Đạo tôn Đức quý ( Lời của Thầy )
Một người nếu như năng lực giỏi mạnh, đức tánh bèn càng phải hoàn mỹ đầy đủ. Người có nhân đức thì chúng sanh đều cam tâm tình nguyện theo bên mình.
Đồ nhi ơi, đức tánh có cần phải bồi dưỡng không ? con chỉ cần mỗi ngày phản tỉnh, ngày ngày bảo trì gìn giữ, lúc nào cũng đem những rác rưởi trong tâm dọn trừ sạch sẽ, có phải là bèn trông đổi mới hoàn toàn rồi không ? Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân.” ( Nếu con có thể làm mọi thứ tốt hơn cho một ngày hôm nay, con nên làm mọi thứ tốt hơn mỗi ngày, và chẳng bao giờ ngưng làm điều như thế .) , trên kinh điển chẳng phải là nói thế sao ?
Con mỗi ngày đều có những sự thay đổi mới, đức tánh của con mới sẽ không ngớt gia tăng, cũng giống như một dòng chảy sạch lưu động không ngừng, bởi vì “ nước chảy thì không thối, đá lăn chẳng có rêu ” đấy ! Con muốn bồi đức thì phải ngày ngày mới, mỗi ngày không ngừng yêu cầu đỏi hỏi ở bản thân, ngày mới lại mới, ngày ngày tinh tiến.
Chẳng có oán thì là công đấy; con ở phật đường bỏ ra tâm sức rất nhiều, tận tâm tận lực, chẳng có tí ti cái tâm oán hận bất mãn, cái tâm chẳng oán này chính là “ công ”; còn con tận tâm tận sức đem sự việc làm được đến mức chẳng có lỗi thì là đức. Có thể làm đến mức chẳng có oán chẳng có lỗi thì có thể chẳng có sự hối hận.
Trái lại, con nếu như chấp trước ở công đức, vậy thì đương nhiên chẳng có công đức có thể nói rồi. Bậc nhân đức chẳng có kẻ địch. Một người nếu như chẳng có đức tánh, chỉ có tài năng thì sẽ chuốc đến sự đố kị của người khác, người ta sẽ khắp nơi gây phiền phức cho con. Nếu như năng lực của con mạnh, thì đức tánh càng phải đầy đủ hoàn mỹ, bởi vì con là người có nhân đức thì chúng sanh đều cam tâm tình nguyện ở cùng với con.
Quả vị trên trời nhân gian định. Duy chỉ có sự khẳng định của mọi người đối với con, đấy mới biểu thị quả vị tương lai của con. Đương nhiên, muốn đắc được sự khẳng định của chúng sanh giành cho con, trước tiên con phải bồi đức đã. Đức tánh cao giống như núi, sâu tựa như biển vậy, cũng giống như ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, Khổng Tử, Thánh Hiền Tiên Phật vậy, sau trăm nghìn năm đều nhận được sự lễ bái của chúng sanh. Lúc bấy giờ khi các ngài ấy đang vì chúng sanh mà hy sinh phụng hiến nào có nghĩ đến sẽ đắc được kết quả gì, đấy chính là thiên tánh của các ngài ấy làm mà chẳng vì đắc được cái gì, do đó các đồ nhi nếu đã muốn tu đạo thì trước hết phải bỏ ra tâm sức mới có thể từ trong quá trình ấy mà thể ngộ ra được cái đạo lí mỗi bước một dấu chân.
Đồ nhi ơi, sự khả quý của đạo phải từ trên thân của các con biểu hiện ra bên ngoài, đúng vậy không ? Thế nhưng, mỗi một người các con đều hy vọng người khác bao dung cho con, vậy thì bản thân con trước hết phải đem ra một không gian mới để đi bao dung cho người khác, tiếp nhận người khác, cho người ta một cơ hội, một hy vọng, sự tôn quý của đạo mới có thể hiển lộ ra đấy !
Thánh Hiền chẳng cầu danh, còn phàm phu thì hơi làm một chút việc tốt thì bèn duy chỉ có sợ người khác chẳng biết, làm việc xấu rồi thì sợ người khác biết đến. Tâm của Thánh Hiền Tiên Phật thẳng thắn độ lượng, do đó con đường của các ngài ấy bèn càng đi càng rộng; còn kẻ tiểu nhân luôn hẹp hòi lo sợ, con đường này bèn càng lúc càng hẹp rồi. Thánh Hiền là một ngày phản tỉnh lấy thân mình 3 lần, còn phàm phu đều là khi va phải đinh mới biết quay đầu kiểm thảo bản thân.
Đồ nhi ơi, tâm của các con có phải là cứ mãi thả hướng ra bên ngoài, cứ là hay thích nhìn những cái không tốt của người khác ? Thời kì bạch dương nho gia ứng vận, cái mà nói đến là tánh lí tâm pháp, cái mà tu là pháp môn nhập thế, là tại gia tu hành, do đó các con phải đóng diễn tốt vai của cá nhân mình. Con đã làm qua những gì, ông trời đều nhìn thấy rất rõ; sự đãi người xử thế của con là ứng phó qua loa, hay là chân tâm thành ý đây ? Hãy ngẫm nghĩ xem, nếu như con là dùng cái hư tâm giả ý đi kết giao với người khác, thì có thể kết giao được những người bạn tốt tri tâm không ? Đương nhiên là không thể được. Do đó người có hai loại : một kẻ trí, một kẻ ngu. Bậc trí tự cho rằng việc gì cũng chưa trọn đủ, do đó anh ta sẽ đề tâm hạ khí, khiêm tốn hạ mình, nỗ lực học tập; còn kẻ ngu thì tự cho rằng cái gì mình cũng đều ổn, cái gì mình cũng đều biết, do đó mà thường bởi vì tự mãn mà tự vạch ra giới hạn. Con người hễ một khi tự mãn thì không gian bèn sẽ chẳng lớn; không gian chẳng lớn thì tầm nhìn bèn ngắn; sức nhìn của con ngắn cạn như vậy, làm sao mà đóng diễn tốt vai trò của mình đây ?
Đồ nhi ơi, lời nói và hành vi đều phải chọn dùng sự trung dung. Một nhà nho thật sự, cái mà biểu hiện ra bèn ở chỗ lời nói và hành vi của anh ta, phải nói những lời có lí, hành có đức, trong các lời nói hành động có thể không đánh mất đi hạnh kiểm của nhà nho, mới là mục tiêu tu hành của nho sĩ hiện đại. Một bậc quân tử nói lời đơn giản mà thực tế đáng tin cậy, chớ có mà khẩu thị tâm phi ( miệng nói một đằng tâm nghĩ một nẻo ), phải tránh họa từ miệng ra, đấy chính là nói rằng tu đạo phải biết trầm mặc kín miệng, mỗi một câu nói ra đều có thể phù hợp thích đáng với tình huống, hợp đạo, lời nói phải có nội dung, đấy mới là phong phạm nho sĩ của thời kì bạch dương.
Trong quá trình tu đạo bàn đạo khó tránh khỏi sẽ có những khảo nghiệm và trắc trở. Khi chúng ta gặp phải những khốn khó thì chớ có sợ, núi chẳng chuyển thì đường chuyển đấy ! Chỉ cần có thể cố thủ bổn phận, chắc chắn có thể hành công liễu nguyện trở về cực lạc cố hương xưa. Quay ngược lại mà nói, ngay trong lúc nghịch cảnh thì thật là rất dày vò, rất đau khổ đấy, thế nhưng con cũng chớ có cứ hay sau khi sự việc phát sinh rồi mới nói cảm ân hay ăn năn hối hận; điều quan trọng là ngay lúc gặp nghịch cảnh thì phải có thể chuyển niệm đấy. Tu đạo chính là phải biết chuyển niệm, đem cái tâm cảnh không tốt chuyển ra ngoài, niệm đầu chuyển rồi mới có thể đi xoay chuyển khốn cảnh một cách tâm bình khí hòa, nếu không thì thân tâm bèn cùng bị cảnh vây khốn lấy. Thân nếu đã bị cảnh vây khốn, ở trong sự bất an, những nỗi âu lo tiềm tàng bèn sẽ rất nhiều, hễ một khi lại gặp phải những ưu sầu hoạn nạn khác thì rất khó mà qua ải đấy.
Đồ nhi ơi, con gieo trồng hạt giống gì thì sẽ kết những quả ấy, từ lúc gieo trồng cho đến khi kết thành quả, quá trình ở giữa này rất quan trọng. Chúng ta trước hết không bàn về kết quả, nếu như con hôm nay trồng nho, liên tiếp nhiều ngày chẳng có mưa, khô chết mất rồi, làm sao có thể có kết quả ? vì sao sẽ chẳng có kết quả ? bởi vì nhịn chịu chẳng nổi quá trình này. Chấp trước là gốc rễ sanh phiền não; con ngay đến cả cái nhục thể này đều chẳng mang theo được, trên đời lại có cái gì có thể mang theo được đây ? chẳng phải là công và tội lỗi đó sao ? Con làm bao nhiêu việc tốt, ông trời sẽ không bôi xóa mất đâu, cũng tương tự như vậy, con đã làm những việc không tốt nào thì cũng khó tránh khỏi thiên nhãn.
Đồ nhi ơi, hãy thật sự để cho bản thân mình đi ra, để cho đời người của con có mục tiêu có phương hướng, hãy dùng một cái tâm thành kính của con đi đối diện với tiên phật, đối diện với tất cả mọi người, việc, vật, dùng một cái tâm cảm ân đi bao dung bất cứ người nào ở quanh con. Bởi vì có sự không viên mãn của người khác cho nên chúng ta mới phải bao dung, nếu như chẳng có những sự không viên mãn ấy, chúng ta phải làm thế nào đi học tập bao dung cho người khác đây ? Do vậy phải cảm ân những người không viên mãn này, phải vậy không ?
Đồ nhi ơi, khi gặp phải khảo nghiệm thì tuyệt đối chớ có mà rút lùi chùn bước; hãy đem dũng khí của con ra, dũng cảm tiến hướng về trước. Đi trên con đường tu đạo này phải trải qua một việc trưởng thêm một trí, bất kể là trải qua bao nhiêu những thị thị phi phi, tâm của các đồ nhi càng lúc càng rộng mở; bất luận như thế nào, nên gánh chịu thì vẫn là phải gánh chịu lấy, vẫn phải đi tiếp nữa, biết không ?
Làm thế nào học tập bước chân của Thánh Hiền đây ? phải kỷ luật tự giác ( khả năng kiềm chế các cảm xúc, ham muốn của mình, có thể phục tùng những quy luật của lương tâm nội tại và có thể tự ràng buộc kiềm chế những hành vi của mình ) , bắt tay vào làm từ chỗ tu sửa các tập tánh, trước tiên trừ đi những tạp niệm không tốt, đem cái tâm phóng thả ra ngoài thu về trở lại. Phải biết rằng “ sống chết có mạng, phú quý tại trời ” đấy; những nỗ lực của hậu thiên cố nhiên rất là quan trọng, thế nhưng phải biết đủ, biết hài lòng thỏa mãn với những gì mình đang có; nếu chẳng biết đủ, cứ mãi tham cầu phú quý, thì những khổ não mà đắc được có khả năng còn lắm hơn cả phú quý đấy.
Đồ nhi ơi, các con mỗi khi làm một việc gì vẫn cứ là có biết bao nhiêu người đang nhìn con, khó tránh khỏi sẽ gặp chịu sự phê bình. Quan điểm, lập trường của mỗi người đều không giống nhau, độ bao dung đương nhiên cũng khác nhau, chỉ cần đồ nhi việc gì cũng làm một cách “ hợp ý trời ” thì được rồi đấy.
Số lượt xem : 832