BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Đạo nơi tự thân ( Lời từ bi của Hoạt Phật Lão Sư )

Tác giả liangfulai on 2022-07-21 09:00:21
/Đạo nơi tự thân  ( Lời từ bi của Hoạt Phật Lão Sư )

Đại Đạo trải qua sự phát dương và truyền thừa gần trăm năm, những đồ nhi cầu đạo tu đạo bàn đạo ở thế gian này khoảng trên chục triệu người; thầy gánh lấy trọng trách đại nhiệm dẫn lãnh chúng sanh trong thiên hạ đạt bổn hoàn nguyên, nhận biết tự bổn tâm, nhìn thấy tự bổn tánh.


Đáng tiếc là những nỗ lực của mấy mươi năm trời hoá thành mộng ảo bọt bóng ( bọt nước và cái bóng ) , tuy rằng có vô số các đệ tử biết tôn sư trọng đạo, hướng về chân lí đại đạo mà hành, thế nhưng cũng có những tiền bối dẫn dắt lãnh đạo chẳng nhận biết Thiên Tâm, chẳng hiểu rõ tự tánh khiến cho đa số các đạo thân từ một tấm lòng nhiệt thành mà trở nên đến mức thờ ơ lãnh đạm, lòng như tro nguội, cực kì thất vọng, đánh mất đi cái tâm nỗ lực thượng tiến, từ chỗ vui thích đạo và pháp hỷ tràn trề mà trở nên đến mức chỉ dửng dưng nghe lệnh mà hành. Khi một vị Tu Tử mà cái tâm vui thích đạo chẳng còn nữa, cũng là lúc mà anh ta thờ ơ lãnh đạm lòng đã như tro nguội, thì phận là Tiền Hiền của người ta nên lấy thân mình để hiển thị đạo, dùng đức để dẫn dắt chúng, dùng cái chân tâm để đối đãi người, dùng hành động để biểu bạch.

 

Thiên hạ chìm đắm thì phải lấy đạo mà cứu rỗi. Chúng sanh trong thiên hạ chìm đắm trong biển khổ, chìm đắm trong những dục vọng thanh sắc. Nếu như những tiền bối tu đạo dẫn chúng vẫn cứ là để cho cái tướng si mê chúng sanh tác quái, vậy thì biển khổ chẳng xa, bèn có thể nhìn thấy trên thân của các Tiền Bối, kẻ chìm đắm chẳng phải là người khác mà chính là các Tiền Bối như Điểm Truyền Sư, Giảng Sư, Đàn Chủ, chớ chẳng phải là những đạo thân chẳng tiến vào phật đường nữa. Nếu như phật đường khiến cho người ta cảm thấy như là biển khổ vậy, thì có ai mà chịu tiến vào nữa; vốn dĩ phật đường lẽ ra nên là nơi an lạc vui vẻ tốt đẹp, lẽ ra nên là nơi khiến người ta pháp hỷ tràn trề, là nơi hoan hỷ khiến người ta luyến tiếc chẳng muốn quay về nhà. Vậy nên một niệm của Tiền Bối khiến cho phật đường là thiên đường, một niệm của Tiền bối cũng có thể khiến cho phật đường giống như biển khổ, tu đạo chỉ ở giữa một niệm mà cách xa như giữa đất với trời, sao chẳng hạ công phu ở cái giác của một niệm ? Niệm niệm giác tỏ tỉnh ngộ khiến cho người ta thường cảm thấy hoan hỷ vui thích phấn khởi, bởi vì một câu nói, một ánh mắt, một cử chỉ của con khiến cho người ta khai ngộ, khiến cho người ta pháp hỷ, dẫn người giải thoát; một niệm ấy, một hành động ấy, một nụ cười ấy, một ánh mắt ấy đó chính là Đạo.

 

Đạo ở đâu ? Ở trong tâm, ở trong tay, ở trong chân, ở trong lời nói ? Mọi thứ của con chính là hoá thân của Đạo. Hư Không có đạo, thế nhưng nhìn chẳng thấy; nhân gian có đạo, ở trong sự đi, ở, ngồi, nằm của các Tu Tửtrong hành vi cử chỉ lục căn Đạo bèn nhìn thấy được. Cái Đạo mà khiến cho người ta có thể thấy, nhìn thấy được, có sự cảm nhận, có thể khai ngộ, có sinh cơ, thường vui vẻ, cảm thấy có ý nghĩa mới là Tiên Thiên Chánh Đạo. 

 

Cứ mãi bàn suông các lí luận, cứ xoay vòng lẩn quẩn trên những suy luận logic trong não thì xa rời cái đạo khiến chúng sanh giải thoát khỏi những chấp trước sinh tử luân hồi rất xa ! rất xa ! rất xa đấy ! có biết không ? Do vậy muốn con từ bi, muốn con hỷ xả, muốn con buông xuống, muốn con xem thấu, muốn con …, chính là cái nguyên nhân này. Con chẳng chịu buông xuống, con chẳng chịu nhận rõ, con chẳng chịu bỏ ra tâm sức, con chẳng chịu, chẳng chịu, chẳng chịu …, muốn thầy dạy các con thế nào đây ? Trên trời làm gì mà có những vị Tiên Phật tự cho rằng những quan điểm và cách làm của mình thảy đều đúng đắn mà chẳng chịu khiêm tốn tiếp nhận những ý kiến của người khác, làm gì mà có những vị Thánh Hiền mang nghiệp vãng sanh, hãy tỉnh lại đi !

 

Cầu Thầy từ bi, cầu Lão Mẫu từ bi, cầu Chư Thiên Tiên Phật từ bi, những cái này đều là những vọng tưởng dư thừa, chẳng thiết với thực tế, luật trời vốn dĩ tự nhiên vô tư. Khi các đồ nhi cầu xin ai đó phải từ bi thì là "cái tâm chẳng muốn sửa lỗi triệt để" vẫn đóng chặt trong tâm của đồ nhi, lẽ ra nên cầu ông trời xá tội, cầu Lão Mẫu trách phạt, cầu Thầy dạy bảo, cầu Chư Thiên Tiên Phật chẳng cần nể tình nể mặt, cứ y theo luật mà hành, vậy mới là đồ nhi tốt Thiên Tâm nơi công, công chánh chớ chẳng thiên vị. Nghiêm khắc kỉ luật bản thân nói như thế nào ? khoan dung độ lượng đối đãi với người khác làm như thế nào ? Cầu xin sự từ bi thì phải vì chúng sanh trong thiên hạ mà cầu, chẳng phải là vì bản thân mà cầu, vĩnh viễn không tha thứ cho những lỗi lầm sai trái biết rõ mà còn cố phạm của bản thân, vĩnh viễn không ngừng việc sửa lỗi đối với những tâm niệm tà lệch thì mới là một vị đệ tử Thiên Đạo chơn chính, mới là Hiền Đồ tốt của thầy đây, là con cái tốt của Lão Mẫu trên trời. 

 

Tu đạo là gì ? cái gì là tu đạo ? nói xong rồi đấy ! con có hiểu không ? ngàn kinh vạn điển đều chẳng lìa đủ thứ những cái mà khi nãy đã nóitriệt để sửa ngay lại những lỗi lầm sai trái của bản thân, nhìn thấy diện mục chơn thật của bản thân, thì là tu Đạo đấy ! Được rồi, Thầy vẫn còn rất bận, rất nhiều các đạo trường vẫn cần thầy đi lo liệu sắp đặt, đi cảm hoá, thôi không nhiều lời nữa, Thầy đi về đây !

 

Số lượt xem : 600