BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Không thầy chẳng nói về tánh ( Từ huấn của Nguyệt Tuệ Bồ Tát )

Tác giả liangfulai on 2023-06-26 22:20:30
/Không thầy chẳng nói về tánh     ( Từ huấn của Nguyệt Tuệ Bồ Tát )

Không thầy chẳng nói về tánh

 

( Từ huấn của Nguyệt Tuệ Bồ Tát )

 


Gần đây lòng người thích học phật pháp, hoặc gia đình thờ Phật, hoặc đến những chùa núi xa xôi nổi tiếng để thắp nhang, hoặc tận tâm tận lực bố thí, hoặc rộng tu cúng dường, hoặc giữ ngũ giới, hoặc tụng kinh niệm phật, hoặc trì chú tu pháp, hoặc chuyên tu tĩnh tọa thiền quán, hoặc nghiên cứu tỉ mỉ các giáo lý, đủ thứ khác nhau, tu đạo thì là một.

 

Siêng tu như vậy là vì việc gì ? lao nhọc thân thể, mệt phí tinh thần, tiêu tốn thời gian, chẳng từ vất vả, suốt ngày mưu cầu, chí nguyện ở đâu ? theo đuổi phong trào chăng ? hoặc bảo rằng : muốn thoát khổ mà thôi, người nghèo muốn cầu giàu, kẻ bệnh muốn cầu khỏi, kẻ gian nan khốn khổ hy vọng được thông đạt, kẻ trầm luân kỳ vọng được siêu thăng. Những lời này gần giống, vẫn chưa phải là cái chân thật.

 

Lại bảo rằng : muốn trừ nghiệp chướng mà thôi ; những nỗi khổ của kiếp này đều do ác nghiệp của kiếp trước chiêu dẫn đến, nay sẽ bỏ ác theo thiện để mong nghiệp chướng tiêu trừ, miễn chịu khổ báo. Những lời này giống, vẫn chưa đến tận cùng cực điểm.

 

Lại rằng : muốn đoạn phiền não mà thôi ; đời người tạo nghiệp là do phiền não khởi, nay sẽ đoạn diệt phiền não, chỉ mong quả khổ chẳng sanh. Những lời này giống, vẫn chưa đến tận cùng cực điểm.

 

Đoạn phiền não, trừ nghiệp chướng, rời khổ được vui, đấy là phật pháp chánh tông, vì sao mà vẫn chưa đến tận cùng cực điểm ?

 

Bố thí trì giới, lễ bái cúng dường, tụng kinh niệm phật, trì chú tu quán, đấy là phật pháp chánh hành, vì sao vẫn chưa đến tận cùng cực điểm ?

 

Phàm là bàn về lý thì nhất định phải bàn đến tận cùng gốc rễ, làm việc nhất định cần phải hỏi duyên cớ. Những cái đã kể thuật ở trên trong phật pháp không phải là chẳng có ý nghĩa của nó, thế nhưng thuộc về cành lá tiểu tiết ; nếu hướng về những cái đó mà làm thì lập chí tuy tốt nhưng uổng phí tinh thần.

 

Kinh viết rằng : " chưa biết pháp chơn thật, không gọi là bố thí ; chưa biết pháp chơn thật, chẳng gọi là cúng dường. "

 

Từ đấy mà ngộ ra, chưa biết pháp chơn thật, không gọi là trì giới. Chưa biết pháp chơn thật, chẳng gọi là lễ bái.

 

Chưa biết pháp chơn thật, không gọi là tụng kinh. Chưa biết pháp chơn thật, chẳng gọi là niệm phật.

 

Chưa biết pháp chơn thật, không gọi là trì chú, chưa biết pháp chơn thật, chẳng gọi là tĩnh tọa. Chưa biết pháp chơn thật, chẳng gọi là tu quán.

 

Những cái kể trên vẫn chưa đến chỗ thật Chơn Nhất, do vậy mà nói rằng vẫn chưa đến cực điểm.

 

Kinh rằng : “ Nhân địa bất chơn, quả chiêu vu khúc ” tức là nhân không ngay thì quả cong vậy. Lại nói rằng : " dục tu đại hạnh, tu tri nhân địa pháp hành " ( muốn tu Đại Hạnh thì cần phải biết nhân địa pháp hành ). Người đời mơ hồ vô tri chẳng rõ, chẳng từ chỗ này mà ngộ, do đó uổng phí tinh thần sức lực mà chẳng có hiệu quả ích lợi gì.

 

Pháp chơn thật là bổn tâm của con người chúng ta.

 

Tâm này đã có giác tánh, cho nên gọi là phật tánh ; là gốc của vạn pháp, cho nên gọi là pháp thân, vĩnh viễn chẳng thay đổi, gọi là Chơn Như. Tánh chẳng phải là hư vọng, gọi là Thật Tướng, chẳng có cái gì không biết, gọi là Bồ Đề ( Bồ đề là chánh trí, do đó mà chẳng có gì không biết ) ; tịch tịnh bất động, gọi là niết bàn. Tánh của vạn pháp gọi là pháp tánh. Phàm đủ thứ những tên gọi này đều là những tên khác của Chơn tâm chúng ta, người người vốn có, cái nào cũng viên mãn, gần ở nội tâm, chẳng cần vất vả tìm cầu xa xôi. Làm Tổ thành Phật là một cái tâm này, nhà Phật gọi là minh tâm kiến tánh, tâm tức là tánh ( Tâm Tánh là một, ra từ Kinh Hoa Nghiêm ).

 

Cái gọi là Pháp chơn thật tức là cái tâm này, người người chúng ta đều có mà tự chẳng biết, trường kiếp chịu khổ, lẽ nào chẳng đáng thương ! Học Phật chẳng có gì khác, là minh tâm kiến tánh mà thôi. ( ngộ rõ bổn tâm, triệt kiến bổn tánh ). Nếu như minh tâm kiến tánh thì phiền não chẳng chờ đoạn dứt mà tự đoạn dứt, nghiệp chướng chẳng đợi trừ mà tự trừ, các nỗi khổ chẳng đợi diệt mà tự diệt. Tam bảo chẳng nói cúng dường, mà tự cúng dường tam bảo của tự tâm. Bố thí chẳng thí một Vàng mà cái đã bố thí lại hơn Thất Bảo, chẳng trì chú mà tự được ấn minh, chẳng tụng kinh mà mười hai bộ kinh chẳng có cái nào không thông lợi. Nếu bắt tay vào từ cái gốc rễ căn bản, quả lớn công cao như thế này, sao lại chẳng mong cầu ?

 

Cổ Đức ( các bậc cao tăng đại đức ngày xưa ) nói rằng : chúng sanh dựa theo Nghiệp mà có, nghiệp dựa theo Hoặc mà có, Hoặc dựa theo Thức mà có, Thức dựa theo Tâm mà có. Tâm là chỗ cứu cánh rốt ráo cuối cùng nhất, chẳng thông một cái Trước này thì ý thức thường tồn tại, phiền não thoắt đoạn dứt thoắt lại sinh, nghiệp chướng thoắt tiêu thoắt nảy mầm, quả khổ vĩnh viễn không trừ, ví như đốn chặt cây, bỏ đi những cành lá của nó, năm sau lại sinh, làm gì có lúc dứt ? Nếu chặt đứt cái gốc rễ đi thì vĩnh viễn sẽ không phát sinh lại nữa, do vậy mà Phật nói : chưa biết pháp Chơn Thật, chẳng gọi là người bố thí cúng dường, ý ở chỗ hối thúc khích lệ người đời biết chỗ Chơn Thật, ở tự tâm của chính mình. Nếu không, tu Nhân chẳng có Quả là vì sao ? do Quả ở chỗ Chân Thật. Vẫn chưa hiểu rõ chỗ của cái Chân Thật thì làm thế nào có thể đoạn dứt phiền não, trừ nghiệp chướng, ra khỏi biển khổ ?


Chơn Đạo " Tánh Lí Chân Truyền ", tức là khiến cho người ta liễu ngộ được Bổn Lai, là " tâm pháp " giải thoát sinh tử. Một chỉ huyền quan, kẻ ngộ thì siêu sanh liễu tử, kẻ mê thì vô duyên cớ mà sinh dị đoan ( những tư tưởng ngược chính thống ). Đấy là Đại Đạo ở chỗ không thể truyền, do Minh Sư dùng phi ngôn ngữ " chỉ " thị ! Nghiên cứu đến nghĩa tận cùng của nó thì là ở chỗ khiến cho phật tử nhận biết bổn tâm bổn tánh, triệt ngộ chỗ Pháp Chơn Thật !

 

 

 

 


Ngộ Duyên : Đệ tử khấu an Sư Mẫu Đại Nhân ! Khi nãy những lời vàng ngọc của Sư Mẫu đã chạm đến những điểm then chốt của căn bệnh lớn của chúng sanh, tin rằng xưa nay trong và ngoài nước, cái mà Phật Tổ Thánh Hiền các đời đã truyền thừa cho nhau cũng là cái tánh lý chơn truyền nàycũng duy chỉ có những người ngộ tánh lý chơn truyền này mới có thể chứng Lý Thiên mà siêu sanh liễu tử ! Thế nhưng từ xưa " không thầy chẳng nói về tánh " đệ tử mạo gan khẩn cầu ngài từ bi ứng cơ ở chỗ chẳng thể nói, diệu chỉ sự huyền áo của " tánh lý chơn truyền " để hiểu rõ tâm pháp Bạch Dương.

 

Sư Mẫu : Điều mà Ngộ Duyên đã thỉnh rất hợp Phật Tâm, ta bèn lược thuật một hai cái để các tu tử tham khảo !


  
Chúng ta đã biết Phật tánh tức là Chơn tâm của chính mình, thế nhưng thể tướng Chơn Tâm rốt cuộc như thế nào ? rằng : Chơn tâm chẳng có tánh, thể của nó Tánh Không ( duyên khởi tánh Không ), cho nên nói là Chơn Không. Tướng của nó như Hư Không, như Hư Không có 2 nghĩa : một là như Hư Không chẳng dao động, hai là như Hư Không đầy khắp các quốc độ.


Người đời chẳng biết Chơn Tâm quảng đại viên minh, vọng ngỡ rằng tâm này ở trong thân " Ta ", do đó mà trường kiếp luân hồi, chịu khổ vô cùng. Nay muốn hiểu rõ Chơn Tâm của bản thân mình, thứ nhất chớ nhận cái thân tứ đại giả hợp là thật ; thứ hai chớ nhận cái tâm Lục Trần Duyên Ảnh và núi sông đất lớn là thật.


Phật pháp nhập môn có hai yếu nghĩa : Một là chúng sanh Không, hai là vạn pháp Không. Chúng sanh chẳng Không, gọi là Ngã chấp. Vạn pháp chẳng Không, gọi là Pháp Chấp.

 

Cái gì gọi là Ngã chấp ? Chính là cái Tư tâm làm chủ tể, chủ tể tức ý thức, chẳng phải cái Chơn Ngã ( cái tôi thật ). Nếu như Ngã ( cái Tôi ) có thể làm chủ tể thì ai mà chịu vào địa ngục, có ai cam làm súc sanh ngạ quỷ ? Do vậy biết rằng Ngũ Uẩn Lục Căn chẳng phải Chơn Ngã, toàn là ý thức phân biệt chấp trước, ý thức là gốc rễ căn bản của sinh tử, nên mau đoạn trừ, không thể phóng túng chiều theo, do đó Tâm Kinh nói rằng : " hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không…Không Ngã như vậy để đắc Nhơn Không.

 


Cái gì gọi là Pháp Chấp ? Vạn pháp vốn Không, chúng sanh chẳng biết, cho rằng là thật có, khởi Hoặc tạo Nghiệp, sanh tử chẳng dứt là do Pháp Chấp. Ngộ tất cả mọi pháp đều chẳng có tự tánh, thể của nó vốn Không, gọi là đắc Pháp Không. Người đời đều vì bị Ngã Chấp, Pháp Chấp che lấp do đó chẳng biết Chơn Tâm của mình. Pháp Môn Đại Thừa nếu muốn ngộ tâm thì trước hết cần phải tín nhập cái lý của " Nhơn Không ", " Pháp Không " thì ngộ tâm sẽ có lúc, sát na hợp đạo. Nếu chẳng tin hai cái Không này, chuyên cầu phước báo là người ngoại hạng, tuyệt đối chẳng thể đắc được lợi ích của phật pháp !


   
Ngộ Duyên : Đệ tử khấu tạ ơn giải nghĩa Tâm của ngài ! Như thế mà nói thì tất cả người, việc, hành động đều là nghiệp lực lũy kiếp sai khiển, do tâm thức sinh ra, giống như mộng ảo, bóng nước, ảnh tượng vậy, Không mà chẳng thật, Kinh rằng : " bất tri chư pháp không, hằng thụ sinh tử khổ. " ( chẳng biết các pháp Khôngvĩnh chịu sinh tử khổ ). Nếu có thể ngộ nhập hai cái Không thì chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, tức đắc A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.

 

Lục Tổ Đàn Kinh rằng : " chẳng nhận biết bổn tâm thì học pháp vô ích ! ", lại rằng : " Bồ đề tự tánh vốn dĩ thanh tịnh, chỉ cần dùng tâm này thì trực liễu thành phật ". Sách Trung Dung rằng : " Thiên mệnh chi vị tánh, suất tánh chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo " ( Thượng Đế ban tặng bẩm phúc cho con người cái gọi là Bổn Tánh, hành động theo Bổn Tánh gọi là chính đạo, tu dưỡng đào tạo nhân tài dựa trên chính đạo gọi là giáo hóa ), mà chỉ cần dùng " cái tâm này " và " suất Tánh " ( hành động theo bổn tánh ), và " Nhất chỉ huyền quan " càng là cách nói khác nhau nhưng dụng ý như nhau !

 


Sư Mẫu : Đúng vậy ! Các tu sĩ học giáo tham thiền đều mong đại triệt đại ngộ, cảnh giới triệt ngộ tức là minh tâm kiến tánh đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. Còn các Tu sĩ nhất tâm cầu ngộ " tánh lí chơn truyền " tức nên liễu ngộ tất cả mọi pháp duyên hội thì sinh, duyên tản thì diệt, chẳng phải có mà có, ảo tướng không thật, có tức chẳng phải có, đương thể là Không. Rằng : " cái tướng của duyên sanh tức là hư vọng ". Như thế kiến tánh chơn thật thì có thể nhìn thấy rõ ràng sâm la vạn vật ( đủ thứ các loại hiện tượng trong vũ trụ ) đều là do duyên mà sanh trên Bổn Tánh của mình, gọi là " Diệu hữu ". Do vậy mà người học đạo nên hiểu rõ " duyên khởi tánh Không ", nếu ngộ được duyên tánh thì thoát sự trói buộc của duyên.


  

Duyên tánh là tánh của duyên sanh, tức là Phật Tánh, mười hai nhân duyên là tướng luân hồi, phật tánh là tánh luân hồi, nhìn thấy phật tánh thì luân hồi dứt. Duyên buộc tức là sự trói buộc của luân hồi mười hai nhân duyên.

 


Do vậy chứng tánh tức có thể hiểu nhìn thấy rõ ràng cái lý của duyên sanh, hiểu nhìn thấy rõ ràng cái lý của duyên sanh tức chứng Nhơn Chơn Tánh. Sự giáo dạy của Đại Thừa, nhập môn thì dạy quán pháp duyên sanh, để sau này ngộ nhập Chánh Nhơn Khởi Kiến. Phật pháp lấy Không làm chủ, nói Không lấy Nhân Duyên làm Tông. Nhân duyên tức là nghĩa duyên khởi ( duyên khởi tức duyên sanh ), phàm phu chẳng tin, kẻ mê chẳng biết, Quyền Giáo tiểu thừa tuy biết mà không triệt để, duy có Bồ Tát Đại Thừa, người học Phật Thừa cần phải quán sát suy ngẫm chỗ này nhất. Phật nói Tâm Địa là nói hai cái Không (  Nhơn Không, Pháp Không ), nghĩa chẳng có duyên sanh. Chẳng ngộ hai cái Không này thì tâm thức của con người tạo nghiệp thiện ác, do vậy mà có sự thăng trầm, còn cái Chơn Tâm ấy vốn dĩ bất động, tâm thức làm mệt, uổng chịu luân hồi. Nên biết rằng Hoặc Nghiệp biển khổ đều do nhân duyên sanh ra, duyên sanh Tánh Không, do vậy nói Nhơn Không. Căn trần cũng là nhân duyên sanh ra, căn trần chẳng có tánh, tất cả đều là Không, do vậy nói rằng Pháp Không.

 


Phải biết rằng nếu chẳng có nghĩa " duyên sanh " thì Nhơn, Pháp đều thật, chơn tâm chẳng hiện. Có nghĩa " duyên sanh " thì Nhơn ( người ), Pháp đều không, chơn tâm trực hiện, đắc pháp thân gốc ban đầu, tức là Quả Phật. Pháp Thân như Hư Không, nên gọi là Chân Không. Chân Không thể nội, vi trần sát hải mười phương thảy đều hiện. Do vậy mà Kinh Niết Bàn rằng : " Phật Tánh là đệ nhất nghĩa Không ; ngộ được đệ nhất nghĩa Không tức là trí tuệ ", lại nữa Kinh Thâm Mật rằng :「若不了知無相法,雜染相法不能斷,雜染相法不斷故,壞證微妙淨相法。」nhược bất liễu tri vô tướng pháp, tạp nhiễm tướng pháp bất năng đoạn, tạp nhiễm tướng pháp bất năng đoạn cố, hoại chứng vi diệu tịnh tướng pháp "

 

Dịch nghĩa :

 

Nếu không biết rõ

về sự vô tướng

thì sự tạp nhiễm

không thể hủy diệt,

nếu sự tạp nhiễm

không thể hủy diệt

thì sự thanh tịnh

không thể chứng đắc "

 

Nếu có thể ngộ nhập duyên sanh, tức chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, tức là đại triệt đại ngộ ; người học đại thừa nên hành như thế, nỗ lực như thế !

Số lượt xem : 981