Tảo tam tâm, phi tứ tướng
1. Tâm quá khứ không được nghĩ, tai là tâm quá khứ, Phật Nhiên Đăng, hội Liên Trì, Phật quá khứ quản thiên hạ, thế giới hồng phấn.
2. Tâm hiện tại không được tồn, mắt là tâm hiện tại, Phật Thích Ca, hội Linh Sơn, Phật hiện tại quản thiên hạ, thế giới sa bà.
3. Tâm vị lai không được nghĩ, mũi là tâm vị lai, Phật Di Lặc, hội Long Hoa, Phật vị lai quản thiên hạ, thế giới thanh tịnh.
Người tu đạo nên biết tảo tam tâm, phi tứ tướng ( quét trừ tam tâm, tứ tướng ) mà tiến đạo. Người trên thế gian kẻ tu đạo cầu chơn thì nhiều, mà người đắc đạo thành chơn thì ít là do duyên cớ gì đây ? là do người tu đạo toàn chẳng biết cái pháp tảo tam tâm, phi tứ tướng, khóa tâm vượn ( tâm hay leo trèo nhảy nhót như con vượn, con khỉ chẳng chút nào yên ), đóng ý mã ( ý như con ngựa phóng chẳng chịu ngừng ), do vậy mà ít người thành Tiên thành Phật. Học giả nếu có thể điều tâm chẳng loạn, ý chẳng tán, lục tặc ( 6 tên trộm ) chẳng xâm nhập được, lục trần chẳng nhiễm, tứ tướng hoàn toàn chẳng có, lục thần trong sáng rõ ràng, như thế thì làm sao lại chẳng thành đạo !
Cái gọi là tam tâm : tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai, đấy gọi là tam tâm. Tâm là tổng chỉ huy của việc ứng sự, do vậy :
việc của quá khứ không được truy đuổi, đã qua rồi thì thôi, cho dù vọng tưởng cũng chẳng trở lại, trở lại thì tổn tinh thần,
việc của hiện tại chẳng thể tồn, qua rồi thì thôi, có việc thì ứng, chẳng việc thì tĩnh;
việc của vị lai ( tương lai ) không được cầu, việc đến thì ứng, vọng tưởng cũng chẳng được, như thế thì tam tâm đã diệt.
Cái gọi là tứ tướng chẳng phải là tứ trần của nhãn nhĩ tị thiệt, mà là cái mà Phật đã nói : vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng; cái mà Nho Thánh gọi là phi lễ vật thị ( không hợp với lễ thì không xem ), phi lễ vật thính ( không hợp với lễ thì không nghe ), phi lễ vật ngôn ( không hợp với lễ thì không nói ), phi lễ vật động ( không hợp với lễ thì không làm ), cái mà đạo tổ gọi là nhìn mà chẳng nhìn, nghe mà chẳng nghe ( chẳng quan tâm, chẳng chú ý ), ngửi chẳng biết mùi hương của nó, ăn chẳng biết mùi vị của nó, đấy là tâm pháp tiến tu nên xả bỏ của tam giáo. Nay dựa theo thứ tự mà giải thích tứ tướng.
Người đời xem và cho rằng cơ thể sinh học của mình, tứ đại giả hợp, cái sắc thân do đất, nước, lửa, gió hợp thành là cái chơn ngã ( cái tôi thật sự ), thấy việc nghĩa chẳng dũng cảm mà làm, tham sống sợ chết, chỉ lo cho cái tiểu ngã ( cái tôi nhỏ ), gọi là có ngã tướng.
Tâm tồn ác niệm, dựa theo dục vọng của tư tâm ( cái tâm riêng tư vì bản thân mình ), phân biệt bạn và tôi, làm việc chẳng công bằng, ý loạn động, gọi là có nhân tướng.
Vọng niệm chẳng dứt tuyệt, tâm trần lưu chuyển, chẳng cầu giải thoát lục đạo luân hồi, gọi là có chúng sanh tướng.
Thức thần dụng sự, vọng tưởng chẳng ngừng, mong hưởng trăm tuổi, con cháu phồn thịnh, gieo trồng ác nghiệp, chẳng ngộ phật tánh cầu giải chân lý siêu thoát, tùy tâm nhiễm cảnh, ý thức chẳng giác, trầm luân biển khổ, gọi là có thọ giả tướng.
Tứ tướng ở trên đều do tâm ý mà sanh nhiễm. Nam nữ tu học nếu có thể đem bỏ hết tam tâm tứ tướng, thuận tay mà được thành quả đại đạo.
Tứ vật của Nho Thánh, phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động, tức nhãn, nhĩ, khẩu, tâm thanh tịnh.
Nhìn mà chẳng nhìn, nghe mà chẳng nghe, ngửi mà chẳng biết mùi của nó, ăn mà chẳng biết vị của nó, đấy là tâm ý chẳng loạn, cảnh giới tĩnh nhập hư không, con khỉ tốt khéo léo thông minh lanh lợi, cưỡi trên con ngựa nghe lệnh, dục tâm đã ngưng, còn ý thức toàn diệt, bên trong thủ huyền quan, 6 cửa đóng chặt, đã quên đi hình bóng của tứ tướng, đã gần đạo rồi. Mong rằng người đời trước hết nên phát niệm từ bi, giữ gìn nhân luân đạo đức, nam thì tuân thủ bát đức, nữ hành trì bát chánh ( quan hệ nhân luân giữa phu thê, phụ tử, huynh đệ, quân thần ), tích nhiều việc thiện, in sách khuyên đời, cứu tế những người gặp hoạn noạn nguy cấp, xả dược thí trà, kính yêu trân trọng ngũ cốc, chữ giấy, xây cấu đắp đường, có tiền thì thiện dụng vào những việc tốt, chớ có bị tiền bạc sai khiến mà làm những việc không hợp với đạo đức, mà phạm phải lỗi lầm sai trái.
Nên biết rằng đời người tại thế, người trong thuận cảnh thì chẳng tu, chỉ mong hưởng cái phước hư phù không thiết với thực tế; người trong nghịch cảnh thì khó hành, do có đủ thứ ma khảo làm cản trở, dẫn đến việc mong mà chẳng được như ý. Người đời nếu có thể biết thỏa mãn hài lòng với những gì mình đang có, dục tâm tự diệt thì sẽ chẳng có cái niệm tư tà ( tà niệm riêng tư ); cần phải bồi dưỡng công đức thật nhiều mới có thể tiêu giải những oan nghiệp của kiếp trước hoặc kiếp này; nếu thiện công tích được nhiều thì người tu luyện đại đạo sau đó nhất định dễ tịnh, do công đức có thể giải trừ đi ma chướng, nếu tạp ma đã diệt tận thì tâm tự nhiên tĩnh.
Khuyên người tu đạo rằng, nếu gặp phải ma cảnh, cần phải ôm giữ lấy chánh niệm, an ủi tự tâm, chẳng để cho nó vọng động, học giả có thể làm được như thế thì cần chi phải niệm chú thỉnh phật, bởi vì học đạo quan trọng nhất ở một chữ tâm chánh, nên biết rằng tâm là tổng căn nguyên ( nguồn gốc ) tạo thiên đường, tạo địa ngục, tạo ra Thánh Hiền Tiên Phật, cho nên tâm là chủ của một thân, tức thuộc vị trí quân vương. Người làm quân vương nếu có thể tâm chánh thì văn võ khắp triều chẳng có ai không kính phục, và bốn biển bình tịnh, vạn dân an lạc, ngựa thả núi nam, đao súng vào kho. Tâm nếu như động một cái, như quân vương phản vô đạo, làm việc chẳng có sự chủ quyết, từ đấy mà nhãn nhĩ tị thiệt thân ý hỗn loạn mà cướp đoạt cảnh tình để thỏa mãn dục tâm sảng khoái. Nên biết rằng nếu như tâm vọng động, chẳng biết dùng chánh niệm để vãn hồi ( cứu vãn ), cho dù có tiên phật thần thông quảng đại cũng khó mà cứu vãn, chế ngừng dục tâm. Dục tâm của con người lợi hại vô cùng, có thể thiên biến vạn hóa, như Tề Thiên Đại Thánh, lộn một vòng đi xa tới 10 vạn 8 ngàn dặm, thật là chẳng cách nào khống chế.
a. Vô nhân tướng :
Nếu có thể trong bốn bể, xem chúng sanh như trẻ sơ sinh, chẳng nói những lời lường gạt, chẳng dối trá gian xảo thì là vô nhân tướng ( chẳng có nhân tướng ).
Thái độ đối đãi với người khác dựa vào tiền tài, thế lực ít nhiều của đối phương mà quyết định quan hệ thân sơ, không ngừng kết giao với những người có địa vị xã hội cao, thấy người ta ngu nhược thì không ngừng chán ghét, ghen ghét đố kị với những gì mà người ta có, keo kiệt bủn xỉn với những gì mà người ta cầu xin mình, đều là nhân tướng.
Tuy hành nhân nghĩa lễ trí tín mà ý cao tự phụ, chẳng hành phổ kính ( kính trọng tất cả mọi người, mọi chúng sanh ), nhân nghĩa lễ trí tín chẳng hợp kính người, là nhân tướng.
b. Vô ngã tướng :
Nếu có thể biết rằng thân là ảo, ngộ được cái vô thường này, chỉ biết có người, chẳng biết có mình, chẳng vì tánh mạng thì là vô ngã tướng ( chẳng có cái tướng của tôi ).
Phàm là tự yêu bản thân mình, tranh danh đoạt lợi, mưu tính cho thân mình, lại mưu tính cho con cháu, đều là ngã tướng.
Kẻ mê ỷ cậy vào việc có tài sản châu báu, học vấn, địa vị mà ngạo mạn với tất cả mọi người thì là ngã tướng.
c. Vô thọ giả tướng :
Nếu có thể nhìn thấu ngộ rõ sự trường thọ, đoản mệnh, sự khốn cùng hiển đạt, chẳng tùy theo hoàn cảnh mà tâm biến đổi, khéo phương tiện giúp người vốn là chẳng có tướng thọ giả.
Những kẻ quỳ lạy khẩn cầu mà cầu phước báo hiện tại, đốt bùa luyện đơn, mong trường sanh bất lão là thọ giả tướng.
Đối cảnh mà lấy xả phân biệt là thọ giả tướng.
d. Vô chúng sanh tướng :
Nếu có thể chẳng tồn cái vọng tâm ích kỷ tự tư tự lợi, lấy cái tâm đại công vô tư vì chúng sinh bá tánh làm tâm mình, kẻ ác ta vẫn đối đãi thiện, kẻ bất thiện ta vẫn đối đãi thiện, chẳng có tâm phân biệt đối đãi, chẳng có những phiền não cấu uế bất tịnh là chẳng có chúng sanh tướng.
Sắc thọ tưởng hành thức hy vọng tùy ý cầu đắc, cầu lấy chẳng có nguyên tắc, ngôn chánh hành tà, khẩu thiện tâm ác, là chúng sanh tướng.
Việc tốt thì quy về mình, việc xấu ác thì đổ cho người, là chúng sanh tướng.
Số lượt xem : 2053