trí thức thông đạt sâu rõ, mà chỉ giống như Trường Đề Bồ Tát vậy, tràn đầy sự quan tâm từ ái như người mẹ đối với chúng sanh. Tuy rằng ma bệnh đeo bám người cả cuộc đời, nhưng tình yêu của người đối với chúng sanh chưa có ngừng nghỉ ngày nào, những giọt nước mắt chảy vì chúng sanh cũng chưa từng khô cạn.

 

Ngày 23 tháng 2 Dân Quốc năm thứ 64 ( năm 1975 ) đột nhiên đất trời biến sắc, sấm chớp giao nhau đến cùng lúc. Bầu trời vốn dĩ không mây đã xuất hiện tiếng sét vang rền liên tục chẳng dứt. Trận mưa trút nước như khóc lóc kể lể ai oán tuôn ào xuống. Một vị bồ tát sống ứng thế cuối cùng đã khép lại đôi mắt hàm lệ của người, từ biệt với đời. Người đã công quả viên mãn, hồi thiên giao chỉ, thượng thiên sắc phong làm “ Trung Hoa Thánh Mẫu 

 

Sư Mẫu trước khi quy không đã từng từ bi bảo với vài vị Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân rằng :  “ sau khi ta đi rồi, thiên mệnh vẫn chẳng có thu hồi, các con phải thật tốt mà tiếp tục theo thiên mệnh, tiếp tục bàn xuống. Nếu như đại đạo càng bàn càng hoành triển thì có thiên mệnh, nếu bàn chẳng xong chẳng mở rộng ra được mà có thể giữ gìn lấy nguyện lập thì cũng có thể thành ”

 

Từ sau khi Sư Mẫu quy không, tiên thiên đại đạo của chúng ta nhận được thiên ân sư đức, càng bàn càng thịnh, vả lại dần dần phát dương quang đại mở rộng đến các nước hải ngoại. Những người hữu duyên ở khắp nơi trên thế giới nối tiếp nhau chẳng dứt mà bước lên bờ, vả lại những người thành tâm tu bàn bất luận trong nước ngoài nước đều là càng ngày càng nhiều. Nho gia ứng vận, tại gia tu hành, thực hiện  nguyện rộng lớn muôn nhà sanh phật. Các đệ tử của Sư Tôn Sư Mẫu đầy khắp thiên hạ, đạo vận hưng thịnh, như mặt trời giữa trưa. Phàm là tu sĩ đều nên vĩnh viễn giữ lấy vĩ nguyện đại từ đại bi vô lượng của Sư Mẫu hóa thế cứu chúng, lấy thiên tâm làm tâm của mình, lấy chí của thầy làm chí của mình, lấy lí niệm tu bàn đúng đắn làm chỉ dẫn, mọi người đồng tâm đồng đức, một lòng chẳng hai, tâm thủ liền nhau hướng đến lễ vận đại đồng để an ủi Thánh linh của Sư Mẫu trên trời.

 

III. Kết ngữ :

 

Sư Tôn Sư Mẫu kế tiếp thánh nghiệp thiên thu của Tây Trúc, mở ra Nam Bình nhất mạch chân tông. Chúng ta được triêm ân, đích thân tham gia thịnh hội ( dịp lớn ) này nên tự mình thể nghiệm quan sát nhân duyên thù thắng này, nắm bắt lấy Bạch Dương Kì đại khai phổ độ, tích cực tham gia các hạng liệt tu bàn, kỉ lập lập nhân, kỉ đạt đạt nhân ( tự mình làm tốt sự tu dưỡng lập thân xử thế, cũng khiến cho người khác có thể làm tốt sự tu dưỡng của việc lập thân xử thế, tự mình cầu đắc thông đạt thì cũng khiến cho người khác cầu đắc được sự thông đạt ) để báo đáp thiên ân sư đức mới không lãng phí uổng qua kiếp này.

Số lượt xem : 3802