BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Nguyện lực và nghiệp lực ( 2 )

Tác giả liangfulai on 2023-03-23 22:29:58
/Nguyện lực và nghiệp lực  ( 2 )

Trong “ Kinh Địa Tạng ” nói rằng : người như thế nào mới có thể tiến vào địa ngục ? một là do sự lôi kéo của ác nghiệp; hai là do sự phát huy của nguyện lực. Tương tự, con người như thế nào mới có thể thăng lên nhân gian, cõi trời vậy ? cũng một là do sự lôi kéo của thiện nghiệp, hai là do sự gia trì của nguyện lực. Con người lưu chuyển trong lục đạo ngũ thú, thậm chí tiến vào quả vị Thánh Hiền đều là tác dụng của nghiệp lực và nguyện lực.


Nghiệp lực, có khi ngoài sự kiểm soát làm chủ của bản thân bạn, sự lôi kéo của các loại nhân duyên trong quá khứ trong cuộc sống rất tự nhiên đã tạo xuống rất nhiều thiện nghiệp và ác nghiệp. Ví dụ như về mặt ác nghiệp, cái mà thân hành thì có sát sanh, trộm cắp, tà dâm; khẩu nghiệp thì có vọng ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt, ỷ ngữ; về mặt ý nghiệp thì có tham sân, ngu si, tà kiến …


Bạn đã tạo ác nghiệp thì tất có ác báo, chớ có bảo rằng bạn và người thân của bạn cứu chẳng nỗi bạn, thậm chí phật bồ tát cũng chẳng giúp gì được. Tương tự, bạn đã tạo thiện nghiệp, chẳng cần phải sức mạnh lớn gì khác giúp đỡ, bản thân bạn tất nhiên sẽ hưởng thụ thiện duyên thiện quả.

 

Nếu chẳng may bạn đã tạo ác nghiệp, thì phương pháp cứu chữa bù đắp là :

 

Thứ nhất là tiêu nghiệp. Giống như những bụi bặm trên áo quần, những vết dơ trên thân thể, bạn có thể dùng bột giặt, xà phòng để tẩy trừ ; tạo nghiệp ác rồi cũng phải biết sám hối mới có thể tiêu trừ nghiệp chướng.


Thứ hai là nguyện lực. Nguyện làm việc tốt, nguyện tồn tâm tốt, nguyện nói lời tốt, không những chỉ có nguyện lực mà còn đi tiến hành thực hiện, tự nhiên có nguyện tất thành.


  Hồi tưởng lại lịch sử của nhân loại ngày xưa, những người có quyền có thế, có tiền có địa vị, một khi nghiệp báo hiện ra trước mặt, giống như núi băng sụp đổ, trong chớp mắt thì thành Không ; lại xem một số những tiểu dân cực kì nghèo khổ khốn khó không có chỗ đứng trong xã hội, nhân tốt duyên tốt của họ một khi gặp được cơ hội tốt, tất cả những gì họ mong muốn đều không có cái gì không thành hiện thực.

 

  Thượng Trụ, Doanh Chánh, thậm chí Vương Mãng, Dượng Đế có quyền thế to lớn, đáng tiếc là nghiệp báo đến một cái thì mọi cơ ngơi to lớn đều sụp đổ, còn có chỗ nào để an thân ? Hán Cao Tổ, Chu Hồng Võ đều là những tiểu dân thôn dã, nhưng cơ hội đến một cái chẳng phải là vẫn có thể xưng vương xưng đế, nhất thống thiên hạ đó sao ?

 

Những tao ngộ ( cảnh ngộ ) của đời người giống như đi trên một con đường vậy, nhấp nhô cao thấp, lúc thì êm thấm, lúc thì gập gềnh, đấy đều là do nghiệp lực thiện ác của chúng ta khuấy động.

 

 

 

 
  Nguyện lực vượt qua nghiệp lực,

ngay lập tức tức là

 bồ tát thừa nguyện lại đến. 

 

 

 Cái gì gọi là “ thừa nguyện lại đến ” ? Nếu chúng ta phát nguyện, nguyện lực vượt qua nghiệp lực của chúng ta, chúng ta hiện tại chính là thừa nguyện lại đến. Phật Bồ Tát là nguyện gì ? chúng ta biết rằng Phật Bồ Tát ứng hóa tại thế gian này, cái thân thể này là phục vụ vì đại chúng, chẳng phải vì bản thân. Chúng ta hôm nay đắc được cái thân thể này, niệm niệm đều là vì mình; vì bản thân mình thì là nghiệp lực. Thân thể chẳng phải là của mình, thân thể là một công cụ để phục vụ tất cả mọi chúng sinh, vậy thì bạn chính là thừa nguyện lại đến, bạn chẳng khác gì với Phật Bồ Tát.

 

Cái gọi là phàm phu và Phật chỉ khác nhau ở một niệm; một niệm mê, mê cái gì ? mê rằng cái thân này là mình, mọi thứ đều vì mình, mê ! Phật Bồ Tát giác, giác cái gì ? thân thể chẳng phải là ta, thân thể là công cụ để phục vụ chúng sanh, cố gắng hết sức phát huy cái công cụ này, tạo phúc vì tất cả mọi chúng sanh, chính là một cái niệm đầu này, chuyển qua thì phàm phu đã thành phật. Chẳng vì bản thân thì phước báo vô lượng vô biên, trí tuệ vô lượng vô biên. Chúng ta ở đây làm một sự chuyển biến lớn 180 độ trong cuộc đời này khẳng định sẽ thành tựu.

 

Có một số người có “ nguyện ”, nhưng nguyện của họ lại chẳng có lực. Vì sao mà nguyện của họ không có lực vậy ? bởi vì nguyện của họ chẳng thể nào thành tựu được, cho nên nói là chẳng có lực. Có 6 nguyên nhân sẽ khiến cho “ nguyện ” chẳng có lực.

 

1. Nguyện đã phát không hợp lý

 

Ví dụ như : vừa muốn ngựa béo, vừa muốn ngựa khỏe, lại muốn ngựa chẳng ăn chẳng uống.

 

2. Hành đi ngược lại với nguyện

 

Ví dụ như : Người sống ở Đài Trung ( thuộc Đài Loan ) muốn đi đến Đài Bắc, thế nhưng lại hướng về phía nam mà đi, kết quả không thể đến được Đài Bắc. Lại như : muốn được quả báo sống lâu mà lại tạo nghiệp đoản mệnh.

 

“ Nghiệp báo sai biệt kinh ” ghi rằng :  Phật bảo Thủ Ca có mười thứ nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo cuộc sống ngắn ngủi. Thế nào là mười ?

 

Một là tự làm việc sát sanh,

hai là khuyên người khác sát sanh,

ba là khen ngợi việc giết hại,

bốn là thấy giết hại sinh tâm vui theo,

năm là đối với người mà mình oán ghét muốn họ bị tiêu diệt,

sáu là thấy người mình oán ghét tiêu diệt rồi sinh tâm vui mừng,

bảy là phá hoại bào thai,

tám là dạy người tự huỷ hoại ( tự huỷ hoại thân mình ),

chín là xây dựng lò sát sinh,

mười là tự làm vũ khí chiến tranh và dạy người tàn hại lẫn nhau.

 

Do mười nghiệp này bị quả báo mạng sống ngắn ngủi.

 

Lại có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được mạng sống lâu dài. Thế nào là mười?

 

Một là tự mình chẳng sát sanh,

hai là khuyên người chẳng sát sinh,

ba là khen ngợi việc chẳng sát sinh,

bốn là thấy người khác không sát sanh tâm sinh vui mừng,

năm là thấy người bị giết thì tạo phương tiện giúp thoát khỏi,

sáu là thấy người sợ chết thì an ủi tâm họ,

bảy là thấy người sợ sệt giúp họ được bình an,

tám là thấy những người gặp các khổ hoạn nạn thì khởi tâm thương xót, chín là thấy những người gặp phải các hoạn nạn cấp bách liền khởi tâm đại từ bi,

mười là thường bố thí cho chúng sinh các thức ăn nước uống.

 

Do mười nghiệp trên được quả báo sống lâu dài.

 

3. Nửa đường mà bỏ dở

 

 

 

 

 

 

Hoặc có người mà nguyện hợp lý, những gì mà người đó làm đúng hướng với những gì người đó đã nguyện, nhưng làm đến giữa chừng mà không thể kiên trì đến thành tựu, cho nên có nguyện mà nguyện lực không thể chịu đựng chống đỡ đến cuối cùng.

 

Dưới đây hậu học xin kể một câu chuyện có thật trên đạo trường để mọi người chúng ta cùng nhau tham khảo.

 

 

 

Giảng Sư Phạm Thánh Kiệt là người ở Chương Hoá Điền Vĩ, 18 tuổi lúc học đại học Đạm Giang thì đã cầu đạo, tham bàn đạo vụ ở giới sinh viên học sinh của đạo trường Sùng Đức Đài Bắc; mới cầu đạo thì bèn đã nhanh chóng dọn vào ở trong phật đường rồi; cầu đạo chưa đầy 10 năm, trước sau khuyến hoá đã độ hoá được hơn 5000 người. Phạm Thánh Kiệt có thể nói là một vị giảng sư trẻ tuổi tham bàn đạo vụ trong giới sinh viên học sinh của đạo trường với một tấm lòng chí thành mà đã độ được vô số bạn bè thân thích, xả bàn, độ người có thể nói là dũng cảm thẳng tiến về trước, chưa từng khiếp sợ và đắc được sự trợ hoá của Tiên Phật; nào ngờ đâu tốt nghiệp đại học rồi sau khi đi lính 2 năm ( 26 tuổi ) , bởi vì đã động một cái niệm đầu muốn chuyên đi kiếm tiền mà đã thoái mất đạo tâm chẳng tham bàn đạo vụ nữa, do vậy mà nghiệp lực bèn bám chặt theo sau, từ chỗ ban đầu vốn dĩ còn có một chút tấm lòng Bồ Tát mà dần dần đã trở thành một kẻ phàm phu tục tử, liền sau đó đã phát sinh tai nạn giao thông, cái cổ bị đứt đến chỉ còn lại khí quản và động mạch cổ; trong thời gian 3 ngày ở bệnh viện Tú Truyền đã chịu đủ thứ những hình phạt của ngạ quỷ đạo, địa ngục đạo. Lúc ở giữa cửa ải sanh tử, ông trời niệm tình Phạm Giảng Sư tu bàn đạo ở trên đạo trường vẫn được xem là có chút lòng thành nên đã để anh ta tránh né được trận giao chiến sanh tử này, để cho nhân quả 3 đời của anh ta chỉ trả trong 3 ngày và do Nam Cực Tiên Ông dẫn anh ta đi du thiên đường, trải qua khoảng 12 tiếng đồng hồ trên đó anh ta đã nhìn thấy nhân quả nghiệp lực tiền kiếp của chính mình và nhìn thấy những tội lỗi sai trái mà rất nhiều người tu đạo đã phạm phải.

 

Lời tự sự của Phạm Giảng Sư rằng :

 

“ Người tu đạo lẽ ra phải là càng tu càng bình an, cớ sao tôi lại gặp phải loại đau khổ này vậy ? Bạt mạng kiếm tiền chẳng tham bàn - từ chỗ vốn dĩ ban đầu còn có một chút tấm lòng Bồ Tát, đột nhiên chốc lát trở thành kẻ phàm phu tục tử. Trên phương diện công việc, lúc mới bắt đầu cũng chẳng phải là nghiêm túc lắm, mà trong gia đình cũng kì vọng mong đợi hậu học gửi tiền về nhà, đương nhiên là người nhà rất là oán trách, cuối cùng phụ thân bèn ra thông điệp : “ không phải là con về thì là ba mẹ gia đình sẽ lên tìm con ! ”. Hậu học ngẫm nghĩ rồi bèn về nhà trước. Trước lúc muốn quay trở về nhà thì muốn nói với Thầy Tế Công trước rằng : “ Thầy ơi thầy hãy yên tâm ! Con ở đạo trường nhiều năm như vậy, lòng tin, nguyện lập của con tuyệt đối chẳng có vấn đề ! Con về quê rồi nhất định có thể nỗ lực tham bàn ! ”. Lúc vừa mới quay về nhà, hậu học bèn tích cực liên lạc với Điểm Truyền Sư, mọi thứ đều chủ động đi tham bàn. Thế nhưng vấn đề đã đến rồi ! Chỗ mà hậu học lúc mới bắt đầu tiếp xúc trước kia là giới sinh viên học sinh của Đài Bắc, phương pháp bàn sự rất trẻ trung, hoạt bát, nay trở về Chương Hoá thì người trẻ tuổi nhất chí ít cũng là lớn gấp đôi so với tuổi của hậu học, đương nhiên là có một số phương pháp và tác phong bàn sự khác biệt, thế nhưng hậu học vẫn rất muốn tiếp cận ! Do vậy nên hậu học đã cảm thấy có một chút uỷ khuất, bèn tự khảo bản thân mình mà nói rằng : “ mình đến nơi này chẳng dung hợp nhau được, những người ở đây có phải là có ý kiến đối với mình không ? ”. Lúc mới bắt đầu thì là đi đến đạo trường 4 ngày 5 ngày mỗi một tuần, từ từ chỉ còn lại mồng một, mười lăm mới trở về phật đường; tiếp đến thì chỉ còn lại pháp hội mới xuất hiện, biết là có pháp hội thì đến một chút, chào hỏi xong rồi thì lại bỏ đi rồi. Khoảng thời gian này hậu học chuyên đi kiếm tiền, muốn khiến cho phụ thân khẳng định mình trước, kết quả là vốn dĩ ban đầu vẫn còn có chút tấm lòng Bồ Tát, bỗng chốc lát trở thành kẻ phàm phu tục tử, bèn như thế mà hoàn toàn rời khỏi đạo trường chẳng tham bàn đạo vụ nữa, Điểm Truyền Sư gọi điện đến cũng chẳng tiếp, đại khái chưa đến thời gian 3 tháng thì hậu học bèn đã xảy ra tai nạn giao thông rồi; sự sanh tử chỉ ở giữa một khoảnh khắc trong cái chớp mắt – Diêm Vương muốn bạn canh ba chết, tuyệt đối sẽ chẳng để bạn lại đến canh năm.

 

 

Giảng Sư Phạm Thánh Kiệt ( vị ngồi bên tay trái ) trả lời phỏng vấn

về trải nghiệm phẫu thuật sau tai nạn giao thông

 

 

4. Chưa có học tốt năng lực bài trừ những chướng ngại

 

Hoặc có người mà nguyện hợp lý, những gì mà người đó làm đúng hướng với những gì người đó đã nguyện, kiên trì muốn đến thành tựu cuối cùng, nhưng vì chưa có học tốt năng lực bài trừ những chướng ngại, cho nên một khi chướng ngại đến thì đã bị mắc kẹt, muốn tiến về trước để thành tựu những gì đã nguyện cũng không có năng lực. Ví dụ như lái xe muốn đến Đài Trung, kết quả bị nổ lốp xe rồi, cũng chẳng có lốp dự bị, cũng chẳng có mang theo điện thoại, phía trước chẳng có thôn, phía sau chẳng có tiệm, lại lạc đường chạy đến vùng đất hoang chẳng có người và xe cộ qua lại, mà xăng cũng chẳng đủ. Nếu như có chuẩn bị sẵn lốp xe dự bị, có tiền, có điện thoại, có thêm đủ xăng, có đem theo bản đồ…thì sẽ chẳng có việc bị mắc kẹt.

 

5. Vô tri tự cho mình đúng mà làm phá hoại nhân tốt duyên tốt.

 

Ví dụ như : dục tốc bất đạt, làm một việc thừa. Chính là cái gọi là : “ cơm chưa chín chớ có tùy ý mở ra; trứng chưa chín chớ có tùy ý tự đục khoét ”. Có một số người vốn dĩ rõ ràng nguyện hợp lý, những gì mà họ làm đúng hướng với những gì họ đã nguyện, tâm chẳng thoái chuyển, hàng phục chướng ngại, nhưng mà chính là “ tâm nóng vội ” hoặc là “ nhiều chuyện ” mà đã phá hư mất nhân duyên tốt, cho nên chẳng thể thành tựu điều mà họ đã nguyện. Nên biết rằng “ Kim Cang Kinh ” chính là dạy cho chúng ta hàng phục những chướng ngại của tâm bồ đề ! Chúng ta phải đem tất cả mọi nhân duyên đều hóa thành trợ duyên của việc thành tựu vô thượng bồ đề.

 

6. Thất bại ở rào cản cuối cùng

 

Vì sao thất bại ở rào cản cuối cùng ? hoặc có người mà nguyện của họ hợp lý, những gì mà họ làm đúng hướng với những gì họ đã nguyện, tâm chẳng thoái lùi, hàng phục chướng ngại, chẳng phá hoại nhân duyên, nhưng thất bại ở rào cản cuối cùng. Như có người muốn đến chùa Nam Hoa, cũng lái xe lái đúng đường, cũng chẳng có nửa đường mà từ bỏ, cũng có năng lực bài trừ chướng ngại, cũng chẳng có phá hoại nhân tốt duyên tốt, cuối cùng đến được trước cửa, thế nhưng điện thoại di động reo lên một cái có chuyện gấp, thì quay trở về rồi. Bất luận gấp cỡ nào, ít nhất tiến vào lễ phật một cái rồi mới trở về vẫn chưa muộn.

 

Nếu như có người khi phát ra thiện nguyện, có thể tránh khỏi 6 nhân duyên này thì nhất định có thể thành tựu những điều mình đã nguyện. Cho nên nguyện của người đó là có lực ( sức ) ! Những nguyện mà có thể đem 6 nhân duyên này trừ bỏ đi thì mới thật sự là “ hành nguyện ”, cũng chính là thật sự “ hồi hướng ”.

 

Chúng ta phát nguyện thành tựu vô thượng bồ đề cũng là phải quán chiếu dựa theo tình hình thực tế mà đi trừ bỏ 6 cái nhân chướng ngại bồ đề tâm. Nguyện lực thuộc về một loại nghiệp lực. Nhưng nguyện lực có thể chuyển nghiệp lực. Nguyện, là thuộc về “ ý nghiệp ”. Nguyện lực là thuộc về “ nghiệp ”, là lực kết hợp của thân, khẩu, ý nghiệp. Nguyện lực thật chính là “ lực của nguyện nghiệp ”. Có nguyện mà chẳng có hành thì chẳng thành tựu được những điều đã nguyện. Phát nguyện mà không thoái chuyển thì ở trong pháp nhân duyên của vị lai nhất định có cái nhân duyên ấy, chỉ là có lúc chẳng thể một đời người mà thành tựu. Chính là do như vậy, cho nên “ phát tâm bồ đề không thoái chuyển ” là cái nhân chính của việc thành phật.

Số lượt xem : 509