Niệm Niệm xuất luân hồi
Trước pháp luật thì người người bình đẳng, Tiên Chơn tam giới và Tiên Phật đảo trang giáng thế cũng phải tiếp nhận những sự khảo nghiệm, phân biệt chơn Hiền. Các con luân hồi đã lâu rồi, ơn trên thẩm hạch cũng là tuyển chọn những người tài hoa xuất chúng, các con có thể không chân tu thật luyện hay sao ? Các con an tâm ở đâu ? Lúc này tâm có “ định ” ở đạo trường hay không ?
Mọi người đều biết chuyện của Nhạc Phi ta và Tần Cối, phán phân trung và gian. Ta từng lãnh Tần Cối vào phật đường hiển hoá. Xưa kia Tần Cối tấu lời gièm pha lên Hoàng Thượng, 12 kim bài triệu ta trở về, dùng cái tội danh không căn cứ để cáo buộc hãm hại ta. Tội của Tần Cối khiến cho linh của hắn bị bắt ở Địa Ngục A Tỳ khó mà trở mình. Còn ta thì trung nghĩa lưu danh ghi khắc sử sách, thời kì bạch dương đảm nhiệm một trong tứ đại Pháp Luật Chủ ngày nay.
Này các Hiền Sĩ ! trung lương, dối trá gian hiểm làm sao phân biện ? ở giữa một niệm; sáu vạn năm nay, tự tánh phật đường của chúng sanh điên đảo; tội nghiệp chồng chất như núi. Những gì mà các con cả đời này đã làm có thể bù đắp nổi những lỗi lầm trước kia hay sao ? Đến lúc lâm chung, những tội nghiệp đã chuộc cũng chẳng qua giống như bụi bặm trên móng tay mà thôi; những tội nghiệp chưa chuộc thì lớn như đất trên đại địa vậy. Những nhân quả mà 6 vạn năm nay các con đã tạo, những món nợ tội lỗi, các con dẫu cả đời này hoàn toàn dốc bỏ ra hết mọi tâm sức, ngày đêm chẳng lười mỏi tham gia làm việc Thánh cũng chưa chắc có cách hoàn trả sạch hết được.
Lúc này gặp những năm Bạch Dương phổ độ, ơn trên từ bi ân xá cứu độ chúng sanh ! Các tội hồn của chốn địa phủ sám hối, lại cộng thêm người đời làm công đức hồi hướng, giúp đỡ họ xoay chuyển những hình phạt khổ nghiệp; ơn trên có thể cho cơ hội hối tội triêm ân. Mà con người hễ chuyển động niệm đầu thì có những hoạ phước khôn lường. Chớ có bảo rằng cái ác nhỏ không làm tổn thương sự thanh cao lớn, thế nhưng các ác nhỏ cũng sẽ tạo xuống nhân quả, vậy nên nên cầu không có lỗi. Sự thiếu hụt chân tay, không đủ các căn, gặp phải nhiều trở nghịch, là do phá giới, phạm xuống các tội lỗi sai trái mà đến. Người đời thường hay lấp kín vào trong cái khuôn của những tội nghiệp, đương nhiên chắc chắn phải nếm chịu ác báo, gặp chịu sự vướng víu quấy nhiễu của những trở nghịch, vậy nên vào khoảnh khắc then chốt thăng giáng cuối thu, vẫn chẳng cách nào đem ra sự thành tâm bù lỗi, triệt để sửa lỗi trong quả báo; có cơ hội tu đạo thì lại cứ giống như một nắm bùn nhão, chẳng biết tinh tấn, cứ giữ những thói cũ không chịu sửa đổi, qua được thì qua, chỉ tham cầu sự an dật trước mắt, chẳng lên kế hoạch lâu dài cho tương lai sau này, các con biết là sẽ có những kết cuộc gì không ? Nếu chẳng chơn tu thật luyện, khi tội lớn khó xá, sự đoạ lạc của con bèn như mì vào dầu vậy, chẳng có lúc ra khỏi biển khổ. Tu hành ngày thường chưa thể chân thành bày tỏ với trời, thiếu sót lòng trung thành chính trực trượng nghĩa, làm sao mà cảm động Tiên Phật gia trì khiến cho trí tuệ mở mang đây ? Trong kì ba, ơn trên khai ân cứu xá, dưới sự bảo hộ của Thiên Ân Sư Đức, các Hiền Sĩ sám hối đến đâu, hành công lập đức đến đâu, ơn trên mới cứu xá xoay chuyển đến đó, đều ứng với sự thành tâm của các con. Lúc này còn đang lúc thiên thời địa lợi, ở đạo trường có cơ hội sám hối gầy đức, tu thân quy chơn, thì nên nắm bắt trân trọng lấy cơ hội tốt đẹp, sám hối chơn tu không phạm lại lỗi lần hai, hành công lập đức, liễu nguyện trả nghiệp.
Sám hối trong Phật giáo thì có rất nhiều, như Lương Hoàng Bảo Sám, Di Đà Sám Pháp, Đại Bi Sám Pháp, Dược Sư Sám, Tịnh Độ Sám, Pháp Hoa Sám Pháp … Cơ Đốc Giáo thì có những sám pháp nào ? Xưng tội, tự xem xét nội tâm, ăn năn hối lỗi, chuộc lỗi, khẩn cầu xa lìa tội ác. Còn các tu sĩ Bạch Dương mỗi ngày trong việc thắp nhang lễ bái có quỳ đọc nguyện sám văn, sám hối mồng một, 15 vào mỗi tháng, sám hối Lão Mẫu Đại Điển, tổng sám hối cuối năm, các con đều có thật lòng sám hối đó sao ? Văn sám hối bày tỏ với ơn trên, mỗi ngày tự kiểm điểm thân, tâm, ngôn có những tội lỗi sai trái gì, đúng không ? ( đúng ) Biết mà chẳng sám thì có ích gì ! Các con chẳng phải nói : “ …… mỗi ngày tự kiểm ngôn, hành, tâm phải chăng có những tội lỗi sai trái ? … từ nay về sau ăn năn hối lỗi sửa lỗi đó sao ? ” ( sám hối văn ) Các con đã triệt để sửa sai những lỗi lầm đã phạm trước kia rồi chưa ? Cái gì gọi là “ sám hối ” ? Hổ thẹn tự trách bên trong, xấu hổ phát ở bên ngoài; sám lỗi lầm trước vĩnh không tái phạm, hối cải những lỗi sau, từ nay các loại tội ác, nghiệp ngu mê đều giác ngộ, không đợi nghiệp lực hiển hiện trước mắt mới chịu quả báo, có thể giác tỉnh trước đối với các nghiệp vị lai, đều vĩnh viễn cho đoạn dứt, vĩnh không tái phạm, chẳng bao giờ tạo nữa, đấy gọi là “ sám hối ”.
Những tội chướng, lỗi lầm, tập khí của kiếp này, cho đến trước kia, vô thỉ kiếp đến nay, thảy đều phải sám hối, sám trừ những tội trước, hối cải lỗi sau; bất kể là những lỗi có ý hay là vô ý, đều phải sau khi sám hối rồi thì không tái phạm, tâm khẩu như một, những hành vi việc làm của mình đạt đến chỗ nên ngừng ở “ ngừng nơi chí thiện ”. Những tội hồn chịu hình phạt trong các điện nơi địa phủ thật lòng sám hối, thế nhưng những khổ nghiệp, hình phạt chưa tiêu, duy chỉ có dựa vào người đời làm công đức trợ giúp cho họ xoay chuyển, giảm nhẹ những nỗi khổ hình phạt, giúp họ sám mở cửa địa ngục, đắc được sự cứu rỗi.
Các Tu Sĩ Bạch Dương ngoài sự sám hối ra, còn phải làm những sự hồi hướng; nếu không thì nghiệp chưa tiêu, sau khi sám lỗi thì nghiệp chướng lại đến quấy nhiễu, lại phạm lỗi tạo nghiệp, tuần hoàn không ngừng. Vậy nên những nhân quả nghiệp chướng của hơn sáu vạn năm nay, ngoài việc phải sám hối ra, còn phải không ngừng hành công lập đức, đền bù cho những món nợ nghiệp nhân quả.
Ngoài việc sám hối, gánh vác thiên chức, làm việc Thánh, hành công lập đức, làm công đức ra, một mặt khác gánh chịu những sự dày vò của nghiệp báo, thể ngộ những nỗi khổ của nhân gian vô thường, thì con mới giác ngộ việc có nợ đòi nợ, có oán đòi oán, có oan đòi oan. Khi thân thể của các con không khoẻ, bị bệnh khổ quấy nhiễu dày vò, các con có thể oán trách các oan khiêm đeo bám quấy nhiễu sao ? Hiểu rõ nhân quả đòi báo thì tuyệt đối không thể an dật sống qua ngày. Biết bao nhiêu Hiền Sĩ bày tỏ phát nguyện sám hối với ơn trên, mấy lần giả, mấy khi thật, các con có biết gì là “ nói mà có giữ tín ” hay không ? hay là giống như canh nóng nuốt xuống cổ họng rồi thì quên nóng, đợi hễ khi gặp phải những khốn khó trở ngại ngang ngược, nếm chịu sự thiệt thòi rồi mới học ngoan, nếm chịu thiệt thòi rồi mới biết phải sám hối, thế nhưng thời gian lâu rồi thì lại tái phạm.
Tế Công Hoạt Phật làm sự bảo lãnh cho các con, hiền sĩ lấy gì để làm bảo đảm, thực hiện nguyện đã phát đây ? Chẳng chân tu, chẳng thật sám, chuốc lại ma khảo, dối gạt ông trời, tất cả mọi tội, tất cả mọi oan đã chọc giận làm tức điên các oan khiêm, càng khiến họ không cam lòng, đeo bám dõi theo càng chặt, khiến cho các con không được bình an thuận lợi.
Tế Công Hoạt Phật, Địa Tạng Cổ Phật chẳng có sức điều giải, chẳng phải là Tiên Phật không từ bi, mà là bản thân các con làm vẫn chưa đủ thành tâm, các oan khiêm chẳng chịu buông tha cho các con, tự làm thì tự chịu, bởi vì oan có đầu, nợ có chủ, nhân quả tính sổ là công bằng. Tiên Phật từ bi muốn hoà giải cho các con, những oan khiêm nghiệp lực vô hình, cũng phải xem các con thành tâm như thế nào ? hành công liễu nguyện như thế nào, biết không ? Nhân trước chưa liễu, tội sau lại khởi; tội trước chưa diệt, lỗi sau lại sanh. Các con có biết báo đáp ân điển của Lão Mẫu hay không ? Cũng giống như Giê Su Cơ Đốc vì chúng sanh chuộc tội mà chịu nạn, Tế Công Hoạt Phật vì chúng sanh, vì các hiền sĩ mà đã gánh biết bao nhiêu tội nghiệp, và sự cứu giúp của Chư Thiên Tiên Phật, các con lấy gì để báo đáp lại ân điển của các ngài ấy đây ! Đã gánh biết bao nhiêu rồi, các con có biết không ?
Giống như các con đây bày tỏ với ơn trên, đáp ứng những việc phải làm với Vô hình, sau đó rồi lại hối hận, từ chối, không thể làm toàn bộ, thì Tiên Phật làm sao có thể điều đình tiêu trừ oan nghiệp cho các con đây ? Khảo nghiệm hễ đến mà chẳng thật sự đi làm, cái này có cần phải sám hối hay không ? Thức tâm vọng động, lập nguyện mà chẳng thật sự đi làm, gặp phải những trở nạn thì vọng sanh huỷ báng, thị phi tạp loạn, cái này có cần sám hối hay không ?
Sám hối sửa lỗi không phải là hình thức hoá; những nhân quả nghiệp chướng của hơn sáu vạn năm nay ngoài việc phải sám hối ra, còn phải không ngừng hành công lập đức để liễu kết bù đắp cho những món nợ nghiệp nhân quả. Chu thiên là cái cân, có sự thẩm phán theo quy luật phép tắc; còn ở trong tự tâm của con người cũng có một chiếc cân, tự mình cân lấy những công tội thiện ác. Biểu bạch lập nguyện rồi nếu chẳng theo nguyện mà hành, cam nguyện chịu thiên khiển lôi chu, mười điều nguyện lớn đã bày tỏ, đã phát khẩu nguyện, nhưng lại giẫm lên vết cũ, lại phạm tội lỗi sai trái, có phải là “ cú sét lòng ” của bản thân cũng sẽ khiến cho con khủng hoảng bất an hay không ?
Có câu “ Giang sơn dễ đổi, bẩm tính khó dời ”, nếu đã như vậy thì càng phải nỗ lực tinh tấn, dẹp bỏ đi những khí bẩm không tốt, khử trược tồn thanh. Thiếu niên nhìn hướng về tương lai, Lão niên giám chuyện cũ, phòng việc phạm lỗi sai như đêm đêm phòng trộm vậy, biết không ? Nên có lỗi thì tất sửa, y phục phải tự mặc rách, chớ có để cho người khác chỉ điểm rách từ sau lưng, chớ có đợi đến người khác chỉ chỉ điểm điểm ở phía sau lưng thì mới biết giác ngộ sửa sai, vậy thì muộn rồi. Cái công tồn dưỡng lấy việc tự kiểm tra xem xét nội tâm, tư tưởng làm đầu, phản quán tự soi làm việc hàng đầu. Mỗi ngày hồi tưởng suy ngẫm lại những điều mình đã phạm, những quy tắc điều lệ mà mình đã lập, những nguyện lực và quy định mà mình đã bày tỏ với ơn trên bằng lòng tuân thủ, những quy tắc phật quy của đạo trường. Chớ có mà dối gạt trời đất, dối gạt Tiên Phật, dối gạt quỷ thần, phải dựa vào lương tâm mình để tuân thủ một cách cẩn thận cung kính, biết không ?
Các con đều là những người trên cùng một chiếc thuyền, phải dìu dắt lẫn nhau; Thiên Lương Sám, gót chân nhất định cần phải chạm đất, thật tu thật luyện, như rồng mạnh qua sông; tuy rằng nghiệp chướng luỹ kiếp đeo bám nhiễu thân, thế nhưng vẫn cứ phải dũng cảm mà làm, nếu không thì người người có khảo nghiệm, duy chỉ có chân tu thật luyện, sửa lỗi tự đổi mới, thì mới có thể chuyển hoạ thành phước. Hãy thành tâm bày tỏ, cầu ơn trên giúp đỡ xoay chuyển kiếp số tai nạn. Lão Tiền Nhân của các con đã làm tấm gương sáng, các con nên trên hành dưới noi, nhất quán tuân hành, có làm được không ? Mỗi ngày khấu đầu làm việc ngày ngày kiểm điểm lời nói, hành động, tâm mình; sám hối những lỗi lầm sai trái, dùng lòng thành bày tỏ, cầu xin ơn trên xá cứu khai ân, xoay chuyển nghiệp chướng, tai kiếp, bởi vì thiên thời bây giờ đã không còn như xưa, thiên thời khẩn cấp, tai kiếp đến gấp, duy chỉ có dựa vào vạn chúng một lòng, tề tâm hiệp lực, đoàn kết nhất trí, vững như tường thành, sám hối thật tu, hành công lập đức, không tạo lại những tội lỗi sai trái nữa, gầy dựng công đức vô lậu ( không bị rò rỉ ), mọi người đồng tâm gánh kiếp cứu nạn, làm công đức hồi hướng. Vào lúc tổng sám hối cuối năm vẫn phải kiểm hạch lại từng cái, ngày ngày đều kiểm hạch, luyện tựu Chơn Hiền.
Muốn làm người nhất đẳng thì phải thật tu thật luyện, noi theo những người có đức. Dần dần thiên cơ hiển hiện, muốn được Thiên Ân xoay chuyển, nhất định phải các con cải tiến đổi mới thật lớn, thì ơn trên mới có thể xoay chuyển khai ân ban cho cơ duyên làm chuyện to lớn vĩ đại; vậy nên các con hãy thành tâm phát ra ngoài, khẩn cầu ơn trên xá tội khai ân, xoay chuyển cơ duyên, để cho chúng nguyên linh tam tào đều có cơ hội độ trở về trời.
Các con thường lễ tiết làm đến cuối cùng thì đều biến tướng rồi; lễ tiết có thể làm một cách qua loa mơ màng hay sao ? Con chẳng quan tâm để ý phật quy, thì chính là phớt lờ xem nhẹ sanh tử đại sự của bản thân. Trong lễ tiết khấu đầu, sám hối chính là không tạo nghiệp nữa, thì các con mới có thể niệm niệm ra khỏi luân hồi, sao có thể không thật sự mà làm ? Trong lúc khấu đầu vẫn cứ ý niệm tạp loạn, không thể chuyên nhất thì nên biết rằng tự bản thân mang nghiệp sâu nặng. Những tội chướng của hơn sáu vạn năm nay, con kiếp này phải liễu cho xong, có phải là vô cùng khó khăn ? Càng nên tồn cái tâm hổ thẹn, cái tâm trẻ thơ, cầu xin ơn trên Lão Mẫu từ bi xá tội. Duy chỉ có dưới sự phù hộ của Thiên Ân, các con mới có thể có cơ hội xoay chuyển.
Chớ có mà tồn tam tâm lưỡng ý. Phật đường của tự tánh chớ có điên đảo. Làm thế nào để nhận được sự che chở của ân điển đây ? Chúng sanh như một hạt thóc trong biển cả, lang thang sanh tử, luân hồi chẳng ngưng, triêm nhiễm bụi bẩn, đến phật đường có thể gột rửa sạch mọi thứ, hiển hiện ra thiên lương của các con, chơn sám chơn hối thì vô hối. Các con muốn kiếp này một lần liễu cho xong hết không ? Phải làm những việc mà người khác không thể làm, hãy làm những sự hy sinh phụng hiến mà người khác chẳng chịu làm, tin tưởng những gì mà các con hôm nay đã bày tỏ, không làm người “ nói mà chẳng giữ tín ”.
Ta hôm nay lãnh nhận chỉ đến truyền báo thay. Những lời mà ta đã nói đều phải thể hội nơi tâm, chớ có phạm lỗi sai, chớ có can phạm pháp luật, tự kiểm lấy thân tâm, trừ đi những cấu bẩn, liễu tiêu nhân quả, cứu chúng sanh ra khỏi biển khổ thì duy chỉ có đi một con đường Thiên Đạo sáng tỏ.
Hôm nay giáo huấn khích lệ các con, chẳng phải là hạn chế, đấy là cái mà bổn phận các con nên làm. Để cho đạo vụ tiến bộ phát triển đặc biệt nhanh chóng sau này thì vốn dĩ nên kiến lập tốt nền móng; nếu như có khảo nghiệm lớn, sóng gió ập đến thì mới không dẫn đến lảo đảo ngả bên này nghiêng bên nọ, làm chuyện đàm tiếu cho chúng sanh.
Ở trước pháp luật thì người người đều bình đẳng. Tiên Phật cũng là phải tiếp nhận lò trời vạc đất, ơn trên trong vô hình soi xét phân biệt hơn kém mà tiến cử, để đổi dời phẩm vị, dựa theo công mà định quả, xem coi sự biểu hiện của các con sau này như thế nào rồi. Nhạc Phi ta tinh trung báo quốc chẳng hai lòng, mong rằng Hiền Sĩ các con trung thành với đạo trường, xem đạo trường là nhà, có đầu cuối thuỷ chung, vĩnh viễn theo sát các bậc đại đức tham gia tu bàn đến cùng; bất cứ sóng gió, đả kích nào cũng đánh động không nổi các con; hãy dùng lòng tin, dũng khí hướng đạo kiên định để thật tốt mà biểu hiện một phen. Hôm nay ta bèn nói đến đây, chớ có bàng hoàng, chớ có phạm lỗi lần hai, hãy dũng cảm tiến hướng đến cái đạo của Thánh Hiền, thì mới có thể đắc được sự trợ giúp lớn. Các con hãy tự kiểm phản tỉnh, những lời của Tiên Phật con chớ xem như gió thoảng bên tai.
Số lượt xem : 675