BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Quy Trình Bàn Đạo

Tác giả liangfulai on 2022-12-24 22:17:13
/Quy Trình Bàn Đạo

Quy Trình Bàn Đạo

 

Lau tay →      đăng kí ghi danh      tham giá        khai thị       hiến cúng       thỉnh Đàn        bàn Đạo        Giảng giải Tam Bảo         Những việc cần chú ý       Phát kinh sách và trái cây        hướng dẫn đạo thân mới từ giá       Lễ tạ ân.


Công tác chuẩn bị trước lúc bàn đạo

 

Nắm bắt thời gian và số người cầu đạo, quyết định địa điểm.

Điểm Truyền Sư ( đón, tiễn ), thỉnh mời Giảng sư ( giảng Đạo nghĩa, Tam bảo ) và nắm bắt rõ tình hình người cầu đạo ( liên lạc với Đàn Chủ, Dẫn Sư ) .

Sắp xếp nhân viên bàn sự, tiếp đãi ( Điểm Truyền Sư, Giảng Sư, Đạo Thân ), ghi danh, Thượng Hạ Chấp Lễ, Nhân Viên Hiến Cúng, Bồi Đàn, hộ trì, giao thông …

 

Về phương diện Đàn Vụ :  Chuẩn bị trái cây, trà cúng, khay dâng trái cây, que trầm, nhang dùng điểm đạo, đèn dầu, bình lư ( nghĩa là làm phẳng bột trong lò bát quái ) , phát lư ( nghĩa là thắp cháy bột trầm trong lò bát quái ) , bái đệm, ghế ngồi, bảng đen.

 

Về phương diện Văn Thư : Chuẩn bị Văn Phòng Tứ Bảo ( tức là bốn món vật quý trong văn phòng gồm : nghiên, bút lông, thỏi mực và giấy Tuyên – bao gồm biểu văn ) , túi đựng, nơi ghi danh, bút, phiếu ghi danh, phong bì, thẻ cầu đạo, Kinh Sách, túi đựng tư liệu, máy ép plastic.

 

Về phương diện đăng kí ghi danh :  ( Càn, Khôn, Đồng, Nữ ) tuổi tác ( bé trai dưới 15 tuổi ghi là Đồng, bé gái dưới 15 tuổi ghi là Nữ ) , trình độ học vấn, địa chỉ, điện thoại.

1.Dẫn Bảo Sư nhất định cần phải là những vị Tiền hiền có mặt tại hiện trường ngay lúc ấy thì mới có thể làm Dẫn Bảo Sư.

2. Vãn bối dẫn độ trưởng bối mà là bà con thân thích, cha mẹ, cô cậu, chú bác … của mình thì mình không thể làm Dẫn Bảo Sư, khi ấy phải để cho Tiền Hiền của Phật đường làm Dẫn Bảo Sư đại diện thay thế.

 

Về phương diện tiếp đãi : Khăn lau tay ( dành cho Điểm Truyền Sư, Giảng Sư, Đạo Thân nên phân ra từng loại riêng biệt ), nước trà, trái cây hoặc điểm tâm.

  • Chú ý : nhân viên tiếp đãi dâng khăn cho Truyền Đạo Sư, Giảng Sư lau tay.

Thời điểm thích hợp để dâng khăn cho Giảng Sư trong lễ bàn đạo :

1.Trước khi Giảng Sư lên bục giảng

2.Khi lên bục giảng đạo.

3.Sau khi xuống bục giảng.

 

Thời điểm thích hợp để dâng khăn cho Truyền Đạo Sư trong lễ bàn đạo :

  1. Trước và sau khi hiến hương kết duyên.
  2. Trước lúc thỉnh Đàn.
  3. Trước lúc điểm Đạo
  4. Sau khi điểm Đạo xong cho Càn Đạo ( lúc người cầu đạo tạ ân ) .

Sau khi điểm Đạo xong cho Khôn Đạo ( lúc người cầu đạo tạ ân ) .

 

Những thứ khác : Pháp phục.

 

Sắp xếp thời gian bàn đạo và thao trì :

 

Nhân viên bàn sự liệu đã xác định vị trí ? Mời nhân viên tiếp đãi chỉ dẫn người cầu đạo đăng kí ghi danh và tiến vào Phật đường chuẩn bị nghe Đạo Nghĩa.

Sau khi phần lớn người cầu đạo đã vào chỗ ngồi rồi thì thắp đèn Phật để cung nghênh Phật giá, rồi lên bục thao trì giới thiệu.

 

Trọng điểm giới thiệu vị giảng sư khai thị đạo nghĩa :

 

  1. An định tâm của người cầu đạo : Nói về việc cầu đạo không phải là việc dễ dàng, và những trải qua của các vị Thánh Hiền lúc cầu đạo ( như là Lục Tổ Huệ Năng, Thần Quang Pháp Sư … ) .

 

  1. Giới thiệu giảng sư khai thị đạo nghĩa ( nhấn mạnh sự hiểu biết và thể ngộ sâu sắc của vị giảng sư ấy đối với Đạo Nghĩa ) .

 

  1. Giới thiệu Lễ Tiết gồm ( 1. Mời mọi người đứng dậy    2. Chào hỏi Giảng Sư    3. Mời mọi người ngồi xuống. )

 


Sau khi khai thị đạo nghĩa khoảng 15-20 phút, mời nhân viên phát lư thắp cháy bột trầm trong lò bát quái.

Nếu Điểm Truyền Sư đã đến thì báo cáo với Điểm Truyền Sư về tình hình người cầu đạo, chọn thời điểm đúng lúc thỉnh cầu hiến cúng và người hiến hương kết duyên.

 

Hỏi nhân viên ghi danh xem liệu biểu văn đã viết xong chưa, và kiểm tra qua một lượt trước, sau đó mới trình lên mời Điểm Truyền Sư xem qua trước.

 

Ra dấu gợi ý cho vị giảng sư khai thị đạo nghĩa về việc chuẩn bị phải hiến cúng trước 3 phút, và kiểm tra xem liệu phát lư đã ổn thỏa, bột trầm đã cháy tốt chưa ?

 

Sau khi giảng khai thị đạo nghĩa xong thì vị thao trì lên bục kết luận đơn giản và giới thiệu nghi thức cầu đạo ( khác với cúng bái thông thường ) .

 

Thu dọn ghế, xếp bái đệm, chuẩn bị hiến cúng.

 

Lễ Hiến Cúng

 

1. Giới thiệu ý nghĩa hiến cúng.

2. Giới thiệu vị Tiền hiền hiến hương kết duyên.

3. Nhắc mọi người buông thõng hai tay, đứng thẳng trang nghiêm, tâm tồn thành kính, Càn Khôn ( nam nữ )  phân chia hàng ngũ.

 

Lễ Thỉnh Đàn

Sau khi hiến cúng xong, mời nhân viên bồi đàn vào vị trí. Nhân Viên Bồi Đàn nên xếp hàng hai bên ngay ngắn chờ đợi Điểm Truyền Sư.

 

1. Giải thích rõ sự thận trọng của việc đăng kí ghi danh, sau đó điểm danh ( chú ý lễ phép ). Người ghi biểu văn nhất định cần phải đích thân điểm danh, đối chiếu người cầu đạo ngay tại chỗ để tránh sau khi đốt biểu rồi có sai sót.

2. Giới thiệu về ý nghĩa lễ thỉnh đàn.

3. Giới thiệu về Truyền Đạo Sư.

4. Đại biểu mọi người mời Truyền Đạo Sư và hướng dẫn mọi người cùng chào vị Truyền Đạo Sư.

 

Quỳ đọc thân thỉnh

 

  • Lúc quỳ đọc thân thỉnh, chuẩn bị sẵn bái đệm ( nếu số lượng người cầu đạo có trên 3 người thì chỉ mời 3 vị làm đại biểu ) .
  1. Mời 3 người cầu đạo Càn ( Khôn ) bước vào bái vị ( và chỉ dẫn họ quỳ lạy ) .
  2. Nếu như vị Truyền Đạo Sư là Càn Đạo, người cầu đạo chỉ có khôn đạo, thì mời người cầu đạo tiến về trước bái đệm và chỉ đứng thôi chứ không cần quỳ, không cùng quỳ lạy ( ngược lại cũng như thế ).

 

Ngươì Cầu Đạo bước vào bái vị

 

Xác nhận số người cầu đạo và mời bàn sự nhân viên sắp đủ bái đệm.

 

  • Sau khi người cầu đạo bước vào bái vị ( bao gồm Càn Khôn ) , mới thỉnh mời Truyền Đạo Sư từ bi đôi lời ( xong rồi thì hướng dẫn mọi người cùng cảm tạ Điểm Truyền Sư đã từ bi, rồi chỉ dẫn người cầu đạo quỳ lạy và hiến hương ).

 

  • Nếu người cầu đạo là Đồng ( bé trai ) hoặc Nữ ( bé gái ) thì người lớn nên thay mặt các bé báo họ tên và lập nguyện.

 

  • Sau khi điểm đạo xong, Truyền Đạo Sư chúc mừng người cầu đạo xong rồi mới tới lượt bàn sự nhân viên chúc mừng.

 

Giảng Tam Bảo

 

  • Giảng sư phụ trách giảng Tam Bảo chủ động tìm Truyền Đạo Sư để  thỉnh thị, xin phép Truyền Đạo Sư cho được học tập giảng Tam Bảo.

 

  • Nhân viên thao trì giới thiệu vị Giảng Sư giảng giải Tam Bảo ( và cho Giảng Sư biết thời gian giảng khoảng bao lâu ) .

 

  • Giảng xong tam bảo, nếu thời gian cho phép thì nên nhấn mạnh nữa những việc cần chú ý ( ăn chay hai ngày và không tiết lộ thiên cơ, lỡ quên Tam Bảo thì quay về Phật đường ôn tập lại. Đối với công đức phí thì phải giải thích rõ với người cầu đạo ngay lúc ấy, là dùng để in kinh sách, dùng cho việc bàn đạo. Điểm Truyền Sư, Đàn Chủ đều chẳng dám dùng vào việc riêng), khích lệ sau này dự pháp hội và phát tư liệu Kinh sách, và giới thiệu ý nghĩa của Cúng Quả ( táo ), sau đó mời người cầu đạo cùng từ giá ( tam cúc cung ), Càn Đạo trước rồi mới đến lượt Khôn đạo sau.

 

Sau Lễ Bàn Đạo


Nhắc nhân viên đăng kí ghi danh giao nộp danh sách người cầu đạo và công đức phí cho Điểm Truyền Sư.

Bàn đạo điểm xong rồi, nếu như có sai sót như :  hoặc ghi sai họ tên, giới tính,  hoặc số người ghi trên tờ biểu văn là dư hoặc thiếu so với số người cầu đạo thực tế có mặt tại hiện trường thì nhất định cần phải viết biểu văn chỉnh sửa, đốt biểu văn thăng thiên thỉnh cầu Tam Quan Đại Đế chỉnh sửa.

 

 

 

 

Số lượt xem : 1974