BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Sự thù thắng của Tiên thiên đại đạo

Tác giả liangfulai on 2023-07-07 18:55:19
/Sự thù thắng của Tiên thiên đại đạo

Sự thù thắng của Tiên thiên đại đạo

 

Các đệ tử Bạch Dương thật may mắn đến chẳng ngờ, đắc thụ minh sư chỉ điểm đại đạo siêu sanh liễu tử này. Lão Tiền nhân đại đức của chúng ta đã từng nói rất rõ ràng với chúng ta rằng : “ Sư tôn, Sư mẫu của chúng ta phụng mệnh đảo trang giáng thế, phổ độ Tam Tào đại bàn thâu viên. Đấy là kỳ duyên mà từ xưa đến nay chưa từng có.


Chúng ta đắc được một điểm này gọi là “ đạo ”, những cái khác nói đến là “ giáo ”. Đắc được chỉ điểm này rồi, nhanh chóng biết được kinh điển vạn giáo chẳng rời tự tánh. Cái “ đạo ” mà chúng ta đắc được chính là chân truyền của tánh lí tâm pháp của Tam giáo thánh nhân.


Cái mà nhà phật nói là “ vạn pháp quy nhất ”, “ minh tâm kiến tánh ”

Cái mà Nho gia nói là “ chấp trung quán nhất ”, “ tồn tâm dưỡng tánh ”

Cái mà Đạo gia nói là “ bão nguyên thủ nhất ”, “ tu tâm luyện tánh ”

 

Tam giáo Thánh nhân toàn nói cái “ nhất ” này, toàn nói cái “ tâm tánh ” này. “ Nhất ” chính là “ Lý ” của vô cực lý thiên, ở trên thân người chính là “ tâm tánh ” của chúng ta. Cho nên nói cái đạo mà chúng ta đắc chính là tánh lý chân truyền của tam giáo thánh nhân, cũng chính là cái “ Phật phật duy truyền bổn thể, sư sư mật phó bổn tâm ” mà Lục Tổ Đàn Kinh đã nói.

 

“ Đạo ” đến từ vô cực lý thiên, trước khi chưa có trời đất thì trước tiên đã có đạo này rồi, do đó gọi là “ tiên thiên đại đạo ”.

 

Linh tánh của chúng ta trước khi chưa có trời đất thì đã có rồi, cho nên đến từ “ tiên thiên ”. Sau khi có trời đất rồi thì là hậu thiên. Chúng ta giáng sanh tại thế gian, rơi vào hậu thiên mà luân hồi chịu khổ. Hôm nay chúng ta đã cầu đắc được đại đạo bảo quý, thông qua việc tu đạo, bàn đạo phải tìm trở lại bổn tánh tiên thiên vốn có của chúng ta, cũng chính là minh tâm kiến tánh mà Phật gia đã nói, mới có thể từ hậu thiên quay trở về tiên thiên.


Phật Đà lúc truyền pháp cho Đại đệ tử Ca Diếp Tôn Giả đã từng phó chúc : “ ta có chánh pháp nhãn tàng, niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền ”. Chánh pháp nhãn tạng ở đâu ? đấy chẳng phải chính là huyền quan diệu khiếu mà minh sư đã chỉ điểm cho đó ư ! cũng chính là “ đạo ” mà hôm nay chúng ta đã đắc.

 

Một chỉ điểm của Minh Sư có thể đạt niết bàn diệu cảnh dĩ tâm ấn tâm với Vô cực hoàng mẫu và chư thiên tiên phật. Đấy là chân không diệu hữu, pháp môn vô thượng ẩn vi ảo diệu. Vả lại, sự truyền thừa tâm pháp như thế này chẳng ghi chép lại ở trong kinh điển bằng văn tự, cũng là cái mà những pháp môn giáo hóa bình đẳng chẳng cách nào truyền thừa được. Sự ảo diệu và thù thắng của tiên thiên đại đạo cũng là ở chỗ này, nhưng những phàm phu tục tử như chúng ta  chẳng có công chẳng có đức sao có thể đắc được cái đạo của chánh pháp nhãn tàng, niết bàn diệu tâm này ? Lúc này tam kỳ mạt hậu, Hoàng Mẫu từ mẫn mở rộng cửa từ bi, dựa vào hoằng thề đại nguyện của Di Lặc Tôn Phật mới có cái nhân duyên thù thắng truyền xướng nhân gian cái tam bảo tâm pháp mà từ ngàn xưa đến nay chẳng dễ gì truyền cho.

 

1. Sự thù thắng của mạt hậu nhất trước


Tiên thiên đại đạo, hằng cổ bất khinh truyền. Từ xưa đến nay “ đạo ” là đơn truyền độc thụ, nhất định trước tiên phải tu đến công quả viên mãn mới có thể đắc được việc có duyên được phật tổ thọ kí. Thiên thời vận chuyển từ Thanh dương, Hồng dương, cho đến hôm nay Bạch Dương Kỳ. Và quan sát thời vận ngay trước mắt, lòng người chẳng còn được tốt như người xưa, đạo đức hủy hoại luân vong, kiếp số liên tiếp ập đến, chính là cái gọi là vận của tam kì mạt kiếp. Ơn trên chẳng nhẫn tâm để cho ngọc và đá cùng bị thiêu hủy ( bất luận kẻ hiền ngu, thiện ác, tốt xấu đều đồng thời bị hại, đều hủy diệt hết ) nên giáng xuống đại đạo, cứu rỗi những người lương thiện để thoát vận kiếp. Trong tam kì mạt hội này, đại đạo phổ truyền, bất luận nam nữ, già trẻ, phú quý bần tiện đều có cơ duyên đắc đạo.

 

Trong nghi thức bàn đạo, những từ thân thỉnh rằng : “ mạt hậu nhất trước tích vị ngôn, minh nhân tại thử tố nhất phiên, ngu phu thức đắc hoàn hương đạo, sanh lai tử khứ kiến đương tiền ”


Mạt hậu nhất trước là chân tông mật bảo mà ngàn xưa chẳng tiết lộ, các chư phật chư tổ trong quá khứ chẳng dễ gì chịu nói ra. Nay gặp tam kì mạt vận, duy chỉ có đương đại minh sư lãnh thụ thiên mệnh của Lão mẫu – Sư tôn, sư mẫu có thể chỉ thụ cho thiên cơ mật bảo này mới khiến cho những ngu phu ngu thê ( những lão bá tánh bình thường, những nam nữ vô tri ) vốn chẳng có công đức viên mãn nhận biết con đường lớn trở về cố hương của linh tánh, sinh đến từ đâu ? chết sẽ đi về đâu ? liễu ngộ rõ ràng vào ngay lúc được điểm đạo.


Trong quá khứ vốn dĩ nhất định cần phải công quả viên mãn mới có tư cách lãnh thụ pháp môn vi diệu vô thượng thậm thâm này, giống như trong Đàn Kinh đã nói : “ Chỉ có pháp môn kiến tánh này, kẻ ngu chẳng thể biết ” ( chỉ thử kiến tánh môn, ngu nhân bất khả tất ); cũng như Vương Tổ đời tổ thứ 15 nói rằng : “ nhất định cần phải thượng căn thượng khí, những người đại dức mới có thể kế thừa tiếp nhận ”, mà nay chúng ta những phàm phu tục tử chưa có công đức trí tuệ viên mãn, may mắn biết bao lại có thể đắc thụ đại pháp “ trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật ” này.


Thật ra nhân duyên đắc đạo của các đệ tử bạch dương nào có phải là ngẫu nhiên. Thật ra là do sự tu trì của lũy kiếp và âm đức của tổ tiên, lại thêm vào phật duyên sâu dày với Bạch dương tổ sư Di Lặc Cổ Phật và Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát mới có cơ hội này.
 

Lúc trình tấu tờ biểu văn “ Long Thiên Biểu ” lên Thượng Đế là hoàn thành sự thật  “ thiên bảng ghi danh, địa phủ xóa tên ” này. Long Thiên Biểu cần phải do đương đại minh sư dẫn dắt dẫn bảo sư và đại chúng quỳ dưới đài sen của Minh Minh Thượng Đế, trình tấu trước bàn của Minh Minh Thượng Đế về việc người cầu đạo nguyện phát nguyện cầu đạo và báo danh, đăng ký, khẩn cầu Thượng Đế ban cho con đường rõ ràng để về trời, mà đốt biểu văn bẩm cáo với ơn trên.

 

Sự khác biệt giữa tờ biểu văn và các sớ văn bình thường là ở chỗ sớ văn là do con người tự chủ động làm ra, có việc cầu xin đối với ơn trên. Còn biểu văn là thừa mệnh phụng hành ý chỉ của ơn trên mà làm, do đó tất phải do đương đại minh sư lãnh thụ minh mệnh của ơn trên trình phụng ơn trên ân chuẩn.


Thật ra do lúc này Hoàng Thiên khai ân, chân tông chánh mạch của các đời Tổ sư truyền thừa đã ứng thời ứng vận, truyền bố nơi đông thổ, nhân duyên đại đạo phổ truyền, hội này sẽ quảng cứu vô số chúng sanh, mạt hậu nhất trước phổ thâu những chủng tử có duyên. Cho nên, nay có duyên được ban cho con đường rõ để về trời, tất cả đều là ân điển của Thượng Đế, Tổ Sư hồng từ, đại đức của Sư Tôn Sư Mẫu, đấy là sự tôn quý của thiên mệnh, cũng chính là sự thù thắng của tiên thiên đại đạo.

 

2. Sự thù thắng của việc đắc trước tu sau 


Thanh Dương, Hồng Dương kỳ đơn truyền độc thụ, phải tu trước đến lúc công quả viên mãn mới có thể nhận sự thọ kí điểm hóa của những tiên phật có duyên, đấy là tu trước đắc sau. Thời vận đã đến tam kì mạt hậu, trời đất sắp đến kỳ kết thúc, ơn trên từ bi giáng xuống đại đạo, mới truyền cho chân tông đại đạo của trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật này.


Do đó thời vận quá khứ, do chẳng có Minh Sư phụng thiên thừa vận để bàn lý mạt hậu nhất trước, trực tiếp truyền cho pháp môn kiến tánh này, mà chỉ có thể ban cho những pháp môn giáo hóa bình đẳng bình thường. Do vậy, cần phải bắt tay vào từ đủ thứ công lao như khuyên người hành thiện, cứu trợ nghèo khó, xây cầu lắp đường, chẳng ngừng tích lũy phước đức.

 

Hoặc càng tiến thêm một bước điều tâm, luyện khí, từ tự bản thân cần mẫn hạ công phu mà thôi, chứ chẳng biết trực tiếp hạ công phu từ trên bổn tâm tự tánh. Đấy đều là “ tu trước đắc sau ”, do quá trình nhiều phức tạp, khảo nghiệm rất nhiều, cho nên chẳng dễ tu, càng chẳng dễ thành.


Nếu là tam kỳ mạt hội đắc thụ Minh Sư chỉ điểm thọ ký, cầu đạo rồi thì biết từ tiên thiên bổn giác của tự tánh mà đi thể ngộ hiểu rõ, chính là cái gọi là “ chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện ” ( chúng ta có thể chuyên chú tâm ở một nơi, vậy thì tất cả mọi việc đều làm dễ dàng. Đem tâm chuyên chú tại một nơi thì tâm chẳng tán, chẳng loạn, nhất tâm bất loạn, hiệu quả bèn chẳng thể nghĩ bàn, bởi vì nhất tâm sanh vô lượng trí tuệ, vô lượng đức năng, cho nên nhất tâm vô cùng quan trọng ) , đối với sự nắm bắt và tinh tiến của việc tu trì công môn, tự nhiên có sự khác biệt lớn.


Do đó mà Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư sau khi truyền pháp cho Lục Tổ Huệ Năng bèn nói : “ Chẳng biết bổn tâm thì học pháp vô ích. Nếu có thể biết được bổn tâm của mình, thấy được bổn tánh của mình, tức gọi là trượng phu, thiên nhân sư, phật ” thật sự là sự khác biệt lớn nhất của việc đắc trước tu sau và tu trước đắc sau.

 

Đặc biệt đắc đạo thụ một chỉ của Minh Sư, đấy là sự truyền thừa của tâm pháp, đạo thống, thiên mệnh của chư phật, do đó ngay lúc ấy tức khế ứng với Lão Mẫu và tâm phật của chư thiên tiên phật


Càng do một chỉ của Minh Sư, sự mở ra của linh quang tự tánh, sự triển thị hiển hiện của tiên thiên diệu trí tuệ, tất cả hạng sự trực tiếp do bổn giác tiên thiên phát huy , các hạng sự tự nhiên an ổn thích đáng, do vậy mà sáng tạo ra vận mệnh đời người hạnh phúc mỹ mãn. Nếu chưa đắc được chỉ điểm của Minh Sư, sự nắm bắt và thể hội đối với tự tánh, phật tánh bèn phải đợi học tập mò mẫm từng bước một, đối mặt với việc theo đuổi tìm kiếm mục tiêu của đời người càng phải tốn một phen công phu.

 

Nếu từ những thể nghiệm cá nhân của trước và sau khi cầu đạo để xem, người bình thường trước khi cầu đạo, cho dù có tâm nghiên cứu kinh điển của các giáo, thường vẫn bị hạn chế ở chỗ linh quang tự tánh vẫn chưa mở ra nên khó mà nắm bắt trọn vẹn những áo nghĩa ( ý nghĩa ảo diệu ) trong kinh điển.

 

Nhưng từ sau khi được minh sư chỉ điểm thì cảm nhận sâu sắc đột nhiên đại ngộ, chẳng những nghĩa lý do vậy mà rõ ràng minh bạch, đặc biệt trong kinh điển của tam giáo, những  chỗ áo diệu tàng chứa của tánh lý tâm pháp đều có thể rõ ràng thông thấu, lẽ nào chẳng kì lạ sao ? Ví dụ như : quán tự tại bồ tát trong tâm kinh, cái mà quán được là vị tự tại bồ tát nào ? giữa đắc trước và đắc sau thì thể ngộ lãnh thụ có khác biệt hay không chắc là đã rõ ở trong lòng.

 

Lại như lúc bấy giờ Phật Đà niêm hoa trên hội Linh Sơn, vì sao trong số các đệ tử chỉ có Ca Diếp khẽ mìm cười ? đủ biết cái khó của việc chứng ngộ đại đạo của các đệ tử của thời kỳ Hồng Dương tu trước đắc sau.

 

“ Chánh pháp nhãn tàng ”, các đệ tử bạch dương do đắc trước tu sau, vì thế mà đều có thể lãnh hội lãnh thụ, còn rất nhiều các đệ tử của phật thích ca mâu ni trên hội linh sơn vẫn là mờ mịt chẳng rõ, lý do của nó là gì ? đấy là ở chỗ đắc trước đắc sau, thì ra là khác xa một trời một vực


Do vậy Khổng Tử nói rằng : “ ngô đạo nhất dĩ quán chi ”, cũng chỉ có Tăng Tử đáp lại đồng ý : “ duy ! ” ( đúng vậy ). Cho nên, bất kể chỗ đi sâu vào nghiên cứu “ cái đức trung dung ” của Khổng Lão Phu Tử, “ Thanh tịnh ” , “ chân thường ” của Lão Tử…nếu chẳng phải là đắc được chỉ điểm của minh sư trước mà khế ngộ bổn nhiên, không thì nhất định cần phải tốn lượng thời gian thích hợp để mày mò nghiên cứu, càng phải bỏ ra biết bao công sức tu trì mới có thể có chỗ lãnh ngộ và thể hội !

 

Lại nữa, nếu là tu trì các pháp môn giáo hóa bình đẳng bình thường, tuy cùng là chánh pháp, căn cứ vào những ghi chép trên kinh phật thì muốn từ phàm phu tu đến quả vị cứu cánh giải thoát thì con đường tu hành trải qua nhất định là xa xôi và vô tận, thường tốn công phu tu trì của vài kiếp hoặc trải qua nhiều kiếp mới được thành tựu.

 

Nhưng hôm nay sau khi đắc đạo trì tu pháp môn bạch dương, tiên phật bảo với chúng ta có thể “ một kiếp tu, một kiếp thành ”. Cái lý ấy cũng là ở chỗ này, do sau khi đắc đạo hiểu được trực tiếp đi hạ công phu từ bổn tánh tự tâm, trực tiếp thẳng thừng, cho nên dễ tu, dễ thành. Cũng chẳng lấy làm lạ Vĩnh Gia Huyền Giác Đại Sư nói rằng : 「直截根源佛所印,擇葉尋枝我不能。」trực tiệt căn nguyên phật sở ấn, trạch diệp tầm chi ngã bất năng ”

 

Ngoài ra, đắc trước, đắc sau, tuy đều phải đắc như nhau, tất nhiên cũng phải tu, thế nhưng sự khác biệt giữa trước và sau là như thế.


3. Sự thù thắng của Tam Tào phổ độ
 

Phật quy ngày xưa rằng nhất tử thành đạo, cửu tổ siêu thăng. Lúc bắt đầu khai phổ độ, quy luật chẳng thể thay đổi của Vô cực Lão mẫu là : “ độ người sống chẳng độ người chết ”. Do vậy, nhà Phật nói rằng : “ đắc đạo tứ nan ” ( bốn điều khó khăn để có thể đắc đạo ). Đắc được thân người là điều khó nhất trong 4 điều khó, chưa đắc được thân người thì khó mà đắc được đại đạo này. Sau đó được Tam Quan Đại Đế, Địa Tạng Cổ Phật từ bi, khẩn cầu hồng ân, Lão mẫu mới chuẩn cho “ âm dương tề độ ”, do vậy mà lập ra phật viện để siêu bạt sau này.


Ngoài ra, Dân quốc năm thứ 19, Sư Tôn Sư Mẫu cùng lãnh thiên mệnh trong lò bát quái, Hoàng Mẫu ân chuẩn “ Tam Tào phổ độ ” , Sư Tôn Sư Mẫu cùng gánh lấy thiên mệnh của Tam Tào đạo sư, phụng mệnh phổ độ Tam Tào.

 

Đại đạo phổ độ linh tánh, trên có thể độ những hà hán tinh tú trên trời, chư tiên của cõi khí thiên; giữa có thể độ tất cả chúng sanh, những thiện nam tín nữ của nhân gian; dưới có thể độ những u minh quỷ hồn của địa phủ, đấy gọi là “ Tam tào phổ độ ”.

 

Những người tu hành trong quá khứ, những kẻ luyện khí, do chưa gặp được thời trời khai ân độ trở về, siêu nhập lý thiên, và những trung thần hiếu tử, liệt nữ tiết phụ, sau khi chết sao có thể bị quên lãng, tuy có thể thăng làm thần tiên của cõi khí thiên, nhưng nếu chẳng đắc được thiên đạo, khí số hết rồi thì vẫn khó thoát nỗi khổ luân hồi, chưa thể phản bổn hoàn hương. Nay gặp tam kỳ mạt kiếp, thiên đạo phổ độ, do vậy chư tiên của cõi khí thiên âm thầm phối hợp trợ đạo, hoặc theo thần phật hiển hóa, và tìm kiếm những người kiếp trước có duyên với mình gánh vác làm dẫn bảo sư cho mình để có thể cầu đắc thiên đạo, quay trở về Lý vực vĩnh thoát luân hồi. Chỉ có cái cách độ những hà hán tinh đẩu so với người là vô cùng khó khăn phức tạp.

 

Nhân sanh tại thế, hiếu đễ là gốc ( hiếu đễ : hiếu thảo với bố mẹ, thương yêu anh chị em ), tuy đã tận cái hiếu của thế tục, nhưng  nếu sau khi bố mẹ qua đời, chẳng thể tiêu giải những tội lỗi của tổ tiên và bố mẹ để họ thoát khỏi luân hồi, thì chỉ là tiểu hiếu mà thôi.

 

Người con hiếu thảo thật lòng tưởng nhớ công lao vất vả của bố mẹ khó đền đáp, nếu quả như muốn hiếu đạo chẳng có thiếu sót, thì lúc bố mẹ vẫn còn sống nên tận hết lòng chân thành hiếu kính, sau khi chết càng phải hành công sâu siêu bạt vong linh, khiến cho họ vĩnh viễn thoát khỏi nỗi khổ của luân hồi mà hưởng cái thanh phước của Lý thiên.

 

Thế nhưng, là con cháu của người ta, nếu muốn siêu bạt cửu huyền thất tổ, u minh quỷ hồn, nhất định cần phải tu đạo kiên trì lâu dài không thay đổi, có công có đức, có sự biểu bạch đối với đạo mới có thể siêu bạt, đấy có thể gọi là một đứa con vào đạo thì cửu tổ đều quang vinh, một đứa con thành đạo thì cửu tổ đều siêu thăng.

 

4. Sự thù thắng của Thánh phàm kiêm tu

 

Bạch Dương ứng vận, đạo giáng hỏa trạch. Kì này tu đạo chẳng cần phải từ bỏ gia đình sự nghiệp, vợ chồng có thể cùng tu, bố con có thể đồng tu, nửa Thánh nửa phàm. Nhập thế chẳng quên tu đạo, tu đạo chẳng quên nhập thế. Dùng tinh thần xuất thế để nhập thế, cuối cùng đạt đến một thể xuất thế nhập thế. Như vậy tại gia xuất gia, tu đạo chẳng mất nhân đạo, nhân luân ( luân thường của nhân loại ) cũng có thể viên mãn.


Vả lại trong cõi hồng trần hối hả xô bồ, trong thế giới muôn màu rèn luyện ra công phu càng tốt hơn, có thể gọi là trồng sen trong lửa, cảnh giới tu thành càng cao. Tu đạo kì này chẳng tu thiền định, chẳng đoạn dứt phiền não. Mỗi người sau khi đắc đạo chỉ cần dựa theo nhân nghĩa đạo đức mà đi làm trong sinh hoạt hằng ngày, làm cho nhân đạo ( đạo lý làm người, nhân luân ) được viên mãn, tức có thể thành đạo.

 

Chẳng cần dùng phương thức tu hành bỏ cả gia đình sự nghiệp, khổ tu khổ luyện ở những nơi núi sâu động cổ của quá khứ. Vả lại như thế này Thánh phàm kiêm tu, chẳng những trong sinh hoạt kinh tế có thể tự cấp tự túc, chẳng cần chịu sự cúng dưỡng của người. Nếu có năng lực dư thừa cũng có thể hành công bố thí, tích lũy công đức càng nhanh.

 

Căn khí của mỗi người tuy có sâu có cạn, nhưng bạch dương đại đạo là pháp môn tu hành thích hợp với các loại căn khí. Mọi người sau khi đắc đạo bèn có thể độ hóa chúng sinh, hành công lập đức, chẳng cần phải đợi đến lúc đức cao vọng trọng

 

Căn khí khác nhau, bối cảnh khác nhau, trình độ học vấn khác nhau, mỗi người chỉ cần ở địa vị mình đang đứng làm cho tốt những việc nên làm, một mặt thật tốt mà tận hết chức trách bổn phận của mình trong cuộc sống hoặc trên cương vị công tác, mặt khác tiến hành tham gia nghiên cứu đạo lý, học tập công phu độ hóa thành toàn.

 

Các phần tử trí thức sau khi đắc đạo có thể viết sách, thay trời tuyên hóa; cho dù chẳng biết chữ, chỉ cần chịu làm chịu hành, tận tâm tận lực giúp đỡ ở đạo trường, tuy phương thức hành đạo có thể không giống nhau, vẫn có thể tu trở về bổn tánh ngây thơ thanh tịnh vô vi như nhau, đạo quả tu thành cũng như nhau.

 

Trong cái nhân duyên thời đại của nho gia ứng vận này, người người có thể tại gia xuất gia, lấy tam cang ngũ thường, ngũ luân bát đức làm gốc, viên mãn nhân tình nghĩa lý của thế gian, cũng có thể thành tựu công đức của tiên phật thánh nhân, đấy là cái đạo phổ biến dễ hành.

 

5. Sự thù thắng của Thiên Nhân cộng biện ( cùng làm )
 

Những năm tam kì mạt kiếp, tam thiên đại sự nhân gian làm. Lúc này “ trên trời chẳng lưu một phật tử, tây thiên chẳng giữ một bồ tát ”. Chư thiên tiên phật hạ thế giúp đỡ trợ đạo. Di Lặc Cổ Phật là vị phật tổ thứ 10 của nguyên hội này ứng vận thâu viên, tất cả chư phật thập phương tam thế đều giúp đỡ trợ đạo, các vị thần của cõi khí thiên cùng nhau trợ giúp, hợp sức hoàn thành, Thiên Long Bát Bộ đến làm hộ pháp của các tu sĩ, đến cả u minh quỷ hồn cũng đến ra sức vì đạo, trợ giúp làm nhiệm vụ tam thiên phổ độ thâu viên. Cho nên việc thúc đẩy đạo vụ tuyệt đối chẳng phải là chỉ có lực lượng của sức người làm, còn có đủ thứ lực lượng của vô hình trợ hóa. Trong tiến trình tu bàn của mỗi một vị đạo thân đều tràn đầy chẳng dứt những cảm ứng và thần tích hiển hóa chẳng thể nghĩ bàn.

 

Đấy cũng chính là vì sao tiên thiên đại đạo có thể giữa vài chục năm ngắn ngủi mà truyền khắp thế giới vạn quốc cửu châu, và là chứng nghiệm của đạo vụ hoằng triển các nơi.


Thuở ấy Phật Thích Ca Mâu Ni trụ thế giảng kinh thuyết pháp 49 năm, mới khai diễn 16 lần pháp hội. Nay gặp lúc đại khai phổ độ này, đấy là kỳ duyên nghìn năm khó gặp, đạo trường bạch dương, tiên phật trợ hóa, ứng với cơ duyên của chúng sanh, đợt pháp hội nào chư thiên tiên phật cũng hộ trì, hoặc dùng phi loan, khai sa để chỉ điểm mê tân ( cung cấp con đường, phương hướng, biện pháp giải quyết đối với những chỗ khó khăn của sự việc ), thậm chí mượn khiếu hiển hóa trực tiếp khai thị, dẫn dắt chỉ đạo chúng sanh con đường tu bàn đúng đắn. Nếu chẳng phải là ơn trên từ bi, chư phật chư tổ phụng mệnh hiển hóa, sao có những hiển hóa và nghiệm chứng thần kì như thế này. Cho nên chúng ta nhất định cần phải hiểu cái mà hôm nay chúng ta bàn là việc trời, tuyệt đối chẳng phải là sức người có thể kiểm soát.

 

Trong đạo trường bạch dương, tiên phật khổ tâm, từ bi hiển hóa, phê giáng huấn văn. Thánh điển bạch dương từ nào cũng hay cũng đẹp, có thể làm chỉ nam tu bàn của các đệ tử, cũng là tấm gương bảo bối của sử sách bạch dương.

 

Các đệ tử bạch dương chúng ta sau khi đắc đạo, lúc nào cũng phải ý thủ huyền quan, tự tánh thanh tịnh, đốn ngộ bồ đề, mỗi người tự quán tâm mình, tự thấy bổn tánh. Trời hợp với người, người hợp với trời, đồng khế đồng ứng với Lão mẫu tự tánh và chư thiên tiên phật.

 

6. Sự thù thắng của Đâu Suất Tịnh Độ

 

Những người tu hành trong quá khứ muốn chứng đạo nhất định phải tu được trong ngoài viên mãn. Còn các tu sĩ bạch dương thì có sự gia bị và hộ trì của hoằng thề đại nguyện của Di Lặc Tổ Sư, chỉ cần sau khi cầu đạo chẳng làm những việc phản đạo bại đức, cho dù công phu Nội Thánh vẫn có chỗ chưa viên mãn, sau khi quy không vẫn được Tổ Sư tiếp dẫn, vãng sanh Di Lặc tịnh thổ Đâu Suất Đà Thiên để bảo vệ gìn giữ phật căn chẳng thoái chuyển, đấy là cái mà quá khứ trước đây chẳng có.


Con người tại thế gian luân hồi hơn sáu vạn năm, sự đeo bám làm vướng víu của những oan nợ tội lỗi và nhân quả nghiệp lực, lại cộng thêm những thói hư tật xấu và tánh nóng nảy của kiếp này, muốn tu được trong ngoài viên mãn thật chẳng dễ dàng biết bao.


Bạch Dương ứng vận, trời giáng đại đạo phổ độ chúng sanh, do đó lấy ngoại công làm trọng, “ rộng cứu vô số chúng sanh ” là dụng ý của ơn trên, là tâm nguyện hoài bão vốn có của Tổ Sư, cho nên chỉ cần nỗ lực tham dự tu bàn, phàm là những người do tâm từ bi của Di Lặc Tổ Sư nhiếp thụ, sau khi quy không tất được Di Lặc Tổ Sư tiếp dẫn vãng sanh Đâu suất đà thiên – Thiên Phật viện. Cho dù công phu nội thánh chưa đạt đến cảnh giới viên mãn, nhưng ở trong thiên phật viện tiếp nhận sự giáo hóa của những bồ tát hữu duyên, tiếp tục tu hành, khiến cho người người cũng đạt đến viên mãn, đạt đến cảnh giới minh tâm kiến tánh mà trở về bổn vị Lý thiên.

 

Di lặc từ tôn vì muốn bạt độ những nỗi bi khổ của nhân gian mạt pháp, tránh miễn việc chúng sanh càng trụy ( rơi xuống ) càng sâu, do vậy dựa vào nguyện lực đại từ đại bi phổ nhiếp những phật tử có duyên vãng sanh Đâu Suất Đà Thiên để bảo vệ phật căn chẳng thoái chuyển.

 

Đến lúc nhân gian hóa thành tịnh độ thì Di Lặc Tổ Sư sẽ dẫn dắt tất cả những phật tử của Đâu Suất Đà Thiên giáng sanh nơi Diêm Phù Đề, và chứng quả phật dưới cây Long Hoa Bồ Đề ở nhân gian, cùng thuyết pháp, đại chuyển pháp luân 3 lần, khiến cho những người có thể tham dự hội này đều có thể thấy phật nghe pháp để siêu sanh liễu tử, hoàn thành việc đại thâu viên của linh tánh, đấy chính là “ Long Hoa tam Hội ”.

 

Nhân gian tuy biến thành tịnh thổ, nhưng vẫn chưa đạt cảnh giới viên mãn phật đức, cho nên Di Lặc từ tôn mới dùng thân cuối cùng của bồ tát Đâu Suất Thiên ( Nhất sanh bổ xứ bồ tát, đẳng giác bồ tát ) giáng đến nhân gian, chứng quả phật dưới cây Long Hoa Bồ Đề, sau đó đại chuyển pháp luân, khiến cho những người nghe pháp đều chứng quả vị từ La Hán trở lên.

 


Nhân gian tịnh thổ là phước báo gặt hái được do giữ ngũ giới, hành thập thiện, nhưng vẫn chưa thể thật sự nhảy ra khỏi nỗi khổ của luân hồi, chặt đứt gốc sanh diệt. Do vậy do Di Lặc ứng vận thâu viên, khai diễn 3 lần pháp hội lớn Long Hoa, độ hóa vô số chúng sanh liễu thoát sanh tử luân hồi.

 

Những người gặp được tam bảo chân truyền, có thể “ địa phủ rút tên, thiên bảng ghi danh ” , vả lại sau khi quy không có thể vãng sanh Thiên Phật Viện. Thì ra đấy đều là nhận sự nhiếp dẫn của hồng từ đại nguyện của Di Lặc Tổ Sư, thăng lên Đâu Suất Đà Thiên ( trời thứ tư Dục Giới ) mà có cảnh nhất bất thoái chuyển , theo những vị bồ tát hữu duyên tiếp tục tu hành, tương lai “ Long Hoa Tam Hội ” lại theo Lão Tổ Sư giáng sanh nhân gian, nghe kinh, vấn pháp, chứng quả, trở về lại bổn vị, đấy mới là cảnh giới thật sự viên mãn siêu sanh liễu tử.

Số lượt xem : 464