BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Duyên Phận Cầu Đạo, Tu Đạo, Bàn Đạo của kiếp này

Tác giả liangfulai on 2022-03-12 22:43:17
/Duyên Phận Cầu Đạo, Tu Đạo, Bàn Đạo  của kiếp này

Trong kinh nhân duyên có nói đến Đức Phật, Ngài có con mắt trí tuệ nhận thấy những chúng sinh có duyên với người nào thì người ấy mới độ được. Tỷ như người có duyên với Phật thì Phật độ cho họ, người khác không độ được; người có duyên với người khác thì người khác độ, Phật không độ được; người có duyên với Ngài Xá Lợi Phất thì Ngài Xá Lợi Phất độ cho họ, chứ ngài Mục Liên, Ngài Ca Diếp, Ngài A Na Luật, Ngài Kim Tỳ La và tất cả vị Thanh Văn sao độ cho họ được, vì họ không có duyên với các vị. Nói tóm lại, những người có duyên với mình thì mình độ, không có duyên thì không thể độ được. Điều này lý giải cho việc vì sao mà có người tuy rằng mình đã cố độ mãi nhưng vẫn không cách nào độ được, nhưng khi người khác đến độ thì họ lại rất dễ dàng tin theo.


 

Ngoài ra, duyên phận cầu đạo, tu bàn đạo của mỗi người cũng là do căn cơ của quá khứ hành tu hành, sự hành thiện hay hành ác của cá nhân mỗi người mà quyết định. Nếu như người ấy là Nguyên Nhơn Phật Tử mà thiên tánh chẳng mê muội, vừa nghe người ta nói đến Tiên Thiên Đại Đạo thì bèn khởi lòng tin, nghe thì tin, tin thì cầu đạo, tu đạo, đấy là người có duyên. Cái gọi là phận, nói cách khác chính là tước vị, người có duyên đắc đạo rồi, lúc nào cũng ghi nhớ nơi tâm, chỉ sợ đoạ lạc tụt hậu, không ngừng tích công luỹ đức, chẳng dám có chút biếng nhác, tu bàn vô cùng tin tấn, tích cực nghiêm túc, người ấy cuối cùng rồi cũng sẽ thành đạo. Thành đạo rồi thì dựa theo công quả mà định tước vị sen báu, đấy là có duyên có phận.

 

Đạo là chơn đạo, thế nhưng mà vì sao lại có rất nhiều người không tin ? hoặc lúc ban đầu thì tin và vô cùng tinh tấn, thế nhưng lâu rồi lại trở nên biếng nhác ?

Việc này một mặt là do Tổ đức ( phước đức, đức trạch, đức hạnh của tổ tiên để lại xuống ) , nhà có đức thì mới sanh ra đứa con tu đạo; mặt khác là do nơi căn cơ của bản thân, như Đạo Đức Kinh, chương 41 (Đồng Dị) có nói : “Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi. Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn, nhược vong. Hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu, bất túc dĩ vi Đạo.”

Tạm dịch : Bậc thượng căn sáng suốt nghe đạo, cố gắng mà theo. Kẻ trung căn tầm thường nghe Đạo thì nửa tin nửa ngờ, như còn như mất. Kẻ hạ căn tối tăm nghe Đạo ( cho là hoang đường ), thì cả cười bỏ qua. Nếu không cười, không đủ gọi đó là Đạo. Thơ rằng :

Người thượng đẳng khi nghe biết Đạo,

Liền ân cần tiết tháo, khuôn theo.

Người thường biết đạo ít nhiều,

Nửa quên, nửa nhớ, ra chiều lửng lơ.

 

Người hèn kém hễ cho nghe Đạo,

Liền cười vang, chế nhạo rỡn chơi.

Đạo Trời ẩn áo, đầy vơi,

Không cười đâu thấy Đạo Trời huyền vi.

 

Người có căn cơ duyên phận thì nghe rồi chẳng bỏ, còn người vô duyên vô phận thì dẫu có miễn cưỡng cũng không được. Nếu là người chẳng có căn cơ, duyên phận thì khó mà vào Tiên Thiên Đại Đạo. Việc này ví như một cái mỏ vàng có rất nhiều vàng, chính phủ đặc biệt cho phép người dân được khai thác. Kẻ ngu chẳng biết, chẳng mảy may chú ý, tưởng rằng ở bên trong đá thì làm gì mà có vàng thật. Người có trí thì tức tốc nhanh chóng mà đi khai quật, đào ra ngàn vàng liền nhanh chóng trở thành đại gia giàu có. Sau đó kẻ ngu mới biết rằng quả thật là có vàng thật, bèn nóng vội muốn đi khai quật, thế nhưng việc đã muộn màng, cả mỏ vàng thảy đều đã bị người có trí lãnh đi hết rồi, lúc này kẻ ngu tuy rằng hối tiếc, nhưng đã chẳng còn kịp nữa. Vậy nên mới nói, có duyên thì gặp Phật xuất thế, vô duyên thì gặp Phật niết bàn ( niết bàn ở đây nghĩa là ngưng độ ).

Thời kì mạt kiếp, ơn trên từ bi giáng đạo đại khai phổ độ, con người tuy rằng đắc đạo dễ thế nhưng tin đạo thì khódo bởi cảm thấy đắc đạo quá dễ dàng nên mới xem thường ), tin đạo dễ nhưng tu đạo, giữ đạo thì khó, tu đạo dễ nhưng hành đạo thì khó, nghĩa là nói con người chẳng thể thuỷ chung đầu cuối như một, cũng bởi vì thế mà thời nay người cầu đắc đại đạo nhiều như lông trâu, nhưng những người thành đạo chứng quả nơi Vô Cực thì lại hiếm như sừng trâu. Mọi cái đều cần sự tín, nguyện, hành sâu, sự dốc sức lớn, quyết tâm lớn của bản thân người tu hành.

Trịnh Thành Công Đại Tiên có bài kết duyên huấn phê rằng :

“ Kiếp này cầu đạo, là do 3 kiếp tu hành.

Kiếp này dự pháp hội, là do 5 kiếp tu hành.

Kiếp này sống ở phật đường, là do 7 kiếp tu hành.

Kiếp này thanh khẩu, là do 10 kiếp tu hành.

Kiếp này chúng ta ở trên pháp thuyền cùng tu bàn, cùng lèo lái pháp thuyền, thì có thể biết là đã tu hành bao nhiêu kiếp rồi không ? chẳng thể tính đếm được !

Nhiều kiếp đến nay, những nỗi khổ mà các vị đã nếm trải, những thứ mà các vị đã phải xả bỏ đi còn nhiều hơn những thứ mà các vị kiếp này muốn theo đuổi mong cầu, kiếp này chẳng bàn, thì sao mà chẳng có lỗi với bản thân đây ! Chớ có bảo là khó, chớ có nói là bận, bảo khó, nói bận, khó mà tránh khỏi vô thường. ”

Giảng sư Lưu Phương Thôn tại Đài Nam ( Đồng Nghĩa Cung ) lúc 13 tuổi đã bắt đầu đả toạ, và từng tu học khoảng thời gian 17 năm tại chùa miếu hậu thiên. Lưu giảng sư đã chứng thần thông, chỉ cần có người đến trước mặt, trong lòng họ nghĩ gì thì không cần nói ông cũng đều biết, cả những chuyện tương lai chưa đến ông cũng biết. Ông chia sẽ rằng, theo cách nói của chùa miếu hậu thiên thì muốn đắc đạo là điều vô cùng khó khăn, phải trải qua trước kia từng tu làm đại pháp sư 7 kiếp, không phải là làm người bình thường 7 kiếp, mà là đã làm đại pháp sư 7 đời 7 kiếp, là vô cùng khó khăn. Đến đời kiếp thứ 8 lại đến làm đại pháp sư nữa thì mới được thọ kí đắc đạo. Còn chúng ta nay đã triêm được thiên ân sư đức, được phước phận ơn trên đại khai phổ độ, chúng ta có thể được thọ kí trước rồi mới tu sau. Bây giờ chúng ta đã được thọ kí rồi thì có tư cách thành Phật, có điều là xem coi mình có muốn tu bàn hay không mà thôi ? Nếu không muốn thì tiếp tục lang thang lưu lạc cõi phàm trần, muốn thành phật hay không, tự mình quyết định lấy!Trái lại, những ai tu hành dẫu có tốt lắm đi chăng nữa, mà chẳng được thông qua sự thọ kí của thầy Tế Công là Minh Sư đương đại thì ơn trên vẫn không thừa nhận, giống như trong kinh Pháp Bảo Đàn có nói : “ Từ đức Phật Oai Âm Vương về trước thì được, từ Phật Oai Âm Vương về sau, không Thầy mà tự ngộ trọn là thiên nhiên ngoại đạo. ” Như vậy, trước thời Oai Âm Vương Phật ra đời, ai ai cũng có thể khai ngộ và chẳng cần người nào ấn chứng cả. Từ thời Oai Âm Vương Phật trở về sau, những ai tự giác khai ngộ đều nhất định phải có Tổ-sư hoặc bậc Thiện-tri-thức (đã khai ngộ) ấn khả, chứng minh thì mới đúng phép. Vậy nên đủ thấy Minh Sư một chỉ điểm, được Phật thọ kí là điều vô cùng thù thắng, tôn quý.

 

 

Thầy Tế Công từ bi rằng : “ bất cứ một vị chúng sanh nào, chỉ cần nhận được một chỉ điểm này của thầy, thì tức là gieo xuống “ hạt giống kim cang ”, bất kể là người đó tu được như thế nào, đời đời kiếp kiếp nhất định sẽ lại gặp Phật, cho dẫu là luân hồi ở trong tứ sanh lục đạo thì cũng vậy, chỉ cần là đắc được một chỉ này của Minh Sư, thì rốt cuộc rồi cũng có ngày thành Phật.

Vậy nên phải trải qua bao kiếp tu hành mới có thể cầu đắc đại đạo, có cơ duyên tu bàn thì chúng ta càng phải trân trọng thật tốt mà nắm bắt lấy để không lại uổng một chuyến đến nhân gian kiếp này. Đối với những người mình độ mà chưa đủ duyên phận cầu đạo, tu đạo, bàn đạo thì càng phải quan tâm đến họ, thành toàn nhiều thêm để gieo kết duyên lành sâu thêm thì sau này đủ chín muồi rồi mới có khả năng độ hoá họ cầu đạo và đi trên con đường tu đạo, bàn đạo. Cổ nhân thường nói : “ trước khi thành Phật, phải rộng kết duyên lành với chúng sanh trước ” chính là như vậy, kết duyên càng sâu rộng thì sau này sẽ độ hoá được càng nhiều chúng sanh. Hành giả cần phải hiểu rõ những điều này thì mới không dễ thoái chí trên con đường hành bồ tát đạo độ hoá chúng sanh, sau này mới có thể viên mãn thành phật đạo.

Trong pháp hội tại Canada, lúc thầy Tế Công Hoạt Phật đang từ bi khích lệ mọi người thì có một lớp viên thỉnh thị thầy rằng : “ thầy từ bi ơi, Hội Công Đức Từ Tế của Đài Loan có danh tiếng như vậy, đạo trường Nhất Quán Đại Đạo của chúng ta có phải là cũng nên học tập noi theo họ thật nhiều hay không ? ”

Thầy nghe rồi thì thở dài, đi qua đi lại mấy vòng, rồi bèn nói với vị đạo thân ấy một câu rằng : “ việc hành thiện bố thí của Hội Công Đức Từ Tế thì tiền kiếp các con đều đã làm qua rồi. Nếu như kiếp trước các con chưa có làm qua, thì có tư cách để ngồi ở đây nghe thầy giảng kinh thuyết pháp hay không ? Lẽ ra là họ ngưỡng mộ các con mới phải, sao mà trái lại các con lại ngưỡng mộ họ vậy ? Sứ mệnh của họ là đến hành thiện, sứ mệnh của các con là đến bàn đạo đấy. Các Loan Đàn thông thường chỉ có thể giúp đỡ trợ đạo, còn đạo trường của chúng ta có thể bàn đạo, vậy nên các con phải cảm ân đấy ! Các con kiếp trước nếu như chẳng có làm qua việc hành thiện, thì là không thể nào mà ngồi ở đây nghe giảng kinh thuyết pháp đâu; vậy nên, các con ngoài việc bàn đạo ra, nếu còn có dư thời gian, tinh thần, thể lực …thì cũng phải rộng kết duyên lành.

 

Chúng ta đắc được một chỉ điểm của Minh Sư thật không dễ dàng, thầy bảo rằng chúng ta căn cơ tốt. Chúng ta phải khẳng định căn cơ của bản thân mình cũng không đến nỗi tồi. Nếu như chúng ta căn cơ rất tệ mà lại đắc được một chỉ điểm của Minh Sư thì lại càng phải cảm tạ Thiên Ân Sư Đức. Hôm nay chúng ta có thể thanh khẩu, gánh vác thiên chức hoặc lãnh thiên mệnh, thì phải biết là đã tu biết bao nhiêu kiếp rồi. Vậy nên mỗi một người đều không nên xem nhẹ duyên phận, căn cơ của bản thân, đều là do sự tu trì của nhiều đời nhiều kiếp mà có, thì kiếp này mới có phước phận để tham gia cơ hội phổ độ thâu viên lần này. Rất nhiều các vị thần tiên cõi khí thiên đều ngưỡng mộ đấy. Các ngài ấy đều rất hy vọng có thể trợ bàn đạo, thế nhưng việc ấy thật không dễ dàng tí nào. Theo như sự chia sẽ của thần đại lý của ngài Quan Thánh Đế Quân khi Tiểu Trịnh Huynh thỉnh thị ngài ấy về sự khó khăn của thần khí thiên muốn giúp đỡ trợ đạo thì ngài ấy nói rằng : “ nào chỉ có khó khăn, trừ phi là Lão Mẫu từ bi có lệnh thì chúng tôi mới có thể âm thầm giúp đỡ trợ đạo, cũng mới có cơ hội có thể kết nối với nhân duyên mạt hậu, thế nhưng mà trước mắt thì lại có bao nhiêu vị thần cõi khí thiên có thể có được cơ hội này đây ? Câu trả lời là cực kì ít. Tóm lại thì không có nhục thể thì là khó khăn. ”

Trên phương diện nhân duyên để xem xét thì quả thật là việc cầu đạo, tu đạo, bàn đạo chẳng dễ dàng tí nào, chúng ta đã phải đi chặng đường rất xa, rất dài, đã phải tu trì biết bao nhiêu kiếp mới có được duyên phận tu bàn tốt như thế, vậy nên càng phải cảm tạ Thiên Ân Sư Đức, càng phải thật tốt mà trân trọng, nắm bắt lấy cơ hội tu bàn đạo kiếp này, thật tốt mà theo sát đường kim tuyến, theo sát thiên mệnh.

 

https://www.youtube.com/watch?v=ssHvU_Hnh2A&list=PL5JIuZl7OkNtUiFvqTn3lQzdACP_5xFHs

Số lượt xem : 1850