BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tam Tài, Loan Bút Và Mượn Khiếu

Tác giả liangfulai on 2022-10-10 09:22:46
/Tam Tài, Loan Bút Và Mượn Khiếu

Tam Tài là 3 loại vai trong nghi thức Phù Loan ( còn gọi là Phi Loan, Khai Sa, Phù Cơ, Phù Kê ) của Nhất Quán Đạo, đem thông điệp mà Tiên Phật muốn biểu đạt thông qua Loan Bút và Sa Bàn để truyền đạt ra.


Vị Phù Kê mà ghi ra thông điệp trên Sa Bàn ( khay cát ) gọi là “ Thiên Tài”.

Vị mà ghi chép văn tự Sa Bàn gọi là “Địa Tài

Vị mà báo chữ gọi là “Nhân Tài

 

Ngoài ra còn có một loại phương thức giáng Loan gọi là “mượn khiếu”, nghĩa là Tiên Phật mượn dùng thân thể của Thiên Tài để hiện thân thuyết pháp, không những có thể viết chữ, mà còn có lời nói và hành động.

 

 

Vị Thiên Tài ấy lúc này gọi là “khiếu thủ”. Nếu nhìn theo góc độ quan chức thì “Thiên Tài” tương đương với “ Chánh Loan Sinh” trong Loan Đường hoặc giáo phái nhân gian; “Địa Tài” tương đương với “Bút (sao) Lục Sinh”. “Nhân Tài” thì tương đương với “ Xướng Sinh”. Thế nhưng các Phù Kê trong các Cung Miếu, Thần Đàn, Loan Đường thông thường là thuộc “ Kê Hậu Thiên”, còn Phù Kê của Nhất Quán Đạo thì thuộc “Kê Tiên Thiên”.

 

Giới tính của Thiên Tài thì không câu nệ nam hay nữ, bởi vì cái tánh Tiên Thiên của con người là thể thuần dương, do vậy chẳng có sự phân biệt càn khôn, có điều là Khôn đạo chủ tịnh, thích hợp Phù Loan, vậy nên Thiên Tài trong Nhất Quán Đạo hiện nay phần nhiều là nữ giới hiển tướng. Thông thường thì trước tiên sẽ tuyển chọn trong số những đứa con của các đạo thân kiền thành phát tâm, chọn những trẻ em chưa thành niên ( thường là từ 8-15 tuổi) đã đắc đạo và thanh khẩu trường chay, quan sát xem liệu có phù hợp với các điều kiện như “căn cơ thâm hậu, tánh tình thật thà lương thiện, phẩm tánh đoan chính, chẳng ham màng tình dục, nghiêm ngặt kính cẩn thành tâm, ý niệm trong sạch, nguyện lực sâu rộng, sức ý chí bền bỉ” và xác nhận họ có ý vì đạo mà phụng hiến, rồi bèn đưa tới Phật đường mà Tiên Nhân hoặc Điểm Truyền Sư thường trú, bắt đầu tiến hành huấn luyện.

 

Phương thức huấn luyện Thiên Tài vốn chẳng dễ dàng, thông thường cần phải ngồi tĩnh tọa mỗi ngày, mỗi lần tối thiểu hai tiếng, thậm chí 4-5 tiếng đồng hồ, cốt phải khiến cho có thể ngồi đến một niệm chẳng sanh khởi. Những lúc không tiến hành công phu tĩnh tọa thì thông thường phải tụng thuộc kinh điển, cổ văn. Công việc hằng ngày thì là học tập vẫy nước quét nhà, thành tâm lễ bái đúng giờ, chỉnh lý trong ngoài Phật đường, học tập đọc sách, nuôi dưỡng thành thói quen ý niệm tĩnh định, ngoài ra còn phải nghe đạo lý.

 

Trải qua sau một, hai tháng thì vị Tiền Nhân phụ trách huấn luyện bèn bắt đầu cho Thiên Tài tay cầm bút gỗ, hai mắt khép hờ, vẽ vòng tròn trên Sa Bàn ( Khay Cát ) , quan sát mức định tĩnh của nó. Lại đợi qua một thời gian nữa, nếu như tinh thần đã có thể từ từ theo hướng trạng thái nhập định thì Tiền Nhân bèn sẽ đốt biểu thỉnh thị, mời Tiên Phật gia linh trên thân của Thiên Tài, để khi Thiên Tài vẽ vòng tròn thì có thể tự nhiên viết ra chữ. Lúc bắt đầu có thể chỉ có vài câu, gọi là “ Giáo Bút”, sau đó từ từ có thể càng viết càng nhiều, cho đến cuối cùng thành bài, gọi là “Xuất ”út". Hễ sau khi xuất bút rồi thì nhất định cần phải lập nguyện đảm nhiệm chức trách Thiên Tài thì mới có thể chính thức có đầy đủ tư cách của Thiên Tài, có thể bắt đầu phù loan trong trường hợp chính thức. Thường được cho rằng những đứa trẻ khá thông minh hoặc khá có Phật duyên thì sẽ khá dễ hợp linh với Tiên Phật, có thể rất nhanh chóng bèn chấp bút ra chữ. Nếu như là tính tình hiếu động, nhiều loại tạp niệm, chẳng thể định tĩnh, chẳng cách nào cảm ứng với Tiên Phật thì được xem là huấn luyện không thành. Khi ấy bèn thông báo với phụ huynh đến nhận về, cho tiếp tục đi học, khôi phục lại cuộc sống của đứa trẻ thông thường.

Lúc phi loan phê huấn, nhất định trước hết cần phải tiến hành “ lễ hiến cúng” biểu thị sự thành kính.

 

Tiếp đó là tiến hành “ lễ thỉnh đàn ”, đốt bó nhang lớn cung thỉnh Chư Thiên Tiên Phật lâm đàn hộ pháp, và đốt biểu khấu thỉnh Thần Linh giáng Đàn phê huấn.

Tiếp theo đó thì đem Sa Bàn đặt ở trên bàn.

Tam Tài Thiên, Địa, Nhân mỗi vị vào chỗ của mình, chia nhau mỗi người đứng ở một đầu của Sa Bàn.

Thiên Tài cầm bút gỗ, Địa Tài chuẩn bị đủ giấy bút, hai người đứng đối mặt nhau.

Nhân Tài cầm cái bừa ( cái cào ) đứng ở ngay chính giữa.

Những người vây quanh nhìn thì phân làm Càn Đạo ( Nam ), Khôn Đạo ( Nữ ) mỗi phái đứng một bên.

Tiếp đó Tiên Phật lâm Đàn chiếm đóng trên thân của Thiên Tài, huy động cây bút gỗ nắm trong đôi tay của Thiên Tài.

Thiên Tài thì nhắm mắt, viết ngang bắt đầu phê huấn.

 

TIên Phật lâm Đàn mượn khiếu Tam Tài khai sa

 

Viết ngang là chỉ Thiên Tài lúc viết chữ, chữ viết ra không phải là cho tự bản thân xem, mà là chữ viết ngang trình hiện xoay 90 độ để tiện cho Nhân Tài báo chữ.

Thông thường thì trước hết sẽ viết một bài thơ Thất Ngôn hoặc Ngũ Ngôn lấy làm lời tựa, và tự báo Thánh hiệu. Khi ấy những người vây xung quanh xem bèn có thể biết là vị Tiên Phật nào đến Đàn, rồi dùng lễ quỳ bái khấu đầu để tiếp giá để biểu thị sự cung kính.

Sau khi lễ xong, mọi người lại vây sát lại để xem, Thiên Tài bèn tiếp tục viết chữ.

 

Nhân Tài hễ nhìn thấy ra chữ thì lập tức dùng giọng âm rõ ràng, vang vọng để niệm ra chữ, lại vừa dùng cái bừa gỗ vuốt kéo phẳng chữ trên cát.

Địa Tài đồng thời vừa mắt nhìn Sa Bàn, vừa tai nghe Nhân Tài báo chữ và lập tức ghi chép. Số chữ viết trên Sa Bàn mỗi lần tầm khoảng 3 đến 5 chữ. Tam Tài dùng phương thức như thế cứ lặp đi lặp lại mà viết chữ, báo chữ, sao chép lại, mãi cho đến khi hoàn thành một bài huấn văn.

 

Tiên Phật mượn dùng thân của Thiên Tài cần Thiên Tài chủ động nhập định, và do Tiên Phật mượn phương thức “Đề Linh” hoặc “Hợp Linh” để tiến hành.

Cái gọi là “Đề Linh” là chỉ Tiên Phật đem linh của Thiên Tài rút đưa sang bên cạnh, hoàn toàn do linh của Tiên Phật khống chế thân thể của Thiên Tài.

Hợp Linh” là chỉ linh của Tiên Phật cùng với linh của Thiên Tài hợp cùng với nhau dùng thân thể của Thiên Tài, thế nhưng do linh của Tiên Phật chủ đạo.

Ngoài ra thì sự phối hợp thành tâm kính ý giữa Tam Tài cũng rất quan trọng. Nếu như trong tâm của Thiên Tài nóng nảy hoặc có tạp niệm, Địa Tài và Nhân Tài có tu hành không tinh khiết, phân tâm chẳng chú tâm, giữa ba người bèn chẳng thể phối hợp một cách thuận lợi, cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của Loan Huấn. Nếu như Tam Tài tâm tồn hai ý, chẳng thể chuyên nhất thành tịnh, vậy thì bèn chẳng cách nào cảm ứng với ơn trên để đạt đến trạng thái Thần Nhân hợp nhất phê ra huấn văn thực sự.

 

Trong Tam Tài thì tư cách của Thiên Tài hạn chế khá nhiều. Thông thường thì sau khi trưởng thành rồi thì không bổ nhiệm nữa, là bởi vì phát dục hoàn toàn rồi thì tri thức của hậu thiên đã mở, bèn khá là chẳng cách nào cảm ứng thành thật chất phác với Tiên Phật nữa. Sau khi Thiên Tài giải nhiệm trở về lại với cuộc sống sinh hoạt của người bình thường thì phần nhiều chọn lựa thanh tu chứ chẳng kết hôn, tiếp tục phục vụ trong đạo trường. Thế nhưng cũng có số ít sẽ chọn lựa kết hôn với đạo thân khác, trải qua cuộc sống cả nhà cùng tu. Tư cách của Địa Tài và Nhân Tài thì tương đối chẳng có quy định cụ thể. Thông thường sẽ chọn lựa những đạo thân thanh khẩu có thể chuyên tâm chí và năng lực văn tự khá cao đảm nhiệm. Ngoài ra thì Địa Tài do bởi cần phải sao chép huấn văn, vậy nên tốc độ viết chữ không được quá chậm. Còn Nhân Tài phụ trách xem nét chữ trên Sa Bàn và báo chữ cho đại chúng tại hiện trường, do đó còn cần các điều kiện như phải là người mắt sáng và âm giọng khá vang dội, rõ ràng.

 

Người viết bài : Lưu Di Quân ( Giảng sư kiêm nhiệm phân khoa tôn giáo học của trường đại học Công Giáo Phụ Nhân Fu Jen Catholic University và là ứng cử viên Tiến Sĩ )



 

 

Số lượt xem : 894