BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Chớ Chấp Hình Tướng, Nhận lí Thật Tu

Tác giả liangfulai on 2022-08-14 20:51:22
/Chớ Chấp Hình Tướng, Nhận lí Thật Tu

Lời Nói Đầu

 

1.Có thể nhận thức chân lí, đồng thời dựa theo lí mà hành một cách thực tế chân thật thì mới có thể gọi là thật tu; cũng duy chỉ có tu hành một cách thực tế chân thật thì mới có thể lìa khổ được vui, chứng thành Phật Quả.

 

2.Chớ chấp hình tướng, chẳng phải là né tránh hình tướng, phản đối hình tướng, cự tuyệt hình tướng, mà là chớ có vướng mắc  “ tướng ” ở trên tâm chẳng buông, mà là phải buông xuống tất cả mọi “ tướng ” từ trong tâm.


I. Cái gì gọi là Chân Lí ? Cái gì gọi là Hình tượng ?

1.Chân lí là cái chơn của Vô Cực, là Thiên Đạo Chân Lí, Tánh Lí Chơn Truyền mà mọi người đã cầu, nơi trời thì gọi là Thiên Lí, nơi đất thì gọi là Địa Lí, nơi vật thì gọi là Vật Lí, phú nơi người gọi là Tánh Lí. Ngài ấy là vị chủ tể và là bổn thể của vạn vật, là tác dụng và nguyên tắc vận hành của vạn sự vạn vật, thế nhưng Ngài ấy là chẳng có hình tướng, chẳng có danh xưng, chẳng có tình cảm cảm xúc riêng tư, Đức Thái Thượng Lão Quân gọi là  “Đạo”.

Đơn giản mà nói thì chính là bổn tánh hay còn gọi là lương tri lương năng của chúng ta. Ngài ấy là thường mà bất biến, vĩnh viễn chẳng có tăng giảm, vĩnh viễn chẳng có sạch dơ, vĩnh viễn bất sanh diệt ( đại biểu cho sự chẳng phân biệt đối đãi, là trung đạo tuyệt đối ).

Sách Trung Dung rằng : Thiên Mệnh chi vị Tánh, Suất Tánh chi vị Đạo, Tu đạo chi vị Giáo.

Đạo dã giả, bất khả tu du ly giả; khả ly phi đạo dã.

Cái Phần Trời ban cho gọi là Tánh, tuân theo Tánh gọi là Đạo, tu sửa theo Đạo gọi là Giáo. Đạo là cái không thể lìa xa phút giây nào, có thể lìa được thì chẳng phải Đạo nữa. )

Hỷ, nộ, ai, lạc chi vị phát, vị chi trung, phát nhi giai trung tiết, vị chi hoà; Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản dã, hoà dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã. Trí trung hoà, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên.

Mừng, giận, thương, vui chưa phát ra, gọi là trung; phát ra mà đều đúng mực gọi là hoàTrung là cái gốc lớn của thiên hạ, hoà là sự đạt đạo của thiên hạ. Làm hết mức đạo trung hoà, thì trời đất được đúng ngôi, muôn vật được sinh sôi vậy. )

 

Nguyên Văn :

 

中庸:道也者,不可須臾離也,可離非道也。喜怒哀樂之未發謂之

『中』,發而皆中節謂之『和』;中也者天下之大本也,和也者天下之達

道也。致中和,天地位焉,萬物育焉。

 

2.Nếu như lìa khỏi tâm tánh, những ấn tượng và tác dụng ( thấy, nghe, ngửi, nếm, giác, tri ) như kinh, luật, luận, danh lợi, phú quý, bình an, sức khoẻ hoặc tình cảm con người, những thuật, lưu, động, tĩnh … do thức thần ( tham chấp ) đã sản sinh ra đối với lục căn ( nhãn nhĩ tị thiệt thân ý ) thảy đều có thể gọi là hình tượng ( pháp tướng ). Nó là biến mà hữu thường, chỉ cần sự tụ tán của nhân duyên thời gian thì sẽ sản sinh sự biến hoá sanh diệt, thế nhưng mà biến hoá thay đổi có pháp tắc nhất định ( sanh trụ dị diệt ) ( dị : biến đổi ) . Nếu như tham chấp hình tướng thì làm sao mà quay trở về lại bổn tánh chơn như ?

 

II. Làm thế nào để nhận lí quy chơn ?

 

1.Sách Trung Dung rằng : “ Hoặc sinh nhi tri chi, hoặc học nhi tri chi, hoặc khốn nhi tri chi, cập kì tri chi, nhất dã. ”

hoặc sinh ra mà đã biết, hoặc được học rồi mới biết, hoặc khốn khổ rồi mới biết. Đến khi biết chỉ là một ( như nhau ).

 

Nguyên Văn :

或生而知之,或學而知之,或困而知之,及其知之,一也。

 

2.Lục Tổ rằng : “ Nếu tự mình chẳng ngộ, nên tìm cầu bậc đại thiện tri thức giảng pháp Tối thượng thừa, chỉ thẳng đường ngay cho. Phải là bậc thiện tri thức có nhân duyên lớn, dạy dỗ, dắt dẫn, khiến cho được thấy tánh. Tất cả pháp lành nhờ nơi thiện tri thức mà phát khởi. Chư Phật ba đời, mười hai bộ kinh, vốn sẵn có đủ trong tánh người. Nếu không tự ngộ được, nên cầu thiện tri thức chỉ ra cho thấy. Nếu tự ngộ được, chẳng cần tìm cầu bên ngoài. ” ( Phẩm Bát Nhã ).

 

III. Tu Thiên Đạo Chân Lí vì sao không thể chấp hình tướng ?

 

1.Tu đạo học Phật là không cự tuyệt phản đối hình tượng, trái lại phải mượn nhờ hình tượng để rõ lí và mượn pháp ngộ Tánh. Vậy nên, mượn tượng rõ lí và mượn pháp ngộ Tánh là sự khởi đầu khải tín của đại đa số người, từ đây có thể biết rằng “ hình tượng ” và “ pháp tướng ” là vô cùng quan trọng đấy. Thế nhưng sau khi đã rõ lí rồi thì “ hình tượng ” và “ pháp tướng ” cần phải dần dần buông xuốngnếu không thì việc tham chấp ỷ dựa vào “ hình tượng ” và “ pháp tướng ” này sẽ chướng lấp diệu trí bổn tâm của chúng ta, như thế thì tánh lí của chúng ta bèn chẳng thể sáng tỏ !

Trong Luận Ngữ, Phàn Trì hỏi về Trí, Đức Khổng Tử nói rằng :

 “Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị tri hĩ.

Tạm dịch như sau:  “ Làm việc nghĩa, có ích cho dân, tuy phải kính trọng quỷ thần nhưng nên tránh xa quỷ thần, đó là trí. ”

 

Phàn Trì hỏi Đức Khổng Tử cái gì gọi là Trí ? Đức Khổng Tử trả lời rằng : “ dốc tận sức tìm hiểu những vấn đề mà nhân loại đối mặt và giải quyết những vấn đề này, kính cẩn đối với bậc quỷ thần nhưng xa lìa quỷ thần. Vì sao vậy ? Bởi vì quỷ thần tuy rằng tồn tại, thế nhưng việc của quỷ thần thì khó mà đoán biết được, không thể việc gì cũng đều hỏi cho biết tình huống, hoặc là muốn dựa dẫm vào sức của quỷ thần, nếu không thì dễ dàng rơi vào trong sự mê hoặc, như thế trái lại còn sao lãng cẩu thả với trách nhiệm, với những việc mà lẽ ra con người nên làm. Đấy chính là cái gọi là “ Trí ”.

 

2. Hiện nay có rất nhiều người tu đạo tuy rằng nghiên cứu sâu đến cấp bậc khá cao ở trong đạo, thế nhưng chẳng thể lãnh ngộ triệt để ý nghĩa thật của sự tu đạo. Người mà tâm chẳng tỏ chẳng hiểu thì chẳng thể nào kiên định niềm tin đối với Đạo, chẳng thể giữ lấy cái gốc rễ căn bản của bản thân, chẳng thể phân biệt phán đoán thị phi thật giả, nghe theo người ta nói đi theo hướng này thì đi theo hướng này, bảo đi theo hướng kia thì theo hướng kia. Lại hoặc là tu đạo chỉ là vì để cầu phước cầu lộc, lấy lợi ích làm mục đích tiến đạo của mình, chẳng phải chân chánh thật sự lấy sự thành kính tu kỉ làm mục đích ( học đạo là để học tập bước chân của các bậc Thánh Hiền Tiên Phật ) . Như thế thì nhìn thấy sự tiện lợi bèn bu lại, hùa lại, chẳng nghĩ rằng những gì mình làm đã sai lệch từ sớm rồi. Vậy thì cho dù là hôm nay có cơ hội đắc đạo, nhưng lại cứ mù tu xằng ( càn, tuỳ tiện ) theo thì lẽ nào chẳng phải là uổng phí đó sao ?

Thường nói rằng chạm được đến gốc rễ thì thành Phật Tổ, chạm khổng được gốc rễ thì là tu hành một cách mù  quáng. Vậy thì gốc rễ là gì vậy ? Gốc là Thiên Đạo Chân Lí, Tánh Lí Chơn Truyền, tuyệt đối chẳng phải là những thuật, lưu, động, tĩnh bên ngoài, tuyệt chẳng phải là các pháp hình tượng hay là những danh lợi phú quý, những sự truy cầu theo đuổi hưởng thụ phước lộc. Phàm hễ có tướng đều là hư vọng. Chấp trước hình tượng thì rơi vào hình tượng, cuối cùng vẫn là bị khốn trong sáu nẻo chẳng được giải thoát.

Rất nhiều người truy cầu theo đuổi các pháp hình tượng đều là bởi vì muốn cải biến vận mệnh; thử hỏi xem nương nhờ vào những hình tượng này, thuật, lựu, động, tĩnh thật có thể cải biến những khổ ách vận mệnh của con người, vậy thì thế gian cũng bèn sẽ chẳng có những sự đeo bám vướng víu quấy nhiễu của nhân quả, những sự thúc giục bức bách đòi báo của nghiệp lực rồi.

Nếu như các pháp hình tượng quả thật có thể khiến cho con người lìa khổ được vui, vậy thì Cổ Thánh Chư Phật Bồ Tát lại cớ sao cần phải khổ tu khổ luyện như thế ? Hãy nhìn xem Chư Phật Bồ Tát trong quá trình tu hành là như thế nào ? Lẽ nào là truy cầu theo đuổi những hình tượng bên ngoài, không ngớt cầu Thần hỏi quẻ hoặc là niệm chú thoải mái hoặc là lén đi xem đi học những phép thuật kì lạ ?

 

子曰:素隱行怪,後世有述焉,吾弗為之矣。君子遵道而行,半途而廢,吾

弗能已矣。君子依乎中庸,遯世不見知而不悔,唯聖者能之。             

Tử viết: “Sách ẩn, hành quái, hậu thế hữu thuật yên, ngô phất vi chi hĩ. Quân tử tuân đạo nhi hành. Bán đồ nhi phế, ngô phất năng dĩ hĩ. Quân tử y hồ trung dung, độn thế, bất kiến tri nhi bất hối, duy thánh giả năng chi”.

 

Khổng Tử nói: “ Tìm kiếm những bí ẩn làm những điều quái dị để dối gạt đời trộm danh, (người như vậy) cốt mong cho hậu thế ngợi khen, người đời sau có thể sẽ có người ghi thuật lại tiểu sử của anh ta, song ta tuyệt đối sẽ không làm như vậy. Người quân tử phải tuân theo chánh Đạo mà hành, bỏ dở nửa đường thì ta không làm ( dẫu rằng có người bỏ cuộc giữa chừng thì ta kiên quyết không dừng lại ) . Người quân tử trước sau tuân theo đạo Trung dung. Dẫu trốn đời ở ẩn cả đời chẳng được ai biết đến, lặng lẽ chẳng có tiếng tăm, dẫu có bị mai một trong trời đất không có ai biết cũng không bao giờ hối hận, chỉ có Thánh nhân mới làm được như vậy ”.

 

Đức Thế Tôn nói rằng :

 

Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán.
 

(Tất cả các pháp hữu vi
Như bóng, bọt nước có gì khác đâu
Như sương, như điện lóe mau
Hãy xem như giấc chiêm bao mơ màng).

                                             

Đức Lão Tử nói rằng : Đại Đạo vô hình.

 

Kết Luận

 

Ngũ Tổ nói rằng :  “  Chẳng nhận thức được bổn tâm, học pháp vô ích, nếu nhận thức được bổn tâm, thấy được bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật. ”

Số lượt xem : 744