BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Nghĩa Thật Của Tam Tào Phổ Độ ( Địa Tạng Cổ Phật từ bi khai thị )

Tác giả liangfulai on 2022-06-13 10:28:00
/Nghĩa Thật Của Tam Tào Phổ Độ  ( Địa Tạng Cổ Phật từ bi khai thị )

Nội dung bài huấn văn này xoay quanh các vấn đề sau :

 

1.   Tình hình và mục đích của hình phạt cõi địa ngục.

2.   Chỗ khác biệt giữa hình phạt cõi súc sanh và hình phạt cõi địa ngục.

3.   Nguyên nhân mà các Nguyên Nhơn đối mặt với hình phạt nghiêm khốc mà chẳng chịu sám hối.

4.   Tình hình từ cõi địa ngục bị phán chuyển vào cõi A Tu La.


 

Các Vị Hiền Sĩ, đến đạo trường là vì việc gì vậy ? Việc mà thời kì Bạch Dương làm là những việc chi ? ( phổ độ Tam Tào ).

 

Các vị Hiền Sĩ liệu có biết tự mình nợ nghiệp sâu nặng hay không ? Tam Tào phổ độ nói rõ đạo lý của nhân quả luân hồi, bởi vì những ân oán thị phi của tam giới rối ren quá phức tạp; nếu như chẳng hiểu rõ nhân quả, chẳng tiêu các ác nghiệp, thì trí tuệ cá nhân khó mà khai phát, trình độ nội tu khó mà tiến triển, tiến bộ.

 

Tuy rằng Phật giáo cũng có xiển thuật sự tuần hoàn của nhân quả báo ứng, thậm chí là ở những tôn giáo khác cũng có sự xiển thuật hoặc ít hoặc nhiều; thế nhưng thời kì Bạch Dương này, phương pháp phổ độ Tam Tào mà Hoàng Mẫu đã khai xá là dùng pháp môn thực tế nhất cũng tiện lợi nhất để giáo dục các vị Hiền Sĩ hiểu rõ về nhân quả luân hồi, cũng để cho các vị Hiền Sĩ biết được làm thế nào để tiêu giải các mối nhân quả.

 

Tiêu giải nhân quả tức là tiêu ác duyên, tăng thiện duyênác duyên chẳng tiêu thì oán khí của tam giới chẳng cách nào giảm thiểuthiện duyên chẳng tăng thì trí tuệ chung của tam giới chẳng cách nào cùng nâng cao.

 

Tam Tào phổ độ chẳng phải là chỉ chú trọng yêu cầu cá nhân tiến bộ, chẳng phải chỉ cầu sự giải thoát sanh tử cá nhântrọng điểm của phổ độ Tam Tào là ở chỗ dùng sức mạnh của đoàn thể để cùng cứu chúng sanh tam giới thoát ra khỏi biển khổ, dùng sức mạnh to lớn của đoàn thể để cùng vận hành việc phổ độ Tam Tào, cùng nhau bỏ ra tâm sức, thành quả hoà bình, quả vị sen báo thanh tịnh của tương lai sau này các vị cũng cùng nhau chia sẽ, hưởng thụ.

 

Ta là

 

Địa Tạng Cổ Phật, nay phụng

Sắc chỉ của Hoàng Mẫu vào cửa thánh đường, sớm đã cung khấu Hoàng Mẫu từ toạ, lại hỏi các vị Hiền Sĩ thảy đều biết nghĩa thật của Tam Tào chăng ?

 

Có nhận biết Địa Tạng Vương Bồ Tát hay chăng ? ( vâng biết )

Nếu như đã nhận biết, vậy có biết việc mà Địa Tạng Vương Bồ Tát làm là việc gì chăng ? ( Thao trì : Địa Tạng Cổ Phật có một điều đại nguyện, địa ngục không trống, thề không thành Phật. )

 

Nguyện lực này Phật ta không phải chỉ có nói suông trên miệng không thôi, không phải chỉ có nói dễ dàng, mà phải thực tế vào địa tào, vào chỗ sâu của địa ngục, giảng giải chân lý, giải thích đạo lý cho những chúng sanh vô minh, vô tri, và đem những lỗi lầm sai trái của bản thân họ làm sự nhắc nhở cho họ.

 

Bởi vì có rất nhiều chúng sanh đã phạm xuống rất nhiều những lỗi lầm sai trái, thậm chí là đã phạm vào những việc sát hại cha mẹ, làm tổn thương danh tiết của phụ nữ hoặc sát hại mạng người, những việc tội lớn cực ác như thế nhưng tự bản thân lại chẳng biết những gì mình đã làm là hành vi sai trái.

 

Các vị Hiền Sĩ có biết việc giết người là việc sai trái phải không ?

Có biết phải tuân thủ những luân thường gia đình phải không ? ( vâng )

 

Có thể thấy rằng các vị Hiền Sĩ có trí tuệ vô cùng cao, cũng có những quan niệm đạo đức nhân luân mà người bình thường nên có, thế nhưng những chúng sanh địa ngục thì lại có rất nhiều người mà ngay đến cả những khái niệm cơ bản như thế đều chẳng hiểu, vậy nên lúc ở nhân gian đã phạm xuống những tội ác cực lớn, ở nơi sâu địa ngục lại chẳng biết phải phản tỉnh sám hối, vậy nên ngay ngày thời thời khắc khắc chịu hình phạt.

 

Việc chịu hình phạt nơi địa ngục sâu  thẳm là do ơn trên Hoàng Mẫu đại từ bi muốn dựa vào việc thêm những hình phạt đau khổ trên linh thể của các Nguyên Nhơn phạm lỗi lầm sai trái để khiến cho họ bởi vì sự đau khổ của linh thể mà cảm thấy sợ hãi, có thể sản sinh cái tâm sám hối từ tận sâu thẳm đáy lòng và cực hạ quyết tâm không tái phạm những lỗi lầm như thế nữa; đấy là mục đích của hình phạt cõi địa ngục, chủ yếu là muốn khiến cho các Nguyên Nhơn có thể sám hối, vậy nên ơn trên thiết lập bố trí cõi địa ngục chẳng phải là tàn nhẫn, tàn khốc vô nhân đạo, cũng không phải là chỉ có những hình phạt khốc liệt.

 

Khi một vị Nguyên Nhơn lúc còn tại thế do đã phạm xuống rất nhiều những tội lỗi trọng đại, sau khi chết, lúc bị đem đến chỗ của Thập Điện để thẩm phán, Thập Điện Diêm Quân nhất định cần phải đem những lỗi lầm sai trái mà Nguyên Nhơn lúc còn sống đã phạm phải giải thích phân tích cho Nguyên Nhơn nghe, để cho Nguyên Nhơn biết bản thân lúc còn sống đã làm những việc gì là hành vi sai trái, những cách nghĩ gì là quan niệm sai lầm, sau đó vì để tăng cường quyết tâm của Nguyên Nhơn không lại giẫm vào vết xe đổ trước kia nữa, vậy nên Thập Điện Diêm Quân sẽ đem các Nguyên Nhơn đã phạm sai phán xét điều đến các tiểu địa ngục của cõi địa ngục để chịu hình phạt, hoặc là xét xử đến đầu thai vào cõi súc sanh, chuyển thành hình trạng thân thể của súc sanh để tiếp nhận hình phạt.

 

Chỗ khác biệt giữa hình phạt cõi súc sanh và hình phạt cõi địa ngục chính là ở chỗ những Nguyên Nhơn có thể chuyển thành súc sanh thì phước báo, cách nghĩ ( tư duy suy ngẫm ) của bản thân họ đều hơn hẳn rất nhiều so với các Nguyên Nhơn cõi địa ngục.

 

Cõi địa ngục và cõi súc sanh tuy rằng cũng đều giống nhau ở chỗ khiến cho Nguyên Nhơn sám hối, thế nhưng mà trong các hình phạt của cõi địa ngục, các Nguyên Nhơn tiếp nhận những hình phạt đau khổ lại chẳng cách nào đền trả bất cứ món nợ nghiệp nào. Cũng có nghĩa là nói, hình phạt cõi địa ngục là muốn khiến cho linh thể của Nguyên Nhơn cảm thấy đau khổ mà sanh khởi cái tâm sám hối sâu sắc, nhưng Nguyên Nhơn tiếp nhận hình phạt lại chẳng cách nào tiêu trừ món nợ nghiệp nhân quả của luỹ kiếp.

 

Các Nguyên Nhơn cõi súc sanh đầu thai ở nhân gian, ngoài việc dùng thân động vật để tiếp nhận hình phạt ra, ơn trên sẽ sắp đặt một cách xảo diệu để cho giữa các Nguyên Nhơn cõi súc sanh với những động vật khác, hoặc giữa chúng với loài người có nhân duyên cùng tiếp xúc qua lại với nhau, do vậy mà các Nguyên Nhơn cõi súc sanh đồng thời vào lúc đầu thai ở nhân gian cũng có công dụng tiêu trừ các món nợ nghiệp.

 

Các vị nhìn thấy một con động vật, con động vật này thông thường không phải là chỉ có độc mỗi một mình nó sống trên địa cầu, con động vật này cũng có thể có bạn tình của nó, cha mẹ của nó, con cái của nó, có các thành viên gia đình của nó.

 

Con người có các thành viên gia đình, động vật cũng có các thành viên gia đình; bất luận là thành viên gia đình của loài người hay là thành viên gia đình của động vật, đều là sự tương tụ hợp của các mối duyên phận thiên ác với nhau, vậy nên mà các Nguyên Nhơn cõi súc sanh đầu thai ở nhân gian cũng có công dụng hoàn trả món nợ nghiệp, do đó mà các Nguyên Nhơn cõi súc sanh may mắn hơn rất nhiều so với các Nguyên Nhơn cõi địa ngục, bởi vì còn có cơ hội tiêu trừ các món nợ nghiệp đang chờ đợi chúng.

 

Ở trong cõi địa ngục, sau khi tội hồn ở nơi Thập Điện Diêm Quân tiếp nhận được những đạo lý mà Thập Điện Diêm Quân đã giải thích phân tích thì tiếp theo sau đó bèn sẽ được dẫn đến các tiểu địa ngục để tiếp nhận hình phạt.

 

Ở trong các tiểu địa ngục sẽ có các Quỷ Sai hành hình đối với các Nguyên Nhơn, mà phần lớn các Nguyên Nhơn sau khi nhận được hình phạt thì sẽ gào to cầu xin tha mạng, hét to xin hãy cứu mạng, và nói rằng mình đã biết sai, sau này sẽ không phạm xuống những lỗi lầm sai trái như thế nữa. Thế nhưng mà trong những tiếng kêu gào cầu xin sự tha thứ của thời kì ban đầu, các quỷ sai sẽ không màng quan tâm đếm xỉa đến những tiếng kêu la cầu xin ấy, bởi vì vào lúc này, sự cầu xin tha thứ của các Nguyên Nhơn chỉ là bởi vì linh thể cảm thấy sự đau khổ, chớ không phải là sự sám hối thật sự trong lòng. Còn sau khi hành hình một khoảng thời gian rồi, các quỷ sai hành hình sẽ dựa theo tình trạng khác biệt của các Nguyên Nhơn mà dẫn đạo, giáo dục thêm cho các Nguyên Nhơn, cũng có nghĩa là các Quỷ Sai sẽ bảo với các Nguyên Nhơn rằng : “ nếu như muốn giảm thiểu những sự đau khổ, thì nhất định cần phải từ chỗ sâu tận đáy lòng hoàn toàn thừa nhận mình đã phạm lỗi sai, và cực kì hạ quyết tâm không tái phạm những lỗi lầm sai trái như thế nữa. ”

 

Phần lớn các Nguyên Nhơn sau khi tiếp nhận được sự dẫn đạo của các Quỷ Sai thì sẽ biết phải thừa nhận những lỗi lầm sai trái trước kia của bản thân.

 

Khi các Nguyên Nhơn sanh khởi cái tâm sám hối sâu sắc, ở trong mắt của họ, các Quỷ Sai bèn trông sẽ không còn là diện mạo khủng khiếp mặt xanh nhe răng nữa, cũng không còn giống như hung thần ác sát nữa; khi các quỷ sai lại thêm các hình phạt trên linh thể của họ, thì những nỗi đau khổ mà họ cảm thấy tự nhiên bèn sẽ giảm nhẹ đi.

 

Vậy nên các Quỷ Sai trong quá trình hành hình đối với các Nguyên Nhơn thì cũng đóng vai diễn quan trọng, gánh vác phụ trách nhiệm vụ quan trọng, bởi vì mục đích của hình phạt là muốn khiến cho các Nguyên Nhơn sám hối, chẳng phải là để cho các Quỷ Sai phát tiết dục vọng, hay là hành hình một cách chẳng có chút đạo lý; mục đích của hình phạt là để khiến cho các Nguyên Nhơn sám hối, đấy là chỗ từ bi của ơn trên.

 

Đương nhiên là Chư Thiên Tiên Phật càng hy vọng là trong thời gian phổ độ Tam Tào, các vị Hiền Sĩ có thể dùng phương pháp thanh tịnh không nhận chịu sự đau khổ để lắng nghe đạo lý, hiểu rõ đại đạo, sửa bỏ những quan niệm, hành vi sai trái, sau này chẳng cần phải đến địa ngục sâu thẳm nhận chịu sự giáo dục mặt lạnh mặt sắt nữa.

 

Các vị Hiền Sĩ ở trong phật đường, cái mà ơn trên cho các con là “ sự giáo dục yêu thương ”, còn hình phạt của địa ngục thì là “ sự giáo dục mặt sắt ”, hễ một khi trầm luân đến địa ngục, hình phạt của ơn trên bèn sẽ chẳng chút khoan dung, chẳng chút thủ hạ lưu tình đâu.

 

Hiện tại các con phạm phải những lỗi lầm sai trái, có thể sám hối khấu đầu ở trước đài sen của Hoàng Mẫuthế nhưng hễ một khi trầm luân đến cửa Thập Điện nhận chịu sự xét xử rồi, thì chẳng có chỗ xoay xở cho các vị thỉnh cầu tha thứ nữa đâu, vậy nên xin các vị Hiền Sĩ hãy trân trọng thời gian, năm tháng, cơ hội có thể tu bàn đạo ngay lúc ấy.

 

Tuy vậy, cho dù là đối mặt trong những hình phạt tàn khốc như thế của cõi địa ngục, vẫn có số ít các Nguyên Nhơn chẳng chịu sám hối, nguyên nhân mà thiểu số các Nguyên Nhơn chẳng chịu sám hối thì Phật ta đây tại đây nêu ra một vài cái :

 

Loại thứ nhất : Vào ngay cái lúc mà Nguyên Nhơn sám hối, họ sẽ hồi tưởng lại những kí ức quá khứ chẳng muốn hồi tưởng đến, vả lại là những hồi ức đau khổ, vậy nên Nguyên Nhơn thà rằng chịu hình phạt cũng chẳng chịu sám hối.

 

Loại thứ hai : Có một số Nguyên Nhơn lúc còn tại thế là lấy việc làm tổn thương người khác làm trọng tâm, làm mục tiêu sống của bản thân, lấy việc nhìn người khác chịu đau khổ làm niềm vui thú của bản thân, còn trong lúc chịu hình phạt, nếu như Nguyên Nhơn sám hối thừa nhận bản thân trước kia đã phạm lỗi lầm sai trái, lúc này trong lòng của Nguyên Nhơn sẽ cảm thấy trống rỗng, mơ hồ chẳng rõ, trống trải, mất đi mục tiêu, sẽ cảm thấy bản thân mình không còn giống mình nữa, bởi vì Nguyên Nhơn vào lúc còn sống chỉ lấy nỗi đau khổ của người khác làm mục tiêu sinh tồn, vậy nên hễ một khi thừa nhận những lỗi lầm sai trái trước kia của bản thân thì đồng nghĩa với việc đang phủ nhận giá trị tồn tại của mình, vậy nên Nguyên Nhơn sẽ cảm thấy trống trải, do đó mà chẳng chịu sám hối.

 

Thế nào gọi là sám hối ?

Tâm trạng sám hối như thế nào ?

 

Tâm trạng ngay lúc sám hối là sẽ vô cùng hổ thẹn, cảm thấy ăn năn tội lỗi, hối hận, và cảm thấy là không nên phạm những lỗi lầm sai trái như thế; có một số người còn sẽ kèm theo việc nảy sinh tâm trạng sợ hãi, bất an, đau khổ, có lẽ các vị Hiền Sĩ đều thường hay sám hối, vậy nên Phật ta hễ nói thì mọi người bèn hiểu.

 

Dựa vào người bình thường mà nói, người bình thường vào ngay lúc sám hối đều sẽ sản sinh những tâm trạng cảm xúc mà Phật ta khi nãy đã kể ra, thế nhưng trong số các Nguyên Nhân của cõi địa ngục, có một số ít lại cảm thấy trống trải, mơ màng chẳng rõ, mất đi mục tiêu, đấy là tâm trạng cảm xúc trong lòng của các Nguyên Nhơn chẳng chịu sám hối thuộc loại hai.

 

Lại còn một loại Nguyên Nhơn nữa là lúc tại thế đã từng thân thể chịu qua sự chấn thương, hoặc tâm linh nhận chịu qua sự chấn thương nghiêm trọng, khiến cho anh ta tâm tàn ý lạnh, đối với tất cả mọi người, việc, vật đều cảm thấy lãnh đạm, dửng dưng, lạnh lùng, còn sau khi chết, ở trong những hình phạt thảm khốc của địa ngục, tuy rằng linh thể rất đau khổ, thế nhưng tâm của loại Nguyên Nhơn này giống như cây héo tro tàn vậy, tâm trạng của anh ta vẫn chẳng bị ảnh hưởng, vẫn không chịu sám hối những lỗi lầm sai trái xưa kia.

 

Tuy rằng Diêm Quân và các Quỷ Sai giảng giải, khuyên bảo các Nguyên Nhơn, thế nhưng các Nguyên Nhân chỉ là nghe mà nghe như chẳng nghe thấy, xem như gió thoảng qua tai vậy, bởi vì trong lòng của Nguyên Nhơn đã mất đi cảm hứng rồi, giống như chết đi vậy, cho nên vốn dĩ sẽ chẳng muốn có cách nghĩ sám hối xuất hiện.

 

Đối mặt với thiểu số các Nguyên Nhơn chẳng chịu sám hối như thế, Thập Điện Diêm Quân lại sẽ đem các Nguyên Nhơn này điều ra khỏi cõi địa ngục, sau đó lại chuyển phán vào cõi A Tu La.

 

Một trong số các loại hình phạt tại cõi A Tu La dành cho các Nguyên Nhơn chẳng chịu sám hối này chính là hình phạt mà Nguyên nhơn chịu là do từ tâm của bản thân – tâm trạng, tâm thái, cách nghĩ, quan niệm của bản thân sản sanhchớ không phải là giống với hình phạt do Quỷ Sai dùng ngoại lực để hành hình ở cõi địa ngục. Hình phạt của cõi A Tu La vẫn còn những loại khác, Phật ta tại đây chỉ xiển thuật một loại.

 

Đặc biệt đối với 3 loại Nguyên Nhơn mà khi nãy đã nói, 3 loại Nguyên Nhơn này ở địa ngục chịu tận những nỗi đau khổ của các hình phạt vẫn không chịu sám hối, khi họ đến cõi A Tu La :

 

Loại Nguyên Nhơn thứ nhất, cũng chính là những Nguyên Nhơn mà chẳng chịu hồi tưởng những hồi ức đau khổ của bản thân, hễ một khi vào cõi A Tu La thì sẽ nhìn thấy môi trường hoàn cảnh bên mình nơi mình đang ở giống như hạn hán vậy, khắp nơi là những cây khô héo, đất đai khô cằn nứt nẻ, những con sông khô cạn, và Nguyên Nhơn thì là trần truồng loã thể, thân hình giống như chẳng có thịt, chỉ còn lại mỗi bộ xương, ngón tay thì khô gầy bén nhọn giống như móng vuốt chim vậy, da dẻ thì khô dày giống như vỏ cây vậy, hoàn toàn chẳng có hình thù của con người.

 

Hình phạt ở cõi A Tu La vẫn là do tâm của anh ta sản sinh, trong môi trường hoàn cảnh mà anh ta ở, anh ta sẽ nhìn thấy ở phương xa có một hình ảnh vừa ấm áp lại vừa êm dịu đầm ấm xuất hiện, mà cái hình ảnh vừa ấm áp lại vừa tràn đầy sự sáng ngời, tràn đầy sự êm dịu đầm ấm ấy xuất hiện chính là khung cảnh mà Nguyên Nhơn chẳng chịu hồi tưởng, do đó Nguyên Nhơn nếu như muốn đi hướng về phía vừa ấm áp vừa êm dịu đầm ấm ấy, thì anh ta tất nhiên bèn phải nhìn thấy khung cảnh đau khổ mà bản thân mình trước kia chẳng chịu nghĩ nhớ lại. Vậy nên Nguyên Nhơn ở trong môi trường hoàn cảnh như vậy, có thể dùng sự tiến thoái lưỡng nan để hình dung, bởi vì anh ta muốn đi hướng đến hướng ấm áp, thế nhưng cái hướng ấm áp ấy thì lại là kí ức đau khổ mà anh ta chẳng chịu hồi tưởng, vậy nên trong cõi A Tu La có rất nhiều các Nguyên Nhơn cứ lảng vảng quanh quất ở trong nỗi đau khổ của bản thân, muốn giải thoát thế nhưng lại đau khổ, lại sợ hãiNếu như chẳng cầu sự giải thoát thì sẽ thời thời khắc khắc ở trong môi trường hoàn cảnh bơ vơ lẻ loi, trống trải hoang vắng, chẳng có một ai, tâm cảnh khá ư là khổ sở lại bi thảm.

 

Còn loại Nguyên Nhơn thứ hai mà khi nãy đã nói chính là loại Nguyên Nhơn mà lúc còn tại thế lấy nỗi đau khổ của người khác làm mục tiêu sinh tồn của bản thân, hễ một khi sau khi bị phán vào cõi A Tu La rồi thì linh thể của anh ta bèn sẽ thời thời khắc khắc cảm thấy có hàng nghìn mũi tên đâm vào trên mình anh ta, có hàng vạn con dao lớn chặt chém trên mình anh ta, tình cảnh khá là thê thảm vô song. Phương pháp để cho những Nguyên Nhơn như thế muốn giải thoát chính là sám hối, thừa nhận những hành vi mà bản thân lúc còn sống đã làm đối với người khác là sai trái, cũng chính là thừa nhận những sai trái của bản thân mà bất chấp cái cảm giác trống trải ấy, chỉ cần tiếp tục duy trì sám hối, tiếp tục duy trì thừa nhận những lỗi lầm sai trái, Nguyên Nhơn bèn sẽ cảm thấy những con dao chặt trên thân mình và số lượng mũi tên nhanh chóng giảm thiểu, giảm thiểu lượng lớn. Thế nhưng mà bởi vì những Nguyên Nhơn như thế đã lấy việc làm tổn thương người khác xem như là quan niệm đúng đắn của bản thân, vậy nên muốn thừa nhận những gì mình vốn dĩ đã làm là hành vi sai trái thì là đã khó lại càng thêm khó ! Có sự tồn tại của những Nguyên Nhơn như thế, đối với các Hiền Sĩ mà nói, có phải là cảm thấy khá là không thể nghĩ bàn không ? Thế nhưng quả thật là tồn tại những Nguyên Nhơn như thế đấy.

 

Các vị Hiền Sĩ trong sự tiếp xúc cư xử qua lại với những người bên cạnh có thể cảm thấy có người rất cố chấp, có những người đều nói mãi chẳng thông, chẳng hiểu, thật ra sự cố chấp hoặc nói chẳng thông như thế so với loại Nguyên Nhơn này trong cõi A Tu La thì vốn dĩ chính là dùng một hạt cát để so sánh với ngọn núi lớn Tu Di vậy.

 

Vậy nên các vị Hiền Sĩ bèn có thể hiểu rõ mức độ cố chấp của loại Nguyên Nhơn này trong cõi A Tu La dường như là chẳng cách nào khuyên giải, chẳng cách nào làm bất cứ sự giao thiệp nào.

 

Loại Nguyên Nhơn thứ ba mà khi nãy đã nói là lúc tại thế đã từng do tâm linh hoặc thân thể chịu qua sự tổn thương nghiêm trọng mà dẫn đến tâm tàn ý lạnh; họ ở trong cõi A Tu La sẽ cảm thấy môi trường hoàn cảnh mà mình ở trong đó là một mảng trời đất băng tuyết, cảnh tượng mà mắt nhìn thấy thì là chẳng có bất cứ thứ gì cả, chỉ có một mảng băng trắng xoá và từ trên trời không ngừng rơi xuống những bông tuyết, Nguyên Nhơn đồng thời sẽ cảm thấy bản thân trần truồng loã thểNguyên Nhơn nếu như muốn được giải thoát thì phải không ngớt hồi tưởng tình cảnh bấy giờ mà bản thân mình đã bị tổn thương lúc còn tại thế, và phải hồi tưởng lại những đức tánh tốt đẹp trong phẩm cách của bản thân trước khi họ bị tổn thương. Nếu như Nguyên Nhơn có thể hồi tưởng lại những điều này, vậy thì họ bèn sẽ cảm thấy trên thân mình đã xuất hiện quần áo giữ ấm, xuất hiện giày dép. Thế nhưng mà phần lớn các Nguyên Nhơn chẳng chịu hồi  tưởng lại bất cứ khung cảnh nào mà lúc bấy giờ bị tổn thương nghiêm trọng, do đó họ tuy cảm thấy sự giá lạnh của trời băng đất tuyết, cực kì khát khao mong cầu có quần áo có thể che đậy linh thể của mình, thế nhưng nỗi đau khổ hàn lạnh của trời băng đất tuyết, và việc hồi tưởng lại những nỗi đau khổ lúc bản thân mình bị tổn thương và nỗi đau khổ của việc hồi tưởng lại những phẩm cách tốt đẹp trước khi bị tổn thương đều sẽ như nhau khiến cho họ khó mà nhẫn chịu, vậy nên Nguyên Nhơn trong cõi A Tu Là là từng phút từng giây đang phản kháng chống đối lại bản thân, từng phút từng giây phải đấu tranh với bản thân. Họ muốn mong cầu được giải thoát, có thể nói là chẳng có lúc thoát khỏi nỗi đau khổ.

 

Các vị Hiền Sĩ đều vô cùng hiểu rõ rằng khi các vị muốn sửa đổi một thói quen xấu của bản thân, cơ hồ như phải dùng thời gian mấy năm để sửa đổi, đấy là sự phản kháng với bản thân, sự đấu tranh đối với chính mình, mà những tập tánh xấu của các vị thật ra có rất nhiều cái chỉ là các vị không chịu đi sửa đổi, chớ chẳng phải là những tập tánh nghiêm trọng vô cùng nghiêm trọng đến mức khiến cho các vị đoạ vào vực sâu tội ác. Thế nhưng mà các Nguyên Nhơn của cõi A Tu La trong sự phản kháng đấu tranh với bản thân, và thứ mà tự bản thân họ phản kháng chống đối lại là những hồi ức khiến cho họ cực kì đau khổ, do đó họ phải dùng ý chí trăm phần trăm để phản kháng với bản thân, đấy là điều vô cùng khốn khó, mức độ khốn khó này các vị Hiền Sĩ chẳng cách nào tưởng tượng nổi.

 

Vậy nên ở trong các lớp nghiên cứu và pháp hội, tỷ lệ hiển hoá của các Nguyên Nhơn cõi A Tu Là không cao, tỷ lệ hiển hoá khá ứ là thấp, bởi vì các Nguyên Nhơn trong cõi A Tu La thường thường thất bại trong sự đấu tranh với bản thândo đó rất nhiều các Nguyên Nhơn ngày ngày chịu những hình phạt do tâm của chính bản thân mình sản sanh ra, nhưng lại chẳng có sức, chẳng có năng lực giải thoátCòn nay bởi vì công đức tương trợ từ bi của các Hiền Sĩ thế gian, cho nên Nguyên Nhơn khá là có ý chí, khá là có sức để đi hồi tưởng lại những lỗi lầm sai trái của bản thân, khá là có sức đi thừa nhận những lỗi lầm mà bản thân mình đã phạm, quá trình này vô cùng không đơn giản.

 

Trong 3 đường ác và trong cõi A Tu La, nỗi đau khổ của các Nguyên Nhơn tuyệt đối chẳng phải là thứ mà các vị Hiền Sĩ có thể hiểu sâu sắc, bởi vì không vào trong cảnh ngộ đó thì khó mà hiểu nổi.

 

Các vị Hiền Sĩ mang từ tâm bi nguyện, hoàn toàn là dùng chân lí chánh đạo, dùng quan niệm công đạo để tương trợ cho các Nguyên Nhơn, đấy là quá trình mà các vị Hiền Sĩ tu đạo, cũng là việc mà các vị nên phải làm. Tuy rằng các vị chẳng cách nào hoàn toàn thể hội được những nỗi khổ sở của các Nguyên Nhơn 3 đường ác, thế nhưng các vị dùng quan niệm, dùng chánh đạo để trợ giúp cho họ, phần từ tâm, sự từ bi này là vì bản thân sau này gieo xuống phước báo vô cùng vô tận và rất nhiều công đức, đại trí tuệ đấy.

 

Tiếng lòng của các Nguyên Nhơn ngoại trừ do Tiên Phật đến xiển thuật và do bản thân Nguyên Nhơn đến kể lại, các vị hiền sĩ chẳng cách nào hiểu nổi, vậy nên nghe lớp thì nên nghe tỉ mỉ tường tận, chớ có mà tam tâm lưỡng ý.

 

Các vị Hiền sĩ bình thường đều có thói quen hành công, hồi hướng hay không ?

 

Lợi ích của việc hành công, hồi hướng công đức thì vô cùng nhiều, cũng vô cùng hảo dụngcác vị Hiền Sĩ nếu như biết vận dụng sự hồi hướng, trong quá trình nghiên cứu phổ độ Tam Tào sẽ trở thành công cụ vô cùng lớn cho sự tiến bộ đấy. Thế nhưng mà hành công hồi hướng chẳng đại biểu cho việc tu đạo, cũng không đại biểu cho việc liễu nguyện, nhưng lại là công cụ bổ trợ vô cùng quan trọng trong việc phổ độ Tam Tào, vậy nên những người biết vận dụng là những người vô cùng có phước, cũng vô cùng có trí tuệ; tự bản thân trong quá trình nghiên tu Tam Tào, nghiên cứu đại đạo sẽ tiến bộ thần tốc, tâm trạng, tâm cảnh cũng sẽ vô cùng ổn định.

 

Tuy rằng trong quá trình tu đạo liễu nguyện sẽ có các loại sự việc đau khổ xuất hiện, thế nhưng những nỗi đau khổ này là để các vị càng thêm trưởng thành, chớ chẳng phải là để đánh bại các vị, chẳng phải là để đẩy lui các vị, chẳng phải là muốn khiến cho các vị lùi trở về đất của hồng trần, do đó khi gặp phải tất cả những việc đau khổ trong quá trình tu đạo, các hiền sĩ có thể khéo dùng việc hành công hồi hướng, vả lại phải khấu cầu nhiều thêm sự gia trì từ bi của Hoàng Mẫu.

 

Lúc bình thường chia sẽ đạo học, chia sẽ ấn chứng với người khác, điều này cũng là vô cùng quan trọng, có thể tăng thêm lòng tin và sức mạnh tu bàn đạo của bản thân. Do đó giữa các đồng tu hãy quan tâm chiếu cố lẫn nhau, dìu dắt khích lệ lẫn nhau, tuyệt đối không thể tranh cãi với nhau, huỷ hoại lẫn nhau, giẫm đạp lẫn nhau, đánh bại lẫn nhau đấy nhé.

 

Việc đánh bại đồng tu đều chẳng có chút lợi ích gì cho các vị Hiền Sĩ cả, cãi thắng đồng tu, cãi thắng người nhà rồi cũng chẳng có sự giúp ích gì đối với bản thân mình cả. Chánh đạo chân lý chẳng phải là thông qua những sự tranh cãi, tranh chấp thì có thể phán đoán thắng thua; chân lý chánh đạo là do con người đi làm ra, tu ra, nói ra đấy. Nếu như chánh đạo chân lý là dùng tranh cãi mà cãi thắng, vậy thì không phải là chánh đạo, chẳng phải là chân lý, điểm này thì để dành đợi các vị Hiền Sĩ thể hội từ từ vậy.

 

Hôm nay mượn nhờ vào cơ hội thù thắng của pháp hội, Phật ta xiển thuật tiếng lòng của Nguyên Nhơn Tam Tào, để cho các vị Hiền Sĩ vận dụng thêm nhiều đạo lý để thể ngộ. Các vị Hiền Sĩ hãy cố gắng thật nhiều, cố gắng như thế nào đây ?

 

Hãy nghe lớp nhiều, và ở trong việc liễu nguyện mà thể ngộ đạo học, thể ngộ đại đạo, tuyệt đối chớ có mà chỉ liễu nguyện mà không thể hội, cũng có nghĩa là chỉ làm tam thí ( tài thí, pháp thí, vô uý thí ) , nhưng lại chẳng làm bất cứ sự thể ngộ gì, đấy là căn bệnh phổ biến của rất nhiều hiền sĩ.

 

Các vị Hiền sĩ chỉ cần bình tâm tịnh khí ổn định liễu nguyện, trong sự liễu nguyện chắc chắn nhất định đều có tồn tại những đạo lý để các vị Hiền Sĩ thu hoạch.

 

Tuyệt đối chớ có nuông chiều buông thả cho những tập tánh của bản thân –

 

những lúc muốn nổi giận nổi cơn tam bành, hãy ghi nhớ nhẫn nhịn một hơi.

Những lúc muốn oán trách người khác, hãy ghi nhớ nhẫn nhịn một hơi.

Những lúc muốn phê bình người khác, hãy ghi nhớ nhẫn nhịn một hơi.

 

Một hơi nhẫn nhịn nổi, thì sự tu đạo bèn có tiến bộ, đối với đạo lý bèn có sự thể hội; nếu như nhẫn nhịn không nổi, thì tâm cảnh làm sao mà tiến triển, nâng cao ?

 

Xin các vị Hiền sĩ vào lúc còn có nhục thân thì hãy học tập sự giáo dục của tình yêu thươngtuyệt đối chớ có đợi đến phải đối mặt với sự giáo dục mặt lạnh mặt sắt, sẽ vô cùng đáng thương đấy.

 

Trong sự tu đạo hãy thể hội nhiều, nghe lớp nhiều, đọc sách nhiều, và vận dụng phương thức của sự hồi hướng công đức để giải quyết các loại vấn đề.

 

Hôm nay thời gian đã muộn, Phật ta khấu từ Hoàng Mẫu giá.

 

Các vị Hiền Sĩ sau khi bế ban lại lãnh nhận quả cúng, mỗi người một cái. Quả cúng là những trái cây mà ơn trên gia trì qua, ăn nhiều thì đối với các con có trăm lợi chẳng có một tí hại nào cả, vả lại bản thân trái cây cũng là vật của đất trời tự nhiên; tuy rằng là phần da vỏ có tàn dư thuốc trừ sâu và những thuốc hoá học khác, chỉ cần ghi nhớ rửa sạch rồi hãy ăn, trái cây vô cùng thích hợp đối với thân thể của nhân loại, vả lại có rất nhiều trợ giúp.

 

Phật ta rời khỏi trước, các vị Hiền Sĩ hãy nghe cho xong hết những bài giảng của một ngày.

 

Hôm nay cơ hội khó được, sau này khi có cơ hội, lúc nhân duyên tụ hợp, chúng ta lại cùng thuật Tam Tào, cùng kể Tam Tào.

 

Các vị Hiền Sĩ hãy bảo trọng, tạm biệt. 

 

Ghi chú :

 

Hồi hướng : đem những tam thí hữu tướng mà mình đã hành, hoá thành công đức vô tướng, hồi hướng cho chúng sanh của tam giới thập phương. 

Số lượt xem : 1317