BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ấn Chứng của đạo thật, lý thật, thiên mệnh thật ( Phần một )

Tác giả liangfulai on 2022-10-04 12:01:16
/Ấn Chứng của đạo thật, lý thật,  thiên mệnh thật ( Phần một )

Lời Nói Đầu 

 

Vào lúc thời kì mạt pháp này, lòng người đồi bại, đạo đức luân vong, bừa bậy phạm pháp tiếp liền không ngớt, dẫn kéo đến các loạn tượng của xã hội, khiến cho lòng người dao động bất an, thiên tai nhân hoạ tai kiếp nhiều liên miên, cuộc sống của người đời càng hướng đến sự phiền muộn bất an và đầy rẫy những đau khổ, chẳng cách nào tự cứu rỗi, chẳng cách nào giải thoát.


Cũng may gặp lúc Lão Mẫu ( mẹ linh tánh ) đại khai ân điển, phái Minh Sư ứng vận giáng thế, cứu rỗi người đời, tịnh hoá lòng người, khiến cho gia đình hoà thuận an lạc, xã hội an định, quốc gia cát tường hoà bình, thế giới hoà bình.

 

Lúc bấy giờ Lão Mẫu từ bi đại khai phổ độ, đã từng định ra “ độ người sống chẳng độ người chết ”. Lại sau đó do Tam Quan Đại Đế và Địa Tạng Cổ Phật, … khấu cầu Lão Mẫu từ bi ân chuẩn, mới có thể âm dương đều cùng độ. Hiếu Kinh có ghi rằng : “ thân thể, tóc và da đều là nhận được từ Bố Mẹ, cho nên không dám làm tổn thương, là sự khởi đầu của hiếu đạo, lập thân hành đạo, rạng danh ở đời sau, làm vẻ vang cha mẹ, là tận cùng của hiếu " ! Mạnh Tử rằng : “

 

Nuôi sống không thôi thì chưa đủ để xem là việc lớn, duy chỉ có tiễn đưa cha mẹ khi cha mẹ chết được đưa đến nơi an lạc mới có thể xem là việc lớn. ” Có thể thấy rằng, tu thân hành đạo, hành công lập đức để siêu bạt cha mẹ, tổ tiên và người thân thoát lìa khỏi sáu nẻo luân hồi mới được xem là thật sự đã tận đến đại đại hiếu. Đợi khi vong linh tổ tiên thông qua siêu bạt, thì có thể “ thiên bảng ghi danh, địa phủ xoá tên ” cho họ, trở về đến Thiên Phật Viện Tự Tu Đường của cõi Vô Cực Lí Thiên, lại trải qua trăm ngày tu luyện để khôi phục lại bổn thể thuần dương, lại do Minh Minh Thượng Đế phái Tam Quan Đại Đế án công định quả. Quả vị ấy là dựa vào công đức tu dưỡng lúc còn sống của vong linh được siêu bạt, và công đức của con cháu tại thế làm tiêu chuẩn. Vong linh sau khi trải qua trăm ngày tu luyện thì có thể do Tiên Phật đưa đến Phật đường kết duyên với người nhà hoặc các vị đạo thân, nói rõ tình hình sau khi phi thăng trở về Vô Cực Lí Thiên, hoặc bàn giao dặn dò những việc mà lúc còn sống vẫn còn chưa xử lí chưa lo liệu xong.

 

Đàn chủ của phật đường Minh Đức là Ông Trịnh Xuân Thăng, phật duyên thâm hậu, căn tánh bất muội, sau khi cầu đạo tích cực gia nhập vận hành đạo trường và tham gia pháp hội ( Suất Tánh Tiến Tu Ban ) và lớp Tân Dân của các lớp tiến tu 5 năm, thành tâm tiếp nhận sự giáo dục chính quy của đạo trường do Tiền Nhân đại đức an bài. Ông Trịnh lên lớp đến lúc bế ban lớp Chí Thiện, lại phát tâm lập xuống đại nguyện thanh khẩu trường chay và gia nhập phật đường Minh Đức đảm nhiệm thiên chức Đàn Chủ. Vì lúc tham dự pháp hội, lắng nghe Tiền Nhân đại đức từ bi khai thị về đạo hiếu, cảm nhớ ân đức cha mẹ như trời cao đất dày chẳng gì có thể đền đáp, nóng lòng muốn siêu bạt cha mẹ để có thể tận đại đại hiếu của phận làm con. Ngày 6 tháng giêng năm dân quốc thứ 97 ( 2008 ) cũng là lúc cơ duyên chín muồi, Tiền Nhân đại đức từ bi ân chuẩn đã làm thánh sự siêu bạt tại tổng đàn của đạo trường đài bắc là Phật Viện Sùng Đức.

 

Vào hôm siêu bạt, Đàn Chủ Trịnh Xuân Thăng nhân cơ hội muốn thành toàn đứa con của ông là Trịnh Huyền Trinh, để khiến con trai hiểu tình hình và sự thù thắng của việc siêu bạt, nên đã cố gắng mời con trai đến hội trường để chụp ảnh làm lưu niệm. Ơn trên từ bi nhân cơ duyên này đã đặc biệt đem tình hình siêu bạt, thiên cơ không dễ gì tiết lộ này hiển hiện cho đứa con trai của ông Trịnh nhìn thấy, và cần đem tình hình thù thắng siêu bạt của người trời cùng bàn mà hôm đó đã nhìn thấy thuật lại tường tận chi tiết để làm kiến chứng; mượn nhờ vào sự hiển hoá này có thể thành toàn càng nhiều các đạo thân do đó mà phát tâm noi theo, có thể siêu bạt phụ mẫu và người thân, tận đại đại hiếu. Nay khuyên các vị đạo thân hữu duyên có thể dẫn độ cha mẹ còn sống của kiếp này và bạn bè thân thích có thể cầu đắc đại đạo này càng sớm càng tốt. Nay đã đến thời kì tam kì mạt kiếp Minh Sư giáng thế, chúng ta có thể có được cơ duyên tốt đẹp này may mắn tình cờ gặp Minh Sư, và biết rằng “ trời không ngôn, đất không ngữ, duy chỉ có con người có thể làm thay ”, sao có thể “ chẳng tu chẳng bàn ”, “ chẳng thay thầy chia sẽ gánh vác nỗi ưu lo ”, “ chẳng thay trời tuyên hoá ” đây ? . Có câu tục ngữ rằng “ ngàn năm Thiết Thụ nở hoa dễ, lỡ qua phổ độ gặp lại khó ”. Mong mọi người có thể trân trọng mối nhân duyên tốt lành mà cùng tận tâm tận sức, Thánh Phàm kiêm tu, thì mới không phụ lòng Thiên Ân Sư Đức và cái ân hậu ái của Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân Đại Đức.

 

Ấn Chứng Của Đạo Thật, Lý Thật, Thiên Mệnh Thật

 

Chúng ta từng nghe qua rằng lúc bàn đạo trong và ngoài nước có nhiều loại hiển hóa, phần nhiều là na ná như nhau, chẳng hạn như lúc Điểm Truyền Sư bắt đầu thỉnh đàn thì những người có mắt âm dương có nhìn thấy Thần Hộ Pháp hoặc Chư Thiên Tiên Phật đến Đàn hộ pháp, thế nhưng lại chẳng có sự tự thuật khá hoàn chỉnh. Còn những ghi chép của quyển sách này là do Trịnh Giảng Sư Huyền Trinh ( Tiểu Trịnh Huynh ) , là người có sứ mệnh ấn chứng “đạo thật, lý thật, thiên mệnh thật” tự thuật, bao gồm các tấm ảnh chụp.

 

Trịnh Giảng Sư Huyền Trinh ( còn gọi là Tiểu Trịnh Huynh ) chia sẻ ấn chứng Đạo Thật, Lí Thật, Thiên Mệnh Thật

Thiên Chức : Giảng Sư

Tổ Tuyến : Phát Nhất Sùng Đức Đài Loan

Thầy Tế Công Hoạt Phật từ bi, mượn nhờ nhân duyên đặc biệt của Tiểu Trịnh Huynh thị hiện dựa vào sách “Đạo Thật Lí Thật Thiên Mệnh Thật” để cảnh tỉnh các đạo thân lầm đường lạc lối. 

"Cây thiết ngàn năm nở hoa dễ

Lỡ qua phổ độ gặp lại khó"

( Cây Vạn Tuế, Thiết Mộc Lan ) 

 

Dưới đây là những gì Tiểu Trịnh Huynh tường thật lại những gì mà anh đã nhìn thấy.

 

1. Thỉnh Đàn Giáng Đạo

Trước khi cầu đạo sẽ là nghi thức lễ hiến cúng. Hiến cúng xong thì vị giảng sư thao trì sẽ mời Điểm Truyền Sư ra làm lễ thỉnh đàn rồi bàn đạo. Thỉnh đàn là thỉnh mời Chư Thiên Tiên Phật, vạn Tiên Bồ Tát đến hộ pháp đàn, thỉnh mời Lão Mẫu giáng đến phật đường.
 

Hình 1 : Hiến Cúng

Hình 2 :  Trước khi thỉnh đàn

 

Điểm Truyền Sư hễ thỉnh đàn, những người có mắt âm dương bèn sẽ nhìn thấy các vị thần hộ pháp, chư thiên thần thánh đến đàn hộ pháp.

Vào lúc Điểm Truyền Sư thỉnh đàn, từ trên trời sẽ giáng xuống đường kim tuyến tiếp liền đến ngọn đèn Mẫu, đèn Lưỡng Nghi.

 

Sau khi thỉnh Đàn

 

Quan Pháp Luật Chủ, Lữ Pháp Luật Chủ phân biệt chồng lên ở trên mình của các Tiền Hiền làm thượng hạ chấp lễ.

 

Tam Quan Đại Đế tiếp nhận tờ biểu văn

 

Lúc Điểm Truyền Sư đọc xong tờ Long Thiên Biểu, đồng thời sau khi vị giảng sư làm thao trì kiểm tra đối chiếu lại họ tên của người cầu đạo và công đức phí chẳng có sai sót thì bắt đầu đốt biểu. Tờ biểu văn sau khi bị đốt thì đã trở thành đống tro tàn, thế nhưng người có mắt âm dương hoặc đã mở được thiên nhãn thì lại nhìn thấy tờ biểu văn đã đốt thành tro tàn vẫn hoàn hảo nguyên vẹn như ban đầu từ từ xoay chuyển bồng bềnh nhẹ nhàng bay lên trời, và do Tam Quan Đại Đế tiếp lấy mang đi.

 

Tờ Long Thiên Biểu đốt lên, thiên bảng ghi danh, địa phủ xoá tên

 

 

Phật Lịch năm 2537

( Ngày 22 tháng 2 Tây nguyên năm 1994 ) tại Phật đường Hồi Xuân, 

Điểm Truyền Sư lúc bàn đạo trong quá trình đọc biểu văn thì tờ Long Thiên Biểu hiển hiện ra ánh kim quang loé sáng chói loà

 

Tam Quan Đại Đế sau khi tiếp nhận tờ Long Thiên Biểu thì đem đến nhà kho ở Lí Thiên để vào sổ.  Sau khi mở tài khoản ngân hàng công đức, lại đem tờ Long Thiên Biểu đến địa phủ trình cho Diêm Vương. Diêm La Vương sẽ đem họ tên trong sổ sinh tử đố chiếu với họ tên trên tờ Long Thiên Biểu và rồi gạch xóa họ tên trong sổ sinh tử đi. Long Thiên Biểu sẽ trả lại cho Tam Quan Đại Đế. Tam Quan Đại Đế lại mang trở về Lí Thiên. Họ tên của chúng ta được ghi chép ở Lí Thiên, do Tam Quan Đại Đế chưởng quản, tờ Long Thiên Biểu được cất giữ ở trong nhà kho của Lí Thiên. Đấy là quy trình thiên bảng ghi danh, địa phủ xóa tên. 

 

2. Điểm Đạo

 

 

Sau đó, khi nghi thức bàn đạo tiếp tục tiến hành, còn Thượng Chấp Lễ đọc xong : “ bình tâm tịnh  khí, mắt nhìn phật đèn, tịnh đợi điểm huyền ”, tiếp liền đó lúc điểm truyền sư cầm cây nhang điểm đạo lên, dẫn ánh lửa của trên ngọn đèn Mẫu mà đối vị càn đạo đọc rằng : “ trước mắt tức là chơn dương quan, chơn thuỷ chơn hoả đã đầy đủ, ta nay chỉ con một con đường, ánh đèn soi sáng ngay trước mắt ”, hoặc là đối với khôn đạo thì đọc rằng : “ trước mắt quán thì là, dưới đèn thấy huy hoàng, đây là đường chơn tỏ, liễu kết về cố hương ”, lúc này đường kim tuyến mà những người có mắt âm dương nhìn thấy lại từ đèn Mẫu tiếp đó mà phóng phát ra nhiều đường kim tuyến, phóng đến chỗ huyền quan của tất cả những người cầu đạo, còn Điểm Truyền Sư vào lúc người cầu đạo nhìn chằm chằm vào ngọn đèn Mẫu, đột nhiên mà đến, dùng ngón tay chính giữa tiếp cận hướng huyền quan, nương vào ánh lửa của ngọn đèn Mẫu mà điểm phá khiếu sanh tử của chúng sanh, trực chỉ con đường lớn thông thiên quy căn nhận mẫu, trở về cố hương vô cực.

 

 

Ảnh Minh Họa

 

Ảnh Thực Tế 

 

Đường kim tuyến từ trời giáng xuống mãi cho đến khi việc bàn đạo kết thúc thì mới biến mất.

 

Ảnh Thực Tế

Ảnh cánh tay với Một Chỉ ( thực tế hiển hóa tại Hưng Hiếu Đàn ) 

Một Chỉ của Minh Sư Tế Công Hoạt Phật

 

3. Huyền Quan Khiếu

Cánh cửa Huyền Quan đã được mở ra, sau này linh tánh đi ra từ huyền quan, chớ không còn đi ra từ những cánh cửa phụ khác như mắt, tai, mũi, miệng … nữa. Do vậy mà sau khi cầu đạo có thể trở về miền Vô Cực Lí Thiên, liễu thoát sanh tử luân hồi. Từ xưa đến nay, Tiên Phật Bồ Tát đều phải cầu đạo, còn gọi là được Phật thọ kí, mới có thể tu thành chánh quả, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Do đó Đạo mà hôm nay chúng ta đắc được đều y như Chư Phật Bồ Tát ngày xưa đã đắc. Chỉ là hiện nay chúng ta đắc trước tu sau, còn Thánh Hiền Tiên Phật xưa kia là phải tu trước đắc sau. Chúng ta hiện nay cầu đạo là được Thiên Mệnh Minh Sư Tế Công Hoạt Phật thọ kí, do vậy chúng ta bái Phật làm Thầy, chẳng phải là bái người làm Thầy.

 

 

Nằm sâu trong trung tâm bộ não con người là một loại tuyến bí mật, đó chính là tuyến tùng ( thể tùng quả ) , chúng ta cầu đạo rồi thì mở ra cánh cửa trí tuệ. Tuyến tùng nằm ngay gần trung tâm của não bộ, kích thước của nó rất nhỏ. Đường kim tuyến sau khi mở nó ra rồi thì trực tiếp quán thông chỗ đó, đó là lí do vì sao mà chúng ta sau khi cầu đạo, chúng ta dần dần xem kinh điển, xem Thánh Huấn mà có được sự thể ngộ rất nhanh chóng, đấy là vì đã mở ra trí tuệ rồi.

1.Những người đã có cầu đạo qua thì ở chỗ của huyền quan khiếu đều sẽ có ánh kim quang nhỏ cỡ như hạt đậu xanh vậy, những tiền hiền mà tu bàn đạo càng tinh tiến, nội đức tu rất tốt thì ánh kim quang ấy càng to càng sáng.

2. Sau khi cầu đạo, nếu như chẳng có hành công bồi đức, lại còn rời khỏi Phật đường thời gian quá lâu chẳng có tham dự thì huyền quan khiếu bèn sẽ ảm đạm chẳng sáng.

3. Thầy Tế Công từ bi rằng : "Linh tánh trong lúc thoát lìa khỏi nhục thể, người có cầu đạo thì cũng giống như khoảnh khắc cầu đạo phá mở cửa sinh tử, giống y như cái đạo lý về nhà vậy. Con ra từ cửa chính có đau khổ cực nhọc không ? Không đâu ! Người chẳng có cầu đạo, cửa chính đóng chẳng mở, nếu đi ra từ cửa sổ, cửa bên, ban công, sân thượng thì đương nhiên sẽ rất mệt, rất khổ. Đạo lý này các con có hiểu không ? Sự giải thích như vậy là rất rõ ràng rồi. Vậy nên, cầu đạo siêu sanh, linh tánh giải thoát, chẳng cần chấp trước phải mất bao lâu ? Chỉ là trong phút chốc mà thôi, hiểu không ? "

4. Nếu như sau khi cầu đạo mà lại rời khỏi phật đường quá lâu, thì chỗ của Minh Sư một chỉ điểm bèn sẽ mờ nhạt chẳng có ánh sáng.

Rời Phật Đường quá lâu

 

 

Vì sao vậy ? Cũng giống như ngọn đèn Mẫu vậy. Ngọn đèn Mẫu chính là đại biểu cho chỗ huyền quan của chúng ta. Lửa trên ngọn đèn ấy vì sao to và sáng ? đấy là vì có thêm dầu, nếu không thêm dầu, đốt xong thì tim đèn tắt. Chúng ta quay về Phật đường chính là để được tiếp nhận Phật quang phổ chiếu, được ánh hào quang của Lão Mẫu Chư Phật gia trì tăng trưởng trí tuệ, lắng nghe mưa pháp gột rửa tâm hồn, và tu bàn đạo tích luỹ được công đức cũng như ngọn đèn được thêm dầu vậy, do vậy mà nơi huyền quan cứ mãi tiếp tục sáng. Thế nhưng nếu như không chịu quay về Phật đường thì làm sao được Phật quang phổ chiếu ! Chẳng nghe đạo lý, chẳng tu bàn đạo, chẳng tích luỹ tư lương công đức, thì cũng giống như ngọn đèn sau khi hết dầu thì ngọn lửa trên tim đèn sẽ tắt mất. Đó là nguyên nhân vì sao mà huyền quan khiếu đen thui không còn ánh sáng nữa. Vậy nên, dù là có bận thế nào đi chăng nữa, thật chẳng cách nào vì chúng sanh mà phục vụ, vậy thì ít ra một tháng hai ngày - mồng một, mười lăm cũng phải tự sắp xếp thời gian để có thể tiếp cận Phật đường, quay về Phật đường khấu đầu lễ Phật, tiếp nhận Phật quang phổ chiếu. Thời gian là do tự bản thân sắp xếp, nên không thể cứ tự viện lý do này nọ. Dẫu bận thế nào đi nữa cũng không thể nào một ngày làm việc suốt 24 tiếng được, đó là điều không thể.

 

4. Ao Sen Báu

 

1.Mỗi người cầu đạo đều có một đóa sen báu tại Lí Thiên, mà trên đóa sen ấy có họ tên của người cầu đạo. Người có hành công bồi đức thì sẽ khiến cho đóa sen càng nở càng to, còn người chẳng có hành công bồi đức thì đóa sen cứ giữ nguyên trạng thái ban đầu. 

2. Người có lập nguyện ( như là nguyện thanh khẩu, nguyện đàn chủ, nguyện giảng sư ... ) thì trên đóa sen có treo tấm thẻ của mỗi nguyện đã lập.  Ví dụ như mình đã lập nguyện thanh khẩu trường chay thì trên đoá sen ấy sẽ treo thẻ “ nguyện thanh khẩu ”. 

3. Sau khi cầu đạo, nếu lại đi quy y hoặc làm lễ rửa tội nơi khác thì đóa sen vốn có trên Lí Thiên bèn sẽ tàn úa.

 

Mỗi người cầu đạo đều có một đóa sen trên đó có ghi rõ họ tên

( ảnh minh họa )

 

Tiên Phật chẳng cần phải ở nhân gian xem chúng ta tu bàn đạo như thế nào, mà chỉ cần ở ao sen báu nhìn đoá hoa sen của chúng ta thì có thể trực tiếp thấy được chúng ta tu bàn như thế nào. Có một số người chỉ còn sót lại có gốc sen mà chẳng có hoa sen, đấy là bởi vì họ chẳng có tiếp xúc Phật đường. Có người thậm chí là hoa sen của họ đã khô héo là bởi vì họ đã đi sang tôn giáo khác bái người khác làm thầy rồi, vậy thì đã bị xoá bỏ khỏi danh sách đệ tử Bạch Dương rồi, đã trở lại thành để tử của thời Hồng Dương rồi, đó là lý do vì sao mà đã không còn thấy hoa sen của họ nữa.

 

Tứ Đại Thiên Vương

 

 Bát Đại Kim Cang

Có thể cầu đạo thật chẳng dễ dàng gì, cho đó chúng ta chớ có xem thường tự bản thân. Vào lúc bàn đạo, ngay tại cửa ra vào có Tứ Đại Thiên Vương và Bát Đại Kim Cang thẩm hạch những vị đạo thân chưa cầu đạo. Khi các đạo thân mới tiến vào cửa, các ngài ấy sẽ soi xem nhân duyên luỹ kiếp của những người mới đến, xem coi họ có đủ tư cách để cầu đạo hay không. Nếu có thì Tứ Đại Thiên Vương và Bát Đại Kim Cang sẽ cho họ vào ghi danh, sau đó có thể cầu đạo êm thuận. Nếu để ý kĩ thì sẽ thấy có những lúc biểu văn đã viết xong rồi, thế nhưng lúc điểm danh thì không thấy người đó nữa, đấy chính là bởi vì nhân duyên của người đó chưa đủ, Phật duyên chưa sâu, do vậy mà hộ pháp sẽ xoay chuyển để họ rời khỏi Phật đường. Nói thẳng ra thì là họ chưa đủ tư cách để được Phật thọ kí. Trường hợp như thế thì Dẫn Bảo Sư nên khích lệ khuyến hoá họ nên làm việc thiện thật nhiều để bù đắp cho cái Phật duyên chưa đủ viên mãn để sau này họ có nhân duyên cầu đạo.  Do đó chúng ta tại thế không phải ai cũng có đủ nhân duyên để cầu đạo. Đó cũng là lí do hiện nay tại sao Ngũ Giáo và rất nhiều các môn phái tôn giáo khác vẫn còn có rất nhiều người đang tu hành. Đấy chính là bởi vì kiếp này họ phải tu cái pháp môn này, tu viên mãn rồi thì kiếp sau mới có thể được Phật thọ kí.  Thang Trời là từng bậc từng bậc một mà leo lên. Chúng ta luỹ kiếp cũng đã từng tu qua các môn phái tôn giáo khác, vậy nên hôm nay mới có thể đến Phật đường để được Phật thọ kí, chính là bởi nguyên nhân như thế. Chúng ta nếu như chưa từng tu qua Phật giáo thì kiếp này đến tu Phật giáo, tu viên mãn rồi thì kiếp sau mới có thể được Phật thọ kí. Nếu như chúng ta luỹ kiếp chẳng có tu qua, thì kiếp này cũng chẳng cách nào có cơ duyên được Phật thọ kí. Vậy nên kiếp này chúng ta có thể được Phật thọ kí là do Phật duyên và nhân duyên lành mà chúng ta đã tu trong luỹ kiếp thì mới được. 

 

5. Sau Khi Cầu Đạo Lại Quy Y Hoặc Làm Lễ Rửa Tội

 

1. Nếu như sau khi cầu đạo lại đi quy y hoặc là nhận lễ rửa tội, thì chỗ của Minh Sư một chỉ điểm, cái điểm lớn nhỏ cỡ hạt đậu xanh ngoài việc sẽ mờ nhạt chẳng có ánh sáng ra, lại còn sẽ bị đóng kín lại, đánh một dấu chéo ( X )  ở trên điểm ấy.

2. Tam Quan Đại Đế sẽ gạch bỏ họ tên ra khỏi Thiên Bàn. Vậy nên lại do Diêm La Vương quản chưởng trong sổ sinh tử. 

3. Sau khi cầu đạo, có nhớ Tam Bảo, nắm chặt một đường kim tuyến, kiên trì tiếp tục hành công lập đức, lập nguyện liễu nguyện, không làm những việc nhẫn tâm phản đạo bại đức, sau này quy không bèn sẽ trở về Vô Cực Lí Thiên. 

Do đó, chúng ta thật sự phải thật tốt mà trân trọng nắm lấy đường kim tuyến và cơ hội tu bàn hành công lập đức, liễu nguyện tiêu nghiệp, tuyệt đối chớ có mà được duyên rồi lại để lỡ mất duyên, vào núi báu mà ra về tay không.

Đi theo những môn phái tôn giáo khác chẳng phải là không tốt, thế nhưng đấy chỉ là những giáo hoá, là pháp môn phương tiện độ hoá chúng sanh. Vào các thời kì Thanh Dương, Hồng Dương, chúng ta đã từng tu qua những pháp môn ấy rồi. Có lần mở pháp hội, Tế Công Hoạt Phật lâm đàn từng nói qua rằng : “ đồ nhi ơi, những công việc làm từ thiện giống như tổ chức Từ Tế thì chúng ta luỹ kiếp đã từng tu qua rồi, các con chẳng cần phải tu pháp môn ấy nữa; bây giờ chúng ta làm công tác cứu linh tánh của con người ”, do đó chúng ta đã từng tu qua pháp môn ấy rồi thì không cần phải tu lại pháp môn ấy nữa, vậy nên chúng ta không cần phải nhảy ngược về lại thời kì Hồng Dương.

Vì sao mà chúng ta nhảy qua các môn phái tôn giáo khác rồi bái người khác làm thầy, đến những chỗ ấy tu thì tên mình bị xoá bỏ khỏi đạo bàn vậy ? Ví như chúng ta hôm nay là những đệ tử Bạch Dương, lại đem hộ tịch của mình chuyển dời sang thời kì Hồng Dương, vậy thì là sau này sẽ trở thành đệ tử của thời Hồng Dương, chớ không còn là đệ tử của thời Bạch Dương nữa. Những đệ tử của hai thời kì Thanh Dương - Phật Nhiên Đăng và Hồng Dương - Phật Thích Ca, họ phải tu đủ ba ngàn công tám trăm quả viên mãn thì mới có thể đắc đạo trở về Vô Cực Lí Thiên. Còn chúng ta các đệ tử Bạch Dương chẳng cần phải tu đủ ba ngàn công tám trăm quả viên mãn trước mà vẫn có thể đắc đạo trước rồi tu bù công đức sau. Vậy nên cớ sao lại phải dọn dời đến chỗ khó tu như vậy ? Chỉ cần theo sát Di Lặc Tổ Sư của chúng ta mà tu, triêm được hồng từ đại nguyện của Tổ Sư thì đã có thể liễu thoát sanh tử trở về cố hương rồi, cớ sao lại phải quay trở lại đi con đường đầy chông gai khó khăn hơn ? Đấy cũng đều là nhờ ơn trên Lão Mẫu từ bi giáng đạo để chúng ta dễ tu dễ bàn, không cần phải đi con đường quá nhiều chông gai trắc trở nữa. Đối với những đạo thân đã rơi vào trường hợp như vậy, chúng ta biết được thì chúng ta có thể thành toàn họ quay về Phật đường sám hối, sau đó tiếp nối lại đường kim tuyến, khai quang cầu đạo trở lại, thì có thể đem hộ tịch từ thời Hồng Dương chuyển dời về lại thời Bạch Dương được rồi.

 

6. Pháp Hội 

 

Tuy nói rằng cầu đạo rồi chỉ cần không phản đạo bại đức, đồng thời thật tốt mà hành công lập đức thì có thể quay trở về cõi Vô Cực Lí Thiên đoàn tụ với đấng Vô Cực Lão Mẫu, với Chư Phật Bồ Tát và thầy Tế Công Hoạt Phật, thế nhưng cầu đạo nếu như chỉ là thiên bảng ghi danh, thì giống như các học sinh nhỏ đi học đã giao nộp tiền học phí nhưng lại chẳng có lên lớp, thì làm sao hiểu được những đạo lí làm người xử thế đây. Do đó, tu đạo cũng như vậy, cầu đạo rồi nhưng đối với đạo vẫn là mơ màng chẳng biết, do đó mà vẫn phải tham dự lớp pháp hội hai ngày ( Suất Tánh Tiến Tu Ban để được Phật Bàn ghi danh, sau đó lại lên các lớp nghiên cứu để những người mới cầu đạo có sự nhận biết sâu hơn nữa đối với đạo.

Vào lúc mở pháp hội, cảnh tượng mà những người có mắt âm dương, có thiên nhãn nhìn thấy đều sẽ giống với bức vẽ mà người hoạ sĩ indonesia đã vẽ dưới đây.

 

 

 

Bức tranh này là do một vị họa sĩ người Indonesia có mắt âm dương vẽ lại xuống cảnh tượng hư không của lúc mở pháp hội tại Quang Pháp Đàn của Indonesia. Bốn phía xung quanh pháp hội đều là phật quang phổ chiếu, có Tứ Đại Pháp Luật Chủ gồm Quan Thánh Đế Quân ( ngay chính giữa phía trước ), Trương Phi ( ngay chính giữa phí sau ), Lữ Đồng Tân ( bên phải ), Nhạc Phi ( bên trái ) dẫn theo các thiên binh thiên tướng hộ pháp. 

 

Phía trên có chư thiên tiên phật lâm đàn, Long Hạc trình tường. Phía bên trái có Bát Tiên, Tam Thái Tử, Quán Thế Âm Bồ Tát giáng nước cam lồ, Địa Tạng Cổ Phật, Di Lặc Cổ Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật, Đạt Ma Tổ Sư, Giêsu Cơ Đốc ngũ giáo thánh nhân. Sư Tôn Sư Mẫu thì từ trên đài sen ở phía trên tay phải đáp xuống, đến phía bên ngoài trước phật đường, quỳ xuống hướng về vô số những oan thân trái chủ của các lớp viên để khấu đầu cầu tình ( các oan thân trái chủ là rất nhiều những quỷ hồn trắng vây xung quanh bên trái bên phải và phía trước phật đường ) , Sư tôn sư mẫu khẩn cầu họ tạm thời chớ đòi các món nghiệp nợ, để cho các lớp viên có thể yên tâm học đạo. Phía sau phật đường thì là rất nhiều các đời tổ tiên của các lớp viên đang nghe giảng. 

 

Vị đạo thân người indonesia này vốn chẳng hiểu biết văn hóa trung hoa mà rốt cuộc lại có thể vẽ phong cách ăn mặc, trang sức của các vị tiên phật cổ đại của trung quốc sinh động như thật, quả thật khiến cho người ta chẳng thể nghĩ bàn. 

 

Cảnh tượng vĩ đại của pháp hội đã có quá nhiều người tận mắt nhìn thấy; có một số người là bẩm sinh có mắt âm dương nhìn thấy, có một số người là sau khi trải qua tu luyện có mắt âm dương nhìn thấy, có một số người là lúc linh tánh xuất du nhìn thấy, có một số người là do lúc Tiên Phật dẫn linh tánh họ đi du ngoạn nhìn thấy. Từ những quốc gia khác nhau, địa điểm khác nhau, những người có tín ngưỡng khác nhau, ngôn ngữ khác nhau…cảnh tượng vĩ đại mà họ đã nhìn thấy đều đại thể là giống nhau, điều đó đã chứng minh sự tồn tại của linh tánh và sự tôn quý của việc cầu đạo. Trên đời chẳng có chuyện kỳ lạ gì là không có, chẳng phải chỉ có mắt nhìn thấy mới là thật. Khi mắt chúng ta chẳng thể nhìn thấy thì những sự việc của vũ trụ vẫn cứ tồn tại như vậy, duy chỉ có dùng “ tâm ” thật tốt mà đi thể hội, từ từ mà đi tìm ra chứng cứ thì cũng có thể sinh ra lòng tin chẳng thể sánh được. 

 

Thiên Mệnh Minh Sư Tế Công Hoạt Phật hiển hóa trên bó nhang lớn.

 

Thế nhưng điều đặc biệt bổ sung ở đây là tờ biểu văn lập nguyện đã đốt vào lúc pháp hội kết thúc bế ban. Vào ngày cuối cùng sau khi mở xong hai ngày pháp hội, những lớp viên đến dự pháp hội nhất định sẽ lập xuống hai điều nguyện “ trọng thánh khinh phàm, tài pháp song thí ”; lập nguyện lúc bấy giờ chư thiên tiên phật, vạn tiên bồ tát giáng đến chỗ không gian phía trên khá gần với phật đường, thầy Tế Công Hoạt Phật và Nguyệt Tuệ Bồ Tát cách phật đường càng gần hơn, và do lớp trưởng càn đạo, phó lớp trưởng khôn đạo đại biểu cho các lớp viên tham dự pháp hội hiến bó nhang lớn, đồng thời cùng với các lớp viên khác của pháp hội cùng khấu đầu tạ ơn, còn điểm truyền sư thì ở bên cạnh chờ người đọc biểu và các lớp viên sau khi đọc xong biểu văn thì đốt tờ biểu văn. Tuy rằng cuối cùng thì tờ biểu văn rốt cuộc bị đốt thành tàn tro, thế nhưng vào thời khắc này thì tờ biểu văn mà những người có mắt âm dương nhìn thấy lại vẫn hoàn hảo y nguyên như ban đầu mà bay nhẹ lên trên, thế nhưng điều mà khác với tờ biểu văn cầu đạo là tờ biểu văn này chuyển rất nhanh, vả lại là do hai vị thiên long hộ pháp hộ lấy bay lên trời.

 

Biểu Văn Pháp Hội

 

Bất kể là bàn đạo hay là mở pháp hội, đều là người và trời cùng làm, vẻ ngoài trông có vẻ là người của nhân gian bận bịu đến mức như quay cuồng, trên thật tế thì thiên thượng nhân gian mỗi vị đều tận hết chức trách, tận hết sức lực của mình, đồng tâm đồng đức hộ trì lấy đạo vụ thù thắng này.

 

7. Dẫn Bảo Sư 

 

1. Tế Công Hoạt Phật đã từng dẫn dắt anh Tiểu Trịnh đi xem tên dẫn sư, bảo sư của mỗi một người cầu đạo đã ghi chép lại trên trời, đấy không chỉ là một hai vị mà thôi, mà là vô số vị. Hoạt Phật Lão Sư từ bi bảo với anh Tiểu Trịnh rằng : "phàm là trước lúc chưa cầu đạo, những Tiền Hiền đã từng khai thị qua đạo lí cho chúng ta đều được tính vào trong đó, bao gồm những giảng sư giảng đạo nghĩa, giảng tam bảo vào lúc bàn đạo ngày hôm đó cũng đều được tính vào trong đó, và những người giảng nói đạo lí một cách riêng tư cho người cầu đạo nghe đều được tính vào đó." 

2. Xin các vị Tiền Hiền hãy nhớ lại xem, có lúc khi đi độ người, vốn dĩ là tài ăn nói không tốt lắm, vì sao mà khi chúng ta đi độ người, tài ăn nói bèn trở nên rất tốt vậy ? Đấy là do Tiên Phật đang giúp đỡ chúng ta đấy, Tiên Phật cũng đang giúp đỡ trợ đạo, do vậy mà trong mục họ tên dẫn sư, bảo sư của người cầu đạo cũng bao hàm Phật hiệu của Tiên Phật, đấy thật là điều chẳng thể nghĩ bàn đấy !

3. Thẻ cầu đạo, Dẫn Bảo Sư ghi tên vào tờ Long Thiên Biểu, vào sổ là đại biểu trong số rất nhiều các vị dẫn bảo sư. Ơn trên nhất định sẽ đem họ tên dẫn bảo sư của người cầu đạo ghi chép lại rõ ràng tường tận. 

Dẫn sư, bảo sư mà thẻ cầu đạo đã ghi lại, và hôm cầu đạo “ dẫn bảo sư đương nguyện mỗi vị tự báo họ tên mình ” đấy chỉ là hai vị dẫn sư, bảo sư của mỗi người cầu đạo làm đại biểu quỳ trên bái đệm đại biểu hiến hương tam trụ và lập nguyện. Khi vài vị tiền hiền cùng đi thành toàn một người đến phật đường cầu đạo thì những vị dẫn sư, bảo sư của vị này sau khi cầu đạo, ơn trên đều sớm đã ghi chép lại toàn bộ rồi, do đó mà các vị tiền hiền chẳng cần phải quá so đo tính toán xem tên mà trên thẻ cầu đạo đã ghi là tên của vị Tiền Hiền nào. 

Ấn chứng sau khi cầu đạo, chỉ cần không khi sư diệt tổ, không phản đạo bại đức làm những việc trái với lương tâm, trái với mười điều nguyện lớn đã lập lúc cầu đạo : những đạo thân lúc quy không đều được Phật đến tiếp dẫn cho nên sắc mặt hồng hào tươi đẹp, thân mềm như bông, mùa đông không cứng, mùa hè không thối.

 

Xem thêm hình ảnh ấn chứng qua liên kết : 

 

https://bachduongky.net/an-chung-nguoi-cau-dao-luc-mat-than-mem-nhu-bong

 

 

 

 

Số lượt xem : 2106