BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Nhận Biết Về Dẫn Bảo Sư

Tác giả liangfulai on 2022-04-17 22:09:01
/Nhận Biết Về Dẫn Bảo Sư

Hôm nay chúng ta có thể trở thành các đệ tử Bạch Dương, đắc thụ chân truyền, thảy đều nhờ vào sự dẫn tiến của Dẫn Bảo Sư, và sự lập nguyện bảo đảm của Dẫn Bảo Sư thì mới có thể bước vào đạo trường bạch dương tu bàn, học tập bước chân của Thánh Hiền, liễu thoát biển khổ của đời người.


 

 

 

 

Ân Huệ Của Dẫn Bảo Sư

 

  1. Cái ân dẫn độ, dốc sức khuyên bảo nhiều lần chẳng ngán mỏi.
  2. Cái ân đảm bảo từ tâm bi nguyện.
  3. Cái ân dìu dắt thành toàn khuyên bảo.

 

Dẫn Sư chính là vị “ Phật tiếp dẫn ” , là tiên phong mở đường cứu độ chúng sanh, là nền tảng của đạo mạch truyền thừa, dẫn dắt chúng sanh đi trên con đường lớn quang minh sáng ngời, cứu vãn những chúng sanh mê muội, tuyên dương chân lý, dẫn mê nhập ngộ, tìm kiếm những chúng sanh hữu duyên độ thoát khỏi biển khổ sanh tử luân hồi.

 

Hôm nay chúng ta đã tìm về lại cái tự tánh linh diệu, nhận một chỉ điểm của Minh Sư, gọi thức tỉnh vị chơn chủ, vậy nên phải báo đáp cái ân của dẫn sư, bảo sư.  Dẫn Bảo Sư là vị đại ân nhân độ chúng ta lên pháp thuyền, lên bờ Đạo. Nếu chẳng có dẫn bảo sư dẫn độ thì chúng ta vẫn cứ sẽ trầm luân ở trong biển khổ, say sanh mộng tử, chẳng biết đâu là quê nhà, làm gì mà biết có Thiên đạo khả đắc khả tu. Dẫn Bảo Sư vì chúng ta mà quỳ trước Phật đảm bảo, chẳng tiếc thời gian thành toàn chúng ta, cái ân ấy có thể ví như phụ mẫu tái sanh vậy, vậy nên chúng ta nên kính trọng dẫn bảo sư của mình, noi theo học tập họ; họ độ hoá, tiếp dẫn, thành toàn mình thì mình cũng phải độ hoá, tiếp dẫn, thành toàn người khác, để báo đáp cái ân của Dẫn Bảo Sư. Nếu như Dẫn Bảo Sư trên con đường tu bàn đạo có sự thoái rút giữa chừng, chúng ta phải độ hoá, thành toàn ngược lại Dẫn Bảo Sư quay về đạo trường phật đường tiếp tục tu bàn, như trước kia Dẫn Bảo Sư đã không bỏ rơi chúng ta trong biển khổ mê muội.


Thầy Tế Công Hoạt Phật từ bi rằng : “ xã hội hiện nay, độc thiện kì thân còn phải kiêm thiện thiên hạ, phải có cái tinh thần người đắm như mình đắm, người đói như mình đói vậy, thế mới là hợp với tinh thần cao cả của bạch dương tu sĩ ”, “ tu đạo phải có trách nhiệm, phải có sự gánh vác, không phải là chỉ tu bản thân, mà còn phải đi ra ngoài độ hoá người khác, đấy mới là tu đạo chân chánh thật sự ”.

 

Làm Thế Nào Để

Làm Một Dẫn Bảo Sư Xứng Chức ?

 

 

Các đệ tử Bạch Dương mang theo nguyện lực và sứ mệnh vì một nhân duyên đại sự mà đến, chúng ta nên phụng hành Bồ Tát Đạo, thay trời tuyên hoá, thay Sư Tôn, Sư Mẫu tìm kiếm những người hữu duyên, đi khắp bốn bể cửu châu, tìm các Nguyên Thai Phật Tử mang về cho ơn trên, càng phải phát huy tinh thần “ người đắm như mình đắm, người đói như mình đói ” vậy. Chúng ta không chỉ là tự bản thân học, tu, giảng, bàn, hành, mà còn phải không sợ gian nan đi ra bên ngoài độ hoá những người hữu duyên, rộng kết duyên lành. Vào những lúc chưa có Phật Sự có thể làm thì bắt đầu từ chỗ mở các cuộc họp để động não. Các vị tiền bối từ bi rằng : “ hãy mở các cuộc họp để tập hợp trí tuệ của đại chúng, không mở thì không biết, càng mở thì càng rành, tập trung trí tuệ của quần chúng để rộng hấp thu những ý kiến hữu ích, mọi người đoàn kết nhất trí thì có thể đối mặt, khắc phục những khốn khó, có thể vững chắc như tường thành. Tâm thường tồn sự cảm kích, thầm cầu Tiên Phật gia trì thêm trí tuệ, quét trừ những trở ngại, khắc phục mọi khốn khó, dùng cái tâm chẳng tham đắc, chẳng ganh ghét đi khéo dùng trí tuệ, tăng cường cái tâm từ bi, sản sinh nguồn động lực để độ người thành toàn người. ”

 

Có một số người, lúc độ người thành toàn người có thể là sau khi đã độ một, hai người rồi thì cảm thấy chẳng có người khả độ nữa, cái tâm tinh tấn bèn đã nguội lạnh rồi. Thật ra thì độ người cầu đạo phải có một cái tâm trách nhiệm, cái cảm giác sứ mệnh phổ độ chúng sanh. Nếu như có thể mang một cái tâm thái “ vô duyên đại từ, đồng thể đại bi ” ( phát huy tâm đại từ bi bình đẳng cứu độ từ những người hữu duyên có quan hệ với mình, mà mở rộng hướng ngoại đến những chúng sanh vô duyên, chẳng có quan hệ với mình, cho dẫu là oán thân cũng đều bình đẳng cứu độ như nhau ) , thì có thể hoá những chuyện không thể thành chuyện có thể rồi. Dựa trên thực tế mà nói thì việc độ người là dễ, nhưng còn thành toàn thì lại là chuyện khốn khó. Động cơ cầu đạo của người cầu đạo có thể là do sự hứng lên nhất thời, hoặc do nguyên nhân gì khác mà đến cầu đạo, thế nhưng cái tâm hướng đạo có thể tiếp tục duy trì lâu dài thì không phải là một chuyện dễ dàng gì, ngoài những từ trường của nghiệp lực vô hình đang lôi kéo thì còn có các nhân tố như tổ đức, căn cơ, phật duyên, lại còn có những môi trường hoàn cảnh sống, đủ thứ các nguyên nhân đã ảnh hưởng các Nguyên Phật Tử sau khi cầu đạo, khiến cho họ có thể hay không thể tiếp tục duy trì việc học đạo, tu đạo, vậy nên công tác thành toàn của Dẫn Bảo Sư sau đó là mang tính lâu dài, và lại còn là công trình gầy dựng tâm linh gian nan to lớn.

 

Sự nhận biết bản thân của Dẫn Bảo Sư

 

Đời người như vở kịch vậy, chúng ta đều là một diễn viên trên sân khấu. Trước khi vẫn chưa bước xuống khỏi sàn diễn, chúng ta vẫn cứ phải diễn vở kịch này một cách sâu sắc tường tận nhất, diễn một cách tận thiện tận mĩ, diễn sâu đến mức truyền thần, chân thật nhất. Hôm nay chúng ta có thể lên pháp thuyền, là nhân duyên của luỹ kiếp ngàn đời. Tiên Phật từ bi rằng : “ Vạn kiếp ngàn đời được thân này, nên biết nhân tiền kiếp đã gieo, thân này chẳng hướng kiếp này độ, còn đợi lúc nào độ thân này ? ”. Trân trọng nay có mối phật duyên này, là sự nhận biết quan trọng của Dẫn Bảo Sư, chúng ta thề nguyện trở thành đôi tay của thầy Tế Công Hoạt Phật, bất luận là thân đang ở đâu, đều tuỳ duyên đưa ra đôi cánh tay từ bi để tiếp dẫn các Nguyên Phật Tử lên bờ giác, đi khắp chân trời góc bể tìm kiếm những người hữu duyên, đấy chính là sứ mệnh của chúng ta. Hoạt Phật Sư Tôn từ bi rằng : “ Tự độ mới có thể độ người ”. Dẫn Bảo Sư tuy rằng rất từ bi muốn độ hoá người khác, thế nhưng việc độ hoá tự bản thân càng là quan trọng hơn. Nói rõ ra thì bản thân dẫn bảo sư có năng lực lên bờ thì mới có thể cứu người trong biển khổ. Chúng ta thân là dẫn bảo sư, thì tự bản thân nên đi sâu vào tham ngộ đạo học, có sự nghiên cứu nhận biết tầng sâu đối với đạo nghĩa, kiên định lòng tin của bản thân đối với đạo, vững vàng bước chân, thì mới có thể kéo bạt các Nguyên Nhơn lên bờ.

 

Công tác chức trách của Dẫn Bảo Sư

 

Dẫn Bảo Sư là vị “ Phật tiếp dẫn ” từ bi cứu người lên bờ giác ngộ giải thoát, miễn đoạ sáu đường luân hồi, công đức ấy lớn hơn xây tháp 7 tầng, là không thể nghĩ lường đâu. Thế nhưng muốn làm một vị Dẫn Bảo Sư xứng chức thì quả thật là không dễ dàng.

 

Độ người là gieo hạt mầm đạo, thành toàn người là sự bỏ ra tâm sức yêu thương, nhổ trừ cỏ dại, bón phân, tưới tiêu, khiến cho cây lớn nhanh mạnh, khai hoa kết quả. Độ người thì là sự phát tâm ngắn tạm bèn có thể làm được rồi, thế nhưng thành toàn người thì cần phải tiếp tục duy trì sự quan tâm chăm sóc, chính là cái gọi là cứu người thì cứu đến cùng, độ người thì phải tiếp tục duy trì thành toàn đến giai đoạn người ta có chỗ phát tâm tu bàn đạo, thậm chí là sự trưởng thành trong suốt cả đời người. Nói một cách khác thì việc thành toàn người là công trình gầy dựng tâm linh chẳng có sự ngừng nghỉ, đấy chính là công tác của Dẫn Bảo Sư. Còn Dẫn Bảo Sư thì cũng có thể mài luyện tính nhẫn nại trong quá trình thành toàn của khoảng thời gian lâu dài này, học tập sự nhẫn nhục, khéo dùng trí tuệ, tự mình tinh tấn, trong sự bàn đạo mà nâng cao cấp độ tu đạo của bản thân. Lúc mới dẫn tiến đạo thân mới tiến vào đạo trường thì cái tâm ấy giống như một tờ giấy trắng vậy, làm thế nào để vẽ ra một bức vẽ sáng đẹp có hàm nghĩa bên trong đó thì nhất định phải phiền nhọc các nhân viên bàn sự, trên dưới một lòng, đoàn kết nhất trí, trợ giúp cho đạo thân mới tăng cường thêm lòng tin, thì mới có thể có kết quả gấp bội so với công sức bỏ ra ban đầu. Thành công không phải chỉ ở hô hào khẩu hiệu, mà còn cần phải bỏ ra tâm sức và sự thực hành đầy đủ, trên làm dưới noi theo, đạo lý thông suốt, thì mới có thể sản sinh hiệu ích cầu được ước thấy.

 

Những điểm nguyên tắc quan trọng dẫn độ chúng sanh hữu duyên vào đạo.

  • Dđộ người cầu đạo thì phải dùng chân lý đại đạo để khai thị dẫn dắt, dùng chánh tri chánh kiến, sự cam tâm tình nguyện, chớ có dùng những sự dụ dỗ hoặc phương thức miễn cưỡng để độ người cầu đạo.

 

  • Phải nắm bắt trọng điểm, đối bệnh mà kê thuốc, lung linh hoạt bát, nói có nội dung cụ thể phong phú, giữ giờ, giữ hẹn giữ tín, chú ý các chi tiết lễ phép ứng đối để đối phương có sự cảm nhận tốt, có ấn tượng hài lòng yêu thích.

 

  • Chú ý đến những lời nói, hành vi, cử chỉ của bản thân, bồi dưỡng đạo khí của bản thân, lấy thân thị hiện đạo, khiến cho đối phương cảm thấy mình có hình tượng của người tu đạo, thì mới có thể khiến cho đối phương tín phục.

 

  • Dựa vào lòng tin đầy đủ làm tiên phong, dùng sự thành tâm kính ý, tâm nhẫn nại kiên trì yêu thương làm sự hậu thuẫn; độ người một lần thì liền thành công nhưng sau đó chưa chắc dễ thành toàn.

 

  • Biết mình biết người, hiểu biết nhiều về môi trường hoàn cảnh sống, bối cảnh gia đình của đối phương, thái độ ứng xử hết sức mềm dẻo uyển chuyển, nếu như dùng cứng để chọi cứng thì trái lại sẽ khiến cho đối phương cảm thấy chán ghét.

 

  • Độ người không nên nhiều người miệng tạp, mỗi người nói mỗi kiểu, tạo thành sự khốn nhiễu cho đối phương và sự hoài nghi ý đồ của chúng ta.
  •  
  • Mở miệng thay trời tuyên hoá tức là gieo rải các hạt giống đạo, thành hay không thành thì tuỳ duyên tuỳ phận, chớ có miễn cưỡng mà tạo thành ấn tượng không tốt, trái lại còn đánh mất cơ hội tốt.

 

  • Nếu như lập trường thân phận, bối cảnh môi trường hoàn cảnh giống nhau thì tỉ lệ độ người thành công khá cao; hiệp trợ lẫn nhau dẫn độ thì mới có kết quả gấp bội so với công sức bỏ ra ban đầu.

 

Thành toàn đạo thân mới vào cửa đạo học đạo tu đạo

 

Thành toàn “ đạo thân mới ” tham gia học các lớp nghiên cứu, khai phát tiềm năng vốn có ở bên trong, phát tâm học đạo. Từ trong việc học lớp mà cảm nhận được sự chân thành của đạo trường, Tiên Phật gia linh tăng thêm trí tuệ, hốt nhiên đại ngộ, mới biết Thiên đạo chí tôn chí quý, làm lại con người mới, bắt đầu lập chí lại, thành tựu bậc thánh hiền.

 

Thành toàn đạo thân mới tham gia các lớp nghiên cứu, các loại lớp tiến tu, khiến cho học đạo có lòng tin, đa phương tuyên truyền lợi ích của việc tham gia các lớp tiến tu :

 

  1. Rộng kết duyên lành, khai thác nhân mạch, quen biết thầy tốt bạn hiền.
  2. Tiếp nhận sự giáo dục của đạo trường, nghiên cứu khám phá những ý nghĩa huyền bí của kinh điển Tam Giáo.
  3. Thay đổi dần một cách vô tri vô giác, thay đổi khí chất, sửa bỏ những tánh khí, thói hư tật xấu.
  4. Lễ kính Chư Phật, tiếp nhận phật quang phổ chiếu, Tiên Phật gia trì, gia tăng thêm trí tuệ.
  5. Hộ trì đạo trường khiến cho đại đạo pháp luân thường chuyển, học tập độ hoá những người hữu duyên.
  6. Tu tâm luyện tánh, từ văn ( nghe ), tư ( ngẫm ), tu mà bồi dưỡng hạo nhiên chánh khí, làm bậc chánh nhân quân tử, noi theo các bậc thánh hiền.

 

Ý nghĩa của thành toàn

 

Thành tựu sự viên mãn của thế giới tâm linh của tự bản thân, giúp đỡ các đồng bối khải phát năng lượng của lòng tin, cùng trợ Tam Phật hoàn thành sứ mệnh phổ độ, thay trời tìm về lại những phật tử hữu duyên, triển hiện giá trị sinh mệnh hoằng pháp lợi sanh, thể nghiệm ý nghĩa chân thật của sự từ bi hỷ xả. Hiểu được ý nghĩa của thành toàn thì mới có thể phát huy công năng của sự thành toàn. Sứ mệnh và nhiệm vụ của các đệ tử Bạch Dương là thay trời tuyên hoá, xiển phát chơn truyền của ngũ giáo thánh nhân, vậy nên phải tìm khắp bốn bể cửu châu các phật tử hữu duyên lên bờ, về cội nhận Mẫu. Tu đạo bàn đạo là một thể đôi công, từ trong sự bàn đạo mà hồi quang phản chiếu, tăng tiến đạo nghiệp, tự tánh viên minh, cũng đã thành tựu bản thân.

 

Những nguyên nhân thất bại của dẫn bảo sư trong việc thành toàn đạo thân

 

Dẫn Bảo Sư nên có chỗ nhận biết rằng độ người cầu đạo là cơ duyên chín muồi của nhất thời, thế nhưng công tác thành toàn thì là công trình kiến thiết tâm linh trường kì. Trong công tác thành toàn thì sẽ làm cho ý chí được tôi rèn, khiến cho gân cốt bị mệt nhọc, chịu sự mài luyện, sự khó khăn gian khổ là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng nếu như quá ư nóng vội, nóng lòng cầu toàn quá đỗi, hoặc là nói này nói nọ, bới móc thị phi, thì chẳng thể dựng lập hình tượng tốt đẹp; hoặc là cố chấp ý kiến của bản thân, tham trước đạo danh, đạo quyền, chẳng thể tự mình tinh tấn, thì bèn không thể làm tấm gương cho các đạo thân mới, đấy thường là những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại. Vậy nên làm vị dẫn bảo sư xứng chức theo lí thì nên tự yêu cầu đòi hỏi bản thân phải tự mình tinh tấn, lấy tự bản thân mình để thị hiện đạo ra ngoài thân, làm một nhân viên công tác thay trời tiêu hoá đúng chuẩn mực, dùng hành động tích cực để thành toàn các hậu tiến thì là pháp môn không hai có thể cảm hoá người khác nhất.

 

Những yêu cầu của Hoạt Phật Sư Tôn đối với một vị xứng chức dẫn bảo sư thay trời tuyên hoá

 

Các tu sĩ bạch dương phải có thể tu trì tự bản thân trong cuộc sống ngày thường, giúp đỡ trong đạo trường, có thể lúc nào cũng tự mình giác ngộ, chủ động thay trời tuyên hoá, độ người thành toàn người, tự mình có thể tự lập tự cường, có nghị lực kiên quyết quả cảm, thì mới có thể thật sự đi trên con đường tu hành bạch dương. Bất cứ ai cũng không cách nào thay thế tự bản thân chúng ta làm công tác hành công liễu nguyện. Các tu sĩ bạch dương chúng ta nên tự đốc thúc tinh tấn và giác tri giác ngộ, tự thân nỗ lực thực hành, lấy thân mình làm gương, hành những sự giáo hoá không lời nói.

 

Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo có 4 chữ “ tự giác giác tha ”. Khổng Lão Phu Tử thành đạo cũng là 4 chữ : “ chánh kỉ thành nhân ”. Nhà Phật nói “ từ bi ”, đem lại niềm vui cho chúng sanh là “ từ ”, cứu người lìa khổ là “ bi ”, chính là phải phổ độ chúng sanh. Tâm của mình cũng như tâm của người khác vậy, chúng ta biết rằng nghiên cứu tìm kiếm chân lí đại đạo rất tốt thì nên chủ động bảo với người khác, tôi tốt cậu cũng tốt, tôi lên thiên đường thì hy vọng cậu cũng có thể lên thiên đường, từ bản thân mình mà suy đến người khác, đặt mình vào vị trí của người khác mà nghĩ thay cho họ. Tu đạo bị động thì là đau khổ đấy, nên dùng tính tự phát để yêu cầu đòi hỏi bản thân tinh tấn, tăng cường thêm lòng tin.

 

  1. “ Tự mình tu trì  : chúng ta làm dẫn bảo sư nên tự mình tinh tấn, tự mình tu trì, lấy “ tâm” làm đạo trường, bất luận là thân ở bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu thì đều là cơ hội tốt tu hành. Ở trong nghịch cảnh thì nên tự phản tỉnh lại bản thân, sám hối, cảm ân. Ở trong thuận cảnh thì nên báo ân, thảy đều là nhờ thiên ân sư đức. Như vậy thì mới có thể phước tuệ tăng trưởng, phước tuệ của chúng ta là tự bản thân cầu đắc đấy, chính là cái gọi là “ tự cầu đa phước ” ( nghĩa là so với việc cầu trợ nơi người khác thì cầu trợ nơi tự bản thân sẽ đắc được càng nhiều hạnh phúc hơn ). “ Học vấn ” cũng phải tự bản thân chúng ta đi học tập, tự bản thân đi hỏi ( vấn ). Tự mình chẳng học chẳng hỏi thì chẳng có học vấn, thì có thể bèn sẽ không được kính trọng. Chúng ta chẳng biết, chẳng hiểu thì nhất định phải học, phải hỏi. Làm dẫn bảo sư nếu như chẳng biết sự tôn quý của “Đạo” ích lợi ở đâu, thì là tự dối, dối người, chúng ta muốn dẫn hậu học đến đâu đây ? Tu tâm ! Tu cái tâm của chúng ta, trừ bỏ đi những bệnh của chúng ta, cũng chính là đem những tánh khí, thói hư tật xấu, những sở thích của hậu thiên thảy đều sửa bỏ hết, sửa bỏ triệt để, để lại một tấm gương sáng cho người người theo sau.

 

  1. “ Tự mình khai sáng ”, thiên thời khẩn cấp, năm tháng chẳng đợi người, tu đạo bàn đạo phải tự bản thân chúng ta bàn, không thể ỷ lại vào người khác, phải tự bản thân nỗ lực, đã tốt phải càng thêm tốt, tinh tấn chính là không thể biếng nhác. Nếu như chúng ta sáng nghiệp chẳng nếm khổ, sự nghiệp khai sáng không tốt, thì là do sự thành tâm kính ý chẳng đủ cho nên sự việc làm không tốt. Đối đãi người khác chẳng thành tâm kính ý thì chẳng thể làm cảm động người. Thánh nghiệp càng phải tự bản thân chúng ta khai sáng. Muốn sáng nghiệp thì phải nếm khổ nhẫn chịu gian lao, dũng cảm thẳng tiến về phía trước, ơn trên nhất định sẽ không phụ lòng người có tâm.

 

Chớ có để bị cuộc sống bó chặt lấy, chớ có để bị công việc làm khốn khó, chớ có để bị hoàn cảnh môi trường gò bó, chớ có để bị những khốn khó hù doạ, càng không thể qua cuộc đời một cách hồ đồ. Phải đem những hạt giống phước âm của Thượng Đế gieo rải trong mẫu ruộng tâm của chúng sanh, khiến cho chúng mọc rễ nảy mầm, khai hoa kết trái. Tu bàn đạo có mệt nhọc thế nào đi chăng nữa thì cũng đều không mệt khổ bằng việc đoạ vào trong sáu nẻo luân hồi. Chúng ta muốn tu đạo bàn đạo, thì chúng ta phải tự mình đi sáng tạo, tâm phát thì chúng sanh khả độ, nguyện lập thì phật đạo khả thành.

 

  1. “ Tự mình tự giác ”, tự giác giác tha, thì phải lấy việc “ tế thế cứu nhân ” xem là sự nghiệp bổn phận của bản thân, xem là mục tiêu thành toàn đạo thân mạnh mẽ, tiến đến việc cống hiến tâm sức cho xã hội, quốc gia, độ hoá cứu vãn lòng người trong xã hội. Lấy trung hiếu tiết nghĩa làm nền tảng giáo dục, phát huy công năng thực chất của trung hiếu tiết nghĩa trong sự giáo dục của đạo trường. Giáo dục của đạo trường phải bù đắp cho những chỗ còn thiếu sót của sự giáo dục văn hoá trong giáo dục của nhà trường, phải bù đắp cho những chỗ thiếu sót của giáo luật luân lý trong gia đình hiện nay, phải bù đắp cho sự thiếu sót của giáo dục đạo đức cương thường luân lý xã hội hiện nay. Thời nay lòng người chẳng được như xưa, đạo đức mất đi, mọi người trầm mê ở bên trong những ca múa, nữ sắc, tiền tài, tư lợi, vậy nên tự mình giác tri là điều kiện thiết yếu thành toàn rất quan trọng của dẫn bảo sư xứng chức.

 

  1. “ Tự lập tự cường ”, chẳng có cái tâm tự cường, cái chí khí kiên cường, thì không thể tinh tấn nổi. Tự lập tự cường, một tấm lòng công là động lực của bàn đạo. Cái tâm ích kỉ riêng tư thì người nào cũng có, thế nhưng phải khắc chế nó. Không có cái tâm tự cường, cái chí khí kiên cường thì là không khắc chế nổi những dục vọng riêng tư. Chúng ta phải có cái chí khí kiên cường, phải khắc chế được cái tâm riêng tư ích kỉ, phải sửa bỏ cái thói lười biếng của bản thân. Lòng người thì là hay thay đổi, cái tâm huyết nhục là lười biếng đấy, vậy nên tinh thần nghị lực của chúng ta không thể tuỳ theo nhục thể mà tuỳ tiện chẳng vào khuôn phép, học tu đạo càng không thể khiến cho tâm bị cuộc sống, công danh lợi lộc sai khiển, thần hồn thả ra ngoài theo con mắt. Là, dẫn bảo sư phải có tin thần tự lập tự cường, không để cho những hình thể hữu hình hữu tướng chi phối. Chúng ta tu đạo thì phải “ chơn nhân ” làm chủ, chớ có chấp trước ở những cái hữu hình hữu tướng, phải chân bước vững chắc thiết thực, khắc chế cái tánh trì trệ lười biếng, khắc chế những dục vọng của bản thân. Chẳng có sự nhận biết rõ ràng, chẳng có cái tính kiên cường, thì chẳng thể tự cường. Vậy nên người tu đạo phải có cái tâm “ tự cường ”, khắc phục những dục vọng riêng tư của bản thân.

 

Sự khẳng định của dẫn bảo sư đối với thiên mệnh

Có lòng tin sâu đối với thiên mệnh lưu hành của Tổ Sư Bạch Dương, Sư Tôn, Sư Mẫu, có sự khẳng định sâu sắc đối với các bậc Tiền Nhân thay thầy truyền đạo, thiên mệnh của Sư Tôn, Sư Mẫu giống như nhật nguyệt tinh tam quang, vĩnh viễn soi rọi cả vũ trụ. Chỉ cần chúng ta thành tâm kính ý thì chắc chắn có thể cảm triệu sự gia trì của Chư Phật Bồ Tát, cảm kích hoài niệm Sư Tôn, Sư Mẫu thì tất sẽ được sự gia bị của thiên mệnh.

Dẫn bảo sư nên nhận thức khẳng định sâu sắc đối với thiên mệnh. Chúng ta dựa vào thiên mệnh mà có thể cầu đạo, học đạo, tu đạo, bàn đạo, thành đạo, cũng có nghĩa là triêm được thiên mệnh của Sư Tôn, Sư Mẫu thì mới có thể có chỗ thành tựu, thậm chí là công tác tiếp dẫn lúc chúng ta sau này trăm tuổi về già thì Sư Tôn, Sư Mẫu và các vị Bồ Tát, Đại Tiên chính là những vị Phật Bồ Tát tiếp dẫn trực tiếp nhất ngay lúc ấy. Nếu như chúng ta chẳng có lòng tin đối với thiên mệnh, thì làm sao có thể cảm triệu sự tiếp dẫn của Thiên Mệnh Minh Sư đây ? Vậy nên duy chỉ có khẳng định thiên mệnh thì việc tu bàn đạo mới có động lực thúc đẩy kiên cường.

 

Lời kết

  • Trong quá trình thành toàn đạo thân mới, nếu có thể chắc chắn thì có thể thành toàn tốt các đạo thân mới, và từ trong đó mà có đầy đủ công đức vô hình của phước lẫn tuệ.
  • Thân làm dẫn bảo sư thì nên có ý thức trách nhiệm sứ mệnh, phải tích cực cứu độ chúng sanh ra khỏi biển khổ, đạt bổn hoàn nguyên, chớ không phải là sự vui thích nhất thời, thỉnh thoảng mới làm mà thôi. Phàm là những người mà có duyên quen biết với chúng ta thì đều là những đối tượng để độ hoá, thành toàn. Thiên thời khẩn cấp, đại kiếp sắp đến, việc hành công liễu nguyện là nhiệm vụ cấp bách.
  • Độ hoá các thiện nam tín nữ là công đức vô lượng, thế nhưng độ một kẻ báng đạo bại đức thì cũng là tội lỗi, vậy nên không tham công độ bừa bãi những kẻ mà phẩm hạnh không đoan chánh.

 

  • Chúng sanh đều mang nghiệp mà đến, thánh nghiệp, phàm nghiệp đều phải mượn nghiệp mà thành tựu bản thân, vậy nên thân thể không thoải mái, ốm đau bệnh tật, hôn nhân không tốt đẹp, gia đình bất an … thảy đều chớ có mà oán trời trách người. Chỉ có thể sửa đổi bản thân, đột phá trần duyên, hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh, chớ có mà đem mọi cái đều giao phó, đùn đẩy qua hết cho Tiên Phật, ấy là tự chướng đạo duyên đấy. Phải học tập bỏ ra tâm sức và đền đáp, tràn ngập sự cảm ân, sắc mặt ôn hoà vui vẻ, lời nói khéo léo uyển chuyển, chia sẽ những tâm đắc thành toàn người, khẳng định đạo thật, lí thật, thiên mệnh thật. Lúc nào cũng cảm ân hoài niệm thiên ân sư đức, đạo trường thù thắng, cảm ân sự bỏ ra tâm sức của Tiền Hiền. Chớ có bị mắc vào cái nghiệp đen tối của tam bất thanh ( thánh phàm, tiền tài, nam nữ ).

 

  • Sau khi độ người cầu đạo, nhất định cần phải thành toàn tham gia các lớp học, nghiên cứu đạo lý, nỗ lực hành tài thí, pháp thí, vô uý thí, phát tâm tu bàn, nhanh chóng tu luyện, chớ có bỏ dỡ giữa chừng, mới là trách nhiệm.

 

  • Dẫn Bảo Sư nên lấy thân mình làm gương, khởi tác dụng dẫn đầu, tham gia tu bàn ở đạo trường, trên làm dưới noi theo. Dẫn bảo sư là cầu nối của chúng sanh thành tựu phật đạo, là đôi tay của Bồ Tát, tuỳ duyên độ hoá, dùng cái tâm vô vi để làm các việc hữu vi, chẳng để tâm đến công lao, chẳng từ mọi gian lao khổ nhọc, âm thầm tiếp dẫn các Nguyên Phật Tử lên bờ, cho dẫu vô danh cũng là đội trời đạp đất đấy.

 

  • Cùng lúc đang thành toàn người khác thì càng nên thành tựu bản thân, trong sự bàn đạo càng phải tu đạo, vậy nên tự tu, tự bàn, tự giác, tự động, tự cường, lúc nào cũng không thể lơ là, sự lơ là nhất thời rất dễ làm lỡ việc. Chúng ta tu đạo không thể để lại cái danh hão, chúng ta phải chơn tu, chơn luyện, chơn bàn, thì kết quả nhất định thành công.

Số lượt xem : 1586