BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Lập Nguyện Liễu Nguyện

Tác giả liangfulai on 2022-09-23 21:08:24
/Lập Nguyện Liễu Nguyện

Trước Phật, lập nguyện nhất thời

Cả đời liễu nguyện hành y theo lời

Chẳng hành, chỉ lập không thôi

Thì Phật vẫn đợi liễu thời kiếp sau. 

 

Lúc cầu đạo đã lập 10 điều đại nguyện rồi, chẳng phải lập xong rồi thì thôi đâu, mà là phải đi bàn đạo thực tiễn. Tu đạo nay là đắc trước tu sau. Nếu có thể dựa theo nguyện mà đi tu bàn, vậy thì với Chư Thiên Tiên Phật chẳng có sai khác.


 

 


Con lập nguyện chẳng thể liễu, khó mà về cố hương

 

Mười điều đại nguyện : Chúng ta lúc cầu đạo đã lập 10 điều nguyện lớn, đấy là những đại nguyện căn bản, là những nguyên tắc lớn tu hành.

 

  1. Thành tâm bảo thủ
  2. Thật tâm sám hối ( Càn ) ; Thật tâm tu luyện ( Khôn )
  3. Không hư tâm giả ý
  4. Không thối rút chẳng tiến về trước
  5. Không khi sư diệt tổ
  6. Không xem thường Tiền Nhân
  7. Phải tuân thủ phật quy
  8. Không tiết lộ thiên cơ
  9. Không giấu đạo chẳng hiện biết Đại Đạo bảo quý mà chẳng độ người, sợ người khác biết, chỉ lo tốt bản thân, chẳng quan tâm đến lợi ích cơ hội cầu đạo, tu bàn của người khác ). 

 

  1. Phải lượng sức mà làm ( Càn ) ; phải thành tâm tu luyện ( khôn )

 

Sáu điều Thánh Nguyện :

 

1.Trọng Thánh khinh Phàm : Xem trọng việc Thánh một chút, xem nhẹ việc Phàm một chút, hy sinh phụng hiến nhiều, tiếp cận phật đường nhiều, tham dự giúp đỡ bàn đạo nhiều, tham khảo nghiên cứu kinh huấn nhiều.

 

Có người nói : “ trước nhất là lo cái bụng, kế đến mới lo Phật Tổ ”, phải lo cho cái bụng, cũng phải chăm lo việc của Phật Tổ, bụng ăn vừa đủ no thì được rồi, ăn quá nhiều cũng không tốt. Nếu như có bạn bè muốn mời đi ăn cơm, vừa đúng lúc ấy có người mời bạn đi giảng đạo, vậy thì muốn đi ăn hay là đi giảng đạo ? Việc phàm không làm lúc này thì lúc khác còn có thể làm bù lại, tiền một ngày không kiếm được thì lúc nào khác đều có thể kiếm lại, việc Thánh lỡ qua một lần rồi thì mất đi một lần cơ hội; cũng giống như đến dự pháp hội vậy, cậu bảo rằng 3 hôm này chẳng rỗi, qua hai ngày nữa mới có thời gian, ngày mai đến thì cậu muốn nghe ai giảng đây, còn có người giảng nữa sao ? Có người nói “ tôi chẳng có thời gian ! ”, anh chẳng rỗi, tôi cũng chẳng rảnh, ai rỗi nhất đây, mọi người bảo xem ai rỗi nhất đây, người rỗi nhất có 3 loại người :

a.Người chết : chẳng sợ rét, ấm, lạnh, nóng, ra khỏi nhà phải có tám người khiêng, kèn thanh la vang rền thùng thình inh ỏi.

b.Người bệnh : có không rỗi đi chăng nữa cũng phải tìm thời gian sinh bệnh.

c.Kẻ điên : mỗi ngày nhàn rỗi chẳng có việc gì làm cũng chẳng cần phải ưu sầu.

Vậy nên chúng ta bận cỡ nào cũng phải giành ra thời gian rỗi để tu bàn đạo, độ hoá thành toàn các thiện nam tín nữ, bạn bè thân thích ít nhiều cũng phải độ vài người, từ từ bèn có thể tu thành. Thầy Tế Công đã từng nói qua rằng : “ một ngày dành ra hai tiếng để tu bàn đạo thì thành Phật có thừa ”.

Kệ rằng :

Trọng Thánh khinh Phàm sơ phát tâm,

Noi theo tinh thần của Tiền Hiền,

Việc Thánh người người đều có phận,

Khoanh tay đứng nhìn là kẻ ngốc.

 

2. Tài Pháp song thí : Tài thí là dùng tiền tài để trợ đạo.

Pháp thí là giảng đạo cho người nghe, đưa người đến cầu đạo, khéo nắm bắt các cơ hội liễu nguyện, thì mới có thể tuỳ duyên liễu nghiệp.

 

Hành tài thí : Phát tâm in ấn thiện sách trợ đạo, trợ người thành lập phật đường, trợ người khai hoang xiển đạo, hoặc là tốn tiền xe đi độ người, đấy đều là tài thí.

 

Tài thí giống như nước trong giếng,

Một bên múc nước một bên sinh,

Ba ngày năm hôm chẳng múc nước,

Nào từng ngập đến mép giếng đâu ”.

 

Có lòng thành hành tài thí, ông trời nhất định sẽ trợ giúp, ông trời sẽ giúp đỡ thế nào đây ? Thành tâm trợ đạo như vậy, Tiên Phật phù hộ, gia đình bình an, ít vào bệnh viện hai lần, tiền tài dùng trên việc bàn đạo, vừa có công lại vừa vui vẻ. Anh bảo rằng như thế có công, vậy thì tôi vì để bày tỏ lòng thành, đem toàn bộ tài sản đều hiến ra hết, như thế có công không ? có, thế nhưng như vậy cũng có lỗi, vợ con gửi nhờ người khác nuôi, sao mà chẳng có lỗi được, có thể tài thí thì phải lượng sức mà làm, dưới đây xin kể một câu chuyện.

 

Lúc bấy giờ ngài Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh thuyết pháp, mỗi người đều muốn hiến một ngọn đèn, có một bà lão chẳng có tiền lại muốn đi nghe pháp, bất đắc dĩ đã cắt bỏ đi 3000 sợi tơ phiền não để mua một ngọn đèn dầu, sau đó ma đến làm nhiễu loạn, duy chỉ có ngọn đèn của bà lão ấy là càng thổi càng sáng, do đó Tiên Phật hoàn toàn xem lòng thành của con người; giống như càn đạo : chẳng hút thuốc uống rượu, một ngày 10 đồng, một tháng đã được 300 đồng, dùng trên việc bàn đạo thì công đức vô lượng, chớ có đi đến những nơi thanh lâu tửu điếm.

 

Khôn đạo bảo rằng: anh nói xem chồng tôi một ngày cho tôi 30 đồng mua rau cải thức ăn, tôi mua 5 đồng, còn lại 25 đồng dùng để hành công in ấn sách khuyến thiện, như thế có được không ? Không được, nhân đạo cũng phải chăm lo cho tốt, chỉ mỗi lo cho Thiên đạo thì cũng không được, cái thứ mà “ thoa một cái ” ( son phấn ) thì bớt mua một hộp, để dành hành công thì công đức vô lượng. Tu đạo phải quay về lại bổn lai diện mục, diện mục vốn có thì được rồi, trời nóng đổ mổ hôi các cô có dám lau chùi mồ hôi một cách tự nhiên không ? Chỉ cần chấm một chút thì đủ rồi. Có người phía trước thì trắng trắng rất đẹp, phía sau thì đen thui trông không đẹp mắt lắm.

 

Tài thí có hạn, pháp thí vô lượng.

 

“ Tài như nước đến pháp như thuyền,

Trợ đạo bàn đạo cả hai kiêm,

Năng lực mỗi người tận biểu hiện,

Tấc công chẳng giấu trợ thiên bàn. ”

 

Hành Pháp thí : pháp thí chính là giảng đạo, có người nói rằng : “ tôi chẳng biết nói giảng ”, các vị Tiền Hiền có bao nhiêu người đã từng độ người qua rồi ? Các vị độ người lẽ nào là ra hiệu bằng tay mấy cái thì người ta bèn đến cầu đạo đó sao ? có phải là phải giảng nói vài câu, đấy chính là pháp thí.

Độ người và giảng đạo đều là pháp thí, có người nói rằng phải đi làm chẳng có thời gian, đi làm cũng có thể độ người được mà.

Càn đạo mỗi ngày tan ca, cùng đi với nhau, một ngày nói vài câu, lâu rồi thì đã độ được rồi.

Khôn đạo rằng : “ Càn đạo đi làm có thể độ người. Khôn đạo tôi đây mỗi ngày giặt giũ quần áo, mua rau, nấu cơm chưa từng ra khỏi cửa, phải làm sao mà độ người đây ? ”. Vậy thì Cô hãy xem coi hàng xóm lúc nào giặt giũ, thì tay vừa giặt, miệng vừa nói cũng được. Nếu không thì đợi khi cô ta đi chợ mua rau cải thì cố ý đi cùng, một ngày, hai ngày, lâu ngày rồi nhất định bị cô độ được.

 

Pháp thí công đức là vô biên,

Tuỳ duyên độ hoá rộng thành toàn,

Dùng miệng lưỡi nhiều làm phương tiện

Thay trời tuyên hoá tức Thánh Hiền.

 

3. Thanh Khẩu Như Tố :

Thanh khẩu : thức ăn vào miệng phải thanh tịnh, lời nói ra miệng phải thanh.

Như tố :     nghĩa là trì chay. Cả 3 phương diện thân khẩu ý đều phải làm được tới thanh tịnh.

Thanh khẩu như tố phát từ bi,

Từ nay cắt đứt oán Lục Súc,

Phật bàn liệt sẵn tên trước tiên

Tấm lòng rộng mở yêu muôn vật.

 

4. Xả thân bàn đạo : hộ trì đạo trường, thúc đẩy đạo vụ, làm việc chẳng từ lao khổ vất vả, chẳng oán than cực nhọc mỏi mệt, tích cực gánh vác, chịu cực chịu khó, chẳng oán chẳng hối mới có thể gánh vác nhiệm vụ trọng trách to lớn, vì chúng sanh làm đại sự.

 

Xả thân bàn đạo Bồ tát nguyện

Ơn trên lấy nhận được tấm lòng,

Vì đạo chống đỡ mọi Ma nạn,

Xả mình vì chúng danh thơm truyền.

 

5. Khai sáng thiết lập phật đường : sáng tối hiến hương siêng khấu đầu, sám hối lỗi lầm sai trước kia, thành tâm sám hối thảy đều dứt, độ người cầu đạo lại thành toàn, mở các lớp pháp hội, lớp nghiên cứu tiến tu, đào tạo ra các nhân tài trụ cột cho đạo trường.

 

Khai thiết Phật đường hiếu đầu tiên,

Tiếp dẫn Phật tử nhận Mẫu nhan,

Sớm tối cũng có thể phụng kính,

Gặp dữ hoá lành diệu vô biên.

 

Hoạt Phật Ân Sư từ bi rằng : Phật đường là nơi giới thiệu thiên đường, là nơi làm việc, xử lí các sự vụ của Tam Tào ( Thiên Tào, Nhân Tào, Địa Tào ), là nơi cải tiến học Phật, là nơi tu luyện để thành đạo, là trạm tiếp nhiên liệu của công đức tây phương, là trạm cứu tế linh tánh của chúng sanh, là trường đại học bồi dưỡng phẩm đức, là phước địa tránh kiếp tị nạn, là nơi ưa thích của tiên phật, là nơi thanh tịnh xả niệm.

 

6. Khai hoang hạ chủng : đưa phật pháp đại đạo truyền đến khắp mọi miền, trong và ngoài nước.

Khai hoang hạ chủng nguyện to lớn,

Lập nguyện liễu nguyện đồng thời làm,

Năng lực mỗi người tận biểu hiện,

Tấc công chẳng giấu trợ thiên bàn.

 

Cái đạo liễu nguyện

 

1.Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo : thay Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư bố đức một cách đúng lúc hợp thời, xiển thuật tinh thần hy sinh phụng hiến, vì đạo bỏ ra tâm sức của Tiền Nhân, Điểm truyền Sư. Tuân theo những lời từ huấn của thầy, noi theo những phẩm hạnh việc làm của thầy, có lệnh thì chẳng dám làm trái, chẳng có lệnh chẳng dám tự ý tuỳ tiện, nhận lí thật tu, đưa ra lời khuyên bảo đúng lúc.

 

2.Tuân thủ phật quy, xả thân bàn đạo : quen thuộc phật quy lễ tiết, tuân giữ các điều lệnh phật quy, phải tuân theo Tam Thanh Tứ Chánh ( Thánh Phàm thanh, Tiền Tài thanh, Nam nữ thanh, tâm chánh, thân chánh, ngôn chánh, hành chánh ), hộ trì đạo trường, thúc đẩy đạo vụ, yên phận giữ mình, làm tốt trên cương vị bản thân, tận chức trách của mình, cùng gánh lấy sứ mệnh thì mới có thể tuỳ duyên liễu nghiệp.

 

3.Tam thí song tiến, tu đạo không rời : tài, pháp, vô uý tam thí, tận sức mà làm, khéo nắm bắt lấy các cơ hội liễu nguyện thì mới có thể tuỳ duyên liễu nghiệp. Không rời xa phật đường, không rời kinh điển, không rời thiện tri thức để củng cố đạo tâm, tăng thêm cơ hội liễu nguyện.

 

4.Nhận lí thật tu, đầu cuối như một : không dựa vào những kích động của tình cảm con người mà tu bàn, chẳng vì tâm có chỗ mong cầu mà tu bàn, không vì nghịch cảnh mà lơ là sao lãng nhiệm vụ. Ôm giữ cái tâm sơ phát ban đầu, thành tâm bảo thủ, vĩnh viễn chẳng thoái chí. Vui vẻ làm, cam nguyện chịu, liễu nguyện là bổn phận, chớ chẳng phải là việc có chỗ đòi hỏi, mong cầu. Thời khắc mạt hậu này vạn giáo cùng phát, mỗi mỗi đều hiển những bản lãnh năng lực kì lạ, phải nhận lí quy chơn, chẳng mê tín theo đuổi một cách mù quáng, phải thật thà tu luyện. Thời kì mạt pháp, dị đoan bàng môn chánh tà đều ra, chân tu đạo thì phải lấy Giác làm thầy, thường bảo vệ gìn giữ cái tâm sơ phát ban đầu thì thành đạo có thừa.

 

5.Đồng tâm đồng đức cùng lái pháp thuyền : Mang giữ một tấm lòng trời, gặp lành thì trợ giúp, gặp việc thì giúp làm, buông xuống những Ngã chấp, Ngã kiến, không so đo tính toán, thấu hiểu thông cảm nhiều, bao dung nhiều, không phân biệt, buông bỏ cái tôi riêng tư, lấy đại thể làm tiền đề, cùng chung tay chung sức đi hộ trì cho đạo trường lớn, cùng cứu vãn các đại kiếp nạn.

 

6.Chánh tâm tu thân, khéo tận thiên chức : việc học ở cửa thánh chẳng qua là sự chánh tâm thành ý mà thôi. Sách trung dung rằng : “ quân tử làm tốt ở trên cương vị của mình ”.

 

7.Lập nguyện liễu nguyện, tinh tấn chẳng mỏi lười : nếm khổ mới có thể liễu dứt cái khổ, liễu nguyện mới có thể trở về cố hương. Sám hối sửa lỗi là sự tinh tấn thật sự, ôm đạo phụng hành là sự tinh tấn thật sự.

 

8.Khai hoang xiển đạo, hoằng pháp lợi sanh : khai hoang là khai cái hoang của mẫu ruộng tâm, những cỏ tạp dại của các tập khí chẳng nhổ trừ đi thì là hoang, chẳng vun bồi công đức thì là hoang. Trừ bỏ đi những tập khí, vun bồi thêm công đức, dựng lập cái gốc rễ căn bản rồi thì tự nhiên bèn có đạo, cái mà xiển phát chính là đạo của lương tâm. Giảng đạo không rời thân, thuyết pháp chẳng rời tánh. Thứ mà chúng sanh cần nhất chính là cổ đạo và cương thường, làm đến đâu giảng đến đấy, hiện thân thuyết pháp, là thật sự lợi ích chúng sanh.

 

Hoạt Phật Sư Tôn rằng : “ Các con ở Lí Thiên đã lập những nguyện gì, thì đến nhân gian bèn phải thực hiện những nguyện ấy, thì phải liễu những nguyện ấytuyệt đối chớ có oánbởi vì nguyện mà con đã lập ở trước Lão Mẫu là cam tâm tình nguyện đến nhân gian; con quên rồi những nguyện mà con đã lập trước kia, bây giờ thực hiện thì lại tâm chẳng cam, tình chẳng nguyện, lại chẳng thể thật sự liễu nguyện, tương lai sau này dựa vào cái gì để trở về lại cố hương xưa ? ”

Chúng ta ở trên cái thế gian này nên nhanh chóng mà lo tu bàn, chớ có mãi trì hoãn chờ đợi. Lúc còn trẻ chẳng chịu tu hành, đợi đến khi đầu bạc mới chịu tu, vậy thì chẳng kịp rồi, có cái gọi là :

“ chớ đợi tuổi già mới học đạo,

mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh. ”

Thời gian không chờ đợi chúng ta, sự đời khó lường trước, nên biết hiện nay “ Tây Thiên chẳng lưu một phật tử, Lí thiên chẳng lưu một Bồ Tát ”, thảy đều hạ phàm phò trợ cho Di Lặc thành đại đạo. Mỗi một vị nguyên thai phật tử đều là mang nguyện mà đến, mỗi người đều có sứ mệnh hộ đạo; hãy mang giữ cái tâm sơ phát ban đầu đối với đạo, duy chỉ có sau khi lập nguyện, chiếu theo nguyện thực hành, lúc nào cũng nhớ lại nguyện mà mình đã lập, phải chăng dùng cái tâm tinh tấn tích cực để đi hoàn thành sứ mệnh, không thể lúc làm lúc dừng, gặp khó khăn thì thoái rút. Lúc nào cũng phải phản tỉnh suy ngẫm lại bản thân, đốc thúc bản thân, đừng làm trái sứ mệnh, chỉ cần kiên nhẫn mà làm, rồi cuối cùng tất có thể thành đạo chứng quả, nguyện liễu hoàn hương.

Từ từng tí ti công, tích luỹ lâu ngày thành núi sâu đồi cao

Từ từng tí tu đức, tích lâu ngày thành suối sông biển lớn,

Từ từng tí ti tâm huyết, kết lâu ngày thành bồ đề quả vị,

Từ từng tí ti tinh thần sức lực để chấn vỡ tứ đại tường đồng luỹ sắt : sanh, lão, bệnh, tử.

Từ từng tí ti nguyện lực, tự giác giác tha, bắt thang trời quy căn nhận Mẫu, phản bổn hoàn hương.

          

Tế Công Hoạt Phật từ bi rằng :

 

Tiên Phật chẳng thể cứu người, chỉ có thể điểm hoá cho con người thôi. Chỉ có bản thân các con có thể cứu lấy các con thôi ! Thầy đây nếu như có thể cứu các con thì chẳng cần phải ở đây thao thao bất tuyệt quá nhiều, yêu cầu các con tu đạo, chi bằng thà rằng trực tiếp chuyển các con lên trên thì được rồi ! Nên biết rằng nhân quả của mỗi người thì nhất định cần phải tự mỗi người đi liễu đấy !

 

Một nơi Phật đường, một cái đạo trường chính là một chiếc pháp thuyền cứu ngườichúng ta phải ở trên chiếc pháp thuyền này làm tốt “ công tác ” của mình, phải hiểu bản thân mình có những tài năng gì; nếu như phải dựa vào người khác phát giác ra thì quá chậm rồi, bởi vì người ta chẳng hiểu được các con, dẫn dắt chẳng nổi các con, vậy nên các con phải dựa vào chính bản thân mình, phải “ chủ động học tập ”. Ví dụ như con nói : “ mình thích làm Phật quy lễ tiết, Phật quy lễ tiết có thể lễ kính Tiên Phật, có thể thành tâm kính ý với Lão Mẫu, vậy nên mình muốn siêng học Phật quy lễ tiết ”; hoặc là bảo với bản thân rằng : “ mình biết giảng đạo, mình bèn sẽ tận tâm tận sức mà giảng nói; mình sẽ phiên dịch, mình muốn học tập phiên dịch ”, như vậy thì các Tiền Hiền họ mới dễ dạy cho chúng ta.

 

Tiến đạo, học đạo phải ghi nhớ kĩ rằng trước tiên hãy học tốt Phật quy lễ tiết, đặc biệt là những người gánh vác Thiên Chức, cần phải ghi nhớ đấy ! Thế nhưng các con chẳng dụng tâm nỗ lực thì dùng cái gì để thay trời tuyên hoá, để độ hoá chúng sanh đây ? Đem các Phật quy lễ tiết cơ bản học biết rồi thì con bèn có thể dạy lại cho người khác, lại tiến thêm một bước để nghiên cứu các loại đạo nghĩa thì mới có thể thay trời tuyên hoá, mới có thể cảm động người khác được.

 

Các Tiền Hiền đã học tập rất lâu mới có những kinh nghiệm ấy đấy; chúng ta mới có vài năm, cái gì cũng chẳng hiểu, dựa vào bản thân thì đụng cái này va cái nọ sẽ vỡ đầu chảy máu, vậy nên phải dựa vào người khác dẫn dắt chúng ta, dạy bảo cho chúng ta. Nếu như chẳng hiểu ngôn ngữ của người khác, hãy học phiên dịch, hoặc phiên dịch làm không tốt, đợi đến lúc thời điểm đã đến, người ta bảo con chạy con vẫn chẳng biết, còn phải người ta đẩy hay sao ? Vậy nên những gì mà chúng ta phải học tập thì quá nhiều rồi, mỗi người đều biết bản thân mình chỗ nào cừ khôi nhất.

 

Rất nhiều cơ hội chẳng phải là mỗi lần đều có đâu, bao gồm cả sinh mệnh cũng như thế. Chúng ta không thể bảo đảm rằng chúng ta có còn kiếp sau hay không, chẳng thể bảo đảm rằng kiếp sau có còn cái nhục thân này hay không; cái duy nhất có thể nắm bắt chính là “ hiện tại ”. Bây giờ các con là đồ nhi của Thầy, các con đã cầu đạo rồi, lại còn có cơ hội để bàn đạo, độ người, cứu người, càng đáng khen chính là các con đã thanh khẩu rồi, là Thiên Sứ Bạch Dương tiêu chuẩn. Mỗi một người đều là đồ nhi mà Thầy yêu thương nhất, đều có thể phát huy lực lượng tốt nhất để thành toàn chúng sanh của thế gian.

 

Vậy nên đồ nhi ơi ! Chớ có mà xem nhẹ bản thân; chỉ cần chúng ta có tâm nguyện, cái tâm của mọi người là cùng nhau đồng lòng, chúng ta bèn có thể đổi lại càng nhiều sự hoà bình an lạc, bèn có thể cứu độ càng nhiều người hơn nữa. Cái “ quyền quyết định ” này chẳng ở ông Trời, mà ở mỗi một người các conHãy ngẫm nghĩ mà xem, môi trường hoàn cảnh hiện tại của các con có bình an không ? Chẳng dám nói ! Hay là nói con cầu đạo, bái Tế Công làm thầy, thầy bèn phải bảo đảm các con bình an ? Hay là con cầu đạo, bái Lão Mẫu, Lão Mẫu cũng phải bảo đảm con thân thể khoẻ mạnh ? Vậy thì, nếu như một ngày nào đó thân thể của con không được khoẻ, thì là “ Đạo ” không tốt, không bình an thì là Thầy chẳng linh rồi, là như thế sao ? Thầy muốn đồ nhi phải hiểu rõ, đời người có sự “ vô thường ” nhất định. Con người nếu đã đến thế gian thì có những “ nỗi khổ ” nhất định, có những “ nghiệp ” nhất định phải liễu dứt.

 

Từ bây giờ trở đi, chỉ cần đồ nhi chịu hạ quyết tâm, định xuống mục tiêu thì sẽ không quá trễNếu như muốn lại muốn ngẫm nghĩ cái đã về gia đình, về chồng, về vợ, về con, về sự nghiệp … đợi con nghĩ xong thì đã quá muộn rồi ! Đời người vô thường, chẳng biết là giây phút tiếp theo liệu có còn bình an. Con người sẽ tự chết đi, cũng có thể bị người khác giết chết. Thế nhưng hôm nay chúng ta đã cầu đạo rồi, thì chớ có mà sợ chết, đằng nào thì nhục thể chết rồi linh tánh sẽ trở về chỗ của Lão Mẫu mà. Thế nhưng, lúc chúng ta có cái nhục thể này thì mới có thể hành công liễu nguyệnChết rồi thì chẳng thể làm nữa rồi, biết không ? Các con muốn những việc hối tiếc như thế sao ?

 

Vậy nên rất nhiều việc chúng ta cần phải dùng trí tuệ đi suy ngẫm, một ngày nào đó tánh mệnh đều chẳng còn nữa rồi, con vẫn còn để tâm đến chuyện gì nữa ? Chúng ta không thể bảo đảm rằng ngày mai vẫn còn sống, vậy nên phải thời thời khắc khắc nắm bắt lấy mỗi một cái hiện tại, bởi vì hiện tại đã qua đi rồi thì chẳng còn nữa rồi. Mọi người phải có phương hướng chung, nghĩ về việc cứu độ càng nhiều hơn nữa những người lương thiện. Thế nhưng mọi người nên đi như thế nào đây ? Chính là phải theo vết chân của các bậc Tiền Nhân.

 

 

 

 

 

Phải đem sự tình “ xem rõ ràng ”, đem sự việc “ xem trọng ”. Con cứ mãi nói rằng : “ Con chẳng biết làm ! Con chẳng biết làm ! Con chẳng làm được ! ”. Hôm nay nếu như một ngọn lửa đốt đến cái mông của con rồi, ta tin rằng con nhất định sẽ nhanh chóng nhảy tường, cái năng lực này bình thường có không ? Bởi vì đến lúc ấy rồi con sẽ cảm thấy rằng bảo vệ giữ lấy cái tánh mạng mới là quan trọng, có liều mạng bạt mạng thì cũng phải nhanh chóng mà trốn thoát, vậy nên con mới có thứ sức mạnh ấy, phải không ?

 

 

 

 

 

Bây giờ việc tu bàn đạo rất quan trọng, các đồ nhi nhất định phải nhanh chóng mà chạy, chớ có thật sự đợi đến khi phía sau có một ngọn lửa thì mới nghĩ đến việc muốn chạy, đến lúc ấy thì chẳng kịp nữa rồi; chớ có mà đợi đến khi sinh mệnh đã sắp chẳng còn nữa, được Tiên Phật cứu về một mạng thì mới muốn đến tu bàn đạo, có thể như thế thì vẫn xem là mạng lớn đấy ! Nếu như mạng không đủ lớn, con mất mạng rồi, lúc ấy vẫn còn có Đạo có thể tu, có thể bàn hay sao ? Vậy nên phải “ chưa mưa phòng xa ( như con cú vọ khi trời chưa đổ mưa đã lo sửa chữa tổ nó ở, tức là biết phòng xa ). Vào trước lúc trời vẫn còn chưa đổ mưa, chúng ta bèn đã phải làm tốt sự chuẩn bị rồi.

 

 

Các con phải thật tốt mà suy ngẫm, phải nhìn thấu nó; Thầy đây chẳng phải là bảo những cái này thảy đều không cần nữa, thế nhưng chúng ta phải “ xem nhạt ”. Có thể ở cùng nhau làm người một nhà đấy là duyên phận. Con làm con cái người ta hay là làm cha mẹ người ta thì đều là bổn phận của con, thì nên tận được những trách nhiệm mà con nên tận, những cái còn lại thì tuỳ duyên, cứ theo ý trời và vận mệnh mà phát triển một cách tự nhiên vậy. Đại sự của ông Trời vào lúc này con chẳng bàn thì phải ai đi bàn đây ? Con chẳng đi cứu người thì phải ai đi cứu đây ? Tự mình chẳng vất vả cực khổ, lẽ nào muốn bảo người khác vất vả cực khổ hay sao ?

 

Vậy nên các con phải đứng ra ngoài, phải có cái tinh thần “ ngoài mình ra thì còn ai đây ? ” ! Tương lai sau này người mà về trời thành Tiên thành Phật là con, con thành Tiên thành Phật rồi thì cha mẹ, con cái cũng đều triêm quang đấy ! Một người vất vả khổ cực tu đạo bàn đạo, Cửu Huyền Thất Tổ của chúng ta có thể triêm quang, lại còn có thể khiến cho chúng sanh thiên hạ được an lạc, tự bản thân mình cũng có thể thành tựu, loại việc này có muốn làm hay không ? Đương nhiên là muốn đấy ! Vậy nên hoắt nhiên nếu ngộ, bây giờ chúng ta làm lại từ đầu, hy vọng rằng mọi cái sẽ không quá trễ.

 

Bây giờ vẫn còn kịp, hãy nhanh chóng điều chỉnh bước chân, mọi người tay dắt tay, tâm liền tâm, chẳng phân anh hay tôi, toàn bộ thảy đều là con cái của Lão Mẫu, có gì để mà phân biệt đây ? Chúng ta thường bảo rằng người người bình đẳng, con người đến trên thế gian có sứ mệnh và trách nhiệm nhất định, trời chẳng ngôn, đất chẳng ngữ, chỉ có con người biết nói chuyện, ông Trời phải dựa vào con người thay trời tuyên hoá. Những đạo lí này ở Phật đường vẫn thường hay nghe thấy, có một số đồ nhi cũng biết nói đấy, thế nhưng phải làm như thế nào thì lại chẳng hiểu, đấy là bởi người ta chẳng có “ dạy tốt ” hay là bản thân các con chẳng có “ học tốt ” ?

 

Cái cõi hồng trần khốn khổ này hỗn loạn như thế, sinh mệnh thì là vô thường như thế, nếu như nhảy vào biển khổ thì khó mà thả lỏng rồi. Thế nhưng mà con xem, vẫn còn có rất nhiều chúng sanh đang trầm luân, vẫn còn rất nhiều các chúng sanh đang mê muội mất chơn tâm, thường sanh khởi Vọng tâm, chấp Vọng cho là thật. Cõi thế gian có nhiều những khổ nạn như thế, chúng ta sao có thể nhẫn tâm nhìn người khác chịu khổ chịu nạn mà mặc kệ chẳng quản ? Như vậy thì bản thân con có thể yên ổn được sao ? Những sự vinh hoa phú quý của đời người chỉ là một khoảng thời gian mà thôi, có một ngày nào đó rồi cũng phải đi đến điểm cuối cùng của sinh mệnh, những sự vinh hoa phú quý này đều chẳng thể mang theo được, thê ân tử ái cũng chẳng thể đi theo bên cạnh con được, đến lúc ấy rốt cuộc vẫn phải rơi vào cảnh chỉ còn mỗi mình. Vậy nên, nếu như đồ nhi ơi ! Đời người của con nếu như chỉ là vì những danh lợi phú quý, thê ân tử ái này, đến cuối cùng rồi thì cũng sẽ là một phen Không đấy !

 

Những lời từ bi của Đức Tuệ Bồ Tát :

 

Tiên Phật Bồ Tát muốn thấy cái tâm của chúng ta, chớ có vì một tí ti nhân sự thì từ bỏ trách nhiệm của bản thân. Các con mỗi người đến cái đạo trường này đều có trách nhiệm cả ! Không có trách nhiệm thì làm sao đi liễu nguyện đây ? Hãy thật tốt mà tu, thật tốt mà bàn, chớ có mà suy nghĩ tiêu cực trên mặt nhân sự. Thiên thời, địa lợi, nhân hoà, tuy rằng con người chẳng hoà, thế nhưng con vẫn còn có thiên thời, địa lợi; tu đạo chính là tu cái tâm trẻ thơ, phải thật tốt mà truyền thừa xuống. Tuệ mệnh chính là ở trong tay của các con đấy !

 

Những Lời từ bi của Bạch Thuỷ Thánh Đế

 

Chúng ta tu đạo tu tâm, phải có cái tâm nhân từ đại công vô tưbàn đạo tận tâm, vì cứu chúng sanh thoát biển khổ, chẳng phải vì những lợi ích riêng tư của bản thân. Bản thân chúng ta cực nhọc vất vả, là liễu cái nguyện của mìnhcứu chúng sanh thoát biển khổ, là hành công lập đức, chẳng phải là kiếm chác lấy tiếng tăm.

 

Bàn đạo phải thông quyền đạt biến ( biết biến thông, căn cứ tuỳ vào tình hình thực tế mà xử trí thích đáng ). Vạn sự vạn vật của thế giới biến đổi theo thời đại, chúng ta cũng phải biến đổi thích ứng với thời đại, bảo thủ thì là tụt hậu, cố chấp thì chẳng thông.

 

Chúng ta tu đạo phải linh lung hoạt bát, chớ có cố chấp ý kiến của bản thânlàm việc nhất định phải hợp với ý của mọi người; không hợp với ý của mọi người thì chớ có mà làm.

 

Chúng ta đều là các đệ tử của Hoạt Phật, thảy đều là các sư huynh sư đệ, nhất định cần phải tôn kính lẫn nhau, kính người thì người kính, tự trọng còn phải tôn trọng người khác, đoàn kết thì mới có sức mạnh; lấy đạo làm trọng, đại công vô tư thì mới có thể hoá thể giới trở thành đại đồng, mới có thể phù hợp với “ Tông Chỉ của Đạo ”.

Số lượt xem : 2393