Vì sao phải cầu đạo ? Ý nghĩa của việc cầu đạo là gì ?
Cầu đạo là một đại sự nhân duyên, một việc phi thường. Đạo của hôm nay chúng ta cầu và đạo mà ngày xưa các bậc Thánh Hiền Tiên Phật đã đắc được là như nhau.
Phật Thích Ca được Nhiên Đăng Cổ Phật thọ kí, Quán Thế Âm Bồ Tát gặp Trường Mi Tôn Giả mà đắc đạo, Lục Tổ Huệ Năng được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn thọ kí ấn chứng. Những người tu hành ngày xưa phải nghìn dặm xa xôi đi tìm Minh Sư, đi mòn nát cả đôi giày sắt vẫn tìm chẳng thấy, còn hôm nay thì hình như đắc được mà chẳng tốn chút công phu, đấy là do Tổ Đức, Phật duyên, căn cơ tu hành lũy kiếp đến nay của chúng ta.
1. Vì sao phải cầu đạo ? ý nghĩa của việc cầu đạo là gì ?
Cầu Đạo chính là tìm về lại diện mục vốn có của chúng ta ( Phật tánh, chơn chủ nhân ), quy căn nhận mẫu : chỉ ra một con đường trở về cố hương xưa, đến từ đâu, hướng về đâu để có thể trở về lại cố hương cực lạc, thoát khỏi biển khổ luân hồi sanh tử.
Cầu đạo mới biết được “ đạo ” là nguồn cội của sinh mệnh. Không cầu đạo thì rất khó mà hiểu được nguyên lý của sanh đến chết đi, chẳng biết ý nghĩa của việc làm người là ở đâu ?
2. Đạo và giáo là khác nhau, khác với việc cúng bái cầu phù hộ bảo vệ bình an bình thường. Đạo và kiếp cùng giáng, đạo là cứu kiếp cứu nhân tâm. Kiếp do lòng người mà đến, con người có sự đối đãi, chấp trước ở tướng phân biệt, ở trong cái thiện ác; còn sự tôn quý của đạo là sự đại công vô tư của nó, đạo khiến cho chúng ta thoát khỏi vòng luân hồi, siêu sanh liễu tử. Rời khỏi đạo rồi thì sẽ đồng thời phát sanh rất nhiều hiện tượng nguy hiểm. Cho nên tầm quan trọng của đạo chính là ở chỗ vạn sự vạn vật không thể không có nó, không thể rời khỏi nó.
Giáo là khuyến thiện, độ hóa cái ác, có thể được phước báo. Phước là hưởng dụng tại nhân gian và cõi khí thiên, nhưng vẫn ở trong sự luân hồi, chẳng phải là cứu cánh rốt ráo.
3. Sự tôn quý của thiên mệnh ở phần trước đã nhắc đến, những người tu hành từ thời xa xưa phải nghìn dặm tìm kiếm Minh Sư, vạn dặm cầu khẩu quyết mới có thể thành đạo. Tổ sư đời đời vì ấn chứng cho chánh pháp mà đến. Phật Thích Ca, Quán Thế Âm Bồ Tát, Lục Tổ …đều là vậy, cho nên thành đạo nhất định phải có Tổ Sư trụ thế chứng đạo, nếu không chỉ có thể thành tựu Thần của cõi khí thiên.
Lưu Bá Ôn ngày xưa có thể biết được quá khứ vị lai, nhưng không gặp được Minh Sư, thành tựu của ông chỉ là “ địa tiên ”.
Phẩm thứ 7 Cơ Duyên của Lục Tổ Đàn Kinh nhắc đến cuộc đối thoại giữa Lục Tổ và Vĩnh Gia Đại Sư. Vĩnh Gia Đại Sư tuy là đã khai ngộ kiến tánh rồi, nhưng Lục Tổ muốn ông ta ở lại một đêm, đấy chính là nguyên nhân của Một Đêm Giác, là nói Vĩnh Gia Đại Sư thông qua một chỉ của Lục Tổ Đại Sư mà thành đạo. Tổ sư trụ thế là do ơn trên phái xuống phàm trần để truyền đạo, bù đắp cho việc thượng thiên không cách nào khiến cho chúng ta dùng sự cảm ứng để đắc được chân lý của đạo, do vậy mới do các Tổ Sư trụ thế nói ra. Chân lý thì khắp nơi đều có, chỉ là chúng ta không thể ngộ, mới cần phải đi học tập những chân lý do Tổ Sư khai thị, bù đắp cho những chỗ thiết sót của mình, chính là cái gọi là thuyền chạy chẳng thể không có tay bánh lái, tu đạo chẳng thể không có thầy.
4. Nguyên nhân phổ độ tùy theo sự chuyển biến của thiên thời, sự biến hóa của lòng người, hiện đã đi tới thời kì mùa thu Bạch dương. Mùa thu là thời khắc thu hoạch, những hạt giống tốt sẽ được lưu giữ lại để làm nhân chủng của tương lai. Cho nên đạo giáng hỏa trạch ( hỏa trạch : nhà lửa, biểu thị rằng bá tánh người người đều có cơ hội cầu đạo ), chẳng phải là đơn truyền độc thụ, tu trước đắc sau nữa, mà là đắc trước tu sau, khiến cho những chúng sanh trôi nổi trong lục đạo luân hồi đều có thể nhanh chóng lên bờ, trở về lại nơi mình vốn ở trước đây. Có duyên thì gặp được Phật trụ thế, vô duyên thì gặp Phật Niết Bàn. Hôm nay có thể có được loại nhân duyên này, là sự may mắn lớn của chúng ta, phải biết trân trọng nắm bắt lấy.
5. Tam bảo ở trong toàn bộ quá trình của nghi thức cầu đạo, Truyền Đạo Sư thay cho Tổ sư trụ thế truyền đạo một phương, đem tinh túy của “ tam bảo ” trực tiếp chỉ rõ cho chúng ta. Tam bảo thật sự chính là tâm pháp phải dùng tâm để ấn tâm, để thể ngộ.
Huyền Quan Khiếu – cánh cửa sanh tử bảo với chúng ta linh hồn cư trú ở đâu. Chúng ta có một bổn tánh tự nhiên tương thông với trời, nguồn gốc của nó là ở trời. Bổn tánh tự nhiên của chúng ta ngưng tĩnh bên trong huyền quan, chỉ do vọng niệm che lấp làm tắc nghẽn mất cánh cửa lớn huyền quan. Sau khi điểm mở ra thì nhìn thấy tự tánh Phật của chúng ta, vị Phật Tổ của chính mình, vị chủ nhân thật sự của chúng ta là viên mãn chí thiện. Điểm huyền là bảo với chúng ta rằng, đạo chính là ở nơi đó, chớ có quên mất thứ bảo quý như thế này. Dưới đây là một số các ấn chứng của huyền quan ( lấy từ những giáo nghĩa truyền đạo của các bậc Thánh Nhân ).
I. Phật giáo :
1. Phương thốn bảo địa – cái gì vừa là phương thốn ( đơn vị chiều dài : tấc = 3,33 cm ) vừa là bảo địa ( mảnh đất bảo quý ) ?
Chữ 寺 ( tự : nghĩa là chùa ) của 寺廟 ( tự miếu : chùa miếu ) – phương thốn chi thổ ( tấc đất ) : do hai chữ 土 và 寸 cấu thành寺 chính là chỗ của một chỉ điểm ấy.
2. Tịnh bình, cành liễu của Quán Thế Âm Bồ Tát.
3. Chánh pháp nhãn tạng : ngầm ám chỉ Phật Đà trong pháp hội trên núi Linh Sơn niêm hoa thị chúng, duy có Ca Diếp Tôn Giả khẽ mỉm cười, Phật Đà lúc bấy giờ thuyết giáo rằng : “ ngô hữu chánh pháp nhãn tàng, Niết Bàn diệu tâm, vi diệu pháp môn, thật tướng vô tướng, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, phó chúc Ma Ha Ca Diếp ”
4. Pháp tướng mà Phật thị hiện : hai mắt khép 8 phân, giống như buông màn hạ xuống.
II. Cơ Đốc Giáo
1. “ Thập tự giá ”, “ cửa hẹp ”, “ đơn nhãn ” đều là chỉ huyền quan khiếu mà nói. ( Trong tiếng anh, mắt nên viết thành eyes, nhưng trong kinh văn viết thành eye, là đơn nhãn ( một con mắt ), ám chỉ con mắt thứ 3 ).
2. Kinh Mã Thái Phúc Âm Matthew 10:38-39 “whoever does not take his cross and follow me is not worthy of me ” ( ai không vác cây thập tự mình mà theo ta, thì cũng chẳng đáng làm môn đồ của ta. )
3. Kinh Mã Thái Phúc Âm Matthew 16; 24 - 26 (New International Version)Then Jesus said to his disciples, “Whoever wants to be my disciple must deny themselves and take up their cross and follow me.
Matthew 16:24 (King James Version): Then said Jesus unto his disciples, If any man will come after me, let him deny himself, and take up his cross, and follow. ( Ðức Chúa Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: Nếu ai muốn theo ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta. )
4. Matthew 7:13-14 The Narrow and Wide Gates.
7:13 “Enter through the narrow gate. For wide is the gate and broad is the road that leads to destruction, and many enter through it. 1
(7:13 "Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó.”)
7:14 “ But small is the gate and narrow the road that leads to life, and only a few find it. ”
(7:14 “ Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.”)
5. Matthew 6:22- 23 ( New International Version )
22 “The eye is the lamp of the body. If your eyes are healthy, your whole body will be full of light. ”
6:22 "Đèn của thân thể là con mắt. Vậy nếu mắt sáng, thì toàn thân anh sẽ sáng."
23 “ But if your eyes are unhealthy,[b] your whole body will be full of darkness. If then the light within you is darkness, how great is that darkness! ”
6:23 “ Còn nếu mắt anh xấu, thì toàn thân anh sẽ tối. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối, thì tối biết chừng nào! ”
III. Nho giáo
Trong Chương 6, Ung Dã, Khổng Thánh nói rằng : 「誰能出不由戶,何莫由斯道也。」 ( thùy năng xuất bất do hộ ? hà mạc do tư đạo giã ? ”)
( Tạm dịch : Ai có thể đi ra mà không theo cổng chính ? thế tại sao không đi theo con đường ấy ? ). Câu nói này nghĩa là nói “ ai có thể đi ra đi vào không từ cửa chính ! nếu đã ra vào phải từ cổng chính, tại sao không từ con đường cổng chính này mà đi ra ? ” Đấy là đức Khổng Tử ám chỉ rằng con người có một cánh cửa chính của linh hồn.
Sách Lã Thị Xuân Thu có viết rằng : 「人能一竅通,則不死。其壽在神」 ( nhân năng nhất khiếu thông, tắc bất tử, kì thọ tại thần ), tức là nói : “ có thể đắc được một chỉ của Minh Sư mở ra cánh cửa sanh tử này, tức có thể siêu vượt sanh tử luân hồi, được vô lượng thọ ”, chính là ám chỉ sự tôn quý của việc mở ra huyền quan khiếu.
Sau khi cầu đạo trước hết phải ghi nhớ kĩ trong lòng về tam bảo, dùng tam bảo để đạt đến trở thành tự nhiên, lại tiến thêm một bước tìm hiểu rõ về tâm pháp của tam bảo; tham gia nhiều các lớp học, việc tu bàn, đọc các kinh điển sách Thánh Hiền, từ trong sinh hoạt đi thể nghiệm ấn chứng, nhận thức vô thường và chân thường.
Bởi vì linh hồn bất diệt, cho nên phải cầu đạo, phải tu đạo để bồi dưỡng linh hồn bên trong khiến cho thiên tánh làm chủ, tìm và sửa những lỗi lầm sai trái của mình, chú ý đến thân, khẩu, ý của mình, bởi con người có nhiều tập tánh thói quen xấu, thường để cho những tập tánh thói xấu làm chủ chứ không phải để cho thiên tánh làm chủ.
Số lượt xem : 7812