Đồng tu chẳng rời Bạn Đạo ( Lời của Thầy )
Đồ nhi ơi ! Các con nếu như có thể tiếp xúc cư xử qua lại với các hậu học của con một cách hoà khí, trên dưới đồng tâm đồng đức, vậy thì chính là phước khí của các con rồi, đấy cũng là phước khí của thầy, càng là phước khí của toàn bộ chúng sanh. Nếu như vẫn còn tranh chấp phân biệt Anh, Tôi, phân biệt đến rõ ràng như thế, các con hãy nghĩ xem, 3 sợi rễ của địa ngục : tham, sân, si các con làm sao mà chặt đứt đây ?
Con người phải có thể bao dung nhẫn nại đấy ! có sự độ lượng, có thể khoan dung thì mới có thể thành tựu đại nghiệp, con hiểu không ? Phải có thể khuyên bảo lẫn nhau, tiếp nạp lẫn nhau những ý kiến của đối phương chớ không phải là ai nấy đều kiên chấp ý kiến cách nhìn của bản thân. Ai chấp nấy kiến thì phải làm việc như thế nào đây ? Phải đem trí tuệ ra, không có trí tuệ thì sự việc phải làm sao đây ?
Các đồ nhi nếu như có cái tâm Mình sai, mình sám hối với Lão Mẫu, cái gì cũng đều là mình sai, con bèn đã là phật rồi, như thế mới là một người tu đạo chơn chánh thật sự. Nếu con chẳng phải là tu được đến mức Nhân tướng ( tướng người khác ), Ngã tướng ( tướng tôi ) đều phá trừ, vậy thì cái mà con tu là cái gì đây ? Lại nữa, mọi người đều là đồng tu, đồ nhi ơi, các con đều là những huynh đệ tỉ muội, cũng phải cùng nhau thành phật. Khi con nhìn thấy các huynh đệ tỉ muội có lỗi, thì là trách nhiệm của ai đây ? Là bản thân con tu không tốt, bản thân con chẳng làm tốt, phải không ? Là con chưa làm tốt, con chưa có cái tâm bao dung, con chẳng cách nào làm cảm động các huynh đệ tỉ muội, con chẳng cách nào dạy bảo cho họ đâu !
Khi các con tu tốt, thầy đây cảm thấy được an ủi; các con nếu như tu chẳng tốt, thầy đây vẫn cảm thấy thật hổ thẹn thay ! Sao mà những đệ tử mà Hoạt Phật đã dạy ra là như thế này đây ? Hãy xem xem, mặt trời lặn mặt trời mọc lại là một ngày đấy ! Cuộc đời của các con là đi đối diện như thế nào đây ?
Giữa người với người nhất định là phải tiếp xúc cư xử qua lại cùng nhau đấy, chỉ có lúc tiếp xúc cư xử qua lại mới biết cá tính của bản thân mình là như thế nào. Nếu như bản thân con ở một mình, con bèn vĩnh viễn đều sẽ cảm thấy rằng bản thân mình là đúng đấy, là tốt đấy, là viên mãn đấy, hoàn mĩ chẳng có khiếm khuyết đấy. Do đó khi giữa người với người thật sự tiếp xúc cư xử qua lại, con mới phát hiện khuyết điểm của con ở chỗ nào. Khi người này chán ghét, không bằng lòng con, thật ra là đang giúp đỡ con, giúp con tìm thấy khuyết điểm của bản thân. Ôi, con người ! Điều đáng bi ai nhất là chẳng biết khuyết điểm của bản thân ở đâu, nếu như các đồ nhi có thể tự giác, biết được khuyết điểm của bản thân mà có thể sửa lỗi, người này bèn siêu vượt tầm thường rồi.
Giữa người với người, điều quan trọng nhất chính là sự tiếp xúc cư xử qua lại hoà bình. Khi chúng ta thay đổi bản thân, có một cái tâm lễ nhường, có một phần tâm yêu thương đối với người khác, một cá thể con đây bèn có thể tiếp xúc cư xử qua lại viên dung với mỗi một người, biểu thị hoà bình; không tin thì các con hãy tự hỏi bản thân xem, xung quanh con có hoà bình không ? Con liệu sẽ có những chuyện không thuận lòng hay không ? con liệu sẽ từ sáng mới mở mắt ra thì đã không ngừng lải nhải, không ngừng chửi mắng hay không ? Sự việc đều là hy vọng càng tốt hơn, thế nhưng lại cứ là có những lời oán trách ? Trong lòng con không vui, mắng người khác, khiển trách người khác, bên cạnh con có những cuộc chiến tranh nhỏ, vì sao vậy ? Hãy ngẫm nghĩ xem, cớ sao mà xung quanh mình chẳng thể thật sự rất hoà bình ?
Tu đạo mà ! Chính là phải hoà bình, uỷ khuất bản thân ( chịu oan, chịu thiệt thòi, bị khiển trách ) mà viên dung thập phương, chính là phải luyện một phần đức tánh, một phần bao dung. Chúng ta nói : “ trong bụng tể tướng có thể chèo thuyền ”, chẳng làm tể tướng, trong bụng cũng có thể chèo thuyền. Nhiều thêm một phần bao dung, nhiều thêm một phần quan tâm yêu thương, nghĩ thay cho người khác nhiều hơn nữa. Phải nghĩ thay cho người khác như thế nào đây ? Bình thường chúng ta đã quen thói nghĩ thay cho bản thân mình rồi, vẫn cứ là hay nghĩ : “ người ấy đã nói những lời nặng như thế đã làm tổn thương mình ! ”, trong tâm đang rỉ máu, giống như dao cắt vậy; các con vẫn cứ là cảm thấy người khác đã làm tổn thương đến mình, chỉ bởi vì một câu nói; thế nhưng các con cũng phải ngẫm nghĩ một cái, vì sao mà người khác lại nói câu nói này vậy ? có phải là con cũng đã từng nói qua lời này làm tổn thương đến người khác ? Hay là bởi vì con đặc biệt để ý chuyện này ? Đưa ví dụ để nói, khôn đạo vẫn cứ hay sợ mập, thật ra mập hay không mập chẳng sao cả, thế nhưng nếu như người ta nói : “ Ui da ! cô mập lên rồi ! ” thì cảm thấy rất bực tức điên tiết, cảm thấy cái người này dám dùng thủ đoạn ám muội âm hiểm làm tổn thương người khác như thế, sau đó bèn làm tổn thương ngược lại với người ấy : “ cậu cũng mập lên không ít đấy ! ”, bèn thế mà chiến tranh đã bắt đầu rồi. Cớ sao lại không quay đầu lại ngẫm nghĩ lại xem, bản thân có phải là cũng thường hay làm tổn thương người khác ? Những lúc các con đang phòng vệ bản thân, có phải là cũng đã từng phái binh công đánh người khác không ? Hãy ngẫm nghĩ mà xem ! Đây là vấn đề mà rất ít người nghĩ đến.
Do vậy thầy giờ đây muốn các con biết rằng trên thế giới chẳng có một việc hoàn mĩ. Con xem mặt trăng xem, chính là có tối, sáng, tròn, khuyết mới đẹp; con người cũng thế. Trên thế gian có nhiều người như vậy, dùng nhiều gạo như vậy đi nuôi nhiều người như vậy, thế nhưng mỗi người đều lớn lên vẻ khác nhau. Thế gian cũng chính bởi vì sự khác nhau của mỗi một người mới hiển hiện được có sắc màu muôn vẻ. Nếu như hy vọng rằng mỗi một người đều nên như thế nào như thế nào, ăn cơm nhất định phải ăn cơm gì, mặc y phục nhất định phải mặc y phục gì, đi đường nhất định phải bắt đầu đi từ chân trái, ngôn ngữ nhất định phải nói ngôn ngữ gì, nếu như mỗi một người đều chiếu theo cái lí tưởng của con mà sống, có một ngày nào đó con nhất định sẽ buồn ngán đến không chịu nổi, quá buồn ngán rồi. Nếu như những người này đều giống như cái bóng của mình, vậy thì thế gian còn có cái gì đẹp đây ? Đưa ví dụ, cá tính giữa người với người đều sẽ có chỗ khác nhau. Có người khá là cố chấp chẳng biết biến thông, hành sự khá là do dự chẳng quyết, gặp phải chuyện rồi thì sẽ buồn bã không vui; thế nhưng có người thì cá tính khá là vui vẻ cởi mở hoạt bát, bởi vì có sự lạc quan của anh ta, mới có thể khai đạo con ( khai đạo : khiến cho con bắt đầu hiểu, dẫn đạo cho con hiểu, đưa con ra khỏi cảnh khốn về mặt tâm lí ) . Con mới có thể sống cuộc sống mới. Bởi vì phải có những người khác nhau, cá tính khác nhau, cho nên thế giới mới rất tốt đẹp.
Lùi một bước mà nghĩ, con hãy đi xem những khuyết điểm của người khác rằng, thật ra đấy chính là chỗ đáng yêu nhất của người khác. Ví dụ như nói, con nhìn thấy vợ mỗi sáng đầu bù tóc rối, mặt mũi lấm lem, trong lòng thật ra rất không thích, nhưng bởi vì cô ấy là người thân nhất của mình, do đó bèn thử mỗi buổi sáng niệm ba lần tên của cô ấy : “ mình rất yêu cô ấy, tuy rằng đầu bù tóc rối, mặt mũi lấm lem, thế nhưng cũng rất đặc biệt, người khác muốn làm kiểu tạo hình này cũng làm không ra đâu ! ”. Phải dùng kiểu góc độ này đi nghĩ, cuộc sống có phải là bèn sẽ qua một cách tốt đẹp hơn không ? Những ai làm chồng của người ta, thường bị chê là bẩn, trên người đều có một thứ mùi, thế nhưng con cũng phải nghĩ như thế. Là loại nước hoa gì làm được ra loại mùi này đây ? đặc biệt biết bao đấy ! Chớ có đem những khuyết điểm của người ta làm khuyết điểm để xem ( soi mói ) , phải đem khuyết điểm của người ta xem là đặc sắc, hãy thử mà làm xem xem ! Bình thường những cô ba bà sáu hàng xóm đặc biệt thích nói chuyện, chỉ cần hễ mở miệng ra thì là chẳng ngừng rồi, đấy cũng là đặc sắc của người ta, người ta có thể không uống nước, không nghỉ ngơi cứ nói mãi, con có thể không ? Phải bội phục người khác một cách chân thành, thì thế giới mới càng tốt đẹp hơn đấy ! Thay đổi bản thân thì bản thân con mới vui vẻ lên được, sẽ rất có nguyên động lực. Bèn hãy bắt đầu từ ngay lúc ấy, từ bây giờ, tự mình phải nghĩ xem rốt cuộc có những chỗ nào không viên mãn. Vì sao mà cá tính mình vẫn cứ chẳng cách nào nói chuyện thật tốt với người khác ? Nếu như các đồ nhi có thể nhận thấy, phát hiện ra những chỗ không tốt của bản thân, vậy thì hãy thật tốt mà cải biến sửa đổi nó, biểu thị thái độ thân thiết hữu hảo với kẻ địch của các con, mỉm cười với họ, chớ có yêu cầu người khác mỉm cười với các con trước, bèn bắt đầu làm từ bản thân, như thế thì các con bèn có thể đối lấy được hạnh phúc cả đời của bản thân rồi.
Tự tu và cùng tu có gì khác biệt đây ? Tự mình tu, chẳng có tiếp xúc gì với những người khác, cũng sẽ không dẫn phát căn bệnh thói xấu tuỳ tiện nổi tánh khí nóng giận bừa bãi; tự mình tu thì sửa căn bệnh thói xấu sửa được nhanh. Thế nhưng bàn đạo thì sao ? Bởi vì những người mà mình tiếp xúc thì nhiều, do vậy mà sự ma sát bèn nhiều, đặc biệt là những người mà quen biết, vậy thì phiền phức rồi, bởi vì họ quá hiểu con, quá rõ ràng những tập tánh của con, do đó sẽ có những thị phi, phải không ? Vậy thì, tu đạo trong cái việc bàn đạo này có phải là bèn rất khó khăn ? Rất khó, vậy có cần phải tu không ? Hôm nay chính là bởi vì tu đạo trong sự bàn đạo là rất khó, các đồ nhi vẫn chịu tu thì mới hiển hiện được ra sự thù thắng của Đạo này, phải không ?
Tu đạo chẳng phải bảo là chớ có rời khỏi phật đường sao ? Bởi vì ở phật đường có các đồng tu, mọi người có sự đồng lòng nhất trí như nhau, mục đích như nhau, chèo cùng một chiếc pháp thuyền, ngưng tụ lực lượng, mọi người đoàn kết; loại cảm nhận và lí tưởng này là hoàn toàn khác đấy. Nghe lớp thì người thu hoạch lớn nhất thật ra là bản thân, chẳng có chút liên quan gì với giảng sư. Do đó nghe lớp nhiều có thể giúp đỡ cho sự tu đạo, có nghi vấn cũng có thể được giải quyết, đấy chính là lợi ích, chỗ tốt của việc tu đạo chẳng rời khỏi phật đường.
Khóc, chỉ là một bộ phận của đời người, cũng chỉ là một bài nhạc nền nhỏ cảm động mà thôi ( nghĩa là việc nhỏ tạm thời phát sinh ) ; sự thành công thật sự của nó là phải thu dọn nước mắt, mọi người thật tốt đi ra phát huy, các con nói xem có phải không ? Sự cảm động thật sự của nó là đem những việc sai trái trước kia đã làm qua sửa bỏ triệt để, chẳng tái phạm nữa. Rượu, sắc, tiền tài, hút hít là tứ đỗ tường ( 4 loại tệ nạn xã hội ) , điều này thì các con đều biết cả, mà sự muôn màu muôn vẻ của xã hội hiện nay thì là nhiều lại nhiều, hiếm lạ lại hiếm lạ, các con phải cẩn thận đấy ! Có phải là chỉ cần các con đức hạnh đủ, chỉ cần các con chánh khí đủ, thì tất cả mọi thứ đều có thể đột phá. Đối với mỗi đồ đệ, thầy đều có lòng tin sâu đậm, cớ sao các con đối với bản thân thì lại chẳng có lòng tin như thế ? Khi con chẳng cách nào độ người, các con đều sẽ đến phật đường khấu khấu đầu, nhưng khi miệng các con nói những thị phu thì cớ sao lại chẳng dùng cái tâm ấy để tụng tụng kinh vậy ?
Bảo các con đến phật đường hộ trì chính là bảo các con đến nghe nghe xem cái tâm của chúng sanh, muốn các con đến quan tâm đồng cảm, nghĩ thay cho họ, chớ chẳng phải là muốn các con ở đây để tiên phật yêu cầu đòi hỏi ở các con.
Tiếng hít thở của chúng sanh, các con đã nghe thấy chăng ? Những nỗi chua cay đắng lòng của người bàn đạo, các con đã nếm qua chưa ? Cái tâm đình đốn ( tạm ngưng, dừng lại giữa chừng ) , các con thân là những Điểm Truyền Sư đã thể hội được chưa ? Các con đã thật sự hiểu được họ vì sao mà đình đốn đưa ? Các con với họ chính là quan hệ cực kì mật thiết với nhau. Thầy đây thường nói rằng, chẳng có Dân thì làm gì mà có Quan đây ! Chẳng có đạo thân thì làm gì mà có Điểm Truyền Sư, làm gì mà có Giảng Sư, làm gì mà có Đàn Chủ ? Do đó các con hãy thật tốt mà tự cố gắng liệu đấy.
Những vấn đề của các con có cách nào từng cái một thảy đều đến hỏi thầy không ? Tiền Hiền chính là báu vật, hãy thường mời Tiền Hiền đến nhà của con thành toàn người nhà, còn con cũng phải từ từ sửa đổi bản thân, vậy thì tất cả những tình trạng không thuận của con cũng sẽ cải biến theo. Chớ có chỉ nghĩ đến bản thân, mọi người có duyên mới có thể trở thành đồng tu đấy ! Cũng chớ có quên mất người nhà, ít nhiều cũng phải tận chút tâm vì người nhà. Các con có biết cái gì gọi là “ cùng tu ” không ? Người nhà nếu như chẳng rõ lí, các con chỉnh sửa lẫn nhau chỉnh đi chỉnh lại, đấy cũng gọi là cùng tu. Con chớ có cho rằng người nhà không tu đạo cũng chẳng có sao, thật ra họ chính là những người tạo tựu con đấy.
Hôm nay các con tu đạo tu chẳng nhẹ nhàng dễ chịu, là bởi vì trách nhiệm của các con nặng nề. Thầy đây sống khoáng đạt tự tại, đấy là bởi vì thầy biết đi chuyển đổi. Một cái niệm đầu, nó có thể khiến cho con sống, cũng có thể khiến cho con chết, do đó niệm đầu rất quan trọng đấy ! dụng cụ biến năng của xe là dụng cụ ly hợp, vậy dụng cụ chuyển đổi của tâm là cái gì ? ( niệm đầu ) đúng thế ! Bản thân con có thể chuyển đổi đấy, chẳng cần thiết tựa nhờ người khác, cái này mới gọi là “ diệu trí tuệ ”. Người người đều có dụng cụ ly hợp.
Cái gọi là chẳng quên cái tâm sơ phát ban đầu, đấy là đối với bản thân mà nói, “ làm bạn mà không đợi thỉnh mời ” mà Kinh Duy Ma Cật đã nói là đối với chúng sanh mà nói. Chúng sanh có những người bạn làm bạn mà không đợi thỉnh mời, gọi là Bồ Tát ! ( nói lên cái tâm của Bồ Tát khi cần làm lợi ích cho chúng sanh thì lăn xả vào làm, làm bạn với chúng sanh mà không đợi thỉnh mời ) ; Còn về giữa các đồng tu với nhau thì càng khỏi phải nói rồi. “ Bất niệm cựu ác ” ( không ghi nhớ thù xưa - không nhớ nghĩ những điều xấu ác cũ đã làm ngày xưa của người khác và cũng không ghét bỏ người hung dữ ) mà kinh Bát Đại Nhân Giác đã nói, giữa các đồng tu với nhau phải đặt mình vào vị trí người khác để thấu hiểu, cảm thông, phải tha thứ, mỗi người đều đối xử bình đẳng như nhau cả; phải “ bất biến, tuỳ duyên ” như trong Đại Thừa Khởi Tín Luận đã nói, cũng có nghĩa là đối với tất cả mọi cảnh, đối với tất cả mọi người đều như nhau và chớ có lại phan duyên nữa.
Mạt hậu rồi, phải biết điều phục tâm tánh, nếu không thì sẽ rất nguy hiểm ! Hãy phát ra cái bổn tâm, bổn nguyện mà mỗi người tự có; hiện nay không chỉ là “ Tự Tánh tự độ ”, mà càng phải thăng hoa đến “ cùng độ cùng liễu ” rồi !
Thầy đây bảo với các con rằng các con phải có cái tâm quan tâm, lúc nào cũng quan tâm chúng sanh, chớ có mà vào lúc đồng tu của con có khốn khó rồi các con đều chẳng đi tìm cậu ta, kiểu đó thì chẳng có tình yêu thương đồng bào rồi !
Số lượt xem : 576