Hoa khai kiến Phật, ngộ vô sanh nhẫn
Thảy tất cả các pháp mà Phật Đà đã thuyết 49 năm, mục đích trong đó chính là trợ giúp cho người đời có thể mở ra trí tuệ bát nhã của tự tánh, từ đó mới có thể rời khổ được vui, chuyển phàm thành thánh, làm một vị Vô Vi Đạo Nhân tiêu dao tự tại. Pháp môn niệm phật đương nhiên cũng không ngoại lệ. Tông chỉ của niệm phật cũng ở chỗ “ tịnh ” tâm, “ định ” tâm, cuối cùng lại đạt đến cảnh giới khai ngộ chứng quả.
Do vậy nói, niệm phật trọng ở niệm Tâm, chẳng ở chỗ trong miệng đã niệm bao nhiêu tiếng phật hiệu. Nếu niệm phật chỉ là có miệng mà chẳng có Tâm, cho dù là kiệt sức khản giọng, một ngày tụng vài vạn tiếng phật hiệu, dụng công phu một cách miên miên mật mật ( tỉ mỉ, kĩ càng ), luyện đến gió thổi chẳng nhập, mưa đánh chẳng ướt thì vẫn là chẳng có chút ích lợi gì, chẳng liên quan gì với việc vãng sanh.
Cái gọi là “ niệm phật niệm tâm ” nghĩa là muốn chúng ta nhờ vào một câu phật hiệu có thể lúc nào cũng gọi tỉnh cái “ bổn giác ” của tự tánh chúng ta, chớ có bị cảnh giới của ngoại trần làm cho ô nhiễm mà dẫn đến việc tâm tùy cảnh chuyển ( tâm chuyển đổi theo ngoại cảnh ), khởi hoặc tạo nghiệp. Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư nói rằng : “ chẳng nhận biết bổn tâm thì học pháp vô ích ”. Rời khỏi một niệm tâm tánh này thì tu hành chẳng được lợi ích lớn.
Niệm phật chính là phải buông xuống vạn duyên, thật thà chuyên tâm niệm phật, niệm niệm lấy phật làm duyên, học tập tâm hoài từ bi, bình đẳng, thanh tịnh của phật, có thể niệm đến một niệm chẳng sanh, pháp hỉ tràn trề, thì công phu đã thành phiến ( thành một khối tịnh niệm ) rồi.
Niệm phật tức là tu hành, nương vào việc niệm một câu phật hiệu để khắc phục những phiền não tạp niệm trong tâm mình, gìn giữ một niệm giác tánh này ngay lúc ấy. Những pháp lành mà bình thường đã tu như bố thí trì giới, đoạn ác tu thiện, những thứ này đều là tu phước, ý ở chỗ tiêu trừ nghiệp chướng, tích đủ thứ công đức, lũy tích tư lương (資糧) vãng sanh, cũng có nghĩa là nói rằng những thứ này đều là pháp phương tiện, mục đích chính là phải lên kế hoạch vãng sanh tịnh độ. Nếu như phước báo tu chẳng đủ nhiều thì trên đạo bồ đề tức có chướng ngại. Do đó Phật ở trong “ Quán Vô Lượng Thọ Phật ” khai thị chúng ta phải tu “ tịnh nghiệp tam phước ”, mục đích chính là ở chỗ khuyên bảo chỉ dẫn người đời chúng ta phải biết tu thiện đoạn ác, bố thí, trì giới, phát tâm bồ đề, hiểu tin nhân quả, đọc tụng đại thừa. Nên biết rằng tịnh nghiệp tam phước là tịnh nghiệp chánh nhân vãng sanh của chư phật ba đời. Nếu người học tịnh nghiệp chẳng tu tam phước tức chẳng thể vãng sanh quốc độ an lạc tây phương.
Kinh A Di Đà rằng : " Này Xá-lợi-phất, không nên cho rằng có chút ít nhơn duyên phước đức căn lành mà được sanh về nước kia đâu. "
Mục đích của việc niệm phật là ở chỗ vãng sanh thế giới tây phương cực lạc, “ hoa khai kiến phật, ngộ vô sanh nhẫn ”. Thế nhưng chúng ta có bao giờ hiểu rằng : cái gọi là “ kiến phật ” là nhìn thấy “ Phật tánh ngây thơ ” của tự tánh chúng ta, chứ chẳng phải là nhìn thấy “ Tha ” Phật ( phật khác ) ở bên ngoài. Cũng giống như “ Kim Cang Kinh ” đã nói : “ Nếu dựa sắc thấy ta, dựa âm thanh cầu ta, là người hành tà đạo, chẳng thể thấy Như Lai ”. Nếu tưởng rằng thấy Phật tức có thể ngộ được “ Vô Sanh ”, vậy thì là “ tâm ngoài cầu phật, tánh ngoài cầu pháp ”, trái lại đã đi ngược rời “ Đạo ” rồi. Nếu gặp phật thật sự có thể giải thoát, ngộ vô sanh nhẫn, vậy thì khi xưa thị giả Thiện Tinh tỳ-kheo của Phật vì sao vẫn đọa ác đạo chịu khổ ? Đề Bà Đạt Đa, người anh em họ của Phật vì sao cũng đọa ở địa ngục chịu khổ ? Có thể thấy rằng, gặp Phật là nhìn thấy phật tánh ngây thơ của tự tánh, chứ chẳng phải là phật khác.
Còn hoa, thứ mà chỉ đến là hoa sen. Hoa sen là một loại thí dụ dùng để ví với sen Tâm của chúng ta. Bởi vì hoa sen mọc ra từ bùn đất mà chẳng nhiễm, là hoa quân tử. Lại nữa, gốc rễ của hoa sen sinh trưởng ở trong bùn đất, bùn đất đại biểu cho 3 đường ác, còn thân của nó sinh trưởng ở trong nước; nước đại biểu cho 3 đường thiện, hoa sen nở ở trên mặt nước tượng trưng đã siêu vượt ngũ trọc ác thế của lục phàm pháp giới , đã vào thế giới tươi mát của Nhất chân pháp giới. Tâm của người tu hành chúng ta giống như hoa sen vậy, ở lục trần mà chẳng nhiễm, thanh thanh tịnh tịnh, chẳng vì ngũ dục mà động. Một niệm tâm thanh tịnh này chẳng có sự nhiễm trước thì đang ở trong tịnh độ.
Tu pháp môn niệm phật, nếu có thể tinh tiến bàn đạo, trong việc nghe kinh niệm phật, đột nhiên đã khế ngộ “ người niệm phật là ai ”, “ người có thể nghe có thể nói là ai ”. Một niệm tâm này rõ rõ ràng ràng, chẳng bị những cảnh duyên ngoại trần làm mê hoặc thì là đã nhìn thấy bổn tâm “ tự tánh ” của chúng ta, đã ngộ được “ vô sanh ”. Vô sanh tức là Vô Niệm, có niệm tức là có sanh diệt, sanh diệt chính là nghiệp chướng phiền não.
( Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Bát Nhã thứ hai rằng :
“ Nếu thấy tất cả pháp tâm không nhiễm trước gọi là Vô Niệm, dùng thì khắp nơi, cũng chẳng dính mắc ở khắp nơi, hễ sạch được bổn tâm, khiến lục thức ra cửa lục căn, đối với lục trần mà chẳng nhiễm chẳng trước, đi lại tự do, ứng dụng vô ngại tức là BÁT NHÃ TAM MUỘI, tự tại giải thoát, gọi là hạnh Vô Niệm. Chứ chẳng phải như người lầm tưởng cho là trăm điều chẳng nghĩ, chỉ cho niệm tuyệt, ấy là pháp trói buộc, tức là biên kiến. Thiện tri thức, kẻ ngộ pháp Vô Niệm thông đạt vạn pháp, ngộ pháp Vô Niệm thấy được cảnh giới chư Phật, ngộ pháp Vô Niệm được đến địa vị Phật. ” )
Nên biết rằng phàm phu phàm là khởi một niệm thì rơi vào trong mười pháp giới. Tâm sanh tham sân si mạn thì ở trong ba đường ác; nếu tâm sanh ngũ giới thập thiện thì ở trong ba đường thiện; một niệm tâm nếu tu lục độ ba la mật thì là pháp giới của bồ tát. Một niệm tâm này chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tâm thanh tịnh bình đẳng, chẳng sanh cũng chẳng diệt, tức cái gọi là ngộ “ vô sanh nhẫn ”.
Giả sử như một niệm tâm này chẳng thanh tịnh, lúc nào cũng nghĩ quá khứ, vị lai, hiện tại; một niệm tâm này nếu niệm niệm trôi qua, phan duyên chẳng ngưng thì phiền não cũng chẳng ngưng, bởi vì quá khứ đã là quá khứ, đã qua đi rồi, nghĩ lại những việc của quá khứ sẽ cảm thấy đau khổ, do vậy mà chẳng nỡ hồi tưởng lại những tình cảnh trải nghiệm đã qua, chỉ là vô duyên vô cớ tăng thêm một số những chán nản thất vọng sầu bi mà thôi.
Tương lai thì biến hóa vô thường, tục ngữ nói rằng : “ kế hoạch theo chẳng kịp với những biến hóa ”, do đó cũng chẳng thể theo đuổi, nghĩ quá nhiều chỉ có vô duyên vô cớ tăng thêm những phiền não vô nghĩa mà thôi. Ngay đến cả hiện tại cũng không thể nghĩ, bởi vì nói hiện tại lại thành quá khứ rồi, cũng đã thành không tưởng. Quan trọng nhất là phải nắm bắt lấy một niệm tâm thanh tịnh này “ ngay lúc ấy ”, phải thực tế thật tốt mà qua, chớ có uổng phí thời gian một cách vô ích; cái nên làm thì hãy đi làm, chớ có do dự chẳng quyết, lúc này lúc nọ, hoặc là tâm được mất quá nặng ( như là khi chưa đắc được thì sợ đắc chẳng được, đắc được rồi lại sợ mất đi ), vô duyên vô cớ đã làm lãng phí đi sinh mệnh bảo quý.
Chúng ta phải hiểu rằng, hễ khởi tâm, hễ động niệm tức thuộc sanh diệt, thì chẳng phải là Vô Sanh. Do đó chớ có nghĩ về quá khứ, vị lai, hiện tại, chỉ cần nắm bắt lấy cái “ ngay lúc ấy ” ngắn ngủi tạm bợ hiện có, thật tốt mà tu thiện đoạn ác, trì giới bố thí, gìn giữ lấy một niệm tâm này trong sự từ bi bình đẳng thanh tịnh, tức là ý nghĩa của việc niệm “ phật ”, niệm “ giác ngộ ”. Nên biết rằng một niệm tâm thanh tịnh bình đẳng này, chẳng có tạp niệm, đang ở trong chánh định chính là Vô Sanh, thì hiện tại tức đang ở trong thế giới tây phương cực lạc của nhất chơn pháp giới, ngay lúc ấy thì đã đi vào Đạo của bồ đề niết bàn. Đấy chính là hàm nghĩa thật sự của việc niệm phật niệm tâm.
Người niệm phật sau khi nghe kinh nghe pháp, so với những người bình thường thì càng có thể thể nghiệm sự khổ nhiều vui ít, những phiền não rất nhiều cùng lúc phát sanh, những đau khổ chẳng cách nào chịu nổi của sa bà ngũ trược ác thế này, do đó đều chịu phát nguyện cầu sanh thế giới tây phương cực lạc, đột nhiên đều đã sản sinh sự chán ghét và xa cách chẳng cách nào hình dung đối với tất cả người, việc, vật của thế giới sa bà này, làm người, làm việc dường như đều đã trở thành chướng ngại, trong chốc lát thì đã cảm thấy không hợp với, không thể thích ứng với cái xã hội này. Không học Phật vẫn còn đỡ, sau khi học phật rồi trái lại đã trở thành người quái lạ !
Những người học tịnh độ bình thường đều cho rằng vãng sanh đến thế giới tây phương cực lạc thì có thể hưởng thụ được đủ thứ những pháp lạc, giống như kinh văn đã nói : vàng ròng làm đất, có ao bảy báu, nước tám công đức, Ðáy ao toàn trải cát bằng vàng. Thềm đường bốn phía do các thứ vàng, bạc, lưu ly, pha lê hợp thành, thường có các loài chim màu sắc kỳ diệu, như Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng Mạng. Những thứ chim này, ngày đêm sáu thời, hót lên tiếng hòa nhã, gió nhẹ lay động các hàng cây báu và các lưới báu, phát ra âm thanh vi diệu, giống như trăm nghìn thứ âm nhạc đồng trỗi một lượt, Chúng sanh ở cõi ấy, cứ mỗi sáng sớm, thường dùng đãi y, đựng các hoa đẹp, đem cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác, vừa đến giờ ăn, trở về nước mình, ăn cơm, kinh hành…khoái lạc vô cùng.
Thế nhưng, chúng ta đối với sự “ khổ vui ” mà trong kinh phật đã nói thì lại khổng hiểu một cách rất rõ ràng : Khổ và vui là đối nhau ( >< ) mà có, đối nhau thì chẳng phải là cái vui thật sự, là tùy người mà khác, là đối với cùng một sự việc mà cách nhìn của mỗi người khác nhau. Cái gì mới là niềm vui thật sự ? Trên kinh văn có nói rõ ràng : “ bồ đề giác pháp lạc, niết bàn tịch tịnh lạc ”. Đã khế ngộ một niệm tâm này, có thể đạt đến tịch tịnh vô vi mới là niềm vui thật. Thứ niềm vui tịch tịnh của bồ đề niết bàn này mới là pháp lạc thật sự mà Tiên Phật Bồ Tát hưởng thụ. Cái mà Chư Phật của mười phương đã tu đã chứng đều chẳng rời tâm bồ đề, tâm niết bàn, ở thiền tông mà nói, tức gọi là “ minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật ”; “ thường tịch quang tịnh độ ” mà tịnh độ tông đã nói vẫn là cái tâm bồ đề, tâm niết bàn “ ngay lúc ấy ” của chúng ta; mật tông nói “ tức thân tức phật ”, tức thân cũng là chỉ một niệm tâm này của chúng ta ngay lúc ấy. Nhận biết được một niệm tâm này rồi, dụng công ở một niệm tâm này thì bồ đề, niết bàn sẽ hiện ra trước mắt. Ngoài ra, những pháp môn khác đều là phương tiện. Tu hành chẳng những phải biết pháp phương tiện, càng phải biết pháp môn cứu cánh rốt ráo, nếu không, chấp trước vào pháp môn phương tiện thì rời Đạo bồ đề vô thượng rất xa xôi rồi.
Nên biết, Y báo trang nghiêm của thế giới tây phương cực lạc mà phật đã nói chỉ là pháp quyền nghi mà thôi ( cách tạm dùng ứng với loại thời điểm, thời cơ nào đó ) , mục đích ở chỗ “ lấy sự tham dục để câu kéo ” , phương tiện tiếp dẫn chúng sanh mười phương vãng sanh cực lạc, lại giáo hóa khai đạo cho họ, cuối cùng thành tựu quả Giác bồ đề mà thôi. Niệm Phật tu hành là vì cái gì ? Chẳng phải là vì để đến Tây Phương hưởng lạc đâu, mà là để thành tựu trí tuệ, thần thông, đạo lực của Phật, cuối cùng lại đảo giá từ hàng trở về thế giới sa bà để độ chúng sanh, cùng chứng Bồ Đề Giác Đạo là tông chỉ.
Tâm của phật chính là bồ đề niết bàn. Nếu niệm phật mà tâm không thể thanh tịnh bình đẳng thì tịnh độ chẳng thể hiện ra ở trước mắt. Trong kinh Duy Ma dạy: " Dục sanh tịnh độ, đương tịnh kỳ tâm, tùy kỳ tâm tịnh, tắc phật độ tịnh" ( Muốn sanh tịnh độ, trước phải tịnh tâm, theo tâm tịnh sạch ấy thì cõi phật thanh tịnh ). Tâm có sự ô uế thì sao có thể sanh tịnh độ được ? Do đó, muốn sanh tịnh độ thì phải chân thật mà buông xuống những sự phân biệt chấp trước trong tâm, tất cả những thứ tâm cầu danh lợi ( danh tiếng vang xa, lấy lợi nuôi thân ). Những sự tham ái và tình chấp của ngũ dục lục trần nhân gian, hoặc những niệm đầu của nhân ngã thị phi đều phải cùng xả bỏ xuống hết, chớ có mà trong tâm vẫn tồn có suy nghĩ “ tôi đúng cậu sai ”, hoặc “ cậu đúng tôi sai ”, những cái này đều là sự phân biệt tình chấp; có những sự phân biệt vọng tưởng này rồi thì một niệm tâm này sẽ nghĩ quanh đi quẩn lại trong cái thiện ác thị phi, sao có thể thanh tịnh được ? Tâm chẳng thanh tịnh, ngồi ở trong tịnh độ thì tịnh độ cũng thành uế độ rồi. Do vậy, tất cả các pháp chẳng rời tự tâm. Nếu như quả thật sự có thể hiểu được cái đạo lí này, thì đi, ở, ngồi, nằm, ngữ mặc động tịnh đều là Đạo, gánh củi chuyển nước cũng đều là thần thông diệu dụng, do đó niệm phật muốn niệm được tốt, có thể tiến vào cảnh giới thì nhất định cần phải niệm niệm chẳng rời tâm này, niệm niệm quy về tự tâm, Ở tất cả mọi cảnh duyên hiện ra trước mắt đều phải quy về tự tánh, cũng có nghĩa là phải hiểu rằng tất cả các pháp duy chỉ có tâm, như thế mới có thể đem cái tâm niệm phật an trụ ở trên giác tánh, bồ đề và pháp lạc, như thế mới có thể tương ứng thật tướng tịnh độ.
Mọi người phải hiểu rằng, chẳng phải là sau khi chết rồi mới nhập niết bàn; nếu như cái tâm thanh tịnh này hiện tại chẳng cách nào hiện ra trước mắt, sau khi chết rồi cũng chẳng thể hiện ra trước mắt. Bất luận là vãng sanh Tây Phương, Đông Phương … đều là như thế. Muốn vãng sanh tịnh độ thật sự thì trước hết phải tịnh hóa cái niệm tâm này, làm lắng xuống cái niệm tâm này, nếu không thì tu 10 năm, 100 năm, 1000 năm đều chỉ là tu hành ở cái vẻ bên ngoài, chẳng cách nào đăng đường nhập thất.
Bồ đề, niết bàn chẳng ở vị lai. Bồ đề là cái giác tánh này mà chúng ta kiểm thảo, phản tỉnh. Nếu như hiện tại một niệm tâm này chẳng cách nào tịch tịnh, chẳng thể nào lắng xuống, sau khi chết rồi thì tùy theo nghiệp mà lưu chuyển, ở đâu còn có Bồ Đề, Niết Bàn ? Bất kể sau này vãng sanh đi đến đâu, có sanh tất có diệt, thật sự chứng được Tâm Bồ Đề và Tâm Niết Bàn thì mới có thể siêu vượt sanh tử. Nếu như vãng sanh đến tịnh độ vẫn là phải tiếp tục dụng công, sau này vẫn phải chứng niết bàn, do đó phải tranh thủ nắm bắt lấy hiện tại, chớ có đi con đường xa xôi.
Tâm tịnh thì cõi nước phật tịnh; một niệm tâm thanh tịnh ngay lúc ấy thì tâm chính là tịnh độ, chẳng cần phải đi cầu tịnh độ bên ngoài khác. Hiện tại tâm thanh tịnh rồi, buổi tối sẽ có giấc mơ lành; trong tâm khởi phiền não, sanh sự ngu si thì sẽ làm ác mộng; thật sự là “ tâm tịnh thì cõi nước phật thanh tịnh ”, “ tâm bình thì thế giới bình ”, tất cả mọi thứ pháp mà Phật đã nói đều quy về tâm địa, gọi là pháp môn Tâm Địa.
Số lượt xem : 2243