BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Làm thế nào chuyển thức thành trí ( Chuyển Thức thành Trí )

Tác giả liangfulai on 2023-07-03 10:06:15
/Làm thế nào  chuyển thức thành trí  ( Chuyển Thức thành Trí )

Có liên quan đến việc “ chuyển thức thành trí ” thì ở trong tất cả các kinh điển, giảng được một cách đơn giản, rõ ràng nhất thì không gì hơn “ Lục Tổ Đàn Kinh ”. Lục Tổ chỉ dùng hai bài kệ, tám câu nói thì đã đem nguyên lí, kết quả của việc chuyển thức thành trí giảng được một cách trôi chảy thông đạt, tường tận.


Trong phẩm thứ 6 Cơ Duyên của “ Lục Tổ Đàn Kinh ”, kinh văn viết rằng :

大圓鏡智性清淨,平等性智心無病,妙觀察智見非功,成所作智同圓鏡

五八六七果因轉,但用名言無實性,若於轉處不留情,繁興永處那伽定

 

Đại viên kính trí tánh thanh tịnh

Bình đẳng tánh trí tâm vô bệnh

Diệu quán sát trí kiến phi công

Thành sở tác trí đồng viên kính

 

Ngũ bát lục thất quả nhân chuyển

Đản dụng danh ngôn vô thực tánh

Nhược ư chuyển xứ bất lưu tình

Phồn hưng vĩnh xứ na già định

 

Tạm dịch :

 

Ðại viên cảnh trí tánh thanh tịnh,

Bình đẳng tánh trí tâm chẳng bệnh.

Diệu quan sát trí chẳng tác ý. ( Sự thấy của diệu quan sát trí chẳng cần tác ý )

Thành sở tác trí đồng viên cảnh.

 

Ngũ, bát, lục, thất quả nhân chuyển,

Chỉ dùng tên gọi chẳng thật tánh.

Nếu ngay nơi chuyển chẳng dính mắc,

Ở chỗ náo động cũng đại định.

 

Trong đó, “ ngũ bát lục thức quả nhân chuyển ” là nguyên lí của chuyển thức thành trí.

“ Ngũ ” là chỉ 5 thức trước : nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức.

“ Bát ” là Thức thứ 8 -  A Lại Gia

“ Lục ” là chỉ ý thức thứ 6

“ Thất ” là chỉ thức thứ 7 – Mạt-Na Thức, còn gọi là Ý căn.

 

Năm thức trước là dựa căn mà lập danh, vả lại chỉ có thể nhận thức phân biệt những thứ nằm trong giới hạn, ví dụ như mắt chỉ có thể duyên sắc, chẳng thể duyên thanh; lưỡi chỉ có thể duyên vị, chẳng thể duyên hương. Còn về việc phân biệt nội dung cảnh giới ngũ trần – sắc, thanh, hương, vị, xúc thì là công năng của ý thức thứ 6.

 

Công năng của “ ý thức thứ 6 ” vẫn không ngừng lại ở đây, phàm là những thứ như : phân biệt, suy ngẫm, phân tích, phán đoán, tưởng tượng và các loại tác dụng tâm trạng cảm xúc, đều là công năng của ý thức thứ 6.

Vả lại ý thức thứ 6 lại có thể chia thành “ ngũ câu khởi ý thức ” và “ độc đầu ý thức ”.

 

“ Ngũ câu khởi ý thức ” là đồng thời khởi tác dụng với 5 thức trước, phân biệt tất cả mọi cảnh giới. Ví dụ như mắt thấy hình dạng vật, mắt chỉ là nhìn thấy hình dạng vật này một cách đơn thuần, còn về sự phán đoán nó là vật gì, tốt xấu, đẹp xấu, giá trị, đấy toàn là tác dụng của ý thức thứ 6. Ý thức thứ 6 khi nào thì sanh khởi đây ? chính là vào lúc nhìn sắc nghe thanh, nếm vị, ngửi hương, thân xúc thì đồng thời sanh khởi, cho nên gọi là “ ngũ câu khởi ý thức ”.

 

“ Độc đầu ý thức ” là chẳng cần cảnh giới duyên ngoại trần thì có thể riêng một mình tự sanh khởi. Độc đầu ý thức lại có thể chia làm “ mộng trong độc đầu ” ( cảnh giới trong mộng ), “ định trung độc đầu ” ( cảnh giới trong định ), “ tản vị độc đầu ” ( đả vọng tưởng ) , “ cuồng loạn độc đầu ” ( tinh thần thất thường ).

 

 

“ Ý thức thứ 7 ” âm dịch là Mạt-Na, có công năng “ tư lượng ” ( suy ngẫm, cân nhắc  ), là căn bản gốc rễ của Ngã Chấp, Pháp Chấp, cho nên còn gọi là Nhiễm Ô Thức, còn gọi là Ý Căn, là căn bản gốc rễ của ý thức thứ 6.

“ Ngã ái, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã si ” bốn phiền não căn bản lớn đều tương ứng với ý thức thứ 7, do đó đặc tính của ý thức thứ 7 là phàm việc gì cũng đều lấy Tự Ngã ( cái tôi ) làm trung tâm.

 

Chúng sanh sở dĩ tạo xuống đủ thứ các tội nghiệp chính là do bởi Ngã chấp kiên cố, do đó “ Lục Tổ Đàn Kinh ” nói : “ Hữu Ngã tội tức sanh ”.

 

Tạo xuống các tội nghiệp, nhân quả khó liễu dứt, sáu nẻo khó tránh khỏi, do vậy mà luân hồi chẳng ngưng ! Nếu có thể noi theo Bồ Tát niệm niệm vì chúng sanh, “ chỉ nguyện chúng sanh được rời khổ ” , trong quá trình hành bồ tát đạo bàn đạo độ người, xem nhạt cái “ Tôi ”, kế đến đem tâm lượng khuếch lớn, thành tựu Đại Ngã ( cái tôi lớn ) . Đại Ngã hễ thành tựu, thì tất cả vạn pháp chẳng qua là chính bản thân mình, thì chẳng khó dùng cái tâm bình đẳng đối đãi mọi chúng sanh.

 

“ Thức thứ 8 A Lại Gia ” còn gọi là “ Tàng Thức ”, Tàng có 3 nghĩa : “ Năng Tàng ”, “ Sở Tàng ”, “ Ngã Ái Chấp Tàng ” .

Theo nghĩa “ Năng Tàng ” mà nói, bản thân A Lại Gia Thức là Năng Tàng, cái mà nó chấp tàng là 7 tâm thức trước, tâm sở và mọi chủng tử của tất cả các pháp. Mọi chủng tử của tất cả các pháp, bất luận là thiện, ác, ở trong A Lại Gia Thức vĩnh viễn không sót mất. “ Kinh Hoa Nghiêm ” nói :

 giả sử bách thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong, nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ 

 

( Dịch nghĩa : “ Giả sử trăm nghìn kiếp, nghiệp đã tạo không bao giờ mất. Nhân duyên khi gặp gỡ, quả báo lại phải chịu ” ) .

 

Theo đó thì thiện ác đến cuối cùng rốt cuộc vẫn có báo, cũng chính vì thế mà chúng ta nên khéo tự hộ niệm một niệm thanh tịnh ngay lúc một chỉ của Minh Sư, khiến cho có thể thường trụ chẳng mất thì mới có thể thành tựu phật đạo.

 

Theo nghĩa “ Sở Tàng ” mà nói : cái mà nó cất giữ là bản thân thức thứ 8 A Lại Gia, cái mà có thể cất giữ là 7 thức hiện hành ở trước và các pháp tương ứng của nó.

 

 

Tất cả các hoạt động hiện tại của chúng ta, và các hiện tượng tâm lí, đều là hoạt động của 7 thức trước, cho nên gọi là “ Năng Tàng ”, còn thức thứ 8 A Lại Gia bị bao vây ở bên trong các hoạt động này, do đó trở thành  “ Sở Tàng ”. Tất cả các thân căn khí giới tạp nhiễm các pháp, vốn vì A Lại Gia mà sanh khởi, hiện tại “ tất cả các pháp ” ngược lại đem A Lại Gia che giấu cất giữ, do đó trở thành “ Năng Tàng ”.

 

Theo nghĩa “ Chấp Tàng ” mà nói : thì có nghĩa là chấp giữ không để sót mất. Thức thứ 8 A Lại Gia bị thức thứ 7 Mạt Na nhiễm ô kiên quyết sở chấp tưởng rằng là cái Tôi. Nói cách khác, thức thứ 7 Mạt Na, chấp giữ một phần của kiến phân ( bộ phận tinh thần ) của thức thứ 8 A Lại Gia tưởng rằng là “ Ngã ” ( cái Tôi ), chính cái “ Ngã chấp ” này đã tạo thành đủ thứ các quan điểm của Vật, Ngã không bình đẳng, những sự phân biệt Tự, Tha ( Tự : bản thânTha : người khác ) . “ Phá Ngã Chấp ” chính là phá trừ sự chấp trước của thức thứ 7 chấp giữ thức thứ 8 ngỡ rằng là cái Tôi.

 

“ Chuyển thức thành trí ” chính là chuyển bát thức thành tứ trí. Bài kệ mà Lục Tổ đã làm nói rằng “ ngũ lục thất bát quả nhân chuyển ”.

 

“ Lục thất ” là chuyển trong cái nhân, “ ngũ bát ” là chuyển trên quả, ý nghĩa là trong quá trình tu Nhân, quan trọng nhất ở chỗ chuyển hai thức “ lục, thất ”. Do vậy mà đủ thứ các phương pháp tu hành, mục đích đều là ở chỗ hàng phục những sự phân biệt vọng tưởng của ý thức thứ 6, phá sự chấp trước ( Ngã chấp, Pháp chấp ) của ý thức thứ 7.

 

Thường hay nghe người ta nói “ buông xuống ”, rốt cuộc phải buông xuống những gì đây ? Có một vị đệ tử phật lúc gặp phật, phật bảo : “ buông xuống ”, vị đệ tử phật đem món đồ mà tay phải đã cầm buông xuống, Phật lại bảo “ buông xuống ”, anh ta lại đem món đồ của trên tay trái cũng buông xuống, Phật vẫn cứ bảo “ buông xuống ”, vị đệ tử phật hỏi một cách nghi hoặc rằng : “ Kính thưa Phật Đà ! Con đã đem các món đồ trên hai tay đều buông xuống cả rồi, ngài vẫn còn muốn con buông xuống những gì đây ? ”. Phật nói “ Hãy buông xuống những sự chấp trước của nội tâm con ”. Vị đệ tử phật bèn hoắt nhiên đại ngộ.

 

“ Kinh Lăng Nghiêm ” nói :  “ dứt tức bồ đề ”, “ dứt ” chính là ngừng, ngừng sự phân biệt của “ ý thức ”, vọng tưởng, ngừng sự chấp trước của “ Mạt Na ”.

 

Hoạt Phật Sư Tôn nói rằng : “ chẳng rõ lí, làm sao mà tu đạo ? Do đó muốn tu đạo, trước hết nhất định cần phải rõ lí ”. Do vậy tu đạo muốn tu được tốt thì không thể chỉ dựa vào pháp, rõ lí mới là điều quan trọng nhất ”.

 

Giống như Viên Liễu Phàm tiên sinh, mệnh đã bị Khổng Tiên Sinh đoán định sẵn rồi, tự cảm thấy rằng vọng tưởng cũng chẳng ích gì, do đó mà tâm đã thanh tịnh. Lúc ngồi đối diện nhau với Vân Cốc Thiền Sư 3 ngày đêm, ngờ đâu có thể chẳng khởi một niệm.

 

Người tu hành có thể hiểu rõ cái đạo lí của “ nhân quả ”, tin sâu vào tính tất nhiên của nhân quả, tin là sẽ có thể miễn đi rất nhiều những phiền não. Tất cả mọi sự ngang ngược tàn bạo hiển hiện ra trước mắt thì cũng chẳng khởi tâm sân, thuận cảnh hiển hiện ở trước mắt mà vẫn có thể chẳng khởi tâm tham. Trong tình hình ngày nay khi mà vé “ xổ số ” đã trở thành “  sự vận động toàn dân ”, dưới sự cám dỗ của những giải thưởng tiền tỉ, tin rằng những người mà hiểu rõ nhân quả thì là sẽ không kì vọng vào sự vô cùng quan tâm chiếu cố của thần tài đâu, mà cho dù là đã trúng thưởng, trong mệnh đã định sẵn chẳng có cái phước báo này thì hãy chú ý cẩn thận chuốc hoạ vào thân đấy !

 

Người tu hành có thể hiểu rõ cái đạo lí của “ duyên khởi ”, đối với những sự “ sanh, lão, bệnh, tử ” của đời người bèn sẽ dùng thái độ điềm nhiên bình tĩnh mà đi đối mặt, xử lí; đối với những sự “ thành, trụ, hoại, không ”, “ sanh, trụ, dị chia lìa ), diệt ” của sự vật thì biết rằng đấy là lẽ thường, là việc đương nhiên, thì bèn sẽ không ở trong những môi trường hoàn cảnh, cục thế hỗn độn rối ren này mà có những cảm xúc thăng trầm thay đổi thất thường.

 

Hoạt Phật Ân Sư nói rằng : “ tu đạo tu tâm, bàn đạo tận tâm ”, từ đây có thể biết rằng bàn đạo chính là tu đạo. Khi bàn đạo, tâm tâm niệm niệm đều là vì lợi ích cho chúng sanh, do đó bàn đạo chính là bồ tát hành. Người hành bồ tát đạo, mượn nhờ vào từ việc bàn đạo để “ liễu tận nhân tâm ” ( dứt sạch nhân tâm ) , nhân tâm dứt sạch hết rồi, thì Thiên đạo có thể đạt. Do đó những người mà phê bình rằng đạo trường chỉ bàn đạo, chẳng tu đạo thì chính họ mới là thật sự không tu đạo đấy !

 

Sau khi có thể rõ lí rồi, biết rằng “ phàm hễ có tướng đều là hư vọng ”, “ tất cả các pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bào, ảnh ” ( Như mộng, huyễn, bọt, bóng ). Chúng ta chính là ở trong sáu nẻo luân hồi của mộng ảo “ tự tác ” những tội nghiệp, đương nhiên cũng phải “ tự chịu ” những quả báo.

 

Có sự nhận biết như vậy rồi, phụ kèm theo sự tu trì đủ thứ các pháp môn thì hiệu quả mới có thể “ phí sức ít mà đạt được hiệu quả lớn ”.

 

Sự tu trì tam bảo tâm pháp chính là đang quán chiếu, mượn nhờ vào sự tu trì huyền quan khiếu, khẩu quyết  hoặc khấu đầu, chẳng qua chính là để hàng phục vọng niệm.

 

Chương đầu “ Đại Học ” viết rằng : “ 知止而後有定,定而後能靜,靜而後能安,安而後能慮,慮而後能得 ”  “ tri chỉ nhi hậu hữu định, định nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc ”. ( Tạm dịch : biết ngưng mà sau đó mới có định, định rồi mới có thể tĩnh, tĩnh rối mới có thể an tâm, thư thái. An tâm rồi thì sau mới có thể toan nghĩ, mưu sự. Toan nghĩ cho chu đáo kĩ càng rồi sau mới có thể đạt thành ).

 

Công phu tuy rằng có vài bước, trên thực tế thì chỉ công phu một bước “ biết ngưng ” mà thôi. “ Đạo Đức Kinh ” chương thứ 48 nói rằng : “ 為學日益,為道日損。損之又損,以至於無為 ” “ vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn, dĩ chí ư vô vi ” ( tạm dịch : Theo học thì mỗi ngày ( dục vọng và tinh thần hữu vi ) một tăng; theo đạo thì mỗi ngày ( dục vọng và tinh thần hữu vi ) một giảm. Giảm rồi lại giảm cho tới mức vô vi không làm ) ).

 

Giảm rồi lại giảm chính là công phu quán chiếu. Có thể khởi quán chiếu thì mới có thể giảm, chẳng có quán chiếu thì chẳng cách nào giảm rồi. Rốt cuộc là giảm cái gì đây ? chính là giảm đi ý thức thứ 6, thứ 7, cho đến mức chơn như vô vi hiển hiện ở trước mắt.

 

“ Đại Học ” nói rằng : “ 苟日新,日日新,又日新 ” “ cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân ” ( Tạm dịch : Nếu muốn ngày hôm nay đổi mới thì ngày ngày đều phải luôn đổi mới, lại tiếp tục đổi mới nữa. Hoặc : Gột rửa cáu bẩn,  trở thành con người mới,  ngày ngày đổi mới,  lại càng phải mới nữa.”

 

Bài kệ của Thần Tú trong “ Lục Tổ Đàn Kinh ” có câu : “ thời thời cần phất thức ” ( luôn luôn siêng lau chùi ).

Đủ thứ các hành môn đếm không xuể, mục đích của chúng chỉ dùng một lời để khái quát thì là “ trừ vọng ” mà thôi. Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng : “ tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai, nhưng do vọng tưởng thức thứ 6 chấp trước thức thứ 7 mà chẳng thể chứng đắc, nếu chẳng có những vọng tưởng, chấp trước thì vô sư trí, tự nhiên trí tức thời hiện ngay trước mắt ”.

 

Ví như bản thân mặt trời mỗi ngày đều là sáng ngời vô song như vậy, thế nhưng trên địa cầu thì lại có sự khác nhau của âm u, quang đãng, ngày mưa. Mấu chốt của nó chính là ở sự biến hoá dày mỏng của tầng mây. Nếu như chẳng có những đám mây đen, thì mặt trời thường sáng tỏ, chẳng lúc nào là không sáng ngời soi khắp. Mặt trời ví như chơn như bổn tánh, mây đen ví như những vọng tưởng, chấp trước, ánh sáng mặt trời ví như 5 thức trước.

 

Nếu có thể chuyển “ thức thứ 6 ” thành diệu quán sát trí, chuyển “ thức thứ 7 ” thành bình đẳng tánh trí, “ thức thứ 8 ” tức chuyển thành đại viên kính trí, “ 5 thức trước ” tức chuyển thành thành sở tác trí.

Chuyển Bát Thức thành Tứ Trí

 

 

Bài kệ trên nói “ ngũ bát ” là chuyển trên quả, đấy chỉ là cách nói phương tiện, thật ra là không chuyển tự chuyển, nghiêm khắc mà nói thì vốn dĩ chẳng có chuyển.

 

 

Ví như mặt trời vốn dĩ thì sáng chói, trời quang đãng sáng chói, trời âm u vẫn sáng chói. Lúc trời âm u thì các tia sáng tương đối mờ nhạt, nếu gió thổi mây tan, mặt trời tức khắc đại phóng quang minh.

 

Tự tánh khôi phục bổn lai diện mục thành “ đại viên kính trí ”, tánh ấy vốn dĩ thanh tịnh. Tự tánh là bản thể, những diệu dụng do bản thể thanh tịnh đã khởi – “ thành sở tác trí cũng là thanh tịnh giống như đại viên kính trí vậy, do đó nói : “ thành sở tác trí đồng viên kính ”.

 

Cái tâm phân biệt vọng tưởng của “ ý thức thứ 6 ” chuyển thành diệu quán sát trí; sau khi chuyển thức thành trí, vẫn là có sự phân biệt, chỉ là “ phân biệt tất cả pháp, chẳng khởi phân biệt tưởng ” là thuộc sự phân biệt của tự tánh; phân biệt dù rằng không phân biệt. Đối với bản thân tuyệt đối không phân biệt; “ phân biệt ” là vì để lợi ích chúng sanh, có thể phương tiện thiện xảo độ chúng sanh.

 

( Ghi chú : Phân biệt tất cả pháp, chẳng khởi phân biệt tưởng: Phân biệt tất cả pháp mà chẳng tác ý ví như cơm chỉ là cơm, nước chỉ là nước, còn phân biệt tưởng là có tác ý, nên có cơm ngon cơm dở, nước trong nước đục )

 

“ Đàn Kinh – Vô Tướng Tụng ” nói rằng :

“ Muốn hoá độ chúng sanh, tự phải có phương tiện, khiến họ hết nghi ngờ, tức là tự tánh hiện ”, cũng có nghĩa là nói người khai ngộ kiến tánh tất có năng lực dùng các phương tiện thiện xảo độ hoá chúng sanh.

Muốn độ người, ngoài các phương tiện thiện xảo ra, còn phải mượn nhờ vào tác dụng của “ năm thức trước ” , do đó “ năm thức trước ” chuyển thành thành tựu “ thành sở tác trí ” mà bổn nguyện đã ứng tác.

Do đó hễ một khi chuyển thức thành trí, phản vọng quy chơn, thức A Lại Gia chuyển thành “ đại viên kính trí ”, pháp thân vốn tự thanh tịnh hiển hiện ở trước mắt ; thức Mạt Na chuyển thành bình đẳng tánh trí, thành tựu “ viên mãn báo thân ”; Ý thức thứ sáu chuyển thành diệu quán sát trí; năm thức trước chuyển thành thành sở tác trí, chính là “ thiên bách ức hoá thân 

 

Bát thức chuyển tứ trí thành Tam Thân – từ mê chuyển ngộ, khôi phục bổn lai.

 

Cái mà Thầy Tế Công Hoạt Phật đã truyền thụ cho chúng ta là pháp môn đốn giáo, chẳng hai chẳng khác với cái mà Lục Tổ đã truyền. Lục Tổ nói rằng : “ ta ở nơi Hoà Thượng Hoằng Nhẫn vừa nghe ngay câu nói liền ngộ, đốn thấy chơn như bản tánh ( chợt thấy ngay chơn như bản tánh )

 

“ vừa nghe ” , là bát nhã văn tự.

“ ngay câu nói liền ngộ ”, là bát nhã quán chiếu.

“ chợt thấy ngay chơn như bổn tánh ” , là khế bát nhã thật tướng.

“ Một chỉ ” của Minh Sư là bát nhã văn tự.

Theo đầu ngón tay, tâm từ chỗ ngọn đèn Mẫu nhanh chóng thâu nhiếp “ phản quán nội chiếu ” là bát nhã quán chiếu.

“ Trung ương hội ” thì khế nhập trung đạo là bát nhã thật tướng.

Giống như cái mà Ân Sư đã nói : chính là “ hai mắt phải hồi quang, một điểm chơn thái dương ”.

 

Ở đây điều mà đặc biệt phải nêu ra là các bậc đại đức ngày xưa khai ngộ kiến tánh là hễ chứng thì vĩnh chứng, giống như quặng vàng sau khi luyện thành vàng nguyên chất rồi thì vàng vĩnh viễn là vàng; vàng nguyên chất tuyệt đối sẽ không biến trở lại thành quặng vàng. Còn chúng ta thụ một chỉ của Minh Sư, dù rằng trên lí luận là phù hợp với điều kiện, nguyên lí khai ngộ kiến tánh của các bậc đại đức ngày xưa, thế nhưng chúng ta là được sự gia trì của Thiên Mệnh, sự gia bị của phật lực, chớ chẳng phải là tự thân chứng, vẫn chưa chứng ngộ. Do vậy, tuy được chỉ điểm, vẫn nên tu trì một cách tinh tấn chuyên cần, do đó Thầy đặc biệt phó chúc dặn dò “ suốt ngày luyện thần quang ”. Do vậy, phàm các Bạch Dương Tu Sĩ chúng ta, nên lúc nào cũng lấy Tam Bảo làm hành môn tu trì “ luôn luôn siêng lau chùi ” , đem một niệm thanh tịnh ngay lúc một chỉ ấy của Minh Sư hoá thành vĩnh hằng.

 

 

Chương thứ 7 : Kết Luận

 

“ Khai Kinh Kệ ” rằng :

“ Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp ,

bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ .

ngã kim kiến văn đắc thọ trì ,

nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa 

 

Muốn gặp phật nghe pháp đắc chơn đạo, nhất định phải có thiện căn, phước đức sâu dày mới được, nếu không thì tuy rằng trải qua vô lượng kiếp số, cũng khó mà gặp được Minh Sư. Nay chúng ta có thể gặp được Minh Sư, cầu chơn đạo, có thể thấy rằng trong các kiếp quá khứ đã siêng tu thiện căn, rộng gieo trồng phước đức, mới có thể gặp được thời kì Bạch Dương tốt đẹp, chính là cái gọi là “ chơn đạo khó gặp nay đã gặp ”.

 

“ Kim Cang Kinh – Phần thứ 6 ” nói rằng : “ Sau khi đức Như-Lai diệt-độ, năm trăm năm sau, có người trì-giới, tu phước, có thể sanh lòng tin nơi những câu trong bài nầy mà cho đó là thiệt, thời phải biết rằng người ấy chẳng phải chỉ vun trồng căn-lành từ nơi một đức Phật, hai đức Phật, ba, bốn, năm đức Phật, mà người đó đã vun-trồng căn-lành từ nơi vô-lượng nghìn muôn đức Phật rồi ”.

 

Chúng ta có thể đắc thụ một chỉ của Minh Sư, vốn chẳng phải là do một kiếp, hai kiếp tu mà được, mà là kết quả của từ vô lượng kiếp đến nay đã siêng tu các thiện căn, phước đức. Cũng chính vì thiện căn, phước đức có đủ, căn cơ sâu dày nên mới có thể đắc thụ một chỉ của Minh Sư.

 

Nên biết rằng con đường luân hồi khổ, sáu nẻo chẳng phải là nơi ở lâu, đây là cơ duyên cực tốt để liễu sanh thoát tử. Có một bài kệ nói rằng :

 

Có một bài kệ nói rằng : 百劫千生得此身 幾回出沒幾回尋 今生不向此身度 更待何時度此身」“ Bách kiếp thiên sanh đắc thử thân, kỉ hồi xuất một kỉ hồi tầm, kim sanh bất hướng thử thân độ, canh đãi hà thời độ thử thân ? ” ( Tạm dịch : trăm kiếp nghìn sanh đắc thân này, bao lần biến mất bao lần tìm, kiếp này chẳng hướng thân này độ, càng đợi khi nào độ thân này ? ”.

 

Lời kệ này chúng ta nên ghi nhớ kĩ trong tâm. Nếu kiếp này chẳng tu, phải đợi lúc nào đây ? kiếp này chẳng tu, kiếp sau chưa chắc đắc được thân người; tuy đắc được thân người, chưa chắc có thể gặp được Minh Sư, tuy gặp được Minh Sư, chưa chắc có cơ hội cầu đạo. Cho nên, đoạn nhân duyên tốt, thời cơ tốt của kiếp này nên chộp lấy, chớ có để trôi qua một cách lãng phí. Ngay lập tức ôm lấy cái tâm cảm ân. Cảm ân Thiên ân, cảm ân Chư Phật Bồ Tát, Chư Thiên Thần Thánh; cảm ân Sư Đức, cảm ân Tiền Hiền Đại Đức. Cảm ân nhất định cần phải liễu nguyện, liễu duyên trong liễu nguyện, liễu kiếp hoàn cố hương. Như thế trong việc báo ân liễu nguyện mà thành tựu sự nghiệp của Bồ Tát tu kỉ độ nhân tu bản thân và độ người khác ), tự giác giác tha tự mình giác ngộ và giúp người khác giác ngộ ), cuối cùng mà chứng ngộ nghĩa chơn thật của Như Lai. 

Số lượt xem : 923