Huyền Quan Tu Trì Quan Phần 3
Đại tạng kinh ghi chép : Phổ độ thâu viên nghiệm chứng :
出不隨應,入不居空,外不尋枝,內不住定,撤開金鎖,打破玄關也。
xuất bất tuỳ ứng, nhập bất cư không, ngoại bất tầm chi, nội bất trú định, triệt khai kim toả, đả phá huyền quan dã.
Xuất xứ : 卍Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh, cuốn thứ 24, Tiêu Thích Kim cang kinh khoa nghi hội yếu.
Kinh Văn :
祇要行人,於行住坐臥,出不隨應,入不居空,外不尋枝,內不住定,撤開金鎖,打破玄關也。還委悉麼者,乃科家徵問之義,我前來如此說話,你還知麼,下文伸答是也。
“ Kì yếu hánh nhân, ư hành trú toạ ngoạ, xuất bất tuỳ ứng, nhập bất cư không, ngoại bất tầm chi, nội bất trú định, triệt khai kim toả, đả phá huyền quan dã. Hoàn uỷ tất ma giả, nãi khoa gia trưng vấn chi nghĩa, ngã tiền lai như thử thuyết thoại, nễ hoàn tri ma, hạ văn thân đáp thị dã. ”
Giải thích nghĩa của kinh văn :
Tiêu Thích Kim cang kinh khoa nghi hội yếu nhất thư, thuộc kinh điển đại thừa, xiển rõ diệu đế của nhất phật thừa. Tông Kính Thiền Sư của triều Tống đem nghĩa lý của 32 phần kim cang kinh, lập khoa nghĩa, phát minh ý nghĩa thâm thuý trong kinh, tổng cộng phân làm 7 yếu nghĩa lớn, chính là :
1. Đề cương 2. Yếu chỉ 3. Trường hành 4. Kết loại 5. Tụng Kinh Văn 6. cảnh thế 7. Kết quy tịnh thổ…
Nó có một số ấn chứng đối với việc tu trì huyền quan, lấy ví dụ như :
祇要行人,於行住坐臥 “ Kì yếu hành nhân, ư hành trú toạ ngoạ ” : chỉ cần người tu hành, trong sự đi, ở, ngồi, nằm, phải có quy phạm nhất định khiến cho người tu hành có thể tuân theo.
出不隨應,入不居空 “ Xuất bất tuỳ ứng, nhập bất quy không ”, người tu hành xuất hành ra ngoài đừng bị thanh sắc hoá lợi bên ngoài dẫn dụ mà dao động tâm niệm; khi về đến nơi ở của mình, về mặt thiền định, cũng không được chấp chước trên cái ngoan không, ngồi tĩnh toạ giống như khúc gỗ khô héo.
外不尋枝,內不住定 “ Ngoại bất tầm chi, nội bất trú định ” : tâm niệm không được bị danh tướng của ngoại giới ( thế giới bên ngoài ) phân nhánh thêm lá, nội tâm thanh tĩnh tự tại, nhưng không phải là trăm thứ chẳng nghĩ đến, thiền định trên cái không định.
撤開金鎖,打破玄關也 “ triệt khai kim toả, đả phá huyền quan dã ” : cung thỉnh Thiên mệnh minh sư rút ra chiếc khoá vàng vững chắc kiên cố, đả phá huyền quan khiếu, sẽ nhìn thấy tự gia Bồ Tát.
還委悉麼者,乃科家徵問之義 “ hoàn uỷ tất ma giả, nãi khoa gia trưng vấn chi nghĩa ” mở ra khoá vàng huyền quan, sẽ nhìn thấy bổn lai diện mục, hiện tại tức là chơn dương quan, thụ dụng ngay lập tức, chẳng cần lại phải giải thích tường tận làm gì. Nếu vẫn còn nghi vấn, đấy là những nghi hoặc trong lòng những người bình thường mà thôi.
Diễn nghĩa mở rộng :
Phàm là người tu hành, đi, ở, ngồi, nằm đều có quy phạm nhất định; hơn 2500 năm trước, Phật Thế Tôn ở dưới hai cây Sa La của thành Câu Thi Na, lúc sắp nhập niết bàn, chúng đệ tử vây xung quanh, nhìn thấy Phật Thế Tôn sắp diệt độ, thì trong lòng bi ai đến cực điểm, lòng sầu ảo não, A Nan Tôn Giả hỏi Phật Thế Tôn rằng : “ Khi Phật tại thế, chúng con lấy Phật làm Thầy, sau khi phật diệt độ, đại chúng lấy gì làm Thầy ? ” Phật Thế Tôn nói : “ lấy giới làm Thầy ”, cho nên phật giáo quy định rất nhiều giới luật tu hành, hy vọng người tu hành tín thụ phụng hành. Đệ Tử thời kỳ Bạch Dương thì Hoạt Phật Sư Tôn chỉ thị phải lấy giác làm Thầy, ý nghĩa cũng tương đồng. Tiêu Thích Kim cang Kinh hội yếu nhất thư chỉ ra : “ chỉ yếu hành nhân, ư hành trú toạ ngoạ, xuất bất tuỳ ứng, nhập bất cư không, ngoại bất tầm chi, nội bất trú định ”. Người tu hành trong Phật giáo có giới luật như 3000 uy nghi, 8 vạn tế hành, đều không ra khỏi 4 thứ đi, ở, ngồi, nằm. Thường thì 4 thứ uy nghi như : đi như gió, ngồi như chuông, đứng như tùng, nằm như cung là trọng yếu.
Về việc đi ra ngoài thì không được bị mê hoặc bởi những thanh sắc hoá lợi, do đó mà phần thứ 10 Kim Cang Kinh trang nghiêm tịnh thổ nói :
「不應住色生心,不應住聲香味觸法生心,應無所住而生其心。」
“ bất ứng trụ sắc sanh tâm, bất ứng trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ”. Phật Thế Tôn chỉ ra rằng, người tu hành không được vì đủ thứ những hình sắc mắt nhìn thấy mà động tâm, cũng không thể vì nghe được những âm thanh bên ngoài, ngửi thấy những mùi vị ngon thơm, tiếp xúc những sự kích thích của cảm quan, trong lòng cảm giác khoái lạc mà động tâm, bởi vì đấy là lục căn bị thanh sắc hoá lợi dụ hoặc mà sản sanh đủ thứ những hành vi không chính đáng, nhiễm vào lục trần, đấy chẳng phải là tác dụng của bổn tánh, chẳng phải là ý của chủ nhân, cho nên không được trụ ở trên lục căn, đấy gọi là xuất bất tuỳ ứng. Người tu hành cư trú trên thiền định, cũng không được chấp chước trên cái ngoan không.
「若百物不思,當令念絕,即是法縛,即名邊見。」
( Nếu trăm điều chẳng nghĩ, chỉ cho niệm tuyệt, ấy là pháp trói buộc, tức là biên kiến. …là sai lầm to lớn ).
Cho nên trăm điều chẳng nghĩ, chẳng phải là đá cứng gỗ chết, mà là cảnh giới nội tâm bất loạn, ngoài không chấp tướng, cũng có nghĩa là việc đến thì ứng, việc đi thì tịnh, thanh thanh tịnh tịnh, mộc mạc hồn nhiên. Muốn đạt đến cảnh giới trên, Tiêu thích Kim cang kinh khoa nghi hội yếu chỉ ra nhất định phải cung thỉnh Thiên mệnh minh sư「撤開金鎖,打破玄關也」“ triệt khai kim toả, đả phá huyền quan dã ” ( rút mở ổ khoá vàng, phá mở huyền quan ).
Đại Tạng Kinh Bích Nham Lục nói :
「打開玄關識鎖,親證本來。」“ đả khai huyền quan thức toả, thân chứng bổn lai ”.
Phổ Đăng Lục nói : 「玄關金鎖輕掣斷,故鄉歸去疾如風」。 “ huyền quan kim toả khinh xiết đoạn, cố hương quy khứ tật như phong ” ( Khoá vàng huyền quan nhẹ nhàng rút mở, trở về Cố Hương nhanh tựa như gió ) .
Tông môn yếu lĩnh phật pháp nói :
「凡夫玄關緊閉,識鎖難開。」 “ phàm phu huyền quan khẩn bế, thức toả nan khai ”. ( Huyền quan của những kẻ phàm phu khóa chặt, chiếc khoá thức khó mở ) .
Lược luận thiền tông nói :
「一言相契,打開玄關識鎖,而豁然大悟」” nhất ngôn tương khế, đả khai huyền quan thức toả, nhi hoát nhiên đại ngộ ”, có thể thấy việc cung thỉnh thiên mệnh minh sư rút mở ra huyền quan khiếu mà hoát nhiên đại ngộ, mới có thể minh tâm kiến tánh, hội kiến bổn lai diện mục.
Ví như dùng chìa khoá mở kho bạc, bảo tạng chính là ở trong đó; chìa khoá xe khởi động, muốn đi đây đi đó đều có thể tuỳ theo ý muốn. Mở công tắc đèn thì bóng đèn nhanh chóng phát sáng, chìa khoá nhà mở thì nhanh chóng có thể đi ra đi vào. Nếu như không có đến trường học để đăng ký ghi danh, thông qua việc học, thi đạt tiêu chuẩn, là không cách nào lãnh được chứng thư tốt nghiệp. Cho nên, cung thỉnh thiên mệnh minh sư rút mở khoá vàng ra, đả phá huyền quan, chủ nhân ông bèn ở bên trong thì có thể hiểu rõ bổn tâm, nhìn thấy bổn tánh của mình. Chỉ cần minh tâm kiến tánh, lại dựa vào công phu quán chiếu chuyển niệm, tích cực tu bàn, thì có thể viên mãn tâm tánh, liễu nguyện hoàn hương. Cho nên, rút mở khoá vàng ra, đả phá huyền quan, sẽ nhìn thấy tự gia bồ tát, là một con đường rõ ràng duy nhất để tu đạo, đắc đạo, hành đạo, thành đạo, trở về cố hương vốn có. Thiên mệnh minh sư nhất chỉ huyền quan, là sự dẫn đạo phương tiện mượn ngón tay nhìn thấy mặt trăng.
Tiêu Thích Kim cang kinh khoa nghi hội yếu chỉ ra, nếu khai ngộ bổn tánh, hạ công phu nơi huyền quan bổn tánh, thì người tu thành chánh quả đều có thể tiến vào quả vị tứ thánh - Phật, Bồ Tát, Bích Chi Phật, A La Hán. Nếu những chúng sanh tự tánh mê muội thì vĩnh viễn chuyển kiếp làm lục phàm – thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hoá sanh, hai đạo phú quý, bần tiện. Cho nên, Phật Thế Tôn giảng kinh thuyết pháp 49 năm, lúc đầu diễn pháp tiểu thừa, lại diễn Không tông, tổng cộng chặt đứt 27 loại nghi vấn, lại dần dần trừ bỏ đi Ngã Pháp nhị chấp, cuối cùng đốn nhập Nhất Phật Thừa. Cho nên, Tông Kính thiền sư vào đời Tống sáng tác ra Tiêu Thích Kim cang kinh khoa nghi hội yếu nhất thư này để xiển minh yếu nghĩa của Bát Nhã chánh pháp.
Tông Môn từ sau Đại sư Lục Tổ Huệ Năng thì việc truyền thừa tâm ấn đại pháp chia ra làm một mạch xuất gia và một mạch tại gia. Tại gia một mạch truyền thừa cho đến nay chính là cho các đệ tử Bạch Dương. Đệ tử Bạch Dương xem trọng việc làm hưng thịnh pháp tự - bàn đạo độ người, cho nên đối với đại tạng kinh, kinh văn mênh mông bao la như biển thì tương đối ít đi sâu vào nghiên cứu, nếu có chỗ vẫn chưa hiểu, hy vọng tiếp tục nghiên cứu quyển sách kim cang kinh khoa nghi hội yếu này thì có thể hiểu được chỗ tôn quý và thù thắng của Bát Nhã chánh pháp, cho nên Tông Kính Thiền sư nói :
「我前來如此說話,你還知麼,下文伸答是也」。
“ ngã tiền lai như thử thuyết thoại, nễ hoàn tri ma, hạ văn thân đáp thị dã ”
Từ Vạn Tân Toản tục tạng kinh quyển thứ 24, ghi chép của Tiêu thích kim cang kinh khoa nghi hội yếu nhất thư : “ Kì yếu hành nhân, ư hành trú toạ ngoạ, xuất bất tuỳ ứng, nhập bất cư không, ngoại bất tầm chi, nội bất trú định, triệt khai kim toả, đả phá huyền quan dã. Hoàn uỷ tất ma giả, nãi khoa gia trưng vấn chi nghĩa, ngã tiền lai như thử thuyết thoại, nễ hoàn tri ma, hạ văn thân đáp thị dã. ” ấn chứng Bát Nhã chánh pháp - sự thù thắng và tôn quý của khoá vàng huyền quan. Người tu hành phải lấy giới làm Thầy, đệ tử Bạch Dương nhấn mạnh phải lấy Giác làm thầy. Giới luật tuy có 3000 uy nghi, tám vạn tế hành…tất cả đều không ra khỏi 4 thứ đi, ở, ngồi, nằm. Nếu có thể lấy giác làm thầy, lúc nào cũng giác ngộ, giám sát bản thân nghiêm ngặt, cẩn thận lời nói và hành động, như đối mặt với đàm sâu, như đi trên băng mỏng, phòng ý như phòng tặc ( kẻ trộm ), đấy là công phu cơ bản nhất của tu hành.
Nếu có thể tiến thêm bước, cung thỉnh Thiên mệnh minh sư, mở ra khoá vàng huyền quan, hiển lộ đức hạnh thiện mĩ, hội kiến tự gia bồ tát, đấy là nhất phật thừa tôn quý và thù thắng nhất - minh tâm kiến tánh, trực liễu thành Phật, cũng là chư phật bồ tát để lại ngàn kinh vạn điển, độ hoá chúng sanh, có thể biết bổn tâm của tự mình, nhìn thấy nguyện vọng lớn nhất của bổn tánh tự thân. Kỳ vọng rằng Bát Nhã chánh pháp xuất gia một mạch và tại gia một mạch, từ nay về sau lại có thể hợp làm một, cùng hoằng dương Bát Nhã chánh pháp, độ hoá vô số vô biên chúng sanh cùng quay về con đường Giác, hoàn thành nguyện lực lớn nhất của Phật thế tôn và chư vị tổ sư, các thiền sư đại đức đã để lại ngàn kinh vạn điển vì độ hoá chúng sanh phản bổn quy hương, nguyện mọi người cùng khích lệ lẫn nhau.
Số lượt xem : 591