BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tâm Hương ( Nén nhang lòng ) ( Nam Hải Cổ Phật Từ Huấn  )

Tác giả liangfulai on 2022-04-30 19:36:10
/Tâm Hương  ( Nén nhang lòng )  ( Nam Hải Cổ Phật Từ Huấn  )

 

Mọi người lúc hành lễ trong lòng nghĩ cái gì ? Cái mà trong lòng nghĩ đến là Tiên Phật, hay là trong lòng nghĩ đến những chuyện khác ? Hành lễ chẳng phải là sự hình thức hoá, có thể làm đến tận thiện tận mĩ thảy đều ở trong tâm của con có Phật, có phần tâm cung kính ấy thì mới có thể làm một cách tốt hơn.


Vì sao nhấn mạnh trong tâm phải có Phật vậy ? Chúng ta tu hành bàn đạo môi trường hoàn cảnh của mỗi người đều không giống nhau, mà môi trường hoàn cảnh của con người lại có thể ảnh hưởng đến con người, giống như nước ở trong vật thể hình vuông thì trở nên vuông, trong vật thể hình tròn thì trở nên tròn vậy, dẫn đến tâm niệm, cách nghĩ khác nhau, rồi lại ảnh hưởng đến hành vi dáng vẻ bên ngoài. Thế nhưng việc tu bàn đạo là hành vi của cả một đời người, là một con đường xa xôi vời vợi, đến một hơi thở cuối cùng vẫn còn đang tu đạo. Chẳng ai biết trước được con đường tương lai sau này của con sẽ như thế nào ? Môi trường hoàn cảnh tương lai sẽ chuyển biến như thế nào ? Thế nhưng bất luận là con đi đến đâu đều phải biết rằng “ mỗi một nơi đều là đạo trường ”, nhất định cần phải dùng tâm bình đẳng để đối đãi, có thể yên với môi trường hoàn cảnh mà mình đang ở, phát ra cái tâm từ bi vô thượng đốt cháy nén nhang lòng, dùng sự chân thành để cảm ứng Chư Phật Bồ Tát của tam giới thập phương, để độ hoá chúng sanh.

Tu đạo chẳng phải là tu cho người khác xem, lễ bái Tiên Phật cũng chẳng phải là sự hình thức hoá; trong lòng con phải chăng có sự tồn tại của Đạo, phải chăng có sự mặc niệm Chư Thiên Thần Thánh ? Khi con đến một nơi chẳng có đạo trường thì làm thế nào giữ vững đạo tâm, đạo chí ? Ở một nơi mà chẳng có phật đường, con vẫn còn nhớ kính cẩn quỳ lạy Minh Minh Thượng Đế hay không ?

Tu bàn đạo thời cổ xưa bôn ba đi khắp nơi này chỗ nọ môi trường hoàn cảnh kiểu gì cũng đều có cả, thậm chí chỉ một cái bái đệm thôi thì có thể lễ bái Tiên Phật rồi, con có thể tưởng tượng ra được chăng ? Bởi vì khắp nơi đều có Lão Mẫu, khắp nơi đều là đạo trường, đấy là thời thời khắc khắc khư khư gìn giữ khắc ghi Đạo nhớ mãi trong lòng chẳng dám để mất điHãy không ngừng cúng dường Tự Tánh Phật, nhiếp giữ tâm niệm tu trì bồ đề, yên ở đạo trường, để thực hành vết chân mà Như Lai đã hành đã đi.

Hãy ngẫm nghĩ xem cớ sao mà có rất nhiều người oán trách bản thân mình chẳng có một môi trường hoàn cảnh tốt để tu hành ? Bởi vì thường hay đem tâm phóng thả ra bên ngoài, cho dù là thân tu hành học tập ở bên trong phật đường, thế nhưng mắt xem xét chẳng nhập tâm, trong tâm cũng chẳng có phật đường, dần dần Phật đường chẳng thanh khiết nữa. Cớ sao vậy ? Bởi vì trong tâm của con chẳng còn xem trọng nữa rồi.

Tiên Phật ở đâu ? Đạo trường ở đâu ? Ở trong tâm của con đấy. Trong tâm chẳng có Phật, chẳng có đạo trường, thì bầu không khí của đạo trường hiển hiện ra bên ngoài sẽ như thế nào đây ? Môi trường hoàn cảnh của nó lại sẽ như thế nào đây ? Sự triển hiện phong phạm của con sẽ như thế nào đây ? Nếu muốn yêu cầu đòi hỏi môi trường hoàn cảnh việc gì cũng thuận lòng thì mới có thể tu đạo, vậy thì có được xem là đang tu hay không ? So sánh với việc tu hành bàn đạo của thời cổ xưa thì môi trường hoàn cảnh tu hành hiện nay của chúng ta tốt như vậy lẽ ra có thể tu đạo một cách yên tâm, lẽ ra phải có thể tu được một cách càng thâm nhập mới phải.

Vì sao mà hôm nay vẫn còn phải học tiếp vẫn còn phải chạm trổ gọt giũa tiếp ? Nếu muốn môi trường hoàn cảnh tốt, hôm nay cho con một môi trường hoàn cảnh rất tốt để tu hành bàn đạo, thế nhưng con lại đem thời gian và tinh thần sức lực dùng trong rất nhiều những việc lặt vặt tạp loạn không đâu. Chẳng biết khắc phục những khốn khó, chẳng biết tinh tấn khai phát đạo trường, lẽ nào chẳng phải là đã làm lãng phí phước phận mà ông trời đã ban cho con đó sao ? Vậy nên tu hành bàn đạo chớ có mà kén chọn thời gian và nơi chốn, chỉ cần cái tâm của con an định thì mỗi nơi mỗi chỗ đều có thể yên ở, chẳng cần hướng ra bên ngoài tìm cầuChỉ cần sự cúng dường của con đối với chúng sanh cũng chân thành giống như sự cúng dường đối với Tiên Phật vậy, vậy thì mỗi vị chúng sanh đều là Phật, đều là bình đẳng cả; huống hồ con không ngừng tinh tấn bản thân, nâng cao tầng thứ của đạo nghĩa, dùng tâm sức, năng lực tài chính, tinh thần sức lực của bản thân để lưu thông con đường chân lí, khiến chúng sanh dựa vào đó để tiến dần theo thứ tự, đấy chính là “ pháp cúng dường ”.

Trong tất cả mọi sự cúng dường thì pháp cúng dường là đứng hàng đầu, Thế Tôn cũng đã từng nói rằng : “ Tín giải thụ trì thì là hi hữu bậc nhất ”. Có tiền thì cố nhiên có thể làm công đức để tiêu oan giải nghiệt, thế nhưng có tiền có thể mua được trí tuệ hay không ? Có nhiều tiền thêm đến đâu chăng nữa cũng không mua được đâu !

 

Tánh lí tâm pháp là đạo học của trí tuệ; khi con không ngừng tu trì tâm tánh bản thân, nội trì hàm dưỡng thì bèn sẽ sản sinh trí tuệ phân biện thị phi đúng sai thiện ác, tự nhiên sẽ không phải chịu sự nguy hiểm và sự làm tổn thương tổn hại, vậy thì phần đại trí tuệ này chính là một phước báo rất lớn; đặc biệt là các con vì chúng sanh mà dẫn mê nhập ngộ, bản thân con phải chăng có đầy đủ trí tuệ để thành tựu bản thân, thành toàn người khác ? Huống hồ bản thân con chính là đại biểu cho Đạo, nhất định cần phải lúc nào cũng chỉnh lí bản thân không đánh mất đi sự uy nghi.

Vậy thì làm thế nào làm được việc chỉnh lí tự bản thân đây ? Chỉnh lí tự thân thì ngoài vẻ bề ngoài của con ra còn có lời nói hành vi của con. Khi người ta nói chuyện trao đổi với con, nếu như trong thái độ ngôn từ biểu đạt lời nói hành vi của con mà mỗi câu nói đều bao hàm dung nạp sự tôn quý của việc tu đạo, khiến cho người ta cảm nhận được sự đáng quý của việc tu đạo, người ta có thể nhìn thấy được đạo tâm, đạo khí từ trên người của con thì tự nhiên sẽ cảm triệu người ta vào đạo tu đạo, vậy thì cái thân giáo này của con chính là đang trong vô hình âm thầm tuyên giảng đạo nghĩa với chúng sanh. 

Vì sao mà có một số người khiến cho người ta ưa thích gần gũi lắng nghe lời mà họ nói, là bởi trên người họ tản phát ra một mùi thơm phức như thế nào vậy ? Hương thơm mà họ tản phát ra không phải là thứ hoá học nhân tạo, mà là hương thơm ngát của nội đức thật sự, vậy nên người ta mới ưa thích gẫn gũi bên họ.

Khi một người không ngừng tu trì tự bản thân thì tự nhiên sẽ tản phát ra một phần hương thơm ngát của nội đức này, chúng sanh sẽ bởi vì tâm hương mà đến, phước sẽ bởi vì tâm hương mà đến, huống hồ trong tâm của chúng ta nếu có Phật, thì trong lòng bèn có một luồng tâm hương chơn nhất, thiện nhất, mĩ nhất.

 

 

 

Một bó tâm nhang hơn hẳn mọi thứ của thế gian, có thể yên với môi trường hoàn cảnh mà mình đang ở, yên ở bất cứ đạo trường nào.

Phật rằng :

Lòng ngay thẳng là đạo trường, vì không có sự hư dối.

Phát tâm Khởi làm là đạo trường, vì có thể biện biệt được sự việc.

Lòng tin sâu vững là đạo trường, vì được tăng thêm công đức..

Tâm bồ đề là đạo trường, vì không có sự sai lầm.

Bố thí là đạo trường, vì không mong báo đáp.

Trì giới là đạo trường, vì được tròn nguyện.

không ngừng bảo vệ gìn giữ giới luật thì có thể đạt đến nguyện đã lập ).

Nhẫn nhục là đạo trường, vì đối với chúng sanh lòng mình được vô ngại.

Tinh tấn là đạo trường, vì chẳng có biếng nhác.

Thiền định là đạo trường, vì lòng dạ được điều nhu.

Trí tuệ là đạo trường, vì hiện rõ các pháp.

Từ là đạo trường, vì thương các chúng sanh như nhau.

Bi là đạo trường, vì nhẫn chịu các mỏi mệt khổ đau.

Hỷ là đạo trường, vì là pháp vui vẻ.

Xả là đạo trường, vì dứt lòng thương ghét.

Giải thoát là đạo trường, vì buông bỏ được.

Phương tiện là đạo trường, vì giáo hoá chúng sanh.

Đa văn là đạo trường, vì theo như điều đã nghe mà thực hành.

Điều phục tâm là đạo trường, vì đó là chánh quán các pháp.

Chúng sanh là đạo trường, vì biết rằng đó là vô ngã.

Tất cả các pháp là đạo trường, vì biết rằng các pháp đều là không.

Hãy dùng tánh hương ( nhang tánh ) chân thành, thanh tịnh, chánh giác, bình đẳng, từ bi … để cúng dường tất cả Chư Phật chúng sanh.

 

Mọi người thông qua đủ thứ những sự học tập huấn luyện, điều quan trọng nhất là thực hành ra bên ngoài. “ Dựa y theo pháp mà hành, trên thuận lòng Thánh, gọi là pháp cúng dường ”. Thời thời khắc khắc chẳng lìa đạo, hãy dùng cái tâm chân thành nhất của con thời thời khắc khắc cúng dường tự tánh Phật của con, đem đạo mang ở bên mình, chẳng chịu sự ảnh hưởng quấy nhiễu của những cảnh giới bên ngoài.

 

Vì sao mà các Tỳ Kheo hoặc Tỳ Kheo Ni bất cứ lúc nào bất cứ nơi nào cũng đều tay cầm chuỗi hạt niệm Phật vậy ? Bởi vì thường niệm Phật để thâu tâm nhắc nhở chánh niệm của bản thân thì mới có thể hấp thu những đạo nghĩa có ý nghĩa, mưa pháp thấm nhuần nơi mẫu ruộng tâm, đoá hoa tâm tung nở toả ra mùi hương của tâm tự nhiên đều là những đạo nghĩa thơm ngát, như thế chẳng những dùng pháp đem lại lợi ích cho bản thân, mà còn dùng pháp ban thí ân huệ cho người khác. Tuy rằng pháp môn tu bàn của thời kì Bạch Dương chẳng có gõ đánh niệm xướng, thế nhưng bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu cũng đều đem Thiên Ân Sư Đức và sự từ bi treo nơi tâm đầu, lúc nào cũng cảm ân, dùng giới để phòng bị dè chừng cẩn thận tâm tánhđấy cũng là đang cúng dường Tự Tánh Phật.

 

Con cầm một que gỗ đàn hương ngửi thử xem, đã ngửi ra được cái gì ? Rất đơn giản chính là mùi vị của đàn hương, thế nhưng nó có thể phát huy ra những tác dụng như thế nào ? Có thể làm an định lòng người, sau đó còn có thể tiêu trừ tất cả mọi khí trược không tốt.

 

Vậy thì vì sao mà người đời cầm đàn hương để lễ bái Tiên Phật vậy ? Bởi vì đàn hương đại biểu cho một thứ đồ lành thiện, vậy nên cầm que nhang đàn hương này để lễ bái Tiên Phật là đại biểu cho cái tâm cung kính đối với Tiên Phật.

 

Vậy thì con dùng cái gì để lễ bái, cúng dường Phật vậy ? Hãy dùng lòng ngay thẳng, cái tâm chánh và sự kiên định đối với đạo để lễ bái cúng dường Tiên Phật, đấy chính là ý nghĩa của một bó tâm hương ( nhang lòng ).

Mọi người nếu đã có tâm đem đạo truyền bố thiên hạ, đem phước âm truyền bá cho chúng sanh, độ người vẫn cần phải tự độ bản thân trước, thời thời khắc khắc mỗi một tâm niệm đều phải thanh tịnh tự nhiên. “ Tự tu cái hạnh ấy, tự giới tự độ ”, nào lo gì chí nghiệp chẳng thể thành ?

Tu hành bàn đạo cũng giống như ra khỏi nhà vậy, bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu đều có những sự nguy hiểm và khảo nghiệmvậy nên tương lai sau này trong bất cứ môi trường hoàn cảnh nào thì lúc nào cũng hãy thắp đốt tâm hương ( nén nhang lòng ), ổn định tâm tánh, chớ có để bị các tả đạo bàng môn dẫn dụ, chớ có để bị ngàn ma vạn khảo đánh bại, nếu không thì cho dù có nhiều các giới luật hoặc sự ước thúc thêm đi chăng nữa, cái tâm ngu si ngờ nghệch muốn động ấy cũng sẽ xông phá lớp màng bảo vệ này, đến lúc ấy thì khó mà bảo đảm rằng con tu đạo sẽ chẳng thay đổi.

 

Từ xưa đến nay có biết bao nhiêu những người tu đạo cho dù chỉ còn lại một hơi thở, bởi vì oán than mà biến chí thoái đạo, chính là mối lo lắng “ dù là giờ ngọ thành đạo giờ tị đoạ ”, vậy nên “ biết thiên mệnh còn phải biết bản thân ”, “ tu đạo tu hành càng cần phải tu tâm ” để thực hành đạo vào trong cuộc sống hàng ngày, dùng cái tâm bình thường để tu đạo chính là đem đạo dẫn đưa vào trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

 

Ta mong rằng mọi người có thể tản phát ra hương thơm ngát của Phật Tánh mà con vốn có, giống như hương thơm thanh khiết xộc mũi của hoa sen ra khỏi bùn đọng mà chẳng nhiễm bùn vậy. Hoa mai càng trải qua sự tôi luyện khảo nghiệm lớn của đại hàn buốt giá càng hiển được sự rực rỡ thơm ngát đón tiếp con người, nào sợ gì bản thân không thể nhận được sự hoan nghênh chào đón của người ta ở khắp mọi nơi ? nào sợ gì tự bản thân chẳng thể tuyên dương đại đạo ? Hãy khai hoang đạo trường “ bình thường mỗi ngày thì phải dùng sự tự bi, sự cảm tạ Thiên Ân Sư Đức ” lúc nào cũng treo nơi tâm đầu, treo ở bên miệng, và lúc nào cũng dùng các loại danh hương, diệu pháp cúng dường, lấy thân mình để thị hiện đạo

 

 

Chớ có dùng cá tính của bản thân mình để đi đối đãi với người khác,

phải dùng sự tu dưỡng của bản thân mình để đi ảnh hưởng những người khác. 

Số lượt xem : 2168