BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Lỡ lời làm chó

Tác giả liangfulai on 2022-03-12 22:21:52
/Lỡ lời làm chó

LỠ LỜI LÀM CHÓ

 

Một thời, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngụ tại tinh xá Kỳ Viên, khi ấy tôn giả Xá-lợi-phất mỗi ngày thường dùng thiên nhãn xem xét chúng sinh đang thọ khổ trong sáu đường luôn hồi, xem ai là người có nhân duyên đáng được độ, tức liền đến giáo hoá giúp chúng sinh ấy thoát khổ được vui.

Lúc ấy, có rất nhiều thương nhân, kết bạn đi buôn. Họ tìm đến nước lân cận buôn bán. Trong số đó có một thương buôn mang theo con chó để nó canh giữ hàng hoá ban đêm.


Trên đường đi, họ dừng ngủ ở một doanh trại bên đường. Con chó lẻn cắp thịt của những thương buôn khác. Sau đó, người chủ phát giác bị mất thịt, loan báo khiến mọi người trong đoàn hết sức tức giận, hè nhau lấy cây đánh chó gãy chân rồi đem nó vất ngoài đường.

Cũng lúc đó, tôn giả Xá-lợi-phất bằng thiên nhãn thanh tịnh thấy rõ hết sự việc, Ngài biết con chó không thể đi nổi, đau đớn rên la, chắc chắn bị đói lạnh mà chết.

Tôn giả đi xin thức ăn rồi vận dụng thần thông mang đến cho con chó. Con chó được cho ăn, nên mạng sống được kéo dài, nó vẫy đuôi lộ vẻ vui mừng.

Tôn giả Xá-lợi-phất vì con chó giảng nói Phật pháp vi diệu, sau khi được nghe pháp mầu, tội chướng của nó tiêu trừ, nó cảm tạ ân cứu mạng và chết ngay khi ấy.

Nói đến con chó chết rồi, chuyển kiếp sinh làm người, sinh gia trong một gia đình Bà-la-môn trong thành Xá-vệ.

Hôm ấy tôn giả Xá-lợi-phất cầm bát đi đến trước cửa Bà-la-môn khất thực, Bà-la-môn hỏi tôn giả:” Thưa tôn giả, Ngài đi một mình, không có thị giả theo hầu sao?”.

Tôn giả đáp:” Tôi không có thị giả. Nghe nói gia chủ có một đứa con trai, vậy gia chủ có bằng lòng cho đứa bé theo hầu tôi không?”

Gia chủ đáp:” Tôi có một đứa con tên Quần Đề, song tuổi còn rất nhỏ, chưa biết gì hết, nên không thể theo hầu ngài được. Đợi nó lớn một chút, thì tôi sẽ cho theo Ngài làm thị giả”.

Tôn giả bằng lòng.

Thời gian trôi qua, người con trai của Bà-la-môn ấy được 7 tuổi, tôn giả Xá-lợi-phất nhớ lời hứa cũ nên tìm đến nhà Bà-la-môn để xin cho đứa bé xuất gia. Bà-la-môn ấy vô cùng hoan hỉ, cho con trai Quân Đề xuất gia làm Sa-di.

Tôn giả dẫn Quân Đề đến tinh xá Kỳ Viên, thế phát cho làm sa-di Quân Đề sáng tâm hiểu đạo, chứng được quả A-la-hán được thần thông tự tại.

Sau khi chứng đạo, sa-di Quân Đề vận dụng trí túc mạng nhớ lại những kiếp trong đời quá khứ của mình đã làm gì? Ở đâu? Do đó nhớ duyên đời trước khi làm con chó được tôn giả Xá-lợi-phất từ bi cứu mạng, nói pháp tế độ, nên được làm thân người, đời này vẫn tiếp tục tế độ khiến cho ngài thoát khỏi đau khổ ràng buộc trong vòng luân hồi. Khi ấy sa-di Quân Đề rất đỗivui mừng, muốn báo đáp ân trọng, nên phát nguyện trọn đời theo hầu tôn giả Xá-lợi-phất “.

Sa-di Quân Đề kể lại:” Đời trước sở dĩ ta phải mang thân chó là do kiếp xa xưa ta đã lỡ tạo khẩu nghiệp.

Vào thời Phật Ca-diếp, ta từng xuất gia tu học. Bấy giờ ta cùng với đại chúng tụng kinh. Trong ấy có một Tỳ-kheo già âm thanh tụng kinh khàn đục, rất khó nghe. Ta ỷ mình tuổi trẻ, âm thanh trong trẻo, nhiều người khen ngợi, nên khởi niệm chê tụng kinh của vị Tỳ-kheo già giống như chó sủa. Lúc đó, vị Tỳ-kheo đã chứng A-la-hán, Ngài bảo ta:” Tỳ-kheo kia, ngươi chê lầm ta rồi”.

Tỳ-kheo trẻ nói:” Tôi biết ngài là bậc Tỳ-kheo thượng toạ ở đây phải không?”

Tỳ-kheo già nói:” Ta tuy tụng niệm âm thanh khó nghe, song ta đã thoát ly sinh tử, không còn thân sau nữa”.

Lúc bấy giờ khi nghe vị Tỳ-kheo già nói thế, tâm ta kinh sợ, tự biết đã lỡ lời, vô cùng hổ thẹn, cầu xin sám hối.

Nhưng khi tội đã thành rồi thì không còn cách nào tiêu trừ, từ đó ta bị quả báo liên tiếp năm trăm đời mang thân chó, trả nợ cho câu nói chê bai bậc đã chứng thánh quả.

Song, cũng do nhân lành trước kia đã xuất gia học Phật pháp, giữ giới thanh tịnh, chính nhờ công đức ấy mà ngày nay ta được gặp tôn sư cứu mạng, còn tế độ giúp ta chứng được quả thánh. Ôi! Công đức của Thầy thật là thênh thang vô kể!

Khuyên tất cả mọi người, dè dặt từng tiếng nói, không để phạm lỗi lầm bị quả báo khổ như ta.

Chê người tụng kinh tiếng như chó sủa,

Phải bị năm trăm đời làm thân chó.

Nhân quả theo nhau nghìn muôn kiếp

Mảy may không sót phải răn dè.

Số lượt xem : 525