BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Nhận rõ về Kê Khiếu và mượn tướng rõ lí

Tác giả liangfulai on 2022-09-14 10:57:08
/Nhận rõ về Kê Khiếu và mượn tướng rõ lí

Đại đạo vô hình, vô tình, vô danh, âm thầm lặng lẽ mà vận hành biến hoá đại thiên thế giới. Thiên địa chẳng có lời nói, nhưng dựa theo cương vị mà hành, ngày đêm chẳng ngừng. Có thể thấy “ Vô ” là thể của gốc cội, còn “ Hữu ” là dụng của “ Vô ”; sắc và không, hữu và vô vốn dĩ cùng là một thể.


Ơn trên từ bi thương xót, vào lúc thời kì chót đại đạo phổ truyền, vì để độ hóa dẫn dắt những chúng sanh căn cơ khác nhau, có những sự chấp trước thiên lệch nặng về một phía khác nhau, vậy nên rộng thiết quyền pháp, hoặc là khải phát niềm tin lìa khổ được vui, thoát rời nhà lửa; hoặc là quý trọng tôn sùng sự tiêu dao của miền cực lạc và sự tôn quý của thiên tước, hoặc thần đạo thiết giáoTiên Phật hiện thân tuyên giảng giáo nghĩa, từ bi khích lệ … dần dần có những pháp môn khác nhau, tông phái cũng ứng với thời cơ mà sanh.  Nên biết trong thần đạo thiết giáo, “ kê khiếu ” vốn thuộc “ mượn bè qua sông ”. Nếu chẳng hiểu rõ bổn ý của ơn trên mà dùng vô tội vạ, chấp mê mà điên đảo vọng tưởng, thì lìa đạo quá xa. Người như thế, chẳng những một mình cá nhân mê muội, lại còn một người mê dẫn mọi người cùng mê, đang cưỡi lừa mà còn đi tìm con lừa mình đang cưỡi, nhảy ra khỏi cái hố này lại rơi vào cái hố nọ, uổng phí công phu lớn nhỏ; nếu đi làm trái ngược với đạo mà thì rơi vào hang ổ Ma, thì báo hại làm liên luỵ Huyền Tổ chịu vạ lây rồi ! Đấy là cái hại của việc chấp Kê trước Tướng. Thế nhưng trung đạo vốn chẳng có lưỡng đoan ( hai đầu cực đoan ), không quá gần, không quá xa, chẳng lấy, chẳng xả. Chỉ có lấy tướng thì là không đúng, nhưng nếu chỉ chấp ý phá tướng nhập không, thì cũng khó tránh rơi vào ngoan không, đoạn diệt, vậy nên chấp kê lìa kê đều chẳng phải là trung đạo.

 

 

 

 

Thông thường mà nói, Kê Khiếu sở dĩ thành Ma, trở thành chướng ngại và đề thi của người tu đạo thảy đều là vì người Phù Kê ( người bị thần minh nhập vào chấp sự hoặc bản thân Khiếu Thủ tâm khởi vọng niệm ý người, chẳng thanh chẳng  tịnh mà chiêu với đến. Vậy nên đạo trường một phương, hoặc do tâm của người lãnh đạo khởi lên những vọng niệm thiên chấp, hoặc Khiếu Thủ cống cao ngã mạn, hoặc do tâm khí bất hoà giữa các đồng tu, hoặc do được ơn trên xem trọng mà trước khi giáng xuống ban cho trách nhiệm trọng đại muốn thử luyện một phen, mà  dần có đủ thứ các Kê Khiếu phát ra những hình thức ngôn luận tà kiến lố bịch phi lý, như là các Khiếu Thủ tự nói rằng những từ ngôn diệu huấn đã phê thảy đều là do tự viết sáng tác, hoặc nhận sự chỉ thị của vị tiền hiền lãnh đạo nào đó … , những lời mà “ Tiên Phật ” giáng đàn đã nói tuy rằng thôi thúc con người hành thiện tu đạo, nhưng lại lệch lìa chánh ngôn, chánh hạnh, chánh tin tấn … quả thật, trong đạo trường Nhất Quán Đạo đã từng có một số tổ tuyến chịu qua sự giáo huấn cay đắng của Kê Khiếu khảo đạo.

 

Tiên Phật vào lúc thâu viên kỳ chót, cứ nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại rằng chúng ta nên lấy chân lý làm chỗ quy dựa, phá tướng rõ lý, thậm chí cảnh cáo trước rằng : “ Một khoảng thời gian trước khi kiếp số xảy đến thì muốn tất cả Tiên Phật thôi không mượn khiếu nữa, vì sợ thật giả lẫn lộn …”, vậy nên một số đạo trường đã thôi không sử dụng Tam Tài cung thỉnh Tiên Phật mượn khiếu lâm đàn diễn pháp nữa. Đối với những chúng sanh mạt pháp có những thiên chấp hoàn toàn khác nhau, căn khí chênh lệch khác xa nhau, vốn dĩ bèn phải dùng những phương thức khác nhau để tiếp dẫn, khởi tín, nhân tài thí giáo căn cứ dựa vào tư chất khác nhau của những người thụ giáo mà cho những sự dạy bảo dẫn đạo khác nhau, dạy theo năng khiếu ). Vậy nên giữa các đạo trường khác nhau, tuy có những phương thức dẫn đạo khác nhau, thậm chí là những quy giới lễ nghi khác nhau, chỉ cần tông chỉ nhất trí với nhau, tín niệm đúng đắn, thì trái lại có thể mỗi mỗi kết hữu duyên, rộng nạp thiện tín. “ Phật dùng tất cả mọi pháp, vì để độ tất cả mọi thứ tâm; nếu chẳng có mọi thứ tâm, thì nào cần dùng đến mọi thứ pháp ”, đấy vốn là tấm lòng của Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt dùng vô lượng tâm từ bi trí tuệ để đại diễn vô biên diệu pháp, chẳng xả một chúng sanh, chúng ta nên vui mừng nhìn thấy sự tồn tại của những đa dạng khác biệt này. Duy chỉ có một số các tiền hiền đại đức trong đạo trường không hiểu được ý nghĩa chân thật vi diệu trong đó nên có chỗ nghi hoặc, thậm chí lo lắng nhiều đối với điều này, tiến đến từ chối tiếp nhận, phủ định hoàn toàn đối với những ngữ lục hoặc diệu huấn của Tiên Phật lâm đàn từ bi. Tinh thần cảnh giác cẩn thận hộ trì huệ mệnh của chúng sanh thật khiến người cảm phục. Tuy nhiên, Thần Đạo thiết giáo, Tiên Phật mượn khiếu lâm đàn diễn pháp thật sự là ân điển không gì lớn bằng do ơn trên từ bi vì ứng với thời kì Bạch Dương Phổ Độ rộng cứu các thiện nam tín nữ mà ban giáng; đấy là thuốc mạnh đặc biệt dùng trong tình huống phi thường, không thể thường xuyên dùng đến, nhưng cũng là “ qua khỏi cái thôn này rồi thì chẳng còn cái tiệm đó nữa ”. Nếu như lúc này chẳng trân trọng khéo dùng, thật uổng phí ý tốt đẹp của ơn trên từ bi, đặc biệt đáng tiếc.

 

Có Tiền Hiền chia sẽ rằng : “ Bởi vì hậu học đã từng nhiều lần đích thân trải qua những trường hợp pháp hội kiểm thảo hoặc pháp hội sám hối lấy các đạo thân lâu năm làm đối tượng, hoặc là Chư Thiên Tiên Phật, Hoạt Phật Ân Sư khổ khẩu bà tâm, cảm thương chẳng biết lựa chọn cách nào khác, thậm chí đau lòng thất vọng đối với các đệ tử, quan tâm một cách tỉ mỉ không bỏ sót, ban cho những lời khuyên bảo chân thành, những lời cảnh cáo, thường dạy những đồ nhi ngoan cố ngu muội chúng ta đây sửa bỏ những thói hư tật xấu, những chấp mạn của bản thân mà không điểm thì không tỉnh, khiến cho nhiều phen khóc nức nở nước mắt nước mũi ròng ròng, không ngớt sám hối; hoặc Pháp Luật Chủ và Viện Trưởng Đại Nhân với dáng vẻ nghiêm khắc uy vũ, vô cùng nghiêm túc nghiêm khắc, với hạo nhiên chánh khí, khí thế uy nghi đường bệ hễ giáng lâm thì có thể ngay tại hiện trường doạ lui cái ý chí biếng nhác mỏi lười và những vọng niệm tứ tung ngày thường của chúng ta, đồng thời cũng làm giật mình thức tỉnh cái giác tánh vốn dĩ sáng tỏ thanh tịnh tiềm ẩn đã lâu của nội tâm … lúc ấy hậu học mới thể hội được một cách sâu sắc cái gì gọi là “ Thiên Nhân hợp nhất ”, ngoài việc khế ấn hợp nhất với đại năng lượng của Tiên Phật ở bên ngoài ra, còn thật sự tương ngộ với thiên tâm bổn tánh nội tại của bản thân, cảm giác được cái phần Chơn Ngã, giác ngộ ấy đã bộc lộ hiển hiện ở trước mắt … duy chỉ có vào thứ thời khắc này mới có thể soi thấy một cách rõ ràng những mê muội, thiên chấp, sự ngang bướng phóng túng ngày thường của bản thân; cũng duy chỉ có vào thứ thời khắc này mới thật sự cảm nhận được sâu sắc sự quan tâm cực kì tỉ mỉ chu đáo của Chư Thiên Tiên Phật đối với những chúng sanh nhỏ bé chúng ta. Đương nhiên, điều này đồng thời cũng có ý nghĩa là những ý niệm hay biến hoá giống như Tôn Ngộ Không của chúng ta dẫu tí ti cũng nhảy không qua khỏi lòng bàn tay của Phật; mỗi một niệm đầu suy nghĩ của chúng ta khởi lên thì Tam Giới đều biết, sao có thể dám không nghiêm cẩn hộ trì thiện niệm như đi trên băng mỏng, như đối mặt vực sâu ? Ngày thường chúng ta trong lúc lên các lớp nghiên cứu đạo học, tham gia nghiên cứu kinh điển của ngũ giáo, thậm chí lễ phật khấu đầu, bàn đạo độ người, tuy rằng cũng không thiếu thiên tâm tỏ rõ hiển hiện trước mặt, dẫn phát bản thân tỉnh ngộ sám hối, hoặc cảm nhận kinh nghiệm được Tiên Phật chánh khí gia trì, quán đỉnh diệu trí tuệ, thế nhưng so với hiện trường pháp hội khi Tiên Phật mượn khiếu lâm đàn thì sự cảm động, kinh ngạc, giác tỉnh ấy vẫn là không thể sánh bằng. Duy chỉ có sự tỉnh ngộ của cái kể trước mang tính tự phát, tính kéo dài tiếp tục, đấy tuy là bước tu hành hằng thường mà đúng đắn, nhưng những đạo thân cũ tu bàn rất lâu năm có khi không tránh khỏi có chỗ chấp mạn, tự rơi vào điểm mù mà chẳng tự giác, khi những lời khuyên của giữa các đồng tu có sự dè dặt, còn những giáo hoá của kinh điển ở trạng thái tịnh thì lại khó khởi tác dụng “ bổng hát ” (nghĩa là "Gậy và Quát", là phương thức tiếp dẫn giáo hoá đệ tử của các vị Tổ sư trong Thiền tông. Các vị khi tiếp dẫn người học để lấp tuyệt tư duy hư vọng, hoặc khảo nghiệm cảnh ngộ thì dùng gậy hoặc quát to. ), sự điểm hoá đúng lúc của Tiên Phật lâm đàn quả thật có thể đốc thúc to lớn cho phương hướng, bước chân tu bàn tinh tấn của họ cũng như của chúng taDo bởi thiên thời khẩn cấp, ác nghiệp chung của chúng sanh sắp chín muồi, Tiên Phật từ bi chẳng nỡ bỏ rơi, lòng lo như lửa đốt, nóng lòng gọi thức tỉnh các thiện nam tín nữ tự thân giác tỉnh, thật tốt mà dựa vào những thiện niệm, chánh khí mà người người vốn có để hoá giải cứu vãn khí số, tự cứu chuộc bản thân. Do đó Tiên Phật cũng đã từng nhấn mạnh rằng mượn khiếu lâm đàn là thời kì Bạch Dương phổ độ mới có. Các đệ tử Nhất Quán chúng ta cần phải cảm ân trân trọng, khéo thêm tranh thủ nắm bắt.

 

Sự truyền của đạo vốn dĩ chẳng có giới hạn ở một phương thức nhất định, niêm hoa vi tiếu, gậy và quát cũng có thể truyền đạt thiền cơ. Có thể thấy rằng việc độ người của Phật cũng đòi hỏi phương tiện. Nếu có thể khiến người đốn ngộ tri kiến Phật, thì thật không nên nghiêm hạn hình thức, chính là cái gọi là pháp môn phương tiện, duy chỉ cầu mong khai ngộ phá mê thì sao lại không phải là cái đạo hoằng pháp. Có cái thuyết bảo rằng Phù Loan là ngoại đạo thì thật không thể hiểu nổi. Quán xem Tế Phật Sư Tôn lâm đàn khai thị, cái mà thầy đã nói đều ra từ kinh tạng, thâm nhập thiển xuất ( văn tự lời nói dễ hiểu nhưng nội dung sâu sắc ), dẫn đạo người vào chánh kiến, kết hợp sự trang nghiêm với hài hước, lời ví von dễ hiểu mà ý thâm sâu, khiến người dễ lãnh ngộ. Giọng điệu lời nói mà thầy đã dùng đối với những thiện nam tín nữ các phương đang thỉnh cầu giải thích những mối nghi ngờ khó khăn ở trước Đàn thì đều tương hợp với thân phận trình độ của người hỏi chuyện. Muốn độ chúng sanh hoá chúng sanh tướng, thì nên độ sạch những ngu muội ngoan cố. Cái thuyết cho rằng Phù Loan là ngoại đạo có lẽ là do mỗi người khác nhau có những lập trường hoặc góc độ khác nhau mà có những cách nhìn khác nhau, có chỗ thiên chấp mà thôi. Nên nhìn xem coi điểm xuất phát của nó như thế nào ? tông chỉ của nó như thế nào ? và người trì Kê phải chăng tâm linh thanh tịnh, khống chế kiểm soát được những tư tưởng tâm trạng bất bình của bản thân, chẳng đem những ý thức cá nhân can dự vào trong Kê Văn, như vậy thì là chánh đạo.

 

Thế nhưng, nói đi thì cũng phải nói lại,  “ dựa vào cái gì để khởi gia ( gầy dựng khởi nghiệp ), thì cũng sẽ vì cái ấy mà bại gia ”, lời nói này tuy là lời cảnh báo của Tiên Phật giáng xuống nhằm vào đủ thứ những thiên chấp của những người tu bàn đạo thời Mạt Hậu, thế nhưng có thể thụ dụng ở những người chẳng nên ỷ dựa vào Tiên Phật mượn khiếu, toàn tin những lời kê mà chẳng có chỗ cân nhắc lấy xả.  “ Thành cũng phi loan, bại cũng phi loan ”, chẳng còn nghi ngờ gì là các đạo trường sử dụng Tam Tài lúc nào cũng nên cẩn thận đề phòng. Nhưng mà khéo dùng Kê Khiếu như thế nào để không vì sợ xảy ra vấn đề phiền phức mà chẳng dám dùng đến ? Lại đề phòng việc A Tu La mượn khiếu để khảo đạo như thế nào đây ? Then chốt giữa cái này toàn là ở chỗ đạo trường này từ trên xuống dưới phải chăng mang cái tâm niệm thật thà chẳng tham chẳng vọng ? phải chăng có lí niệm tu bàn đúng đắn, và biết thâu buộc tâm thần, lấy giác làm thầy ? Phải chăng trên dưới nhất khí, nhân sự hài hoà viên mãn ? Phải chăng mỗi mỗi đều có bản sắc tu sĩ khiêm hạ cảm ân, tuân tiền đề hậu ? Mà đủ thứ những loại công phu này vốn là bài tập tu trì của người tu đạo; bất cứ một hạng nào nếu như chưa thể nỗ lực thực hành thì những chướng ngại ma khảo đều có thể hiển hiện ở khắp nơi nơi, nào chỉ ở trên Phi Loan Kê Khiếu ?

 

Pháp Phù Loan có thể dùng, thế nhưng dùng phải thích đáng, bởi vì dùng một cách thích đáng thì là pháp bảo để độ người, dùng không thích đáng thì là pháp khí khiến người ta phiền não. Vậy nên xem các Loan Văn của Phù Loan cũng nhất định cần phải dùng con mắt bình dị chân thật để xem, không thể dựa vào phàm là những Loan Văn của Thánh Hiền Tiên Phật đã giáng đều là đúng, đều là đáng tin cả, nếu không thì dễ tín một cách mù quáng, tín một cách tự loạn tâm. Vì sao lại có sự tồn tại của những tình trạng như thế ? Là bởi vì tư tưởng của các ngài Thánh Hiền Tiên Phật vốn là viên thông, các ngài ấy đối với môi trường hoàn cảnh tư tưởng của bộ phận người nào đó khác nhau mà nói ra những đạo lý khác nhau để dẫn đạo một bộ người phận nào đó, đấy chính là cách nói phương tiện, tuỳ nhân duyên mà nói, tuỳ người mà nói, tuỳ tầng thứ mà nói. Cũng giống như bác sĩ kê toa thuốc vậy, thể chất cá nhân mỗi người mỗi khác bèn phải kê mở các thứ thuốc có tính nóng, tính ôn, tính hàn khác nhau để đạt đến sự thích ứng với thể chất ấy và hiệu quả trị liệu.

 

Tế Công Hoạt Phật từ bi nói rằng : “ chỉ còn đành vậy thôi, chớ chẳng còn cách nào khác, thầy đây đành dùng cái giả tướng này ( Khiếu Thủ ), tiếc thay đồ nhi lại mê cái giả tướng này. Thầy mong rằng đồ nhi có thể hiểu rõ rằng cái giả tướng này sẽ có một ngày khó mà nhìn thấy được nữa. Nếu như lúc này chẳng thể đem lí ra để nghiên cứu, cầu Phật chẳng biết cầu bản thân con, con nếu như chẳng tu chẳng luyện, Phật làm sao có thể lượng thứ giùm con ? Đồ nhi phải ghi nhớ cẩn thận kĩ càng trong tâm, nhận rõ chân lý, nắm chặt đường kim tuyến, dựa vào chân lí này mà tiến. Thầy đầy khẩn thiết thật lòng khuyên bảo, mong đồ nhi thật tốt mà thể ngộ, thật tốt mà tu luyện, chớ có tranh với người; phàm việc gì cũng nhẫn nhịn 3 phân, để chừa lại con đường mỗi người tự thể ngộ kĩ.

 

Thầy vì cớ gì phải mượn khiếu vậy ? Mượn cái hình tướng kiểu gì để hiểu những cái lí gì ? Vì sao phải mượn cái hình tướng này để hiễu rõ cái lí này ? Bởi vì thầy xuống đây mượn khiếu là để khiến các con cảm giác được thầy đã đến rồi; cái vị thầy này ở trước mặt chúng ta, thầy đang nói chuyện với chúng ta, thầy đang dạy bảo chúng ta, thế nhưng mục đích thật sự là muốn con mượn việc nhìn thấy thầy mà nghĩ đến “ vị thầy ấy ” trong tâm của chính mình. Thầy chẳng phải đã nói qua rằng : con người có niệm đầu tốt, thế nhưng cũng có những niệm đầu không tốt; còn bèn hãy mượn vào việc thầy bây giờ nói chuyện với con mà đem phản tỉnh đến bên trong thân mình của các con, nghĩ đến niệm đầu tốt thường đang nói chuyện với niệm đầu không tốt, đấy chính là dụng ý của Tiên Phật mượn khiếu.

 

Hôm nay mọi người đến, nếu chẳng tham ngộ, khế nhập bổn tâm, đến chỉ vì để xem mượn khiếu, xem sự hiển hoá, xem huấn trong huấn, vậy thì đã mất đi cái ý nghĩa thật rồi. Cái loại huấn trong huấn này chẳng phải diệu, đấy là xảo, là vì để hàng phục cái tâm ngã mạn, cái tâm ngã chấp của mọi người. Nếu mọi người đều khiêm tốn, bình tâm, thì nào cần phê huấn, từ sớm đã phá trừ hình tướng rồi đấy ! Chẳng phải thầy mượn khiếu là Phật, mà thật ra phật tánh bình đẳng, mọi người ai ai cũng là Phật, chỉ là đốn ngộ nhanh hay chậm mà thôi. Nếu như chấp trước ở những hình tướng huyễn hoá, vậy thì con sẽ cưỡi lừa đi tìm lừa, khắp nơi đi tìm thần thông, tìm huyền diệu, tìm biến hoá, là điều rất nguy hiểm đấy, hiểu không ?

 

Các con thường hay cứ nhìn thấy hình tướng thì theo đuổi hình tướng, bởi vì người ta có thể mượn khiếu thì mình cũng có thể mượn khiếu, cho nên hôm nay hưng, ngày mai thì suy; hôm nay tốt, ngày mai thì hoại. Tuy rằng có một số người sẽ ngã, thế nhưng cũng có người sẽ từ trong đó mà trưởng thành, bởi vì lí là tự nhiên đấy, là cái mà tự bản thân biết. Có thể là hôm nay con nghe người ta một câu, tin người ta một câu, con bèn chấp trước ở trong đó, thì phải xem coi sự phán đoán của trí tuệ rồi. Bởi vì sự cảm nhận đối với Tiên Phật chỉ là một luồng khí, một thứ khế hợp. Bất kể là vị Tiên Phật nào mượn khiếu, chúng ta đều là nghe cái lí của ngài ấy, dựa theo lí mà tu, không thể dựa theo tình cảm con người mà tu; nếu như là tình cảm con người, phải xem coi là thật hay là giả đấy, là thật thì mới hãy đi.

 

Hiện nay các con nghe đạo lí đều chẳng có đi phân biệt đạo lí. Vị Tiên Phật chân chính thì lí của ngài ấy là rộng lớn, là một mà xuyên suốt tất cả. Nếu như cái đạo lí này ở phật đường mới dùng, ở trong xã hội thì chẳng dùng được, vậy thì là giả đấy. Tu đạo là phải để phước tuệ tăng trưởng. Hôm nay ngoài việc phải trân trọng cái phước, yêu quý trân trọng bản thân, còn phải biết đủ thường vui, mọi việc đều dựa vào bản thân; việc phải dựa vào con người để làm, có thể làm thì hãy đi làm, phải hợp lí.

 

Chúng ta phải mượn tướng để rõ lí; mượn hình tướng gì để hiểu rõ chân lí gì đây ? Tu đạo chẳng phải là tu vì Tiên Phật đâu, mà là tu vì bản thân đấy. Chúng ta tạm thời mượn vào cái giả này, chúng ta phải đi nhận cái chân thật ấy. Hữu hình hữu tướng có một ngày nào đó rồi cũng sẽ biến mất. Chúng ta mượn vào cái nhục thể này để tu, cái nhục thể này có một ngày rồi cũng sẽ hư hoại, vậy nên chúng ta phải nhận thật, nhận cái thật thật sự, trừ bỏ đi cái giả ấy, chớ có nhìn cái hình thức ở bên ngoài, chớ để nó làm mê muội cái bổn lai diện mục.

 

Chúng ta nếu muốn độ hoá người thì phải dùng chân lí để đi độ, chớ có dùng hình tướng để đi độ. Khi con được người khác độ, người ta nói với con rằng đến đây có phim có kịch để xem ( ám chỉ Tiên Phật ), cho nên nói đấy cũng là một thứ mê muội. Chúng ta phải dùng chân lí để khải phát nhân tâm, dựa vào Nhân Tâm để khôi phục cái Thiên Tâm của chúng ta. Độ người nếu như cứ mãi dùng hình tướng để độ, cái mà người ta nhận chỉ là hình tướng, có một ngày rồi sẽ bị hình tướng hại chết, vậy thì phải oán trách ai đây ? Thì sẽ oán trách cái người mà thành toàn anh ta, vậy nên phương thức thành toàn người rất quan trọng.

 

Hôm nay thầy mượn khiếu đến, các con khó tránh sẽ chấp trước hình tướng. Thầy hy vọng rằng các con nhìn thấy hình tướng rồi, sau khi rõ lí mà vứt trừ dẹp bỏ hình tướng, chớ có chấp tướng; cũng giống như con nếu chấp trước tình cảm, con sẽ chịu sự mài luyện của tình cảm. Vậy nên đời người tại thế chớ có ỷ lại vào bất cứ việc gì, phải triệt ngộ duyên khởi tánh không, thì tự nhiên chẳng có những âu lo sợ hãi, đem sự việc làm được một cách viên mãn.

 

Nhục thể tuy là giả, thế nhưng nó giả một cách rất đáng yêu, để chúng ta dùng mấy chục năm trời cũng vẫn là dùng rất tốt. Như thầy đây đã chẳng còn nhục thể, muốn đến vẫn phải mượn cái hình tướng, mượn cái hình tướng lại sợ các con chấp trước, lại phải phá tướng. Bản thân các con có cái nhục thể thì nên rất vui mừng, rất trân trọng; có thể dùng thì hãy thật tốt mà tranh thủ nắm bắt khéo dùng nó, mượn nhờ cái hình tướng của các con, nhân duyên của các con mà có thể làm càng nhiều việc hơn nữa, độ càng nhiều người hơn nữa. Thầy hy vọng các con khoẻ mạnh bình an.

 

Các con đều từ những diệu huấn của Tiên Phật, sự mượn khiếu của Tiên Phật mà sanh lòng tin, có đúng vậy không ? Nay con đã có lòng tin rồi, thì nên như thế nào đây ? ( chớ có mà chấp trước hình tướng ). Mượn thuyền bè qua sông, đến bờ bên kia rồi chớ có vác thuyền mà đi, gây lời đàm tiếu. Nếu như con vẫn lại cứ cố chấp hình tướng, con sẽ vì Tiên Phật mượn khiếu mà sanh lòng tin, cũng sẽ vì Tiên Phật mượn khiếu mà mất lòng tin. Giả trong thật, thật trong giả, biết thấu thật giả mới hiện chân nhân, chẳng chấp ở thật giả, đấy mới là đạo, hiểu không ?

 

Vậy nên tâm chớ có mà loạn, nếu hễ vọng động thì bất cứ lúc nào cũng đều có thể có người thay thế, mà Thần Thánh thì lại chẳng dễ đến, Hoạt Phật dễ về. Đồ nhi chưa thấy qua, tu đạo mới phát tâm kết quả bèn giống như bệnh thần kinh, có không ? Nói Tiên nói Phật, nói Trời nói Đất, đấy là lí do gì ? Trước hình tướng. Trong lòng hy vọng cầu Tiên Phật, rằng Tiên Phật cũng mượn cái khiếu của mình để giảng nói đạo lí, để hành công. Con bởi vì tự bản thân đã khởi lên cái niệm đầu này, Tiên Phật chẳng đến, mà Ma lại nhập khiếu, hễ nhập vào rồi thì không chịu rời đi, phải biết quan hệ lợi hại này đấy.

 

Khảo ! Điên đảo khảo, nội ngoại khảo, những khảo nghiệm mà nghĩ không đến ! Loạn loạn khảo, khảo đến con phải định định cái tâm, khảo con khảo đến trong ngoài chẳng còn sót lại chút gì, biết không ? Trước kia thầy vẫn cứ nói rằng, vào rất lâu xa trước kia, Lão Mẫu cũng từng nói qua, tương lai sau này vào thời mạt hậu có 36 Di Lặc giả, 72 Cung Trường giả, thần thông của họ quảng đại vô cùng, nào chỉ là miệng tụng đọc cái diệu ẩn tàng bên trong chữ, nào chỉ có thế, diệu diệu diệu ! Chết rồi bảo con sống lại, trong lòng con nghĩ gì cũng đều nắm lôi ra hết; có bệnh thì rờ vào một cái bèn khỏi, vả lại còn thật sự giống pháp tướng của thầy; lúc ấy bèn nói rằng : “Ôi cái đứa đồ nhi ngốc này ! đích thân thầy đến con đều không tin, còn cái ông thầy đại diện thay thế kia thì con mới tin, thật là đứa nghiệt đồ. Nếu chẳng phải là thầy thật sự đây đã đến, không thì con xem, hôm qua trong lòng con nghĩ gì thầy đều biết rõ, con bây giờ có những khốn khó gì thì thầy bây giờ giải quyết thay con, con còn không nhận thầy, con tin tưởng Dẫn Bảo Sư gì, có thầy nào mà không cưng yêu đồ nhi của mình, đấy chỉ là thầy đại diện thay thế thôi đấy ! ” Con có tin hay không ? thật là nguy hiểm !

 

Vậy nên trước khi vẫn chưa đến giai đoạn ấy, Lão Mẫu và các vị Tiên Phật mở cuộc họp bàn, một khoảng thời gian trước khi kiếp số xảy đến thì muốn tất cả Tiên Phật đều thôi không mượn khiếu nữa, là vì sợ thật giả lẫn lộn. Hiện giờ tuy rằng vẫn chưa tới thời kì ấy, thế nhưng ơn trên đã mượn người đang thành toàn các con, có thể là đang khảo nghiệm các con đấy. Thầy dạy cho con học, nhưng thi cử ra đề thi khó cũng là thầy của con đấy, biết không ?

 

Cái gì gọi là đề khó ? chính là lúc con không chuẩn bị không ngờ đến, lúc con chú ý thì mới không cần khảo, khi con chú ý thì sẽ dụng tâm, biết không ?

 

Hiện giờ các con tin tưởng từng chồng từng chồng một Tiên Phật diệu huấn; nếu như có một ngày, ông trời mượn người nói rằng : “ Làm gì mà có chuyện Tiên Phật mượn khiếu ? ”, vả lại còn nói đến khiến con không thể không động tâm, lúc ấy con làm sao đây ? Có thể nói là diệu huấn là thật thì mình bèn tin đạo, diệu huấn không thật thì mình không tin đạo. Diệu huấn làm gì mà là thật đây ? cái mà trên thế gian nhìn thấy được làm gì mà là thật ? Chỉ là những đạo lí mà trong diệu huấn đã nói là thật đấy, dẫn con lên đường, còn bản thân nó thì còn có thật giả hay sao ? Ngay đến cả thân thể của con đều không phải là thật, làm gì có cái mà nhìn thấy được lại là thật đây ? hiểu không ? Đến lúc ấy thầy có thể phải xem xem coi có mấy đứa tụm lại gây náo nhiệt ? có mấy đứa nhận người mà tu; có mấy đứa thật sự nhận “đạo” nhận thiên mệnh mà tu ? có mấy đứa thật sự theo sát một đường kim tuyến ? Có mấy đứa nhận diệu huấn mà tu ? có mấy đứa tận trung tận hiếu ? Không khảo nghiệm thì làm sao biết thật giả; không trải qua khảo nghiệm thì làm thế nào biết cái gì gọi là nhận người mà tu ? Người vẫn cứ có xa gần, ai khá tốt với ai, người ta cảm thấy như thế nào, con cũng cảm thấy tương tự như thế ấy. Người mà con tôn kính thì anh ta nói gì con cũng tin, vậy thì anh ta tiến con cũng tiến theo, anh ta lùi con cũng lùi theo, như thế có ngốc không chứ ?

 

Mọi người đều ưa thích nhìn thấy Tiên Phật mượn khiếu, thật ra mỗi một người các con đều đang mượn khiếu. Linh hồn mượn ở bên trong thân thể thì thân thể mới có thể ăn cơm, làm việc, thì giống như thầy nếu chẳng mượn thân thể của khiếu thủ, vậy thì khiếu thủ bèn khôi phục trở lại là chính mình ban đầu.

 

Thầy mỗi lần đến, nói nói đạo lí, nói chuyện rồi để lại lời huấn. Sau khi để lại huấn văn rồi các con đem bỏ vào phòng bảo quản cất giữ, lại nhiều thêm một quyển huấn văn nữa rồi, rốt cuộc đã xem rồi chưa ? Rất ít, rất ít, đúng không ? Vì sao mà mỗi lần thầy đến thì phải phê diệu huấn cho các con xem vậy ? Đấy chỉ là “ dẫn mê nhập ngộ ”, không phải là thầy đến đây nói rằng thầy rất giỏi, thầy là Tiên Phật, thầy biết phê huấn, con người không biết, không phải vậy đâu, các con phải hiểu đấy ! Thầy đến mượn khiếu, cũng là bất đắc dĩ đấy, bởi vì chúng sanh mê muội quá nặng, thầy đành bất đắc dĩ mới phải mượn cái khiếu này, hy vọng rằng các con đừng có ngại.

 

Thầy mượn khiếu là bất đắc dĩ đấy, mượn khiếu lại sợ các con chấp trước ở trong khiếu, thầy lại cần phải phá tướng. Mỗi người chỉ là cứ mãi theo đuổi sự thông linh của Tiên Phật, hướng ra ngoài mà theo đuổi, mượn khiếu lại phải phá tướng, con liệu có biết trong lòng thầy buồn khổ biết bao hay không ? Rất nhiều việc chẳng phải là mình không nhìn thấy thì là không có, là bản thân các con chẳng có cảm ứng được, thể hội được, cái mà diệu huấn phê là “ giả tướng ”, thầy bất đắc dĩ phê diệu huấn để dẫn vào “ tâm tánh thật sự ”. Ôi ! đồ nhi à ! sau này chẳng còn có “ diệu ”, chẳng còn có “ khiếu ” nữa rồi, các con sẽ tu bàn hay không ? Thầy đây không lâm đàn nữa rồi, các con vẫn cứ sẽ tu bàn chứ ?

 

Điều mà thầy lo sợ nhất chính là đồ nhi nhĩ căn nhẹ dạ, người ta nói chỗ này tốt thì đến chỗ này, nói chỗ kia tốt thì lại đi chỗ kiaỞ trên cái thế giới này, thuật lưu động tĩnh rất là nhiều, tự bản thân các con có hiểu biết hay không ? Chưa có trải nghiệm qua đều chẳng hiểu biết ! Bởi vì có một số người hoàn cảnh môi trường sống khá đơn thuần, chưa có đích thân trải nghiệm qua thì sẽ cảm thấy rằng nói những cái đó dường như đều không thể xảy ra ở trên thân mình vậy.

 

Các con phải cẩn thận đấy, thầy đây không phải là nói rằng các Loan Đàn bình thường không tốt, họ cũng có khuyên người hành thiện đấy chứ, chỉ là ở chỗ có ngay chánh hay không, có một cái tâm niệm tốt hay không mà thôi. Các con nếu như gặp phải bọn tà, không cẩn thận thì bị lôi kéo xuống rồi. Vậy nên thầy cảnh cáo đi cảnh cáo lại, dặn đi dặn lại rằng các con tu đạo tốt nhất chớ có mà đi xin xăm, chớ có đi bói mệnh, có đi xem bói toán thế nào đi chăng nữa vẫn là cái mệnh này. Cái mệnh của bản thân phải dựa vào bản thân mình đi sáng tạo. Con có thể bảo thầy bói mệnh giúp con sửa đổi mệnh hay không ? ( không thể nào ) Nếu có thể sửa đổi thì anh ta bèn không làm nghề bói toán rồi đấy ! đúng không ?

 

Tu đạo điều quan trọng nhất chính là phải giữ lấy “ trung, hiếu, tiết, nghĩa ”, không thể cứ khắp nơi đi tiếp linh giá để thông linh, đấy chẳng phải là chánh pháp, đấy là tả đạo bàng môn. Lúc này không phải là thời cơ thông linh; thông linh trái lại sẽ khiến cho tâm linh của con càng bất tịnh. Những người thông linh về sau này sẽ rất nhiềuCon nếu như đi lâu rồi thì thiên bàn tự nhiên sẽ gạch xoá tên con. Thế nhưng chúng ta phải dùng lí để phân tích, khiến cho người ta hiểu được sự tôn quý của đạo. Nếu gặp cơ duyên chín muồi, người ta vẫn cứ lại quay về hướng đạo, thì ơn trên vẫn tiếp nhận; còn nếu như đi lâu rồi, tâm linh bị khống chế rồi, thì chẳng cách nào cứu vãn trở lại được nữa. Con muốn kéo người ta về thì cũng chẳng cách nào, chỉ còn cách nghe theo tự nhiên vậy. Gặp phải kiểu đạo thân chẳng tu chẳng bàn hoặc rời đạo này, chúng ta cũng nên dùng lí để đối đãi nhau, không thể có cái tâm đối đãi.

 

Muốn học tha tâm thông, chi bằng hãy học tha tâm pháp, như là đối phương có những nỗi đau khổ con hãy đi tìm hiểu người ta, giúp người ta giải quyết đau khổ. ”

 

Từ Huấn của Vô Cực Lão Mẫu :

 

Cảnh cáo Tam Tài đạo thần khí, thần đạo thiết giáo thời sắp qua

Kính Phật Phật tại - có diệu ý, xem thường Tiên Phật - giở trò kì,

Mẫu Nương thiết kê lập Khiếu Thủ, cũng là có hạn một thời kì,

sắp đem diệu Kê và diệu khiếu, hết thảy thâu về thật bình dị

ngày kia tả đạo bàng môn khởi, đạo trường lại có Tam Tài kê

mỗi mỗi hiển thần thuật kì dị, mỗi mỗi có Kê Khiếu huấn phê,

bảo có thiên mệnh bàn đại sự, bảo có Lão Mẫu mệnh ban hắn,

muôn vẻ đủ kiểu mỗi mỗi lập, hiện tượng quái loạn trong lòng mê,

Các con phải nhận thật rõ kĩ, phá trừ hình tướng quan trọng nhất,

diệu trí giác lí giữ giới luật, hiếu đễ trì tâm đạo chẳng lìa,

hồi quang phản tỉnh soi mình lại, chánh kỉ thành nhân tích chân công.

 

Từ Huấn của Sư Mẫu

 

Vì sao muốn các con phá trừ hình tướng vậy ? Hiện nay các tổ các tuyến các pháp môn đều hưng khởi, con bảo Tam Tài ở đây của con tốt hay, người ta nói Tam Tài ở kia của người ta mới diệu. Lão Mẫu ở đây của con rất diệu, người ta nói Lão Mẫu chỗ kia của người ta cũng rất tốt, như vậy mắt cá lẫn mạo với ngọc trai; lúc thật giả chẳng phân biện rõ thì phải lui và thủ thế. Trong quá trình thủ thế phải khiến mọi người phá trừ hình tướng, phải đến lúc nhận lí thật tu, chớ chẳng phải chỉ dựa vào Tam Tài mượn khiếu hiển hoá. Con nếu như nhận lí không rõ, nhận đạo không chuẩn, con muốn có quyền, có thế, muốn có chỗ đắc, muốn tự lập môn phái, thì Tiên Phật vẫn cứ sẽ hiệp trợ cho con. Đến mạt hậu rồi, bàn đạo lâu như vậy rồi, phải dùng trí tuệ đi phân biện. Vào lúc ngọc đá phân ban, chọn người tài hoa đức độ, phải dùng trí tuệ để phân biện, để phân rõ, lúc nào cũng phải cẩn thận tâm nơi kín ẩn, ngăn chặn những động cơ ác ý, xử sự bàn sự phải vô vi, vô tâm, thành tâm, kính tâm. Nếu đi theo hữu vi thì là tà đạo, cái đạo tình cảm riêng tư con người; nếu hành vô vi thì nhẫn nại chịu cực chịu khó.

 

Nam Cực Tiên Ông từ huấn :

 

Tiên Phật mượn khiếu nói một cách sai lệch không hợp lí thì mọi người chớ có mà nghe, tự mình hãy dùng trí tuệ để phân biện. Điểm Truyền Lãnh Đạo mà tâm tà lệch, xưng bá một phương thì các con cũng chớ có mà tin, dựa núi thì núi đổ, dựa người thì người chạy, tự mình phải rõ ràng; Đui mù thì chỉ là bề ngoài nhìn không rõ, tâm mù thì hết cứu rồi đấy ! Tâm hễ mù thì loạn tánh, Tổ giả Thầy giả xuất hiện, đến lúc ấy theo ai nghe ai đây ? Cũng đều chớ theo chớ tin, tự mình giữ lấy cái tâm sơ phát ban đầu, giữ vững đạo niệm, thuỷ chung đầu cuối như một, giữ chết thiện đạo lòng nhân từ, đến cuối cùng mới có thể nhận tổ quy tông.

 

Khi xưa lúc Thiên Đạo còn chưa làm sáng tỏ, hễ bàn đạo mở lớp thì cảnh sát sẽ đến kiểm tra thậm chí bắt người, kết quả chẳng có Loan Đàn là của Tế Công đâu. Hiện nay đạo sáng tỏ rồi, đường lớn hẻm nhỏ Loan Đàn các nơi lớn nhỏ đều là treo cái mác danh Tế Công, các con phân biện không rõ, nhận không chuẩn, khởi lên tham niệm, đi hỏi xin xâm khắp nơi, cầu phát tài, cầu bình an, cầu đủ thứ trong nhà … Lòng tin của bản thân sụp đổ rồi, thì làm sao mà đứng nổi đây ? Đối với lí ấy nhận không chuẩn thì rất dễ vào nhầm tả đạo bàng môn rồi.

 

Tiên Phật mượn khiếu rồi, có người cầu trị khỏi bệnh, cầu trường thọ, cầu gia đình … người ta mù quáng các con không thể mù quáng theo. Các con phải dẫn dắt mọi người phá trừ hình tướng, nhận rõ chân lí. Tiên Phật mượn khiếu là ứng cơ duyên đấy ! Sau này mỗi mỗi có đạo kê bàn, có cơ, mỗi mỗi loạn đạo trường, làm sao phân biện thật giả đây ?

 

Tâm thần vững ổn, nếu mất đi thần rồi, thì như xác chết biết đi, bị người ta xỏ mũi lôi đi thật là đáng sợ; hãy sớm phá trừ hình tướng. Mượn khiếu khai sa chẳng phải cứu cánh rốt ráo, là một pháp phương tiện mà thôi. Sau này khai đại khảo đạo kê bàn, các con nhận chẳng rõ, khắp nơi đều nói là phụng mệnh đến bàn thâu viên đấy, chỗ này nói huấn văn hay, chỗ kia nói huấn văn diệu, khắp nơi đều nói là vị Phật nào đó giáng thế gánh vác nhiệm vụ trọng đại bàn lí mạt hậu thâu viên, đến lúc ấy con làm sao đây ? ( giữ lấy bản thân )

Số lượt xem : 558