Nguyện Lực Và Nghiệp Lực ( 1 )
Địa Tạng Bồ Tát lấy nguyện lực làm duyên : “ chúng sanh độ tận, mới chứng bồ đề, địa ngục không trống, thề không thành phật ! ”
Nghìn vạn năm nay, 4 câu kệ nguyện vô lượng này của Địa Tạng Bồ Tát đã chỉ ra cho người đời con đường thành Phật, thắp lên ngọn đèn sáng mãi ngày đêm bất diệt cho phật pháp.
Trong việc tu hành, có gặp phải chướng ngại là do nghiệp lực quá nặng, mà nguyện lực chẳng đủ, nguyện lực của bạn vẫn chưa có vượt qua nghiệp lực. Nếu như lòng quyết tâm đủ lớn, nguyện lực đủ mạnh thì chẳng có ai có thể ngăn cản được bạn, chẳng có ai có thể làm chướng ngại bạn.
Chúng ta thường nói “ nguyện lực ”, “ nghiệp lực ”. “ Nguyện lực của chư phật bồ tát như thế nào ? ”, “ nghiệp lực của chúng sanh chúng ta lại như thế nào ? ”
“ Nghiệp ” là gì ? “ nguyện ” lại là cái gì ? “ vì sao nó có một loại sức mạnh ” ?
“ Nghiệp ” có sức của nghiệp, “ nguyện ” có sức của nguyện, nếu như “ nghiệp ” chẳng có sức mạnh thì sẽ không dẫn chúng ta đi; “ nguyện ” nếu như không có sức mạnh thì cũng sẽ không dẫn chúng ta đi.
“ Nghiệp ” có thiện nghiệp, ác nghiệp. “ Nguyện ” nếu là nguyện của phật bồ tát thì là tốt, nhưng nguyện của chúng sanh phàm phu thì không hẳn hoàn toàn là tốt, có lúc cũng sẽ có cái không tốt, những nguyện lực không tốt thì đã trở thành “ nghiệp lực ”.
“ Nghiệp lực ” mà ở đây nói là thiên nặng về cái không tốt, “ nguyện lực ” thì thiên nặng về mặt tốt.
“ Nguyện lực ” chính là một mục tiêu, nguyện vọng tốt để làm người. Nếu là người học phật thì là phải phát nguyện; “ phát nguyện ” và “ ước nguyện ” không giống nhau.
Ví dụ như : những người bình thường không nhất định là ước nguyện đối trước phật bồ tát. Có thể là đối với sơn thần, thổ thần, địa thần, thần thành hoàng …do gia đình có vấn đề hoặc gặp phải bất trắc mà đưa ra một điều ước nguyện đối trước các vị thần. Sau này nhất định phải trả lễ, lúc ban đầu đã hứa cam kết thế nào thì phải trả lễ như thế ấy, đấy là có điều kiện.
Thế nhưng “ phát nguyện ” của phật giáo là không mang theo điều kiện, mà phát nguyện cũng không nhất định là đợi đến khi có vấn đề mới phát nguyện. Giống như trẻ con học hành là rất tự nhiên, bất luận tương lai sau này thành công hay không vẫn phải học hành, tất cả đều là tự nhiên, chẳng có chút tạo tác.
“ Phát nguyện ” là dùng tâm thái của lí trí để phát nguyện, dùng trí tuệ để phán đoán, bất luận mình nhận biết hay không, có liên quan với mình hay không, giống như là dùng trí tuệ muốn thành phật, phát nguyện cầu vô thượng đạo, rộng độ chúng sanh; hoặc dùng tâm từ bi, tâm trí tuệ giúp đỡ chúng sanh, cứu mọi khổ nạn, thành tựu nguyện lực của mình. “ Phát nguyện ” phải có sức, đồng thời không gián đoạn, nếu phát nguyện chẳng có sức thì đã thành “ không nguyện ”, chẳng có tí kết quả.
“ Nghiệp ” là hành vi mà chúng ta đã làm. “ Lực ” là sức mạnh âm thầm, có một luồng sức hấp dẫn, nhưng không nhìn thấy được. “ Nghiệp lực ” là mang theo sự ngu si, phiền não mới tạo ra những nghiệp này, còn về phần có lực ( sức ) hay không thì hoàn toàn xem sự nặng nhẹ, hoặc là có gián đoạn hay không của nghiệp đã tạo.
“ Nguyện lực ” và “ nghiệp lực ” có thể chia ra 4 giai đoạn để nghiên cứu :
1. Có nghiệp lực, không có nguyện lực
2. Không có nghiệp lực, cũng không có nguyện lực
3. Có nguyện lực, cũng có nghiệp lực
4. Có nguyện lực, không có nghiệp lực
Bốn loại này đều có liên quan với chúng ta !
Trước hết nói về “ có nghiệp lực mà chẳng có nguyện lực ”, loại này thì đại bộ phận là người của nhân gian, người của cõi trời, hoặc những chúng sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Những gì mà cơ thể họ làm, miệng họ nói có cái thiện cũng có cái ác. Nghiệp là nhân, có nhân thì có quả. Vì sao mọi người đều là con người, lại có người chịu khổ, có người vui vẻ khoái lạc, có người hưởng phước, có người chịu tội ? đấy đều là nghiệp lực đã chiêu cảm. Nếu như nghiệp nhẹ, có thể vẫn chưa dẫn đến chiêu cảm quả báo; có người có nghiệp lực, nhân duyên chưa đến, cũng chẳng chiêu cảm. Nếu nghiệp lực nặng, thời gian, nhân duyên chín muồi thì quả báo khó tránh khỏi.
Có người đột nhiên hoàn cảnh biến thành trở nên xấu, hoặc biến tốt, đều là “ nghiệp lực ”. Cho nên con người khi hoàn cảnh tốt thì phải biết tri túc thường lạc ( biết bằng lòng với số phận, hài lòng với hoàn cảnh hiện tại thì thường được vui vẻ ), không thể tham lam. Lúc hoàn cảnh không tốt thì phải gánh chịu, chớ có mà không cam tâm. Bởi vì tất cả mọi thứ đều là do bản thân mình làm ra, phải tự mình gánh chịu lấy.
Bất luận vui khổ đều không lâu dài, nếu cả một đời người chịu khổ, thì có thể là :
1. Ngạ quỷ, súc sanh chuyển kiếp đến
2. Tạo nghiệp quá lớn
Nếu cả một đời người thụ lạc, thì có thể là :
1. Trên trời xuống, hưởng thụ đại phú đại quý tại nhân gian
2. Kiếp trước tu phước rất nhiều, nhưng không đủ tư cách lên trời, nếu ở nhân gian thì rất giàu có sung túc.
Như thế có thể thấy rằng “ nghiệp lực ” không thể tách rời với mỗi cá nhân, trước hết phải làm rõ bản thân của “ nghiệp ” , lại cộng thêm “ nguyện lực ” thì rất tốt rồi.
Trên kinh phật nói rằng : “ nghiệp lực ” của chúng sanh vô cùng lớn, lớn đến nỗi “ có thể bằng với núi Tu Di, có thể sâu tựa biển lớn, có thể làm chướng Thánh Đạo ”
Ngược lại, nếu nguyện lực cũng giống như nghiệp lực, vậy thì mỗi người đều sớm đã trở thành phật rồi. Chính là vì nguyện lực của mỗi người chống đỡ không nổi nghiệp lực, cho nên mới có đủ thứ điều không như ý. Bình thường thì những người thường đối với đại ác thì tránh, đối với tiểu ác thì vẫn cứ làm.
Trên kinh phật nói rằng : “ chớ có xem thường cái ác nhỏ, tưởng rằng vô tội, chớ xem nhẹ cái thiện nhỏ mà không chịu làm ”
Thật ra thì cái ác nhỏ cũng không được làm, cũng giống như “ nước chảy nhỏ giọt tuy ít, nhưng nhỏ dần dần cũng đầy bồn lớn ” vậy. Nghiệp lực nếu tạo nhiều rồi, thì “ cha con thân thiết nhất cũng đường ai nấy đi, cho dù tương phùng trở lại, nghiệp báo cũng chẳng thể gánh chịu thay ”. Ví dụ như : phụ thân có bệnh, con cái muốn chịu thay, nhưng đấy là việc không thể được. Nghiệp lực của bản thân thì tự mình gánh chịu. Người xưa nói rằng : ông tu ông đắc, bà tu bàn đắc, không tu không đắc ” cũng hoàn toàn là cái đạo lí này.
Trên kinh phật nói rằng : “ chúng sanh khởi tâm động niệm chẳng có cái nào không phải là tội, chẳng có cái nào không phải là nghiệp ” , giống như 4 điều tội án nặng nhất : sát, đạo, dâm, vọng mọi người đều có. Chúng sanh nếu gặp được thiện duyên, có thể làm chút việc tốt, nhưng trong chốc lát lại thoái tâm rồi : nếu gặp phải ác duyên thì sức lôi kéo cực lớn, giống như đi trên con đường bùn lầy vào ngày mưa, trên người vác lấy một tảng đá lớn, càng lún càng sâu, chân càng kéo nhấc không ra khỏi, may mà gặp được một người bạn tốt giúp cứu ra khỏi vũng lầy, khuyên anh ta rằng sau này chớ có đi con đường lầy lội này nữa, nhưng mà đến lúc thì lại quên mất đi.
Con người vào những ngày như ngày lâm chung, lúc ra đời, bi thương hoặc vui sướng, đầy tháng …đều chẳng nên tiếp tục sát sanh hại mệnh nữa để tránh lại tạo ác duyên. Chúng sanh là “ lúc đến vui vẻ, lúc đi bi thương ” , cho dù là ngày lớn của sanh tử vẫn còn phải đi tạo nghiệp. Mọi người đều biết rằng sát sanh sẽ phải gánh vác nhân quả, định nghiệp khó trốn thoát; bình thường nếu đem tâm đặt trên sự ôn hòa, trên sự từ bi thì có thể sửa đổi không muốn sát sanh.
Nếu chẳng may xuống địa ngục, trở ra trở vào, sanh sanh tử tử, tử tử sanh sanh, đi lại luân chuyển, đấy đều là quan hệ của “ nghiệp ”
Nghiệp có dẫn nghiệp, mãn nghiệp, cộng nghiệp, bất cộng nghiệp, có biểu nghiệp và vô biểu nghiệp, đơn giản phân tích như sau :
Dẫn nghiệp : chính là tổng của nghiệp nhân. Ví dụ : tâm sân hận quá nặng – đọa địa ngục, tâm tham lam quá lớn – đọa vào ngạ quỷ đạo, ngu si quá mức – đọa vào súc sanh đạo, những cái này đều là dẫn nghiệp.
Mãn nghiệp : là biệt nghiệp, nghĩa là nghiệp cá biệt. Ví dụ như : sanh, lão, bệnh, tử, thọ mệnh dài ngắn, phú quý, bần tiện, hưởng thụ …mỗi người đều khác nhau.
Cộng nghiệp : tức là nghiệp chung. Ví dụ như : cùng làm chung trong một công ty, cùng làm một loại việc, hoặc là núi sông đại địa tất cả mọi người đều nhìn thấy, đấy chính là cộng nghiệp.
Bất cộng nghiệp : là nghiệp không giống nhau. Ví dụ như : mỗi người mặc trang phục khác nhau, , sống trong những ngôi nhà khác nhau; cũng là nhận lương, nhưng có người đem tiền để đi cứu tai cứu nạn, làm việc tốt; cũng có người lấy tiền đi đánh bạc, hút chích, những cái này đều là bất cộng nghiệp.
Hữu biểu nghiệp : là nghiệp mà có thể biểu đạt ra được, như là thân thể của chúng ta đích thân đi thực hiện, những gì mà chúng ta nói. Hữu biểu nghiệp lại có thể chia làm :
1. Dưỡng nghiệp
2. Ác nghiệp : cùng là một đôi tay, có thể hợp chưởng chấp lại, chào hỏi, lễ phật, đấy là thiện nghiệp; nhưng cũng có thể cầm dao làm chuyện xấu, đấy là ác nghiệp. Có một số người cứ hay là vô cùng khiêm tốn, vui vẻ, nhìn thấy người thì khen ngợi, lại có người nhìn thấy người khác thì mắng, những cái này hoàn toàn là “ hữu biểu nghiệp ” có thể biểu đạt ra.
Vô biểu nghiệp : là nghiệp chẳng cách nào biểu đạt ra được, tuy rằng thân đã làm qua, miệng cũng nói qua, nhưng vẫn có những niệm đầu tốt hoặc xấu, ở trong tâm có một luồng sức mạnh tiềm ẩn không ngừng tuần hoàn, đấy gọi là “ vô biểu nghiệp ”. Loại “ vô biểu nghiệp ” này sẽ không tản ra, sẽ không mất đi ( tức là vĩnh viễn sẽ không mất đi ), cũng giống như có người đã giết người rồi, cảnh sát, người thân đều không biết, nhưng “ vô biểu nghiệp ” trong lòng của hắn bất luận đến nơi nào cũng đều đang vận chuyển trong tâm, lúc nào cũng sẽ nơm nớp lo sợ, giống như trồng đậu nành, đậu phộng chôn ở trong đất rồi cũng sẽ nảy mầm; vô biểu nghiệp nếu nhiều quá rồi thì sẽ tạo thành biểu nghiệp, thì sẽ đi nói, đi làm. Cho nên, chúng ta làm ăn, làm việc tốt hoặc làm những việc không tốt đều sẽ lên kế hoạch trước phải làm như thế nào, khi lên kế hoạch là “ vô biểu nghiệp ”, khi làm ra ngoài thì là “ hữu biểu nghiệp ”
Có những nghiệp nhân này rồi, khi chịu quả báo có ai có thể nhìn thấy được ? có những kẻ xấu hưởng phước cả đời người, có những người tốt thì lại rất khổ, một chút cũng chẳng có quả báo tốt, cái này lại phân chia làm :
1. Thuận hiện nghiệp thọ báo
2. Thuận thổ nghiệp thọ báo
3. Thuận hậu nghiệp thọ báo
Nếu như “ nghiệp ” của người nặng, hiện tại thì chịu quả báo, chính là cái gọi là “ hoa báo ”, ngoài ra có một loại “ báo định thời bất định ”, hoàn toàn xem sự nặng nhẹ của nghiệp để sắp xếp thời gian trước sau; lại còn có một loại “ thời định báo bất định ” thì là thời gian đã định rồi, phải chịu báo kiểu gì đều vẫn chưa định.
Trên kinh phật nói rằng : “ giả sử trăm nghìn kiếp, nghiệp đã tạo chẳng vong, khi nhân duyên hội ngộ, quả báo trả tự chịu ”
Con người nếu chẳng có “ nguyện lực ” thì “ nghiệp ” là tuyệt đối trốn chẳng thoát.
“ Phát nguyện ” có thể chuyển nghiệp. Có người nói rằng định nghiệp không thể chuyển, thật ra hoàn toàn xem “ nguyện lực ” và “ công tu ”, nghiệp vẫn là có thể chuyển được.
Nếu người tạo trọng tội, nay sám hối phát nguyện, quyết tâm trì giới, tu trì, tu tuệ thì nghiệp nặng vẫn có thể giảm nhẹ. Có thể không nhất định phải chịu, nhưng nếu như tuổi thọ đã mãn rồi, nghiệp nặng đã tạo bèn chẳng có cơ hội để cứu vãn, kiếp sau bèn phải chịu khổ. Người xưa nói rằng : “ Chớ bảo già rồi mới học đạo, mồ hoang toàn là tuổi thanh niên ”. Có người nói rằng tạo tội nhỏ không sợ, nếu chỉ tạo tội mà chẳng tu thì cũng vẫn phải chịu báo.
“ Phát nguyện ” là mục tiêu của chúng ta, là hy vọng của chúng ta, phát nguyện rồi thì nhất định phải đích thân đi ra sức thực hiện, không thể gián đoạn, không thể có tâm thoái lùi, phải ôm lấy “ lòng tin ”, “ lòng thành tâm ”, “ lòng nhẫn nại ”, rồi cũng sẽ có một ngày sẽ đạt được mục đích. Khi nghiệp báo đến, phải ngay lập tức gánh vác, nhẫn chịu, vả lại càng tinh tiến dụng công mới có thể từ từ chuyển nghiệp, cũng duy chỉ có như vậy mới có thể được cứu. Những đạo lý này đều có những ghi chép tường tận trong kinh phật.
Cuối cùng, khuyên mọi người hãy phát nguyện lớn, tiêu nghiệp chướng, sớm ngày thành phật đạo.
Số lượt xem : 1942