BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Kiếp này thì phải tu viên mãn

Tác giả liangfulai on 2023-06-01 14:08:10
/Kiếp này thì phải tu viên mãn

Thầy đã không còn nhục thể nữa rồi, con chẳng cần nói, thầy cũng đều nghe thấy, thầy đây nhìn thấy rất rõ ràng. Thầy tuy rằng đã về trời, thế nhưng tâm thì một thời một khắc đều chẳng rời các con.


Những tội con đã phạm, những lỗi con đã phạm, thầy có bao giờ không vì con mà lo lắng ? Thầy đây sao có thể không rõ, sao có thể không hiểu ? Có cái lớp sám hối này cho con cơ hội, chẳng phải thầy đây đức hạnh lớn, các con phải cảm tạ ơn trời ; chẳng có ơn trời, sao có thể cho con cơ hội đi sám hối ? Sám hối phải xem tâm của con, có cái tâm chân thành thì những tội nghiệp vạn năm thảy đều hủy bỏ. Thế nhưng con phải cẩn thận, sau khi sám hối qua rồi, con phải nghiêm túc chẳng chút tùy tiện qua loa bất cẩn. Nếu lại phạm một chút sai lầm thì tội thêm một bậc, biết lỗi mà phạm lỗi, có phải là càng nghiêm trọng ?

 


 

Thầy không hy vọng các con sau khi trở về mới tu ; nếu như đã gặp rồi thì kiếp này hãy tu cho thành ; nếu đã gặp rồi thì kiếp này hãy tu cho viên mãn tròn đầy lại, phải không ? lên trời rồi lại trải qua những ngày khổ cực nữa, vậy thì là khó nhẫn chịu biết bao ? Thầy đây cũng chẳng yên tâm được. Do đó, thầy hy vọng khi chúng ta trở về Lí Thiên, mỗi đứa đều tròn đầy đặn, các con phải có lòng tin đối với bản thân. Lớp sám hối là cơ hội rất chẳng đơn giản, đủ thứ những chuyện của quá khứ như đã chết hôm qua, cứ để chúng chết đi !

 

 

 

Từ nay về sau, con chính là người dân mới, triển khai diện mục mới của con, bước ra bước chân mới của con, thật tốt mà đi làm, viên mãn tròn đầy đặn mà trở về cố hương, được không ? Tu đạo phải dùng trí tuệ, phải không ? Tiền Hiền có lúc phạm sai không ? Khi phạm lỗi sai rồi thì làm thế nào ? Giúp họ cải thiện ư ? Người cấp trên đã sai rồi, con có thể noi theo bước chân sai của họ mà đi ? Không chỉ có nhân viên bàn sự sẽ phạm sai, không chỉ Đàn Chủ sẽ phạm phải lỗi sai, Điểm Truyền Sư cũng sẽ phạm lỗi sai, Tiền Nhân cũng sẽ có lỗi sai, có đúng không ? Khi sai rồi thì phải làm sao ? Phê bình họ ? hay là chỉ điểm họ ? hay là nói sau lưng họ ? nên làm thế nào đây ? có phải là phải khuyên can họ ? Nếu như họ chẳng cách nào tiếp nhận lời khuyên can của con, con theo bước sai của họ mà đi chăng ? Tiền Nhân có lỗi Tiền Nhân gánh, Điểm Truyền Sư có lỗi thì Điểm Truyền Sư gánh, các con có công là của bản thân các con, có cần phải phê bình lẫn nhau không ? âm thầm mà làm, vậy mới là đồ nhi tốt của thầy.

 

Những lỗi lầm sai trái của người ta thì người ta liễu, người ta đi gánh lấy, chẳng cần con phải bàn. Điều quan trọng là bản thân con, bản thân con có tu hoàn thiện hay không ? Con có không phụ lòng, không hổ thẹn với bản thân chăng ? không hổ thẹn, không phụ lòng với trời, với thầy chăng ? Ông trời cho con người một cái miệng muốn bảo con nói lời tốt, cho con đôi chân muốn con đi con đường tốt, cho con một cái tâm muốn con làm việc tốt, chẳng phải là dùng để nói những lời thị phi, chẳng phải dùng để đi những con đường sai trái, chẳng phải dùng để nói này nói nọ. Hãy quay về lại bản thân tĩnh một cái, nghĩ một cái xem, con đường tương lai hãy thật tốt mà chuẩn bị sắp đặt.

 

Lớp sám hối cũng là cái hình tướng, nhưng nếu như chẳng có cái lớp sám hối này, con có thể lúc nào cũng tự phản tỉnh nội tâm mà tự đổi mới bản thân không ? Hình tướng chỉ có thể dẫn vào chỗ ngộ, chẳng thể giữ lâu dài, phải không ? Nay dùng cái lớp sám hối này để dẫn con sám hối, sau khi trở về càng phải sám hối mỗi ngày. Thầy đây chỉ mượn hình tướng để khiến cho con hiểu, cũng như cái lớp sám hối này, tương lai sau này vẫn là phải dẹp bỏ đi, đạt đến vô hình, đạt đến chân không, chân không có thể sanh diệu hữu. Mỗi ngày có thể phản tỉnh, mỗi ngày có thể tự đổi mới, vậy thì tội, lỗi, sai trái còn tồn tại không ?

 

Tu đạo là việc của bản thân, chẳng cần phải người khác hối thúc ; bàn đạo là việc của bản thân, chẳng cần người khác đến kéo. Tự mình hiểu rõ tự mình đi, các anh chị em nên hợp tác lẫn nhau, nắm vững lấy đường kim tuyến thận trọng mà đi ; chớ có sợ có sự cắt, giũa, đục, mài ; bất kể tiền đồ có khốn khó thế nào, chớ có sợ thất bại.

Con còn có bao nhiêu thời gian để có thể từ từ mà “ Tiên nhân đánh trống có lúc sai, thế gian phạm tội ai chẳng có ? ”. Phạm lỗi sai rồi chớ có sợ, chỉ sợ rằng con không có tâm để sửa lỗi sai.

 

Các con còn lại bao nhiêu thời gian ? Lúc này chẳng sửa đổi chẳng thanh toán, sau này con làm sao mà về gặp Lão Mẫu đây ? Con dùng mặt mũi gì để gặp thầy đây ? Cái không tốt của con chính là cái không tốt của thầy, thầy không dạy cho con thật tốt mới khiến cho các con chẳng có mặt mũi để gặp Lão Mẫu. Thầy hy vọng biết bao rằng các con có thể thật tốt mà nắm bắt lấy cơ hội này, thật tốt mà sám hối, được không ? Con chẳng có sám hối rõ ràng, trên linh tánh vẫn còn vết dơ, quay về gặp được Lão Mẫu rồi thì con sẽ rất ngại ngùng đấy ! Chớ có tưởng rằng mình chẳng biết chữ thì có thể sám hối một cách tùy tiện, chẳng phải là ẩu bừa qua rồi là xong, phải thật lòng sám hối trong tâm.

 

Hãy hỏi bản thân xem, những tháng ngày của con còn dài bao lâu ? Hãy hỏi bản thân xem, linh tánh của con đã quang minh sáng ngời hay chưa ? Các con mỗi người đều gánh lấy trách nhiệm, bất luận là Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư, Giảng Sư, Đàn Chủ, Bàn Sự nhân viên, trách nhiệm của mỗi người đều khác nhau, phải không ? Ở Lí Thiên các con đã lập nguyện gì thì đến nhân gian sẽ phải thực hiện những nguyện đó, phải liễu những nguyện đó, tuyệt đối chớ có oán trách, bởi vì nguyện mà con đã lập ở trước mặt Lão Mẫu là con cam tâm tình nguyện, đến nhân gian rồi thì quên mất nguyện trước đây của con, nay khi bắt tay vào thực hiện thì tâm chẳng cam tình chẳng nguyện, lại không thể thực sự liễu nguyện, sau này dựa vào cái gì để trở về trên ấy ?

 

Con có biết con vẫn còn có thể sống được bao nhiêu năm nữa không ? Cũng giống như thời của Lão Sư Tế Công Hoạt Phật thầy đây, ta du hí nhân gian, âm thầm tranh thủ truy cầu tìm những người hiền tài, tuy rằng là phật sống, thời gian đến thì ta vẫn phải đi, cho nên nhục thể của Tế Công Hoạt Phật chẳng có sống đến hiện nay, phải không ? Lại nữa, Thiên Nhiên Cổ Phật là Thầy đây giáng sanh, Thiên Nhiên Cổ Phật đã sống 59 tuổi, giống phàm phu, giống tục tử, nhưng trách nhiệm của Thầy vẫn không có thay đổi đấy ! Ứng thời thế, ứng thời vận, thầy đây làm kẻ phàm phu tục tử, ta vẫn phải nói, vẫn phải kêu gọi, các đồ nhi thầy vẫn phải dẫn dắt, ai bảo thầy đã kết xuống mối duyên chẳng giải với các đồ nhi làm chi, đời đời kiếp kiếp, vĩnh viễn đều không thể thay đổi. Tuy rằng hình tướng của thầy đã thay đổi, xưa kia rách rách rưới rưới du hí nhân gian, sau đó Trương Thiên Nhiên là trang nghiêm đấy, thế nhưng cái tâm ấy vẫn không thay đổi, thầy vẫn có thể thực hiện, thật tốt mà dẫn dắt đám đồ nhi này của ta quay trở về cố hương, cõi Vô Cực Lí Thiên rõ rõ ràng ràng. Các đồ nhi hiểu được lòng thầy chăng ?

 

Phát lại tâm nguyện, làm lại con người mới

 

Tu đạo là việc của bản thân, duyên kết với thầy là thiện duyên, chớ có quên lời hứa của thầy trò ta đấy. Đã làm Đàn Chủ, Điểm Truyền Sư, Bàn Sự Nhân Viên rồi, con đã lập nguyện với thầy rồi, chớ có dễ dàng tùy tiện mà nói lời tạm biệt. Tâm của thầy đều không có thay đổi, hy vọng các con cũng giống như thầy vĩnh viễn không thay đổi. Thầy đã nói qua rằng Đàn Chủ có trách nhiệm của Đàn Chủ, Điểm Truyền Sư có trách nhiệm của Điểm Truyền Sư, các con phải làm một cách cam tâm tình nguyện, chúng sanh khó độ vẫn cứ phải độ, nếu con có tâm thì thầy sẽ giúp đỡ. Mọi người đều có sự thành tâm, thế nhưng quá ư xúc cảm, nặng về hình tướng. Các con đều là Đàn Chủ, Giảng Sư, Bàn Sự Nhân Viên, đối với đạo lẽ ra nên rõ lí chớ không phải chấp trước ; chấp trước vào hình tướng rồi cũng sẽ có một ngày sẽ tổn hại đến con, lúc đó thì lấy cái giả làm lẫn lộn với cái thật, thật thật giả giả phân biện chẳng rõ. Điểm Truyền Sư phải có gương mẫu mực, Đàn Chủ phải lấy mình làm gương, Bàn Sự Nhân Viên nghiêm túc mà bàn, khiêm tốn hạ mình để học hỏi, chớ có cứ mãi trong tâm nghĩ chấp hình tướng, hình tướng quá nhiều rồi e rằng các con qua chẳng được sông, biết không ?

 

Thầy hy vọng các con có thể thật tốt mà sám hối, từ nay về sau sửa chữa lỗi lầm, làm con người mới ; những gì trước đây chưa làm được thì sau này phát lại tâm nguyện, những lỗi lầm sai trái trước đây đã phạm phải thì từng cái một thảy đều sám hối ; bất kể là lớn, là nhỏ, là tội, là lỗi, thảy đều phải sửa đổi, thảy đều phải bỏ đi.

 

Các con nếu như có thể thể hội được lòng thầy, từ nay về sau, hãy thật tốt mà tự lo liệu lấy cho mình ; nếu các con đứng trên lập trường của thầy mà suy nghĩ, từ nay về sau, hãy tận tâm tận lực mà làm, chớ có lại chùn bước thoái lui. Gặp khảo, gặp ma, bị nghiệm chớ có có những lời than oán, chớ có lời nói. Thầy rất thương các con, các con cứ thật tốt mà tu, tất cả những tội lỗi sai trái, thầy đây đều thay con gánh lấy ; các con chớ có sợ, cũng chớ có phiền não, con đường sau này còn rất dài rất dài ; thầy hy vọng các con đừng có một chút tâm chùn bước thoái lui ; gặp phải khó khăn con càng phải kiên cường ; tội, lỗi, sai trái của các con một chút cũng chẳng thể lưu giữ, hãy cải cách đổi mới một cách rõ rõ ràng ràng, để cho Lão Mẫu nhìn thấy gương mặt mới của các con, chớ có lại khiến cho thầy thương tâm rầu rĩ nữa.

 

Các đồ nhi ơi, chỉ cần con có cái tâm sửa đổi, con đường của con sẽ chẳng khó đi. Chỉ cần con tin tưởng nơi thầy, chính là tin tưởng ở bản thân, tin tưởng bản thân con chính là tin tưởng ông trời, ông trời sẽ chẳng từ bỏ con đâu, thầy càng không từ bỏ con đâu, biết không ? Nghiệp nợ của sáu vạn năm phải sám hối thế nào ? Các con mỗi ngày niệm nguyện sám văn, thế nhưng các con có mấy ai thật sự sám hối ? Nguyện sám văn các con đều biết niệm, nhưng các con đối với đạo đã tận tâm chưa ? Có hổ thẹn hay không ? Thầy đã đi rồi thì cái tâm của các con cũng theo thầy dẫn đi luôn ; nếu chẳng phải là mở cái lớp sám hối này, các con có chịu quay về không ? Người tu đạo thật khó mà đoán trước được, khó mà hiểu được thì cũng chẳng khác gì những cái tâm ấy của những người thế gian, như vậy có giống người tu đạo không ? Lớp sám hối không phải là bảo con đến tham dự mới sám hối ; con mỗi ngày niệm nguyện sám văn thì lẽ ra nên sám hối rồi, phải không ? Thế nhưng có mấy ai thật sự thành tâm mỗi ngày khấu bái trước phật ? Ngày tháng lâu rồi thì sinh cái tâm uể oải biếng nhác, viện đủ cớ này cớ nọ bảo rằng chẳng có thời gian rảnh rỗi.

 

Tu đạo phải không sợ vất vả khổ cực, dốc hết tâm sức mãi đến chết mới thôi. Thầy chẳng dám nói thầy đây như thế nào, thầy đây trước giờ vẫn đức mỏng, do vậy mới độ hóa không xong nhiều độ đệ như vậy, mới khiến cho tâm của các con biến qua biến lại, thầy đây cũng chẳng thể trách các con, chỉ trách thầy đã đi quá sớm ; thế nhưng các con có thể bởi vì thầy đã đi rồi thì chẳng tu chẳng bàn chăng ? Thiên thời chuyển biến chẳng phải con người có thể nói được ; sự đi lại chuyển động của thời vận cũng không phải là điều mà con người có thể đoán trước được. Tóm lại, là người tính chẳng bằng trời tính, thuận trời thì thịnh, nghịch trời thì vong.

 


 

Trước hết khoan bàn về nợ nghiệp của 6 vạn năm, đấy là thời gian quá dài quá dài rồi ; trước hãy tính thử xem kiếp này các con đã tạo xuống biết bao nhiêu tội ? Chỉ là của kiếp này thôi cũng tính chẳng hết, huống hồ là của 6 vạn năm nay ? Cho nên có sự sản sinh ra lớp sám hối, ơn trên cho con cơ hội để kiểm thảo kiểm thảo, sám hối sám hối. Những tội mà con đã phạm kiếp này con đều biết được, những tội con đã phạm kiếp trước con biết được chăng ? Các con đều chẳng biết, do đó thật sự nếu phải đến cả của 6 vạn năm đều tính nốt, tờ biểu văn sám hối này vốn dĩ đều viết không hết. Cho nên phải thể hội được tâm của ơn trên, vì sao mà những nghiệp chướng của 6 vạn năm chỉ viết ra trên tờ biểu văn này thì xem như xong ? Chủ yếu là xem sự chân thành của con, xem một niệm chân tâm của con ; con thật tâm sám hối, sáu vạn năm nay, những cái mà trước đây con không biết đều có thể hủy bỏ sạch hết, hiểu không ? xem xem các con tu đạo bàn đạo đã lâu như vậy rồi, mỗi người các con vẫn mặt mũi lấm lem, linh tánh vẫn chẳng thấy quang minh sáng ngời. Các con hãy tự phản tỉnh, kiểm thảo, hỏi bản thân mình xem đối với đạo mình đã tận hết tâm chưa ?

 

Con không tận tâm đối với đạo thì điểm thứ nhất là con có lỗi với cha mẹ ; trước khi có lỗi với cha mẹ, con đã có lỗi với Lão Mẫu rồi. Không có Lão Mẫu cho con linh tánh, con có thể sống đến hiện tại không ? Không có cha mẹ cho con nhục thể, con có thể tu đạo không ? Cho nên con có lỗi với Lão Mẫu trên trời, có lỗi với cha mẹ thân sinh, vậy con không hổ thẹn, không cô phụ chính bản thân sao ? Ông trời cho con nhục thể là muốn con đi thiện dụng nó, chẳng phải là để cho con đến nhân gian du hí vui chơi ! Thế nhưng con biết thầy âm thầm tuyển chọn người hiền tài như thế nào không ? Trò chơi này phải chơi thật sự, chớ có chơi giả ở nhân gian, chơi xong rồi thì con quên mất bản thân, đến lúc ấy Lí Thiên cũng về không được, trách ai đây ? trách bản thân con.

 

 

Tâm ma chẳng trừ thì tội khó tiêu. Bản thân các con tồn cái tâm không tốt, các con cũng chẳng biết, cho nên bảo các con nói các con cũng nói không ra. Do đó con tu đạo phải cẩn thận, ở trong vô hình, cái tâm ma ấy sẽ ẩn núp mai phục ở trong tâm con. Con có tu đạo, có tâm tốt thì tự nhiên có tiên phật có lòng tốt trợ giúp con đi tu đạo bàn đạo. Con tồn cái tâm không tốt thì sẽ có những tâm ma không tốt cũng sẽ giúp đỡ cho con, giúp con đi hướng đến con đường hư hỏng.

 

Ví dụ như nói, Con đã khởi lên cái tâm nghi ngờ, nó sẽ giúp con trở nên cố chấp chẳng biết biến thông, phí sức đi nghiên cứu những vấn đề không đâu vào đâu : Tiên phật là thật không ? đại đạo có thật không ? thiên mệnh có thật không ? kim tuyến có thật không ? Nó sẽ giúp con đi tìm những vấn đề chẳng phải vấn đề, như vậy thì con sẽ đánh mất đi lòng tin. Do đó, là bản thân con tự khảo rớt chính mình, hay là tâm ma khảo rớt chính mình ?

 

Thật ra thì khảo ( do ) từ tâm sanh, đều là bản thân tự khảo mình. Ví dụ như nói con đã sanh tâm uể oải biếng nhác thì tâm ma sẽ giúp con tìm lý do, hôm nay quá mệt rồi, hôm nay chẳng có thời gian, hôm nay trời lạnh quá ! Trời mưa đường khó đi, phải không ? những cái tâm uể oải biếng nhác này đều là tâm ma giúp con tìm lý do, biết không ? Ma ( do ) từ tâm sanh, tất cả thảy đều ở bản thân con ; con khởi lên cái tâm kiêu ngạo thì tâm ma cũng sẽ giúp con, tự tìm lấy chỗ tốt của bản thân, mình giỏi thế nào, giỏi thế nào, đến cuối cùng tự mình xưng thầy làm tổ rồi, đến đó chẳng biết ai là ai ! Do đó không được có tâm kiêu ngạo đấy.

 

Lại còn một loại chính là tâm tự xem thường bản thân, tự cam chịu đọa lạc tụt lùi, tâm ma này cũng sẽ giúp con, chuyên tìm những chỗ không đúng của bản thân, khiến cho bản thân càng tự xem thường mình, cam chịu đọa lạc, cuối cùng đến cả dũng khí để tiếp tục sống cũng chẳng còn, thậm chí là tự sát, như vậy thì chẳng hổ thẹn, cô phụ với chính bản thân mình đấy sao ? chẳng hổ thẹn, phụ lòng cha mẹ đấy sao ? Cho nên là tâm ma đã giết con ? hay là tự bản thân con đã giết con ? đều là tự bản thân giết chết mình.

 

Lại còn một loại tâm chấp trước, vô cùng chấp trước ý kiến của bản thân, tâm ma cũng sẽ giúp đỡ con, phàm việc gì cũng là mình đúng, ý kiến của người khác thì chẳng để ở tâm ; hễ chấp trước thì đạo lý cũng chẳng thành đạo lý rồi, cho nên chấp trước ý kiến của bản thân, không tham khảo ý kiến người khác, đến cuối cùng kết quả lại như thế nào ? Ý kiến chẳng hợp, đạo trường như cát rời, làm sao mà bàn đạo ? cho nên phàm việc gì cũng phải kiểm thảo.

 

Chân thành gánh lấy tuệ mệnh của chúng sanh

真誠挑起眾生的慧命

 

 

Nếu như chẳng phải là tồn cái tâm riêng tư, hôm nay thầy đây sẽ không giúp con gánh lấy tội, lỗi, sai phạm. Ngoại trừ các con những người tu đạo ra, trong thiên hạ vẫn còn có hàng nghìn vạn người, hàng nghìn hàng vạn chúng sanh, hàng nghìn hàng vạn súc sanh, họ đã phạm những tội, lỗi, sai phạm còn sâu nặng hơn các con, thầy đây có cứu họ trước không ? Thầy đây vì cứu các con thì lại đắc tội với họ, hiểu không ? Các con có tư tâm, thật ra thầy đây làm gì chẳng có ? Nếu chẳng phải là đã có tư tâm, thầy hôm nay vì sao lại đến ? Vì để gánh lấy những tội lỗi sáu vạn năm nay của con, vì để khiến cho con hiểu rằng bên ngoài có rất nhiều những mối tình oan nghiệt, bởi vì một niệm chân thành của con nên thầy đều gánh xuống hết, các con lại có mấy ai có thể hiểu được đây ? Ai ai cũng đều gọi ta là “ Tế Công ”, ai biết đâu vì những tội nghiệp của các con mà ta cũng rơi vào “ Tế Tư ” rồi ! Các con đều vẫn cứ ở đó mơ mơ hồ hồ cầu thầy đây giúp con. Các con nói xem, muốn thầy đây phải giải thích thế nào với những chúng sanh, những tội nghiệt bên ngoài, lẽ nào thầy đây gánh vẫn chưa đủ sao ? Chỉ cần con có sự chân thành, thầy đây có thể gánh vác một cái, chỉ sợ rằng con chẳng đem sự chân thành của mình ra, thầy đây cho dù nói rách cả miệng, thầy đây ngoan cố gánh lấy, cuối cùng người mà họ tìm vẫn là con, con biết không ?

 

Thầy hỏi con, chúng sanh khó độ hay không ? Khó độ là do con xem thường họ, con cảm thấy họ khó độ chính là con xem thường chúng sanh. Chúng sanh mỗi người có căn cơ riêng của họ, bất kể kiếp trước họ là ai, sáu vạn năm nay đã làm gì, kiếp này có thể làm người thì đã khá tốt rồi. Do vậy, trước khi không thể xem thường bản thân thì càng không thể xem thường chúng sanh. Chúng sanh khó độ vẫn phải độ, cũng giống như thầy đây xem trọng con như vậy. Lúc đầu bản thân con cũng chẳng dễ độ, thế nhưng thầy cũng đã độ con đến rồi. Cho nên, tu đạo phải xem trọng bản thân con, thật tốt mà tu, thật tốt mà bàn, khi xem nhẹ bản thân thì nên làm thế nào ? các con hãy tự mình nghĩ lấy cách, xem coi trí tuệ của các con thế nào ?

 

Thầy đây cũng có tánh nóng nảy, có điều thầy đây chẳng dám nổi giận, bởi vì con đã phạm sai thì là lỗi của thầy, thầy vẫn còn mặt mũi để nổi nóng sao ? Thầy nổi cơn nóng giận, giận là vì con chẳng tu, giận là vì con chẳng bàn, giận là vì con nhận lí không thật, giận con chẳng trở thành người hữu ích, thành đạt, hiểu không ? Ai cũng có tánh nóng giận, thế nhưng phải phát ra một cách đúng đắn đàng hoàng ; con nổi giận, nổi nóng với người khác sẽ có làm tổn thương đến bản thân con không ? ( sẽ có đấy ) cho nên người tu đạo điều thứ nhất là tánh nóng phải sửa ; tánh khí không tốt thì dễ dàng chuốc lấy phiền phức, đến cuối cùng bị tổn thương vẫn là bản thân, phải không ? Trong thiên hạ có những người si với tình, si với yêu, si với con cái, si với tiền bạc, ai da ! chỉ là tìm không thấy người si với cha mẹ, si với đạo, phải không ? Si với đạo cũng không phải là thật sự rõ lý, cho nên thầy đây thường nói rằng muốn các con rõ lý mà tu đạo, muốn các con tôn sư trọng đạo, có hay không việc muốn các con si với đạo ? rõ lý mà tu chẳng phải là si đạo, mà là trọng đạo, do đó tu đạo không thể có Si. Các con đã tu bàn đạo nhiều năm như vậy rồi, con chẳng si tâm sao ? xem xem các con vẫn là si tâm như thế, chính là bởi vì con si tâm cho nên nhìn chẳng thông, thì cái tâm này chẳng xả ra được, cho nên cái Si này phải dùng lí trí để ứng sự, trừ bỏ đi cái tâm si của con, hiểu không ?

 

Nợ nghiệp như núi cuối cùng chắc chắn phải tự gánh lấy. Mỗi lần lớp sám hối, thầy cứ hay nhìn các con với tâm trạng rất nặng nề. Vì sao vậy, các con biết không ? lúc bình thường đóng vai Tế Công điên điên khùng khùng nhìn các con, khiến cho các con hi hi ha ha, vui vui vẻ vẻ, thầy hy vọng biết bao đưa các con về nhà như thế ! Thầy sau mỗi một lần rời khỏi đây vẫn là sẽ nước mắt đầm đìa trở về Nam Bình Sơn, đấy là vì cái gì đây ? Chính là sợ các con chẳng rõ lý, sợ các con tu đạo nửa đường bỏ cuộc, sợ các con chẳng về được nhà, sợ các con tiêu chẳng được tội ; những oan oan nghiệp nghiệp của sáu vạn năm nay là do ai chuốc dẫn đến ? Tự mình gây ra thì phải tự đi giải lấy. Thầy một lần lại một lần gánh thay cho các con, từng cái từng cái gánh trên thân mình. Nếu các con lại không thật sự thể hội nữa, sau này người khổ lại là ai ? Là các con hay là thầy đây ? Thầy đây vốn dĩ có thể ung dung tự tại chẳng lo lắng, vì sao trên thân thầy lại có nhiều tội nghiệp như vậy ? Các con từng người một đều phải có chỗ thể hội, thầy có thể gánh được bao lâu ? Sinh mệnh của các con lại dài bao lâu ? Núi tuy rằng cao cao, đại kiếp đến rồi nó vẫn sụp đổ ; thầy tuy rằng là chỗ dựa của các con, đợi đến có một hôm đại kiếp đến rồi, những oan oan nghiệt nghiệt ấy vẫn sẽ đè nén thầy, các con hiểu không ?

 

Các con phải tiêu tội nghiệp của sáu vạn năm, những oan khiếm sáu vạn năm của con nhất định sẽ tìm đến, cho nên con sẽ khổ, cho nên con sẽ mỏi mệt, con sẽ muốn ngủ, thế nhưng con đã khắc phục chưa ? Có người đã khắc phục qua rồi, có người thì vẫn chưa, vì sao vậy ? tính kiên trì chẳng đủ, phải không ? Các con tu đạo có cần phải kiên nhẫn ? chính là do không đủ kiên nhẫn, cho nên con gặp khảo thì rớt, con càng rớt thì càng khảo ? Vì sao lại có khảo ? chính là con tự ngã rớt rồi, tự bản thân con chí khí không đủ, nhận lí chẳng rõ, cho nên tâm của con mới có chỗ biến động, phải không ? con nếu không rớt thì ông trời lại làm sao có thể khảo ? Các con thường nói là ông trời khảo con, trên thực tế thì là con tự mình khảo mình. Tuy rằng miệng con treo cái mác tu đạo bàn đạo, thế nhưng tâm các con đã thật sự tu chưa ? không có tu đạo thì làm sao bàn đạo đây ? Không thể trên thể thiên tâm, hạ hội nhân tình thì con lại làm sao bàn đạo ? khư khư cố chấp với ý của mình, chẳng biết tội lỗi sai trái thì con lại bàn đạo thế nào đây ? Hãy tự hỏi bản thân con xem, tâm của con có đủ kiên cường ? vì sao không đủ kiên cường ? Bởi vì con chẳng rõ đạo lý.

 

Qua loa chẳng nghiêm túc, bề mặt ứng phó cho xong

sao có thể dối gạt được thiên nhãn ?

 

Tu đạo lâu vậy rồi, qua loa chẳng nghiêm túc, bề mặt ứng phó cho xong chuyện, cho nên con đứng chẳng nổi, đứng chẳng vững, gặp khó khăn thì nghĩ đến thoái lùi, gặp khảo thì rớt ; tuy rằng cái mà con bỏ ra là vô hạn, thế nhưng các con thật sự đã xả được chưa ? Con thân là bàn sự nhân viên, con đã tận tâm tận sức chưa ? Con thân là Đàn Chủ Giảng Sư, con tiếp đãi Đạo thân đã tận tâm tận sức chưa ? Con đứng trên bục giảng nói lời khéo léo mĩ miều, vô cùng xúc động lòng người, nhưng tâm con đã chánh chưa ? Thân con là Điểm Truyền Sư, lãnh đạo một phương, phương châm của con đã đúng hay chưa ? Ngay đến thầy đây đều có lỗi, lỗi ở chỗ không có dạy các con thật nghiêm khắc, lỗi ở chỗ không khiến các con thật sự rõ lí, lỗi ở chỗ thầy đây cứ mãi gánh thay cho con, cho nên mới khiến cho con yếu đuối như vậy, chẳng vượt qua nổi sóng gió như vậy, phải không ? Lẽ nào tình thương yêu của thầy cũng sai rồi sao ? Các con đều là những đồ nhi tốt của thầy, đã biết bao lần thầy vì các con mà khóc, đã biết bao lần thầy vì các con mà rơi lệ, thế nhưng thầy xưa nay chưa từng yêu cầu đòi hỏi ở các con điều gì ! Thầy đây chỉ muốn con thật tốt mà tu, thầy đây chỉ muốn con tu thành chánh quả, thầy chỉ hy vọng con vui vẻ mạnh khỏe, các con có biết hay không ?

 

Tu đạo chớ có qua loa chẳng nghiêm túc, chỉ là bề mặt ứng phó cho xong, các con phải thật sự tu, chân chân chánh chánh, chẳng phải là tham cầu cái tên gọi. Người tu đạo càng phải có hành vi tác phong của người tu đạo, phải có tấm lòng rộng lớn, tâm của các con đã cởi mở hay chưa ? Tâm của các con dung nạp được bao nhiêu người, có phải là giống thầy vậy dụng nạp chúng sanh thiên hạ ? Giữa các phật đường với nhau thì chẳng hợp, kim tuyến này và kim tuyến khác cũng không hợp, như vậy được xem là người tu đạo chăng ? Người tu đạo phải có tấm lòng quảng đại, cũng giống như Lão Tổ Sư Di Lặc vậy, chẳng chỗ nào chẳng bao, không chỗ nào không dung.

 

Có oán dễ dàng sinh hận, sinh cái tâm hận thì thành đạo chẳng nổi ; con có cái tâm đố kị cũng thành đạo chẳng nổi. Nhìn thấy người khác tốt thì phải noi theo học tập, trái lại nhìn thấy những người không tốt thì hướng vào trong phản tỉnh lại bản thân mình. Đời người giống như một mặt gương vậy, lúc nào cũng có thể hồi quang phản chiếu, lúc nào cũng có thể tìm thấy khuyết điểm của mình, chớ có cứ mãi nhìn cái không tốt của người khác, trước hãy hỏi bản thân mình đã tốt hay chưa ? Thầy đây thường nói phải hợp tác, muốn các con đoàn kết, các con có biết vì sao mà các con làm chẳng được không ? Đấy là do cái tư tâm của các con chưa có vứt bỏ, tâm khí của con vẫn chưa bình, sự tham sân si của con vẫn còn tồn tại. Người tu đạo phải có tầm nhìn vĩ đại, không chỉ có nhìn thấy một chút chút trước mắt, phải nhìn xa hơn một chút. Những cái mà người khác cho chúng ta thì phải cảm ân, những khảo nghiệm mà người khác cho con, con cũng phải cảm ân, chẳng phải là họ mài qua bên mình thì mình mài lại qua bên họ, mài qua mài lại, nghiệm đi nghiệm lại, đến cuối cùng cả hai đều đọa lạc, phải không ? Ai cũng có tánh nóng và thói hư, con phải lúc nào cũng cải cách, dần dần dẹp bỏ đi. Thầy không đòi hỏi con trong một ngày thì đã có thể làm được ngay, thầy muốn con tận tâm tận sức mà đi làm.

 

Trọng Thánh Khinh Phàm nguyện nặng nhất

 

Các con đều đã lập nguyện trọng thánh khinh phàm, đều tưởng rằng một điều nguyện này nhẹ nhất ; các con phải biết rằng trên thật tế thì điều nguyện này nặng nhất ; chỉ mới một điều nguyện này các con đã lập thôi, các con phải có thủy có chung, vĩnh viễn không thay đổi, các con chẳng cách nào làm được. Thời gian đang trôi, sự đời đang đổi, con người mỗi một ngày cũng thay đổi, cho nên không thể để cho thời gian thay đổi cái tâm con, không thể để cho hoàn cảnh kiềm chế mất đạo tâm của conĐạo tâm của các con là vĩnh viễn không thể thay đổi, phải không ? Đổi rồi thì sẽ nguy hiểm, bên cạnh mình chẳng phải là ma thì là phật ; con tồn cái tâm phật thì tiên phật sẽ tiếp cận con ; con tồn ma niệm thì ma sẽ tiếp cận con, cho nên mới có khảo rớt ; các con càng rớt thì càng khảo, cho nên ma do tự mình triệu mời. Các con phải bình ma ngưng khảo, phải tự tâm làm chủ, dựa vào sự thành tâm để làm cảm động ơn trên. Các con có sợ ma không ? sợ khảo không ? Con sợ nó, nó sẽ càng mạnh, nó sẽ càng thịnh ; con chẳng sợ nó, tâm địa quang minh, làm gì có khảo ?

 

Thời thế sau này mọi người đều quan tâm, nhưng cũng không phải là chỉ có con người các con quan tâm, ngay cả tiên phật cũng quan tâm. Những cái mà con người các con làm thì để trời xoay chuyển, không phải là nhất định, thiên cơ cũng chẳng phải là có thể nói được ; các con cứ tận tâm tận sức đi làm, khờ khạo khạo mà tu, rồi cũng sẽ có một ngày con có thể thành chánh quả, cũng sẽ có một ngày có thể gặp được thầy. Nếu như con chẳng biết chơn tu, tâm tồn sự xảo trá là về chẳng được nhà đâu. Tu đạo chẳng có con đường tắt, chỉ có một con đường, thật sự mà tu, có sai thì sửa, có nợ thì trả, nhìn thấy cơ hội mà biết thật tốt nắm bắt lấy thì sẽ thành công.

 

Tế Công vì đồ nhi mà gánh lấy gánh nặng. Chỉ cầu các đồ nhi một điểm chơn tâm.

 

Đồ nhi ngốc ! Biết bao nhiêu năm nay Thầy đây cứ mãi giả điên giả khùng ; biết bao năm nay thầy đây cứ mãi một lần lại một lần móng ngong mong đợi ; thầy đây lại trải qua biết bao lần giáng thế, hỏi hỏi đồ nhi lương tâm con ở đâu ? Vì sao đến nay con vẫn là mê mê mang mang vậy ? Gương mặt nghiêm túc, con thấy cũng chẳng ra làm sao, chẳng thà rằng ta cả đời điên điên cuồng cuồng, vĩnh viễn giả đóng hình tượng này, xem xem đồ nhi ta, con ngày nào có thể phát hiện thiên lí lương tâm thật sự của con đây ?

 

Các con từ xa đến, trên bề mặt trông có vẻ không tồi, trông lại có vẻ rất chân thành, thế nhưng thầy đây lại cứ hay mọc ra một con mắt tuệ nhãn, con chân thành như thế nào, thầy đây còn chẳng biết hay sao ? Trên bề mặt có thể giả ra vẻ được, nội tâm con có giả ra vẻ được không ? Các con số người nhiều như vậy, trông có vẻ rất có quy mô ! thế nhưng thầy đây chẳng yêu thích như vậy ; trong đầu con chỉ cần có một cái chân tâm, cho dù lớp sám hối chỉ mở một lớp, thầy đây đều sẽ vui vui vẻ vẻ, con biết không ? Thầy chẳng cần sự sám hối hư tâm giả ý, thầy đã gánh chẳng nổi nữa rồi ! Các con có biết hay không ? Các con thật sự có ý sám hối không ? Hãy quay đầu lại, tự mình ngẫm nghĩ xem, sáu vạn năm nay con đã tạo xuống biết bao tội nghiệp, phàm thai nhục nhãn các con nhìn chẳng thấy, thầy đây thật sự nhìn thấy họ kêu oan ! Thời này khắc này con vẫn không thể phát ra được chơn tâm của con, con muốn thầy dựa vào cái gì để thay con gánh lấy ?

 

Thầy thường giả đóng khùng khùng điên điên, thế nhưng thầy chẳng phải điên thật đâu đấy ! Các con bình thường đến pháp hội gặp nhau như thế này, con biết rằng thầy tuy mặt tươi cười, nhưng nội tâm thầy lại khổ chẳng thể diễn tả được. Các con có tội, thầy đây có thể thay các con gánh lấy, nhưng các con phải phát ra sự chân thành đấy ! Tuy rằng thầy pháp lực vô biên, nhưng thầy thân là Tế Công, phàm việc gì cũng phải Tế Công, phải không ? Thầy đây một lần lại một lần thiên vị các con, từ lúc các con tu đạo cho đến hiện tại, chẳng biết là đã từ bi đối với các con bao nhiêu lần, đã dẹp yên bao nhiêu lần những oan kết của các con ; thế nhưng sáu vạn năm nay rốt cuộc con đã tạo không ít những oan kết, một mình thầy đây lại có thể gánh được bao nhiêu đây ? Thầy chỉ hy vọng các con phát ra một cái tâm chân thành.

 

Thời này khắc này, chính là then chốt sinh tử của con, là thăng là đọa thì phải xem bản thân các con đấy. Thầy chẳng sợ mất sĩ diện, thầy chỉ sợ các con chẳng về được Lí Thiên, đến lúc ấy đánh thành tàn linh. Các con ngẫm nghĩ xem, thầy sẽ cảm thấy như thế nào ? Các con đều là những đồ nhi của thầy, thầy trò thì giống như cha con vậy, các con nghĩ nghĩ xem, thầy nỡ dứt bỏ các con không ? vậy thì sao con lại nhẫn tâm dứt bỏ thầy vậy ? Bao nhiêu năm nay, con tu đạo bàn đạo, một cái tâm nhấp nhô lên xuống, rối loạn bất an, lí cũng nhận chẳng rõ, đạo cũng nhìn chẳng rõ, đường kim tuyến cũng không có nắm vững, con dựa theo ý mình đi bàn đạo, bàn được thành không ? Cái gọi là thuận trời thì thịnh, nghịch trời thì vong, con khăng khăng cố chấp làm theo ý mình, có đến được Lí Thiên không ? Những món nợ oan nghiệt của sáu vạn năm con đều chẳng thể đi liễu, con thành tiên, thành phật nổi không ? Lớp sám hối không phải là trò chơi con nít ; người đến không chỉ là các con, lại còn có cửu huyền thất tổ của con, lại còn có những oan khiêm của con, từng vị một giương to đôi mắt lên nhìn con, nhìn xem con leo hướng lên trên hay là rớt xuống dưới ; Con leo hướng lên trên thì kéo lấy chân sau của con, con rớt xuống dưới thì họ vui mừng khôn xiết, vì sao vậy ? Bởi vì họ có sự oán hận đầy người, phải không ? Cái gì gọi là oan ? cái gì gọi là khiêm ? Con có hiểu hay không ? Vì sao lại có oan khiêm, chính là bởi vì tâm con bất bình, phải không ? cái gọi là oan khiêm chính là sự oán hận ; loại oán hận này là dễ dàng có thể tiêu trừ sao ? Tiêu chẳng được, thầy bảo các con biết, là tiêu chẳng được, con hiểu không ? Vậy thì kết cuộc của việc tiêu không được lại là như thế nào, con có hiểu không ?

 

Các con nếu có một ngày thật sự đã chín chắn rồi, các con thật sự có thể thể hội rồi, đấy chính là lúc các con trưởng thành. Con xem xem một đứa bé phải đến khi nào mới có thể thể hội được nỗi khổ tâm của cha mẹ ? có phải là khi nó làm cha mẹ của người ta không ? Vậy các con phải đến lúc nào mới có thể thể hội được nỗi khổ của thầy đây ? Có phải là bản thân mình cũng phải gánh vác lấy ? Con có cách gánh lấy bản thân không ? gánh lấy những nghiệp lực của con, gánh lấy nguyện lực của con xông tiến về phía trước ; đủ thứ những cái trước đây giống như khối u ác tính rất lớn vậy, chúng ta đều moi nó ra, được không ? Mỗi lớp thầy đều hy vọng có thể vui vẻ tán gẫu, cười cười nói nói với các con ; thế nhưng các con cảm thấy thầy đây cười nổi không ? Nếu như con nhìn thấy tượng tổ sư ở trước mặt thì sẽ cảm thấy hổ thẹn với Tổ Sư đấy ! Gia pháp của Bạch Dương Thiên Đạo chúng ta chính là tai kiếp đấy ! Con hôm nay khi sư diệt tổ thì con sẽ phải gặp tai kiếp đấy. Hy vọng rằng các đồ nhi không phải gặp phải tai kiếp, hy vọng không phải động đến gia pháp. Lão Mẫu nếu như thật sự động đến gia pháp, ta cũng hy vọng đồ nhi của ta thành tài, thành người hữu dụng.

 

Vì sao chịu sự đau bệnh thì thay đổi chí tiết của bản thân ? Các con chẳng phải là tùng bách mai đó sao ? vì sao gặp phải trận tuyết lớn thì toàn bộ đều thay đổi tiết tháo, đánh mất chí khí ? Các con gặp phải trắc trở thất bại thì thoái đạo tâm, lý do và những cái cớ của các con đều rất nhiều, trông có vẻ đường hoàng chính đáng, nhưng trên thực tế thì các con chẳng có tiết khí, các con đều không có hạo nhiên chánh khí. Thầy đây rất sợ ! Sợ rằng A Tu La đến, sợ các con bị dắt đi, bởi vì các con đều là một miếng thịt trên thân của thầy, miếng thịt này cho dù là ai bị cắt thì đều sẽ đau, và lại còn chảy máu. Các con có biết không, nền tảng bàn đạo của chúng ta là cái gì ? Nền tảng bàn đạo của chúng ta là máu, là mồ hôi, là nước mắt. Chúng ta chịu chảy máu, chịu chảy mồ hôi, chịu chảy nước mắt , chỉ cần là vì chúng sanh mà chảy, chúng ta chỉ cần khiến cho Lão Mẫu nương được an ủi, chỉ cần mọi người chúng ta trở về nhà, bản thân chúng ta đều có thể gánh kiếp.

 

Nguyện lập rồi sao có thể làm qua loa không nghiêm túc ? Tu đạo toàn dựa vào đức tánh.

 

Ba ngày pháp hội thầy đây rất vui. Các con từng người một đã lập nguyện “ tài pháp song thí ”, “ trọng thánh khinh phàm ”. Thầy đây đều nghĩ rằng chỉ cần làm được “ trọng thánh khinh phàm ” thì các con đã thành rồi. Kết quả, các con đã gạt ta, các con đã trọng Thánh đâu ? Nếu như con trọng thánh khinh phàm, con hôm nay sẽ chẳng mặt mày lấm lem như vậy ; Nếu như con hôm nay trọng thánh, cho dù con ở trên đạo làm người, con cũng sẽ nhớ được cang thường luân lý, con cũng sẽ biết khiêm tốn. Nếu như con thật sự trọng thánh, con sẽ không có chuyện gia đình không viên mãn, bởi vì con sẽ đi nghĩ cách làm viên mãn tất cả những khiếm khuyết của con. Nếu như con trọng thánh, thì tâm con sẽ có sự hổ thẹn, con sẽ xin lỗi tất cả mọi người, con sẽ không kiêu ngạo tự mãn, không dùng thái độ kiêu ngạo để sai khiến các hậu học, chỉ biết đem đạo đức để yêu cầu đòi hỏi người khác, lại chẳng biết đem đạo đức đi yêu cầu đòi hỏi bản thân.

 

Hiện nay tu đạo, lấy đức tánh làm trọngchân thành độ người, tông chỉ chẳng đổi, những chiêu số kì quái gì đó, những việc tĩnh tọa vì nhục thể gì đó, đấy đều là giả hết ! Không được phép sùng bái ! con hôm nay nếu làm được một chữ “ trung ”, nhìn thấy Tổ Sư thì con sẽ buồn rầu. Làm gì có cái gì để sùng bái ? Đạo lý nói nghe rất hay có ích gì ? một chữ “ hiếu ” thì đã chẳng làm được, còn giảng những đạo lý lớn gì nữa ! Nếu như không có đức tánh, giảng nói đạo lý rất khéo léo thì có ích gì ? Do đó cũng chớ có ở đây nghe, ở kia nghe, phải nghiêm túc thiết thực, giảng đạo phải có hương vị của đạo, phải chân thành khẩn thiết. Những lời hôm nay con nói ra có hương vị của đạo hay không, vậy thì phải xem con bình thường tu trì thế nào ?

 

Con nếu như có tinh thần đại vô úy, bất luận là thuận khảo, nghịch khảo, điên đảo khảo, tiền tài khảo, trí tuệ khảo, sắc tình khảo, con đều có thể ải nào cũng qua được. Người tốt chúng ta chẳng gặp kiếp, chỉ gặp khảo ! Khảo bao nhiêu thì định bao nhiêu phẩm sen ; qua được bao nhiêu ải thì thành tựu bấy nhiêu. Thầy đây xưa nay chẳng chán ghét các đồ nhi, chỉ cần các con trong lũy kiếp vẫn còn có một chút thiện căn, thầy nhất định sẽ cứu đến cùng. Do đó các đồ nhi của ta, các con không thể tùy tiện nói rằng người ta oan nghiệp sâu nặng, có một số người thật sự chấp trước rất sâu ; có một số người quả thật khuyên mãi chẳng tỉnh ; thế nhưng họ cũng là anh em của chúng ta ; các con lúc này bàn đạo đúng lúc lập đại công đại đức. Con hôm nay vì sao thường bị người ta chống đối sỉ nhục ? vì sao con thường bị người ta hủy báng ? Vì sao thường chẳng được như ý ? bởi vì quá khứ chúng ta không tốt. Thế nhưng không sao đâu, ông trời vĩnh viễn cưng yêu những người chịu khổ chịu nạn ; nếu đã không tốt, chúng ta phải dựa vào việc tu đạo để xoay chuyển.

 

Các con thường đem thầy để làm cái cớ, bảo rằng cái đạo mà thầy của chúng ta tu là cái đạo gì ? là vô vi, là ung dung tự tại, phải không ? ( phải ) Thật ra thầy có thật sự ung dung tự tại không ? các con có nhìn thấy thầy đây thảnh thơi không ? ( không ) Mỗi lần thầy đây lâm đàn, có mấy lần thầy ngồi ? rất ít, phải không ? Các con đều chẳng biết ! Bồ tát thật sự mệnh tốt chăng ? ( không ) Bồ tát họa lớn, thành tựu cũng lớn. Các con thích xem mệnh tướng, nói rằng ai mệnh tốt, ai chẳng tốt ; mệnh của Tiền Nhân các con có tốt không ? Mệnh của thầy đây có tốt không ? Thành tiên làm phật còn phải làm nhiều việc vất vả, mệnh tốt chỗ nào ! Do đó các con ghét lao động, thích an dật là không thể nào thành tựu. Đi xem diện tướng, nói đến con mệnh tốt thì cười hi hi, nói đến mệnh chẳng tốt thì trong lòng bèn rầu rĩ, hoàn toàn chấp trước vào hậu thiên, một chút hương vị đạo cũng chẳng có. Các con chẳng phải là thường có cái gì “ tiếng lòng phản hồi ” sao ? Lão Tiền Nhân của các con có phải là thường nói rằng trò của các con rất nhiều, các con biết cái gì là “ trò ” không ? Có phải là tìm thú vui ? lấy việc tu đạo làm thú vui, biến làm thế nào mới hấp dẫn người khác ? biến như thế nào mới vui ? thật sự là buông trôi theo dục vọng ! Các con phải lội ngược dòng mà lên, thầy đối với các con vĩnh viễn có lòng tin. Có một ngày nào đó khi cần chúng ta giúp đỡ “ thu xác ” thì mọi người sẽ càng khổ đấy !

 

 
 

Các con có biết rằng A Tu La sống ở đâu không ? ở phía bắc núi Tu Di, là ở dưới biển, rất là đau khổ, vì sao người ta trở thành A Tu La ? ( sân niệm ) không chỉ là sân niệm ! Họ có “ phước trời ”, nhưng chẳng có “ đức của trời ”. Chúng ta hôm nay vì sao nói phải tu thánh phước, chẳng tu phàm phước ? Chúng ta đây đều chẳng hy vọng hưởng thụ ở kiếp sau ; cái mà chúng ta tu là thiên tước, là ba nghìn sáu trăm Thánh, bốn vạn tám nghìn Hiền, đấy đều là thiên phước ; chúng ta ở nhân gian chẳng ngừng chịu khổ, đấy gọi là liễu phàm nghiệp. Chúng ta ngay đến phàm phước đều chẳng cần, chúng ta chỉ cần thiên phước. Con có thiên phước rồi, lại còn phải có đức, đức từ đâu mà đến ? Từ chỗ con trước hết có thể xuất thế, lại còn phải tái nhập thế. Tiên Phật chưa từng do bản thân mình đã quay trở về tước vị rồi mà chẳng hạ phàm độ người nữa. Ông trời bảo với chúng ta rằng, chơn đạo có 4 điểm :

 

Một là “ đốn ” ! trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật, giờ đây phải đem nhân tâm đổi thành tâm gì ? ( tâm phật )

 

Một là “ tiệm ” phải tiệm tu, chớ có tưởng rằng con đã đắc được một điểm thì con thù thắng hơn so với những người khác.

 

Một cái là : “ quyền ” ! quyền nghi ( biện pháp thích hợp mang tính tạm thời, xử trí mang tính tạm thời biến thông ), phải dùng pháp môn gì ? là đại ẩn hay là đại hiện thì ơn trên tự có cách hay, cho nên chúng ta chẳng biết được khi nào thì có đạo, khi nào thì không có đạo, thế nhưng các con nhất định phải ghi nhớ lấy : trong hành vi của các con thì có đạo, làm một cách có đạo lại còn sợ chẳng có đạo ư ?

Cái cuối cùng là “ thật ” 

Đốn, tiệm, quyền, thật đấy. Tu bàn chẳng cầu sự cầu kỳ hoa mỹ ; khiêm tốn hạ mình mới có thể tránh kiếp liễu nghiệp. Chúng ta hiện nay bàn đạo rất màu mè đủ thứ đủ kiểu, tông chỉ của đạo thì chẳng có nắm bắt tốt, nội đức của bản thân chẳng có tu tốt, thế nhưng đợi cho đến khi con tu tốt nội đức rồi mới đi độ người có còn kịp không ? ( không kịp ) . Cho nên trong pháp xuất thế, trước tiên phải rõ nhân quả ! phải hiểu rõ nhân quả của con, sau đó lập chí hướng, tiêu oan nghiệt, đem những gì mình có thể bố thí đều bỏ ra bố thí, bởi vì các con cùng là siêu Khí nhập Lí ; các vị tiên của cõi Khí Thiên rất ngưỡng mộ các con đấy. Làm người khi nhận được sự tôi luyện, khi bị áp bức thì tính dẻo dai linh động của con như thế nào ? tính co giãn đàn hồi của con có tốt không ? chính là vào lúc này mọi thứ đều khảo nghiệm ra được.

 

Nên biết rằng quá cứng thì gãy, phải không ? Chúng ta phải sám hối, rửa sạch hết tất cả những vết nhơ, ngày ngày phản tỉnh, ngày ngày sám hối. Ông trời chẳng giết người hối lỗi, cho nên con mỗi ngày đều phải quay đầu lại kiểm tra những lỗi lầm của mình.

 


 

Chúng ta đem bản thân điều chỉnh đến tư thế thấp nhất mới có thể bò lê tiến về trước, mới có thể tránh kiếp được. Có người nào ngẩng đầu ưỡn ngực không bị đạn bắn thương ? Duy chỉ có bò lấy, con mới có thể tránh được đạn, con mới có thể cảm nhận được thế nào gọi là thấp, con mới có thể nhìn thấy được những khốn khổ của chúng sanh. Bởi vì khi bản thân con bị người ta đổ oan, có oan mà không thể kêu oan thì con mới có thể hiểu được tâm trạng của những u minh quỷ hồn cõi địa phủKhi chúng ta bị người khác hủy báng thì phải thế nào ? âm thầm chẳng nói lời nào phải không ! Bởi vì đã từng học tập sự chịu đựng, cho nên mới có thể biết được loại sức ấy đau cỡ nào, con như thế này mới có thể gọi là kiên cường thật sự. Người mà thầy cần là những đồ đệ kiên cường, những đồ đệ lấy chúng sanh làm niệm, những đồ đệ mà nước mắt chỉ rơi vì chúng chúng sanh thập phương, chớ chẳng phải cần những đồ đệ kiêu ngạo tự mãn, lý luận đủ thứ, chỉ biết nói mà chẳng biết làm ! Chúng ta hôm nay trong quá trình tu bàn đạo, lí niệm sẽ mâu thuẫn đối lập với của người khác, đấy toàn bộ đều là sự mài luyện, con thật sự có đức thì người ta còn chẳng nghe con sao ?

 

Ông trời dùng khảo, dùng nghiệm để nghiệm con phải chăng thật sự muốn tu bàn ? có phải là có thể chịu khảo ? Kết quả là khảo một cái, thảy đều rớt ! Nói cái gì nào là lí niệm không hợp, nói cái gì nào là thị phi đúng sai, nói nhiều như thế, đơn giản một câu thì là chịu đựng không nổi sự khắc đục ! Con chịu không nổi sự khắc đục thì là tổn thất của ai ? ( bản thân ) Cho nên cái đạo này con phải nắm bắt lấy. Các con có muốn kiên cường không ? Phải ngoài mềm trong cứng đấy ! Con phải có chí hướng, con phải có thể giữ gìn chí tiết mới có thể tránh kiếp. Mọi thứ trước đây đều xem như đã chết ngày hôm qua. Tu đạo không thể cứ mãi nhìn về phía sau ; nhìn về phía sau sẽ tạo thành hiện tượng gì ? Sẽ cảm thấy bản thân mình đã leo lên rất cao rồi, phải không ? Nhìn về phía sau sẽ thế nào nữa ? sống trong quá khứ. Con xem hiện nay có rất nhiều người đều cứ nói rằng : Tôi lúc đầu đã bàn đạo như thế nào. Những đạo lý mà con nói, trong 10 câu có 3 câu đều là “ tôi ” , con sẽ có tội. Thánh Hiền Tiên Phật làm gì có nói tôi ? Động một cái thì là hoài niệm về quá khứ, nói rằng con năm đó đã bàn đạo như thế nào như thế nào, vấn đề là con hiện tại chẳng ra làm sao cả ! Quá khứ trước đây có công, hiện tại thì có thể tạo tội rồi chăng ?

 

Tả đạo bàng môn ngay đến cả tìm hiểu cũng

chớ có mà tìm hiểu

 

 

Thật ra các con đối với đạo cứ mãi rất có lòng tin, phải không ? Các con tin rằng một chỉ điểm của Minh Sư là thật, các con tin rằng đạo thật, lý thật, thiên mệnh thật, chỉ là vì vấn đề nhân sự mà thoái mất đạo tâm. Vì sao một chút chút nhân sự thì tiêu trừ hết tất cả cái thật vậy ? Lẽ nào một chút chút sắc thân giả thì có thể tiêu trừ linh tánh của chúng ta ư ? Thầy đây muốn các con phát lại tâm nguyện, thật tốt mà làm lại từ đầu, chớ có vì một chút sự việc nho nhỏ thì chấp trước vào quan niệm của bản thân, hãy buông xuống sự câu nệ gò bó vốn có trên lập trường của bản thân thì được rồi, không cần phải yêu cầu cái gì nữa. Hôm nay chúng ta yêu cầu bản thân, Chúng ta phát sinh quá nhiều quá nhiều những việc không cách nào giải quyết được thì chúng ta hãy cầu bản thân mình, hãy cầu lấy tự tánh phật của chúng ta, tuyệt đối phải ghi nhớ rằng tả đạo bàng môn thì ngay đến cả chỉ là tìm hiểu cũng chớ có đi tìm hiểu.

 

Tu đạo xem trọng gốc rễ căn bản, xem trọng đức tánh. Con hôm nay gốc bám chẳng vững thì uổng ra hoa. Thầy trò chúng ta lấy tâm ấn tâm, các con hãy cúi đầu thấp xuống, thầy bảo với các con rằng trách nhiệm nặng nề phổ độ Tam Tào này quả thật rất nặng, gắn chặt với nghìn nghìn vạn vạn thượng ức cửu lục phật tử. Khấu đầu sám hối dùng chơn tâm. Chúng ta liễu nghiệp tiêu tội lỗi. Hôm nay cá nhân việc nhỏ, bàn đạo việc lớnhãy quay về thật tốt mà phối hợp ; con có lỗi với ai thì hãy đi xin lỗi với người đó. Nếu không cách nào xin lỗi thì tự đi đến trước đài sen của Lão Mẫu để khấu đầu, được không ? ( được ) Điều mà thầy muốn các con vĩnh viễn không quên chính là khấu đầu, duy chỉ có khấu đầu con mới biết được chúng ta rất nhỏ bé, chúng ta chẳng là gì cả, chúng ta ngay cả con người cũng chẳng phải, chỉ có khấu đầu thì Chư Thiên Tiên Phật mới cảm nhận được các con có tâm muốn sám hối, sẽ giúp đỡ con, con chớ có sợ.

 

 

 

Chúng ta là dòng chảy sạch trong thế giới hỗn trược. Cái xã hội này phải dựa vào chúng ta cải biến những phong tục tập quán cũ chẳng tốt ! Nhân tâm thế thái hiện nay như thế nào ? Các con chớ tự xem thường bản thân đấy ! Một mình con có thể dẫn độ biết bao nhiêu người đấy ! Một mình con có thể soi sáng biết bao nhiêu ! Các con đều hạn chế bản thân mất rồi, mỗi một người chúng ta đều là thả ra thì như thế nào ? ( thả ra thì có thể đầy khắp đất trời bốn phương, khắp pháp giới, lớn không có giới hạn ) , lúc cuộn lại - quy nạp lại ( kết về một mối ) thì thế nào ? ( thì có thể lui ẩn ở nơi vi diệu ẩn mật chẳng thể biết được, nhỏ không có giới hạn ) đấy ! Sự phản tỉnh của bên trong là nền tảng hành công bên ngoài. Chúng ta phải giống như ngọn phật đèn vậy, đốt cháy bản thân để soi sáng người khác ; do đó chớ có chán ghét khổ, chớ có chán ghét mệt, có khổ có mệt thêm chăng nữa cũng phải gánh lấy.

 

Quay về chớ có lại làm một người phàm nữa, phàm thai tục tử có gì tốt đâu ? Cầu đạo rồi nên bước trên con đường Thánh, vì Thánh đạo ( đạo = con đường ) mà đắp, vì chúng sanh mà xây thiên kiều ( chiếc cầu bắc lên trời ) , đắp đường trời ; Phật đường mỗi một nơi đều là chỗ dẫn độ chúng sanh trở về cõi Vô Cực Lí Thiên. Con thân là Đàn Chủ, trách nhiệm có nặng không ? Chúng ta không sợ khảo, vàng thật chẳng sợ lửa tôi luyện ; các con có phải vàng thật không, phải luyện qua mới biết được. Hôm nay vạc trời lò đất, vạn sự vạn vật giữa đất trời có quá nhiều đạo lý, cần chúng ta đi thể hội, cần chúng ta đi khám phá. Khi các con gặp phải sự việc ập đến thì chớ có sinh tâm oán trách hối hận, chớ có bàng hoàng, chớ có mất trí, các con hãy ngẫm nghĩ xem phải đấu tranh với vận mệnh như thế nào ? phải đi ứng phó như thế nào ? Mỗi người trong một đời đều có vô số kiếp, vô số nạn, có cái là lũy kiếp đến nay của chúng ta. Con hôm nay phải đem những oan trước nợ trước liễu dứt cho xong, lại còn phải chịu chín lần chín tám mươi mốt kiếp nạn mới có thể liệt phối vào hàng Thánh Phật.

 

 

 

Số lượt xem : 609