BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Vô Phùng Tháp

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 09:09:41
/Vô Phùng Tháp

Vô Phùng Tháp

 

Điển cố của Vô Phùng Tháp xuất ra từ quyển 5 của  “景德傳燈錄Cảnh Đức truyền đăng lục ”, quyển 2 của “五燈會元Ngũ Đăng Hội Nguyên ”, tắc thứ 85 của “ 從容錄Thong dong lục ( Thung dung lục ) ”, quyển trung của “ Thiền uyển mông cầu ”…Còn “ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh – Đại Khoản quyển 4 ” ( phẩm bảo tháp thứ 11 ) cũng ghi chép đến. Công án thiền tông, được thuật lại như sau :


CÔNG ÁN:

Sư phụ thiền học của Hoàng Đế Đại Tông đời đường là Quốc Sư Huệ Trung ( vị thầy trực tiếp của quốc sư Huệ Trung là Lục Tổ Huệ Năng ). Một hôm, Quốc Sư Huệ Trung biết rằng mình sắp tịch rồi, cho nên bèn xin từ chức với hoàng đế Đại Tông.

 

Hoàng đế Đại Tông hỏi Quốc sư Huệ Trung rằng : Sau khi Quốc Sư diệt độ, đệ tử có thể làm chút việc gì cho ngài ? Quốc sư tâu: Vì Lão tăng xây cái tháp Vô Phùng. Vua hỏi: Xin Thầy cho kiểu tháp. ( Lúc này Quốc Sư dùng “ đạo ” để tiếp dẫn Hoàng Đế ). Quốc sư im lặng giây lâu hỏi: Hiểu chăng ? Vua nói: Chẳng hiểu. Quốc sư tâu: Tôi có đệ tử phó pháp là Đam Nguyên ( Ứng Chơn Hòa Thượng ) thông hiểu việc này, xin mời đến hỏi. Sau khi Quốc sư tịch, vua mời Đam Nguyên hỏi ý này thế nào. Đam Nguyên cũng dùng “ đạo ” để tiếp dẫn. Đam Nguyên im lặng giây lâu rồi hỏi Hoàng Đế rằng : hiểu chăng ? Hoàng Đế vẫn bảo rằng : chẳng hiểu.

 

Đam Nguyên do vậy bèn làm bài kệ rằng:            

湘之南。潭之北。中有黃金充一國。

無影樹下合同船。琉璃殿上無知識。」

Phía Nam sông Tương, phía Bắc cái đầm, ở giữa có vàng ròng đầy một nước,

dưới cây không bóng hợp đồng thuyền, trên điện Lưu-ly không tri thức.

 

合同

Công án này chủ yếu là hai vị Thiền Sư dùng “ đạo ” để tiếp dẫn hoàng đế Đường Đại Tông, thế nhưng do hoàng đế chấp trước ở những vật chất hữu hình, đối với cái “ đạo ” vô hình chưa thể lãnh hội được, do vậy mà lỡ mất sự tiếp dẫn của Thiền Sư.

 

Trong điển cố tắc này, nếu như không hiểu được Vô Phùng Tháp là ý gì thì rất dễ sản sanh những kiến giải sai lầm mà mất đi ý nghĩa gốc vốn có của công án này.

 

Vào thời đại của Phật Thích Ca Mâu Ni, khi đức Phật diễn thuyết “ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ”, từ mặt đất nổi hiện lên một tháp Phật Đa Bảo, đức Đa Bảo Như Lai trụ ở bên trong đó. Ngài Đa Bảo Như Lai thành phật sớm hơn so với Phật Thích Ca Mâu Ni, thế nhưng lại chẳng có người khuyến thỉnh thuyết pháp mà sớm nhập niết bàn. Thế nhưng, ngài Đa Bảo Như Lai đã từng phát nguyện rằng nếu như có Phật nói “ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh ” thì ngài nhất định sẽ đến nghe kinh và chứng minh, khen ngợi, hộ trì. “ Tháp Phật Đa Bảo ” nổi hiện lên từ dưới đất chẳng có cửa sổ, cho nên gọi là “ Vô Phùng Tháp ”, nghĩa là cái tháp chẳng có khoảng trống kẽ hở. Điều lý thú là trong “ Diệu pháp liên hoa kinh ” còn miêu thuật lúc ngài Đa Bảo Như Lai xuất hiện còn thỉnh mời Phật Thích Ca Mâu Ni tiến vào bên trong bảo tháp của ngài, chia nửa tòa cho Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi, chính là giai thoại nổi tiếng “ một cái pháp tọa, hai đức Như Lai ”, đấy cũng là điều chưa từng nghe qua. Trong các câu chuyện của kinh Phật, phần lớn đều là một pháp tọa, một Như Lai. Thế nhưng chỉ có ở bên trong “ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh ” có trường hợp một cái pháp tọa, hai đức Như Lai cùng ngồi một pháp tọa, là “ Vô Phùng Tháp ” của ngài Đa bảo Như Lai xuất hiện thì mới có sự xuất hiện của hai đức Như Lai.

 


 

Lúc đó đức Đa-Bảo Phật ở trong tháp báu chia nửa tòa cho Thích-Ca Mâu-Ni Phật mà nói rằng: "Thích-Ca Mâu-Ni có thể đến ngồi trên tòa này." Tức thời đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật vào trong tháp báu ngồi xếp bằng trên nửa tòa đó.



Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật

Điểm truyền sư điểm cho con ở chỗ nào thì là chơn chủ nhân trú ở đó ! các con có nghiên cứu tham thảo qua những lời điểm đạo của các con chưa ? những lời điểm đạo rất tốt, nhưng các con thì lại chẳng biết thể hội. Ta hỏi các con, tay phải của điểm truyền sư điểm mở cho con, tay trái lại đóng nó lại, đúng không ? lầm rồi, lầm rồi, đó là pháp hữu vi, pháp hữu vi là đạo phải không ? pháp hữu vi thì là lầm rồi. Một tay mở nó ra, một tay che đậy lại nó là ý nghĩa gì ? tay phải điểm mở ra, không sai, đó là bảo với con là chủ nhân ở chỗ nào, cửa chính của chúng ta ở chỗ nào, nhưng đó là một cánh cửa, thầy hỏi các con, sau khi các con về nhà, các con muốn ở ngoài cửa hay là mở cửa ra để vào bên trong nhà nghỉ ngơi ? có ai mà ngốc nghếch đứng ở ngoài cửa mà nói rằng đã đến nhà mình, rồi nghỉ ngơi ở ngoài cửa, có không ? người ta ai cũng đi vào trong nhà để nghỉ ngơi cả. Cái gì gọi là đăng đường nhập thất ? con đứng ở ngoài cửa là tu cái đạo gì ? ta thấy các con vẫn chưa ngộ ra được, cho nên tay trái đẩy con vào nhà, chớ có lảng vảng, la cà ở bên ngoài, đúng không ? con đứng ở ngoài cửa hóng mát chăng ? nghĩ kĩ xem nào !

 

Cho nên nói, chúng ta cầu đạo là hiểu rằng chúng ta có chủ nhân, cũng hiểu rằng chủ nhân của chúng ta cũng là ở tại bên trong ngôi nhà của chúng ta. Một ngôi nhà của chúng ta có gian phòng của chủ nhân, chủ nhân có chỗ ngủ dành cho chủ nhân, khách có chỗ ngủ dành cho khách, điều này không thể lẫn lộn được, đúng không ?

   

Thầy nói rằng tay phải điểm mở ra cho con là nói với con rằng chủ nhân của con ở bên trong cánh cửa này, cái thể xác này là một ngôi nhà, thiên lí lương tâm của con chính là chủ nhân, điểm truyền sư nói với con rằng thiên lí lương tâm của con phải nhanh chóng đi vào, từ cửa chánh đi vào, đi vào bên trong làm chủ, chớ có lảng vàng, la cà ở bên ngoài, lúc này chủ nhân của con đã quay về chưa ? Chủ nhân nếu quay về thì mắt của con bèn sáng lên, biết không ? cho nên thầy xem từng đứa một, thấy các con đều chẳng có hiểu cái ý nghĩa này, kết quả là mắt đều híp, chẳng có tinh thần, vì sao không có tinh thần ? thần chẳng minh, thần minh thần minh, lạy thần minh, thần phải minh ( rõ ) mới có thể lạy thần minh, thần chẳng minh ( rõ ) thì con lạy thần minh từ đâu ? con muốn lạy thần minh, muốn lạy thần nào biết không ? bây giờ con có hiểu ý nghĩa của việc cầu đạo chưa ? vậy thì cái công phu thật sự khó làm của việc tu đạo chính là ở chỗ chủ nhân của chúng ta phải thường giữ ở trong nhà, chớ có đi lung tung, nghĩa là chỉ ở đây mà thôi.

                                                                                                     ( trích dẫn từ Lời  của Thầy ( 3 ) )

 

Cái gì là “ Vô Phùng Tháp ” đây ? Thật ra, ở trên thân thì đã có “ Vô Phùng Tháp ”. Mỗi người khi tĩnh tọa, bất kể là học phật, học đạo, học nho giáo, thiên chúa giáo hiện nay đều có tĩnh tọa, bất kể là học tôn giáo gì đều phải tinh thần thống nhất. Vậy thì “ Vô Phùng Tháp ” chính là đem sáu căn của mình đóng chặt lại, chẳng có một khoảng trống kẻ hở có thể khiến cho nó ra bên ngoài. Nếu như vào cái lúc tĩnh tọa có thể đạt đến “ Vô Phùng Tháp ” xuất hiện, cũng có nghĩa là khép đôi mắt của mình lại, đóng lỗ tai của mình lại, sự hít thở của mũi cũng chẳng có cảm giác, chính là “ khí trụ ”, cũng chẳng nghe thấy nhịp tim nhảy của mình, gọi là “ mạch ngừng ”, và còn tư tưởng cũng chẳng có vọng tưởng, ý niệm chẳng loạn bay, chính là lúc chẳng có nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý, chẳng có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, chính là lúc “ Vô Phùng Tháp ” xuất hiện ( như trong kim cang kinh phần thứ 14 Li tướng tịch diệt nói rằng : Tu-Bồ-Đề! Vì thế nên, Bồ-tát phải rời lìa tất cả tướng, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà sanh tâmNên sanh tâm không trụ-trước vào đâu cả. ” )

 

Thiền định của những người thế tục bình thường là sóng não đang phát xạ ( tỏa ra ), nghĩ lung tung bậy bạ, nghĩ đông nghĩ tây, nghĩ nam nghĩ bắc, nghĩ trên nghĩ dưới, tất cả mọi cảnh giới của mười phương, toàn bộ đều là nghĩ, tinh thần hình như rất thịnh vượng, cứ mãi tỏa ra ngoài, phát xạ tỏa ra ngoài chẳng ngừng, đấy chẳng gọi là tĩnh tọa ! Tĩnh tọa thật sự là mắt, tai, mũi, miệng, lưỡi, thân thể, ý niệm toàn bộ đều chẳng có tác dụng. Trang Tử chẳng phải có một câu nói là “ tọa vong ” ( ngồi quên ) đó sau ? ( vị chơn nhơn tĩnh tọa ) ngồi xuống thì cái gì cũng đều quên rồi, đấy mới gọi là “ Vô Phùng tháp ”. Chương thứ 21 của Đạo Đức Kinh, Lão Tử cũng nói rằng : “道之為物,惟恍惟惚。惚兮恍兮,其中有象;恍兮惚兮,其中有物 ” ( “ đạo chi vi vật, duy hoảng duy hốt, hốt hề hoảng hề, kì trung hữu tượng, hoảng hề hốt hề, kì trung hữu vật ” ) ( tạm dịch : Đạo là cái gì chỉ mập mờ thấp thoáng, thấp thoáng mập mờ mà bên trong có hình tượng, mập mờ thấp thoáng mà bên trong có vật ”. Cái mà câu nói này nói là bên trong có vật, thấp thoáng mập mờ, chính là dưới sự hỗn độn mà quên đi tất cả mọi thứ; thật ra vào lúc ấy có một thứ tồn tại, chính là “ Vô Phùng Tháp ”, “ Vô Phùng Tháp ” của hình tam giác, bên trong hình như có thứ tồn tại, chính là phật tánh. Ý nghĩa của “ Vô Phùng Tháp ” chính là phải đem toàn bộ lục thức, lục trần đều ngưng tắt hết, toàn bộ đều chẳng còn, chính là “ tọa vong ”, vật bên trong ấy chính là phật tánh. Đấy chính là dùng đạo gia để giải thích kinh phật.

 

Kinh phật nói rằng phật tánh là tồn tại vĩnh viễn, chính là trong ấy có vật. Thế nhưng, làm thế nào sẽ xuất hiện ? chính là cái “ mập mờ thấp thoáng ” mà Đạo gia đã nói, nơi Đạo gia còn gọi là “ khí trụ ”, khí ngưng rồi, mạch ngừng rồi. Vậy thì khí ngưng rồi, mạch ngừng rồi chẳng phải là đã chết rồi sao ? Thật ra không phải, là tiếp cận với cái chết, lúc ấy thì phật tánh sẽ xuất hiện. Công phu tu hành thực sự là phải khí trụ, mạch ngừng, bởi vì bên trong ấy có vật, là “一陽來復nhất dương lai phục ”đang chờ đợi nó tỉnh dậy, cũng có nghĩa là vẫn còn sống, chỉ là tiếp cận với cái chết. Cho nên, thiền định đến khi “ khí trụ ”, “ mạch ngưng ”, chỉ còn lại một chút hít thở, mạch vẫn còn một chút động thì phật tánh sẽ xuất hiện.

 

Muốn nhìn thấy phật tánh chẳng phải là dùng mắt để nhìn thấy, cũng chẳng phải dùng tai để nghe, càng không thể chạy theo cảm giác ! Đi theo cảm giác không hẳn là đúng đắn, mà là rất đáng sợ, có khi đã nhập ma đều chẳng hay biết, đã nhập vào cảnh giới không tốt mà chẳng hay biết, không thể đi theo cảm giác được ! Quan trọng nhất là phải đem bài trừ toàn bộ tài, sắc, danh, ăn, ngủ và sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp và thất tình lục dục của bản thân mình ra ngoài hết, chỉ còn sót lại “ Vô Phùng Tháp ”

 

Người thế tục chưa thật tu chẳng cách nào hiểu được “ Vô Phùng Tháp ” mà Thiền Sư đã nói. Vô Phùng Tháp hình tam giác ở trong Mật giáo gọi là “ sanh pháp cung ”. Sanh pháp, chuyết hỏa của Mật giáo là từ “ sanh pháp cung ” phát ra ngoài; Khí, mạch, minh điểm, thậm chí phật tánh đều có thể tìm thấy ở trong “ sanh pháp cung ”

 

Tọa thiền tiến vào trong Vô Phùng Tháp mới có thể tìm thấy tự tánh phật đà, tinh tiến quán chiếu chuyển niệm, tích cực tu hành mới có thể làm tan biến tất cả mọi phiền não, chuyển phàm thành Thánh. Do đó, “ Kinh Thiên Thượng Thánh Mẫu ” nói rằng : 「玄關竅,當寶貝,無縫塔,收神氣。」( Huyền quan khiếu, đương bảo bối, Vô Phùng Tháp, thu thần khí ), cũng có nghĩa là lợi dụng việc tu hành của Vô Phùng Tháp có thể thu thần khí, đến cuối cùng huyền quan mở khiếu, bảo bối của tự gia ( nhà mình ) thoát vỏ mà ra. Hư Vân Lão Hòa Thượng tu hành mở ra huyền quan, cũng có lưu lại một bài kệ rằng :

金鎖玄關掣開。曠劫無明坐斷。一朝刺破虛空。露出娘生真面。

樓閣垂金鎖。橋樑架玉虹。天人交集處。同禮一聲鐘

 

 “ Kim tỏa huyền quan xiết khai. Khoáng kiếp vô minh tọa đoạn. Nhất triều thích phá hư không. Lộ xuất nương sanh chơn diện. Lâu các thùy kim tỏa. Kiều lương giá ngọc hồng. Thiên nhân giao tập xứ. Đồng thể nhất thanh chung. ”

 

Hư Vân Hòa Thượng là vị Cao Tăng đắc đạo nổi tiếng nhà nhà đều biết của thời cận đại, tu hành vô cùng cao thâm, người người đều ca ngợi tán thán. Hư Vân Hòa Thượng là đời thứ 43 của Lâm Tế Tông, truyền nhân đời thứ 47 của Tào Động Tông, có thành tựu vô cùng cao đối với việc tu trì huyền quan.

 

金鎖玄關掣開Kim tỏa huyền quan xiết khai」:Một khi thời cơ nhân duyên chín muồi, cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan sẽ nhìn thấy tự gia bồ tát, ngay lập tức minh tâm kiến tánh.

 

曠劫無明坐斷Khoáng kiếp vô minh tọa đoạn 」:Sau khi minh tâm kiến tánh rồi thì giống như mặt trời mới ló ra, ánh sáng mặt trời phổ chiếu, tất cả băng tuyết đều tan chảy, sương mù biến mất, khiến cho sự ngu muội, vô trí của lũy kiếp đến nay trong khoảnh khắc một sát na thì có thể chấm dứt kết thúc, tức khắc khai ngộ, một kiếp thì giải thoát.

 

一朝刺破虛空Nhất triều thích phá hư không 」:Vào lúc một sát na Thiên Mệnh Minh Sư mở ra huyền quan khiếu, vân lôi chấn khai mậu kỉ thổ, khế nhập chơn không, sẽ nhìn thấy bổn lai diện mục, giống như chích thủng cái vũ trụ hư không lớn không gì nằm ngoài nó được, nhỏ không gì nằm trong nó được, sẽ nhìn thấy nguồn gốc của đạo.

 

露出娘生真面Lộ xuất nương sanh chơn diện」:Sau khi Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan, khế nhập chơn không, hiển lộ ra bổn lai diện mục trước khi phụ mẫu chưa sinh mình ra, lúc ấy ngay lập tức hiểu rõ bổn tâm, nhìn thấy bổn tánh, nhìn thấy tự gia bồ tát.

 

Có thể thấy rằng bất kể pháp môn nào đều là dụng công trên Huyền Quan, Vô Phùng Tháp. Việc tu hành của Vô Phùng Tháp thật sự là quá quan trọng rồi !

 

“ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh ” là vua trong các kinh, những lời giáo huấn khai thị của ngài Đa Bảo Như Lai, đóng lục căn, lục trần, duy chỉ có lưu lại “ Vô Phùng Tháp ”, là con đường mà Chư Phật cùng đi qua, chẳng phải là không thể nghĩ bàn sao ?

 

       

 

                                                         Vô Phùng Tháp tại Nhật Bản

 

-------------------------------------------

(*1) Quốc Sư Nam Dương Trung ( năm 675 – 775 ) người thuộc huyện Chư Kỵ tỉnh Chiết Giang, tục họ Nhiễm, pháp danh là Thích Huệ Trung, người đời gọi là Quốc Sư Nam Dương Huệ Trung. Ngài tinh thông uyên bác về kinh luật, là một trong những đệ tử ưu tú của Lục Tổ Huệ Năng, danh tiếng tương đương với Hành Tư Thiền Sư, Hoài Nhượng Thiền Sư, Thần Hội Thiền Sư, Huyền Giác Thiền Sư. Ngài và Thần Hội Thiền sư cùng ở Hoa Bắc hoằng dương thiền phong của Lục Tổ. Ngài nhận được sự đãi ngộ cực tốt của 3 đời Hoàng Đế triều đại nhà Đường : Đường Huyền Tông, Đường Túc Tông, Đường Đại Tông, được phong làm Quốc Sư, được tôn xưng là Huệ Trung Quốc Sư.

 

Số lượt xem : 630