Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca
Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca
Quân bất kiến ( các Thiện Sĩ ơi ! chẳng nhìn thấy hay sao ? )
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhơn. Bất trừ vọng tưởng bất cầu chơn.
( Vị Đạo nhơn thật sự thì là rất thảnh thơi tự tại, bởi vì chẳng cần phải trừ vọng tưởng, cũng chẳng cầu Chơn Như. )
Vô minh thật tánh tức phật tánh. Huyễn hóa không thân tức pháp thân.
( Quán sát vô minh, thật chẳng có vô minh, tức là phật tánh hiện tiền. Giác ngộ sắc thân hư ảo biến hóa Không Vô, tức là pháp thân đầy khắp hư không. )
Pháp thân giác liễu vô nhất vật. Bổn nguyên tự tánh thiên chơn phật.
( Chúng sanh đều có pháp thân mà chẳng giác, cái gọi là giác chính là biết chẳng có một vật có thể đắc, cũng chẳng có một vật có thể xả. Ngay lúc ấy phản bổn hoàn nguyên, trở về bổn tánh, ngây thơ tự nhiên tức là phật. )
Vì sao mà tuyệt học vô vi ?
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhơn. Bất trừ vọng tưởng bất cầu chơn.
Người bình thường chẳng chịu tu đạo, bởi vì tu đạo rất vất vả, phải học rất nhiều kinh điển, giữ rất nhiều giới luật, làm rất niều việc tốt công đức …một khắc cũng chẳng được nhàn. Nhưng đây chẳng phải là chân lý ; người tu đạo lẽ ra nên là thảnh thơi tự tại, do đó Vĩnh Gia Đại Sư từ lúc mới bắt đầu thì đã điểm ra " tuyệt học vô vi ". Nếu chúng ta có thể liễu ngộ, kiến tánh thì có thể làm một Đạo nhơn nhàn nhã thảnh thơi.
Cuộc đời của mỗi một người đều rất bận rộn, bận ở việc học tập và các hành vi. Mọi người trong xã hội phải học tập, bất kể là tri thức hay kĩ năng, ngoài việc học còn phải công tác, lo nhà cửa …hữu học, hữu vi. Đạo trường cũng vậy, phải học tập kinh điển, phải độ người, bàn đạo…hữu học, hữu vi.
Do vậy mà bận rộn căng thẳng ; trái lại, tuyệt học vô vi ( đoạn tuyệt dứt bỏ việc học, chẳng làm mà chẳng có gì không làm ) thì nhàn nhã tự tại rồi. Điều này xem ra rất trái ngược lại với nhân sinh quan của những người bình thường chúng ta ; người bình thường đều bảo rằng : " sống đến già học đến già ", " làm người có ích "…rời chẳng khỏi việc " học ", " làm " phát huy công năng của con người.
Nếu như " tuyệt học vô vi " ( dứt học, chẳng làm ) thì chẳng phải là giống những kẻ lang thang đầu đường xó chợ ? Sai rồi, những kẻ lang thang cũng có phân biệt chuyên nghiệp và nghiệp dư. Nếu chẳng học biết được những mánh khóe sinh sống ở đầu đường xó chợ thì giành chẳng được địa bàn, vả lại phải làm hành động – giành địa bàn.
Vì sao mà tuyệt học vô vi ? Bởi vì chúng ta ngỡ rằng tu đạo chính là phải trừ vọng tưởng cầu Chơn Như, mà trên thực tế thì vọng tưởng nếu đã dùng " vọng " để hình dung thì biểu thị rằng nó không thật sự tồn tại. Bổn tánh chơn như là vốn tự có đầy đủ, cho nên chẳng cần phải đi cầu. Nếu đã như vậy, đương nhiên là tuyệt học vô vi rồi.
" Trừ vọng tưởng, cầu chơn như " ?
Người gảy đàn piano phải học biết xem nhạc phổ, học biết kĩ xảo đàn tấu…Còn người tu đạo thì sao ? Chúng ta cứ hay cho rằng những hành vi của người tu đạo chẳng qua là " trừ vọng tưởng, cầu Chơn Như ", trừ bỏ những vọng tưởng ( tham, sân, si ) ; sau khi trừ bỏ chúng đi rồi thì bổn tánh chơn như mới hiện ra trước mặt, giống như người xưa mài những chiếc gương đồng vậy ( gương thời cổ đại là làm bằng đồng, không mài sáng thì nhìn chẳng rõ ).
Người học phật thường thí dụ mài gương chính là " trừ vọng tưởng ", sau khi mài sạch sẽ rồi thì hiện ra sự quang minh chính là " cầu chơn như ".
Do đó chúng ta tu đạo thường dùng các pháp môn tu trì để đối trị thất tình lục dục, ngoài thất tình lục dục ra còn có những tà kiến, những quan niệm sai lầm, nhất định cần phải sửa lại những tà kiến cho đúng đắn …Những vấn đề sinh mệnh của chúng ta đầy rẫy, đơn giản mà nói thì người tu đạo đối mặt với sinh mệnh, tâm linh của chính mình, cảm thấy trong đó có quá nhiều các vấn đề, giống như những con sông ô nhiễm chờ đợi điều chỉnh.
Vì sao " chẳng trừ vọng tưởng chẳng cầu chơn như ? " Bởi vì " vọng tưởng vốn Không, chẳng cần trừ, Chơn Như vốn có chẳng cần cầu ". Đấy là điều mà chúng ta tu đạo cần phải tham ngộ..
Đơn giản mà nói " kẻ địch " chẳng tồn tại, " chủ nhân " chẳng có rời khỏi qua. Kẻ địch – vọng tưởng, Chủ nhân – bổn tánh chơn như ; bổn tánh chơn như có đầy đủ mọi phước đức trí tuệ, vẫn cứ ở đó mãi, chỉ là chúng ta " chẳng giác ", chứ chẳng phải là " chẳng ở ", cũng giống như trong không khí có mùi vị thơm, có người phát giác ra, có người chẳng phát giác ; chẳng phát giác ra thì không phải là không tồn tại, do đó nói là " chơn như vốn có "
Ngoài ra " vọng tưởng vốn Không ", những người tu hành bình thường nỗ lực đối trị những vọng tưởng của mình, nhưng hãy chú ý rằng nếu đã gọi là vọng tưởng thì biểu thị rằng nó là hư vọng chẳng tồn tại, chỉ là chúng ta cho rằng nó tồn tại, đấy gọi là " vọng niệm ".
" Vô minh thật tánh tức phật tánh. Huyễn hóa không thân tức pháp thân. "
Bình thường mục đích tu đạo chẳng qua là muốn “ khai ngộ kiến tánh ”, phật tánh phải hiển hiện ra trước mắt, lại còn phải tu thành " pháp thân " kim cang, phương pháp đương nhiên là minh tâm kiến tánh, phật tánh hiển hiện ra trước mắt tự nhiên thành tựu pháp thân.
Muốn đạt đến “ minh tâm kiến tánh ”, vậy thì những pháp môn phải tu có thể rất nhiều, những việc hữu học, hữu vi quá nhiều rồi, phải học tập rất nhiều " chánh tri chánh kiến ". Rất nhiều pháp môn còn cần phải rất nhiều sự tu hành thực hành mới có thể tu thành minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật.
Thế nhưng Vĩnh Gia Đại Sư lại nói rằng : " vô minh thật tánh tức phật tánh ", chúng ta có lẽ chẳng nhìn thấy phật tánh, nhưng mỗi người đều nhìn thấy cái tâm mơ hồ chẳng rõ sự lí, chẳng có trí tuệ của bản thân mình. Cái tâm " vô minh " của chúng ta, cái tâm vô minh ngu muội vô tri, cái gì cũng chẳng hiểu biết lại cứ tự ngỡ rằng là cái tâm rất biết chuyện ; cái tâm vô minh này mà chúng ta hiện đang dùng chính là phật tánh, thật tượng chính là phật tánh. " vô minh thật tánh tức phật tánh ".
Q & A:
Hỏi : Vậy thì tu đạo còn phải tu cái gì ? chẳng cần học, chẳng cần làm, chẳng cần tu trì, cũng chẳng cần độ người bàn đạo ?
Đáp : Tu đạo phải " giác ", chẳng phải là " tu ". Điều mà Vĩnh Gia Đại Sư muốn bảo với chúng ta là : chớ có bận tu, mù tu, phải đi " ngộ thật tướng, thật tánh ". Đi quan sát phát giác, giác ngộ " vọng tưởng vốn Không, Chơn Như vốn có " không tu tự đắc. Nếu có thể giác ngộ thì " nhất ngộ tức nhập Như Lai Địa " ( ngộ một cái thì vào ngay địa vị Như Lai ), mới là tu đạo thật sự.
Hỏi : Nhìn thấy " cái tâm vô minh " của bản thân có phải chính là nhìn thấy phật tánh của mình ? Quan sát phát giác bản thân mình có cái tâm vô minh, quan sát phát giác bản thân mình khởi lên vọng niệm có phải chính là nhìn thấy phật tánh của chính mình ?
Đáp : Nhìn thấy tánh chơn thật của nó, quan sát phát giác bản thân của " vô minh ", nhìn thấy tánh chân thật của nó sẽ phát hiện thật tánh tức là phật tánh. Những sự phẫn nộ, so đo tính toán của mình …tánh chân thật là gì ?
Hỏi : có phải là đi xem bản thân mình vì sao " vô minh " ?
Đáp : Nên quán xem bản thân " vô minh ", cái gọi là vô minh nghĩa là mất đi sự quang minh sáng ngời. Mặt trời mất đi sự quang minh chính là do bị mây đen che lấp ; con người chúng ta mất đi sự quang minh chính là tâm tánh bị mây đen che lấp. Những nguyên nhân che lấp sự quang minh của tâm tánh chúng ta thì rất nhiều ; " vô minh " là một sự gọi chung, chúng ta có thể dùng định nghĩa của Nho gia, cái Đạo của chánh tâm mà Đại Học nói : " hữu sở phẫn sí, hữu sở ưu hoạn, hữu sở khủng cụ, háo lạc tắc tâm bất đắc kì chánh " ( Dịch nghĩa : Nếu như trong lòng phẫn uất, trong lòng hốt hoảng, trong lòng có niềm vui mừng, có gian nan khổ cực thì tâm không thể đoan chánh được ), đấy chính là rơi vào sự vô minh.
Đương nhiên là những cái tâm này chẳng phải là toàn bộ của " vô minh ", chỉ là một bộ phận diện mạo của vô minh, chúng ta đem những cái này đưa ra chỉ là để khiến cho mọi người không bị cái danh từ " vô minh " này làm chướng ngại.
Dục vọng, căng thẳng, sợ hãi, phẫn nộ, lo âu …những đám mây vô minh. Khi những cái này khởi lên, không phải là đi suy ngẫm phân tích vì sao có những đám mây đen này, đi suy ngẫm chỉ sẽ càng ngẫm càng căng thẳng, phẫn nộ, sợ hãi…chẳng cách nào tiêu trừ.
Ví dụ như chúng ta đã khởi lên cái tâm phẫn nộ, đấy là một bộ phận của vô minh, không phải là đi nghĩ về nguyên nhân của sự phẫn nộ, đi nghĩ về nó thì sẽ cảm thấy đều là lỗi sai của người khác. Phải đi quán xem tánh chơn thật của phẫn nộ ; quán sát bản thân của nó chứ không phải là nguyên nhân của cơn phẫn nộ, quán xem tánh chơn thật của nó.
Hãy xem những đám mây đen vô minh này, mãi xem xem đến khi nó biến mất, vì sao biến mất ? vì những cái ấy đều là huyễn ảo, là không tồn tại thật sự, ảo khởi ảo diệt.
Có bao giờ nghĩ qua rằng tên của tâm chúng ta chính là gọi là sợ hãi, lo âu …hay chưa ? Hãy tỉ mỉ xem nó, phẫn nộ, sợ hãi, lo âu …có hình dáng thế nào ? Hãy tỉ mỉ xem nó, xem lâu rồi thì diện mạo gốc ban đầu sẽ hiện ra. Khi chúng ta không còn cho rằng đám mây đen vô minh thật sự tồn tại, khi chúng ta đi quán xem sự vô minh của chúng ta thì mới phát hiện rằng vô minh chỉ là giống như đám mây trôi qua lại tản đi, chứ chẳng phải là cứ mãi thật sự tồn tại ; cái mà cứ mãi tồn tại thật sự chính là bổn tâm của chúng ta. Khi đám mây mù vô minh tiêu tản hết rồi, bổn tánh chơn thật sẽ hiện ra trước mắt.
Chúng ta đều chỉ nhìn thấy tâm của chúng ta khi " đổi mặt " chứ chẳng nhìn thấy tâm của chúng ta trước khi đổi mặt. Tâm của chúng ta chỉ khi đổi mặt, cũng có nghĩa là khi thất tình lục dục như dục vọng, căng thẳng, sợ hãi, phẫn nộ, lo âu …xuất hiện thì chúng ta mới chú ý đến nó, phải đi xem coi khi những sự đổi mặt, mây đen này biến mất thì bổn tâm của chúng ta là gì ? Nhìn thấy mây đen đã tản hết, tâm lại khôi phục nguyên trạng, lúc này thì nhìn thấy phật tánh rồi…
Hỏi : Ví dụ như nói khi căng thẳng, hãy đi xem sự căng thẳng của mình, chứ không phải là đi xem vì sao căng thẳng ?
Đáp : Đúng vậy, hãy nhìn xem bản thân của sự căng thẳng, hãy xem sự căng thẳng nó có thể duy trì bao lâu ? Chớ có đi nghĩ nguyên nhân của sự căng thẳng ; như thế chỉ có càng nghĩ sẽ càng căng thẳng ; nguyên nhân vốn dĩ tồn tại, nhưng lại chính vì chúng ta nghĩ đến nó nên nó mới phát sinh tác dụng. Chính là chúng ta ban cho nó năng lực tác dụng chứ chẳng phải là bản thân nó có năng lực khiến chúng ta căng thẳng.
Nhìn lâu rồi thì sẽ phát hiện nó là thứ chẳng tồn tại. Đấy gọi là " vọng tưởng vốn không ", ảo khởi ảo diệt, chứ chẳng phải là cứ mãi tồn tại ở đấy, một khi đi quán xem nó thì sẽ giống như bong bóng nước vậy, soi một cái thì vỡ, rất hư ảo, chốc lát thì vỡ rồi, bởi vì sự tồn tại của nó là xây dựng trên việc chúng ta nghĩ đến nó thì nó sẽ tồn tại, khi không đi nghĩ đến nó thì tự nhiên sẽ biến mất. Trước đây các Thiền Sư thường dùng tiếng hét lớn để gọi dậy phật tánh của những người tu trì, nhìn thấy các đệ tử đang rơi vào tâm trạng hoặc vọng tưởng thì các Thiền Sư sẽ lớn tiếng kêu tên của họ hoặc hét lớn một tiếng, hét đứt những vọng niệm của người tu hành thì phật tánh sẽ hiện ra trước mắt.
Phật tánh vốn dĩ có ở đấy, cứ mãi ở đấy, trái với " vô minh " là ảo sanh ảo diệt, chẳng chịu một gậy, một tiếng kêu thì chẳng thấy, còn chẳng bằng kẻ trộm ; tên trộm vặt cũng không đến mức hét một tiếng thì biến mất. Chúng ta lại cứ mãi cho rằng nó rất lớn, bị nó vây lấy đã mấy nghìn vạn năm, tưởng rằng bản thân mình chính là người tham lam, ích kỷ, tham danh cầu lợi mà chẳng cách nào thay đổi. Thật ra chỉ cần biết được những vô minh này là ảo sanh ảo diệt thì vô minh sẽ chẳng còn là kiên cố vững chắc không thể phá trừ, thay đổi được.
Đưa ví dụ rằng, có khi chúng ta vừa lái xe, vừa suy nghĩ lung tung bậy bạ, nghĩ một số những ân oán thị phi, càng nghĩ càng tức đến ngọn lửa phẫn nộ thiêu đốt bên trong, thậm chí muốn đánh nhau, nhưng lúc này đột nhiên có một chiếc xe bấm còi " bíp ! " một tiếng, lúc này tất cả những vọng niệm trong tâm đều bị một tiếng còi này đột ngột làm mất, khiếp vía chạy mất. Vọng niệm chính là như thế trông có vẻ rất lớn, một tiếng thì đã phá vỡ rồi, giống như bong bóng nước vậy, vỗ một cái thì vỡ rồi.
Nhận biết “ vô minh ”
Phật tánh đều cứ ở mãi tại đó, chúng ta thì lại chỉ nhìn thấy vô minh. Vô minh chỉ là những đám mây đen ảo khởi ảo diệt, chúng ta thì lại cứ ngỡ rằng nó rất lớn, rất có sức mạnh giống như ma quỷ vậy ; chúng ta bị nó vây khốn lấy nghìn vạn năm rồi, cho nên có đủ thứ những nghiệp chướng thói hư tật xấu, xem vô minh như là một kẻ địch. Trên thực tế thì có lúc chúng ta nhận rằng bản thân mình vọng tưởng, nghĩ ra một sự phiền não hoặc phẫn nộ rất lớn, đột nhiên đá phải một hòn đá, trong khoảnh khắc sát na, mọi phiền não toàn bộ đều biến mất.
Thật tướng là chẳng có " vô minh ", cái tâm có thể vô minh này chính là phật tánh. Chớ có chỉ nhìn thấy lúc tâm khởi vô minh, phải nhìn thấy sự hư ảo không thật sự tồn tại của vô minh ; chớ có tán thành bằng lòng với nó, cho nên tâm kinh nói " vô vô minh ". Phải nhận biết vô minh, vô minh là " vô vô minh diệc vô vô minh tận ", vô minh chẳng thật sự tồn tại, cũng chẳng cần phải tiêu trừ diệt tận bởi vì chẳng tồn tại thật sự, chẳng phải tồn tại một cách thần thông quảng đại, to lớn kiên cố. " Vô minh thật tánh tức phật tánh ", câu này muốn chúng ta thật tế mà đi thể hội nhận biết " vô minh ".
Nay xin đưa ra một ví dụ thực tế trên tin tức gần đây nhất :
Có một vị Yongey Mingyur Rinpoche đến Đài Loan để diễn giảng. Ông thông qua kiểm nghiệm khoa học, được " tạp chí thời đại " ( Time ) tôn vinh làm " người vui vẻ nhất trên thế giới ", đến Đài Loan để chia sẻ bí quyết vui vẻ. Ông thổ lộ rằng đã từng bị chứng khủng hoảng giày vò 13 năm, có lúc thậm chí muốn chết, " đều là nhờ vào tu thiền mới trở nên vui vẻ ".
Ông từ thuở ấu thơ thì lúc nào cũng lo âu khắc khoải. Mỗi lần khi ở trong đám đông xa lạ thì tim sẽ đập nhanh, mồ hôi lạnh cứ toát ra, đến mức đau đầu ngủ không được. Năm 13 tuổi khi tiến hành 3 năm bế quan, tình hình xấu đi trở thành sụp đổ tinh thần.
Ông đã thành công trong việc khắc phục chứng khủng hoảng như thế nào ? Ông nói rằng :
" Tôi sau này mới hiểu rằng phải xem chứng khủng hoảng như là bạn, dùng nó để giúp cho việc tu thiền " . Ông nói rằng bất kể là muốn khắc phục chứng trầm cảm, chứng vui buồn thất thường thì đều không thể chỉ muốn đuổi nó đi, " càng đối kháng với nó thì nó sẽ càng mãnh liệt ; nếu như nhìn chằm chằm vào nó, nhìn thấu nó, chú ý sự đi đi lại lại của niệm đầu của mình, những triệu chứng này sẽ vỡ tan thành miếng, lộ ra bản chất bình tĩnh. "
Năm 2002, Yongey Mingyur Rinpoche tham dự bài kiểm tra của khoa học thần kinh " thiền định và vui vẻ " tại phòng thí nghiệm Waisman. Kết quả là khi ông ở trong trạng thái tu thiền thì những chỉ số hoạt động của nơron ( tế bào thần kinh ) thuộc khu vực vui vẻ trong não đột nhiên tăng gấp 7 lần, 8 lần so với người bình thường ; các kĩ sư tưởng rằng là do máy móc bị trục trặc sự cố. Câu truyện này là do các nhà khoa học thần kinh não Richard Davidson công bố với tạp chí Time của Mĩ vào năm 2005. Yongey Mingyur Rinpoche từ đấy đã có tên gọi là " người vui vẻ nhất trên thế gian " ( Báo Liên Hợp ngày 9 tháng 3 năm 2008 ).
" Huyễn hóa không thân tức pháp thân "
Pháp thân ở đâu ?
Cái thân thể hư ảo biến hóa vô thường này, chúng ta cảm thấy rằng là tồn tại thật sự, sao lại nói rằng " huyễn hóa không thân " ?
Đi quan sát tỉ mỉ thân thể của chúng ta không ngừng đi hướng dần về sự diệt vong, già yếu, bại hoại, có khắc nào dừng lại ? Mỗi một tế bào trong cơ thể trong tình trạng chúng ta không nhìn thấy được đang không ngừng giao lưu, trao đổi qua lại với cái thế giới này. Chúng ta sống trong thế giới này giống như một giọt nước sống trong biển lớn vậy. Tất cả mọi cái trong hạt nước và tất cả mọi cái trong biển lớn không ngừng đang trong sự trao đổi qua lại, không ngừng đang trong sự biến hóa, cho nên gọi là " Huyễn hóa Không thân ", giống như có một thân thể đang tồn tại, trên thực tế thì là hư ảo. Suy ngẫm kĩ thân thể của chúng ta xem, có bộ phận nào là chúng ta có thể khống chế, nắm bắt, tự chủ ? không có.
Không khí, nước, thực vật …bất cứ một thứ nào đoạn tuyệt thì thân thể của chúng ta cũng sẽ theo đó mà bị tiêu diệt. Thân thể của chúng ta tiếp nhận lấy 4 đường dây đất, nước, lửa, gió. Thức ăn đến từ đất, nước ; gió là không khí ; lửa là nhiệt năng. Không có nhiệt năng thì chúng ta mất đi độ ấm.
Điều này cũng giống như những người bệnh bị luồn ống. Trên thân chúng ta luồn 4 sợi ống, bất cứ một sợi ống nào xảy ra vấn đề thì thân thể của chúng ta cũng sẽ theo đó mà xảy ra vấn đề, thế nhưng thế giới của 4 đường ống đất, nước, gió, lửa này đều chẳng phải là cái mà chúng ta có thể khống chế. Hiện nay không khí ô nhiễm, nước ô nhiễm, thực vật cũng ô nhiễm, các nguồn năng lượng không đủ …bốn đường ống đều đã xảy ra vấn đề.
Chúng ta đều tự ngỡ rằng bản thân mình tồn tại, nhưng trên thực tế thì là " huyễn hóa không thân ". Có người nói rằng : " tình yêu là mang tính tạm thời, tình thân mới là vĩnh hằng ". Thật ra thì tình thân cũng vậy, là hư ảo, chẳng phải là vĩnh hằng. Bất kể là tình yêu, tình thân, thành công …đều là hư ảo vô thường, chỉ là tự mình ngỡ rằng là nó tồn tại.
Có người cảm thấy rằng hết thảy mọi thứ đều vô thường, khó mà nắm bắt lấy ; chỉ có thân thể là của mình, có thể tự mình nắm bắt lấy, làm chủ. Thế nhưng thật ra thì những nhân tố ảnh hưởng thân thể của chúng ta quá nhiều, cái mà chúng ta có thể tham dự chỉ có một bộ phận nhỏ mà thôi.
Thế nhưng cũng không cần phải cảm thấy bi ai, bởi vì " huyễn hóa không thân là pháp thân ", đấy chính là pháp thân. Chỉ cần chúng ta biết rằng tất cả những thứ này là huyễn hóa Không thân thì sẽ phát hiện rằng thân thể của chúng ta không chỉ là ở trong cái túi da của chúng ta, mà đất, nước, gió, lửa chẳng có chỗ nào không tồn tại.
Pháp thân của Phật Đà là gì ? chính là cái thân huyễn hóa này của chúng ta. Cái thân này của chúng ta chẳng nhỏ, chẳng có chỗ nào mà không có, cũng giống như bọt nước trong biển lớn vậy, nếu như liễu ngộ bản thân mình và biển lớn là một thể, bọt nước đồng đẳng với biển lớn, cái huyễn hóa Không thân này của chúng ta chính là pháp thân của Phật Đà.
Phần trước nói rằng " phải nhận biết vô minh ", ở đây bảo với chúng ta " nhận biết nhục thân của chúng ta ", nhận biết vô minh thì nhận biết " phật tánh " ; nhận biết nhục thân thì nhận biết " pháp thân ". Nhục thân chính là pháp thân, nhưng pháp thân lại là cái gì ? câu tiếp theo.
“ Pháp thân giác liễu vô nhất vật. Bổn nguyên tự tánh thiên chơn phật. "
Pháp thân giác rồi, chẳng phải là nên có một thứ thần thông quảng đại vĩ đại xuất hiện, sao lại là " chẳng có một vật " ? Chúng ta đều mệt, khổ vì vật ; vật chỉ là làm cho chúng ta mệt mỏi. Hãy nghĩ kĩ xem, chúng ta hối hả cầu lấy vật chất, nhưng có vật gì là chúng ta có thể nắm bắt được ?
“ Thân nội chi vật lưu bất trú, thân ngoại chi vật cầu bất đắc ”
Những vật trong thân ( lục phủ ngũ tạng của chúng ta ) giữ chẳng được, phải sinh bệnh, phải già, phải chết, chúng ta có cách nào giữ được không ? Có tốt thế nào đi nữa cũng giữ chẳng được, sắc đẹp giữ chẳng được, sức khỏe giữ chẳng được…
Những vật ngoài thân cần cầu chẳng được. Chúng ta có thể nắm giữ lấy ai ? con cái, chồng, vợ …Càng chớ có nói đến tài phú quyền quý. Đấy là việc khổ nhất của đời người, giữ chẳng được, cầu chẳng được, đều chỉ là mệt mỏi vì vật. Do đó người tu hành thật sự, người thông minh trí tuệ là phải trừ bỏ đi tất cả những " Vật " này, không muốn mệt mỏi vì Vật, nhưng lại trừ bỏ chẳng được, đấy là điều khủng bố nhất ; giữ chẳng xong, cầu chẳng được, lại chẳng cách nào trừ bỏ đi, thân thể chúng ta làm sao có thể dẹp bỏ đi ? chỉ có thể bị thân thể chiên xào bức bách.
Những vật ngoài thân cũng vậy, giữ chẳng được, cầu chẳng đắc, lại còn biến thành kẻ oán thù. Do đó phải giác ngộ " pháp thân giác liễu vô nhất vật ", chẳng có vật trong thân ngoài thân, cho nên chẳng cần phải đi giữ, đi cầu, cũng chẳng cần phải đi xả bỏ, đi diệt ; nó chẳng tồn tại, là hư ảo đấy.
Pháp thân giác liễu vô nhất vật, người giác ngộ thật sự thì trong thân chẳng có vật, ngoài thân chẳng có vật " chẳng có một vật có thể đắc ", chẳng phải là có thứ mình đắc được rồi, hay có thứ mình đã đem nó tiêu diệt rồi, mà là cho rằng có vật trong thân, có vật ngoài thân đều là vọng tưởng, đều là chúng ta tự mình cho nó tồn tại. Giống như cái " vô minh " phần trước đã nói, chúng ta tưởng rằng rất lớn, trên thực tế chỉ là bọt.
Bổn nguyên tự tánh thiên chơn phật
Thành phật chính là đơn giản như vậy, ngây thơ tự nhiên, trở về nguồn gốc ban đầu. " Vô nhất vật " ( chẳng có một vật ) không phải là rơi vào cái Không, mọi thứ đều không, Như Lai Tạng chẳng Không, viên mãn đầy đủ phước đức trí tuệ, tịch tĩnh rời khổ, gọi tắt là " viên tịch ", chính là tự tánh thiên chơn phật của gốc ban đầu.
Hỏi : " tuyệt học vô vi ", vậy thì độ người, bàn đạo, tu trì tam bảo …tất cả mọi sự vận hành của đạo trường chẳng phải đều là hữu học, hữu vi sao ?
Đáp : Việc độ người, bàn đạo, tu trì tam bảo …tất cả mọi sự vận hành của đạo trường, không sai, trông thì là hữu học, hữu vi, nhưng mục đích là ở chỗ học " vô vi ", làm " vô vi ". Đấy là phương hướng lớn của chúng ta. Đạo trường bắt đầu từ Một Chỉ của Minh Sư chính là học " vô học ", Một Chỉ của Minh Sư là " dứt mọi tri kiến ", tiến vào đạo trường chính là đem cách nghĩ, tri thức, thậm chí tâm trạng cảm xúc đều buông xuống, vạn pháp quy một, một quy về chẳng có. Tất cả mọi thứ quy về không. Cái học, và làm của đạo trường, mục tiêu đều là ở " học vô học, làm vô vi ", thời kì đầu bàn đạo là chẳng có học, chỉ có truyền tam bảo, vốn dĩ là chẳng có học, sau này chịu sự ảnh hưởng của xã hội càng học càng nhiều, thế nhưng học " đạo " thì điều quan trọng nhất chính là phải học " vô học ".
Lão Tử nói rằng : " học bất học, phục chúng nhân chi sở quá ", muốn học thì học cái " bất học " thì có thể sửa chữa khôi phục lại những sai lầm mà mà mọi người đã phạm. " phủ vạn vật chi tự nhiên nhi bất cảm vi dã ". Cái mà chúng ta cần làm chỉ là phụ trợ cho vạn vật khiến chúng sinh trưởng thuận theo tự nhiên chứ không phải tự mình có những hành vi chủ trương khiến cho cá bơi trong nước, chim bay trên trời, chứ chẳng phải là mình muốn chúng bơi vào trong nước, muốn chúng bay hướng lên trên trời. Cái hữu học, hữu vi sai lầm chính là có những đòi hỏi yêu cầu sai lầm đối với bản thân mình và người khác mà lại cho rằng là mình đúng.
Hỏi : ý nói rằng tất cả những học, làm đều là phải khôi phục tự nhiên ?
Đáp : Đúng vậy, học vô học, làm vô vi mới có thể vô vi mà chẳng có gì không làm, mới có thể khôi phục tự nhiên ; khôi phục tự nhiên thì có cái tính khả năng chẳng có gì mà không làm được, chứ không bị giới hạn ở những quy ước định kiến, ví dụ như nói học tập tri thức thì sẽ bị những định kiến của tri thức làm hạn chế, triển hiện trên hành vi như cấm chỉ trẻ con chơi bùn đất, bởi vì có rất nhiều vi khuẩn. Những loại hành vi tương tự như vậy quá nhiều, mỗi người đều có những định kiến, quy ước khác nhau của họ, mỗi người có " chỉ có thể như thế này, không thể như thế khác " của họ. Rất nhiều những tính khả năng đều bị những tri thức, thành kiến của họ làm hạn chế, vả lại tri thức sẽ xung đột mâu thuẫn với nhau.
Mạnh Tử nói rằng : " trí lương tri " khôi phục lương tri lương năng, chứ chẳng phải là hướng ra ngoài học tập rất nhiều tri thức, khôi phục năng lực trí tuệ vốn có.
Hỏi : Tuyệt học, vô vi của Vĩnh Gia Đại Sư là như vậy ?
Đáp : Đương nhiên, tuyệt học vô vi chính là " tự tánh thiên chơn phật gốc ban đầu ", chỉ có Tuyệt Học Vô Vi Nhàn Đạo Nhân mới có thể khôi phục, trở về gốc gác ban đầu của nó.
Hỏi : Thế nhưng trên mặt chữ thì rất dễ hiểu lầm là " cái gì cũng chẳng cần học, chẳng cần làm ".
Đáp : Lão Tử nói rằng :" học vô học, phục chúng nhân chi sở quá ". Nhà Phật cũng lấy Quả địa của A La Hán làm Vô Học địa, cũng giống như mắt chẳng cần học tập thì có thể nhìn, gan có thể không cần học tập thì có thể tiến hành công năng giải độc vô cùng phức tạp, cái gọi là " tuyệt học vô vi " chính là khôi phục lại loại năng lực trí tuệ vốn có chẳng cần phải học tập này, bởi vì chúng ta không chỉ các bộ phận cơ quan có bản năng của nó, mà tâm trí cũng có bản năng của nó. Sai lầm của chúng sanh chính là ở chỗ cho rằng nhất định cần phải chỉ dạy, truyền thụ, học tập, huấn luyện thì mới có trí tuệ phân biện thị phi đúng sai, hướng đến tốt lành, tránh khỏi hung hiểm, cho nên Lão Tử nói : " học vô học, phục chúng nhân chi sở quá " chính là muốn bù đắp cho loại sai lầm " tự cho rằng mình đúng " này của chúng ta.
Hỏi : Chứng Đạo Ca của Vĩnh Gia Đại Sư có vẻ như chỉ là đang phá trừ một số những chấp trước của chúng ta, phá trừ những quan niệm sai lầm này thì có thể thành phật chăng ?
Đáp : đương nhiên, người người đều có phật tánh, vốn dĩ thì là phật, cũng như người bệnh vậy, vốn dĩ là khỏe mạnh.
Trong vấn đề này ẩn tàng một vấn đề : phá trừ những chấp trước, quan niệm sai lầm này thì thành phật chăng ? Lẽ nào thành phật chẳng cần phải chịu sự huấn luyện nghiêm mật nữa ?
Cũng giống như người bệnh đến bệnh viện, bác sĩ phụ trách trừ bỏ, tiêu diệt những vi rút của anh ta ; sau khi tiêu diệt vi rút thì khôi phục lại sức khỏe, chứ chẳng phải là nói rằng sau khi vi rút đã bị tiêu diệt vẫn phải đi xây dựng riêng một sức khỏe ; vi rút bị tiêu diệt rồi thì bệnh nhân sẽ khôi phục lại sức khỏe. Cũng vậy, mỗi người chúng ta đều có phật tánh, Phật nói rằng : " Chúng sanh đều có đầy đủ đức tánh trí tuệ của Như Lai, chỉ do vọng tưởng chấp trước mà chẳng thể chứng đắc ", cũng giống như chúng ta có đầy đủ sức khỏe, chỉ do vi khuẩn vi rút mà chẳng được khỏe ; chỉ cần trừ bỏ đi những vọng tưởng chấp trước thì đức tánh trí tuệ Như Lai sẽ hiện toàn diện ra trước mắt.
Hỏi : Thế nhưng, từ sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni viên tịch đến nay có mấy ai thành phật ?
Đáp : Nhiều rồi. Đại Sư Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đã nói với Lục Tổ Huệ Năng rằng : " chẳng biết bổn tâm thì học pháp vô ích ; nếu nhận biết được bổn tâm của mình, thấy được bổn tánh của mình, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật ". Chỉ cần nhận biết bổn tánh thì là Đại Trượng Phu, chính là Thiên Nhân Sư, chính là Phật rồi, cho nên Phật nhiều là trong lịch sử thiền tông trung quốc mỗi người kiến tánh thành phật, lập địa thành phật, phật đầy khắp đường, nào có khó khăn như đã nghĩ ?
Nho gia cũng nói : " nhân nhân khả dĩ vi Nghiêu, Thuấn " ( ai ai cũng có thể trở thành Nghiêu, Thuấn ), đương nhiên là có những vị thánh nhân giống như vua Nghiêu vua Thuấn mà vô danh vô tánh, mai danh ẩn tánh. Những vị vô danh Phật, những Thánh Nhân mai danh ẩn tánh có đến rất nhiều. Người khác có nhận biết hay không, có lưu lại danh trên lịch sử hay không đều không quan trọng, cũng chẳng ảnh hưởng đến sự thật họ là Phật là Thánh Nhân.
Hỏi : Tham cứu những đạo lý này thì có chút cảm giác như bàn suông những cái huyền diệu, hình như chẳng bằng thực tế đi tu đi bàn, thực tế vững chắc mà đi độ được một người, ăn chay một cách thành thực, khấu đầu, tu trì tam bảo …thì có cảm giác tương đối nghiêm túc thiết thực hơn, phá trừ cái này, phá trừ cái kia, cuối cùng chẳng biết mình nên làm gì ? hoặc chẳng thà đều chẳng cần tu, mỗi ngày tham ngộ " Không ", " Vô " thì được rồi, đằng nào thì tất cả đều là hư vọng chẳng tồn tại thật sự ?
Đáp : Cái gọi là " pháp vô vi " chẳng phải là cái gì cũng đều không làm, mà là không làm những vi phạm đi ngược lại với bổn tánh, không sát sanh, không trộm cắp …đều là các pháp vô vi. Chúng ta độ người đến cầu đạo chính là độ họ để khiến họ trở về lại bổn tánh. Ăn chay cũng là pháp vô vi, khôi phục trở lại những thức ăn mà vốn dĩ nên ăn. Con người vốn dĩ chẳng phải là động vật ăn thịt ; ăn chay cũng là trở về lại bổn tánh.
Số lượt xem : 484