Huyền Quan Tu Trì Quan ( Phần 12 )
Xuất xứ : Gia Hưng Đại Tạng Kinh quyển thứ 28, ngữ lục của Thiền Sư Giới Vi Chu quyển 10.
經文:如來禪,祖師禪,拋擊聲中省悟前。焚沐酬恩遙禮謝,絕攀大意樹枝懸。玄關透脫無師智,妙協不同獨腳篇。得此香嚴真骨髓,維持正法永流傳。
Kinh Văn :
Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền, phao kích thanh trung tỉnh ngộ tiền. Phẫn mộc thù ân diêu lễ tạ, tuyệt phan đại ý thụ chi huyền.
Huyền quan thấu thoát vô sư trí, diệu hiệp bất đồng độc cước thiên. Đắc thử hương nghiêm chân cốt tủy, duy trì chánh pháp vĩnh lưu truyền.
Giải thích nghĩa kinh văn :
Thiền Sư Giới Vi Chu ( 1661 ), là vị Tăng nhân của Lâm Tế Tông, , đắc thụ Bồ Đề Chánh Pháp nơi Thiên Đồng Mật lão nhân, độ người vô số, là một đời Cao Tăng, ấn chứng rằng tu hành phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan mới có thể minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật, luu truyền lại Giới Vi Chu Thiền Sư Ngữ Lục 10 quyển, là quyển sách tham khảo rất quan trọng đối với việc tu bàn đạo, xin đưa ra một số ví dụ sau đây :
「如來禪,祖師禪 Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền」:Như Lai thiền là từ việc ngồi xếp bằng, tham thoại đầu, nghe, nghĩ, tu, đọc tụng những đạo lý trong văn tự, kinh điển, tu trì mà khai ngộ kiến tánh.
Tổ Sư thiền là do các vị Tổ Sư đời đời tương truyền, dùng việc mật phó bổn tâm, mặc truyền dặn dò phó chúc, phá tan ngôn ngữ văn tự, do Minh Sư chỉ điểm mà đốn ngộ, minh tâm kiến tánh.
「拋擊聲中省悟前phao kích thanh trung tỉnh ngộ tiền 」:Nếu như thời cơ nhân duyên đến, gặp được Thiên Mệnh Minh Sư, hãy dẹp bỏ những việc phàm, những việc thường làm hằng ngày để đi tiếp nhận một chỉ của Thiên Mệnh Minh Sư, xóa bỏ tường tận các mối nghi ngờ về huyền quan, thì có thể đốn ngộ tự tánh, sẽ nhìn thấy bổn lai diện mục bèn ở trước mắt.
「焚沐酬恩遙禮謝Phẫn mộc thù ân diêu lễ tạ」:Đắc thụ tâm ấn đại pháp của Tổ Sư thiền đã truyền xuống thì có thể minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật, tránh thoát nỗi khổ của lục đạo luân hồi, cho nên phải trai giới mộc dục, đốt nhang cảm tạ thiên ân sư đức và vô lượng hồng ân của chư phật chư tổ các đời quá khứ đến nay đã vô cùng gian nan vất vả truyền thừa cho tâm ấn đại pháp vô thượng.
「絕攀大意樹枝懸tuyệt phan đại ý thụ chi huyền 」:Người tu hành tích lũy công đức, chấm dứt phan duyên, lời nói cử chỉ hành động không thể quá bất cẩn, giống như trèo và treo trên cành cây vậy, phải nắm bám chặt lấy, nếu không bất cứ lúc nào cũng có thể sẽ rơi xuống.
「玄關透脫無師智Huyền quan thấu thoát vô sư trí」:Một khi thời cơ nhân duyên đến, cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư xóa bỏ tường tận các mối nghi ngờ về huyền quan, sẽ nhìn thấy tự gia bồ tát ( vị bồ tát bản thân ) thì có thể hiển lộ ra cái trí tuệ phật chẳng có thầy mà bản thân mình tự ngộ.
「妙協不同獨腳篇diệu hiệp bất đồng độc cước thiên」:Như Lai Thiền là tiệm tu; Tổ Sư thiền là đốn ngộ; bất luận là Như Lai thiền hay là Tổ Sư thiền, trong quá trình tu đạo đều có thể phối hợp khế nhập cội nguồn, tìm được cái chân diện mục vốn có của bản thân mình. Thế nhưng quá trình tu bàn đạo sau này phải tích cực, một mình đi khai sáng, chính là cái gọi là Sư Phụ dẫn vào cửa, tu hành tại cá nhân, hy vọng mỗi một người tu đạo đều có thể mỗi người đi độ hóa một phương, viết ra những bài thơ hay, lập tốt mục tiêu phương hướng để nỗ lực, làm tấm gương tốt để cho người sau học tập và noi theo.
「得此香嚴真骨髓Đắc thử hương nghiêm chân cốt tủy」:Hương Nghiêm Thiền Sư lúc đang cuốc đất làm vườn, chỉnh lý dọn dẹp những gạch vụn tạp loạn, bất chợt hòn đá văng lên va vào cán cuốc nghe cái cốc thì Hương Nghiêm Thiền Sư đốn ngộ ngay lập tức, Ngưỡng Sơn Thiền Sư nói rằng : “ cảnh địa như thế chỉ có thể xem là Như Lai Thiền, chẳng phải là Tổ Sư Thiền ”. Tổ Sư Thiền là thông qua Thiên Mệnh Minh Sư chỉ điểm nơi của bổn tánh, ngay lập tức khai ngộ kiến tánh, như vậy mới là đắc được tinh hoa cốt tủy chân truyền tối thượng thượng thừa.
「維持正法永流傳duy trì chánh pháp vĩnh lưu truyền.」:Có thể đem Tổ Sư Thiền tối thượng thượng thừa phát dương quang đại, quảng độ vô số vô biên chúng sanh cùng quy về cón đường giác, duy trì bồ đề Chánh giác chẳng đọa, mới có thể đem bồ đề chánh pháp kế tục vĩnh viễn lưu truyền xuống, công trình trọng đại phổ độ thâu viên mới có thể viên mãn đạt thành.
Diễn Nghĩa mở rộng :
Giới Vi Chu Thiền Sư Ngữ Lục tổng cộng gồm có 10 quyển. Theo giải thích trong từ vựng phật học thường thấy của Trần Nghĩa Hiếu : thiền pháp của trong kinh giáo bởi vì là những cái mà đức Như Lai đã nói, do đó mà người đời sau đặt tên là Như Lai thiền. Còn về phần thiền pháp của bên trong thiền tông, bởi vì là do Tổ Sư đã đề xướng, do vậy mà người đời sau đặt tên là Tổ Sư Thiền.
Thật ra Tổ Sư thiền cũng là cái mà đức Như Lai đã truyền, chẳng phải là Tổ Sư đã phát minh ra. Phật Thế Tôn trên hội Linh Sơn đã đem tâm pháp chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, trực chỉ nhân tâm, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền phó chúc cho ngài Ma Ha Ca Diếp, đấy chính là nguồn gốc của Tổ Sư Thiền.
Phật Học Đại Từ Điển chỉ ra rằng : Như Lai Thiền tức là Thủ Lăng Nghiêm. Chứng Đạo Ca rằng : “ đốn giác liễu Như Lai Thiền, lục độ vạn hạnh thể trung viên ” ( tạm dịch : Thoắt chứng nhập NHƯ LAI thiền định, Vạn hạnh tròn mà lục độ cũng châu viên ). Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đô Tự có một cách nói khác rằng : nếu đốn ngộ tự tâm vốn dĩ thanh tịnh, vốn chẳng có phiền não, trí tánh vô lậu vốn dĩ có đầy đủ, tâm này tức là phật, rốt cuộc chẳng có khác biệt, người dựa vào tâm này mà tu là thiền tối thượng thừa, còn gọi là Như Lai thanh tịnh thiền, còn gọi là nhất hạnh tam muội, còn gọi là Chân Như Tam Muội. Có thể thấy rằng Như Lai Thiền là những chương trình tu hành như : tham thiền, ngồi xếp bằng, niệm phật, tụng kinh, tham thoại đầu, văn tư tu…đột nhiên đốn ngộ, do vậy mà minh tâm kiến tánh, gọi là Như Lai Thiền.
Tổ Sư Thiền là dựa vào pháp môn đốn ngộ, đơn giản rõ ràng không vòng vo, khiến cho người mới cầu đạo tức khắc khai ngộ, tu hành một kiếp thì giải thoát, đấy là từ đức Phật Thế Tôn, tây phương 28 đời Tổ lại truyền thừa đến Đạt Ma Tổ Sư, Đạt Ma Tổ Sư lại truyền đến Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng, sau đó phân ra làm Ngũ Tông Thất Gia của xuất gia một mạch, và Nhất Quán Đạo của tại gia một mạch, truyền thụ cái đạo trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật. Đấy là nguồn gốc của Tổ Sư Thiền, cho nên Giới Vi Chu Thiền Sư Ngữ Lục nói rằng : “ Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền ”.
Tổ Sư Thiền là cái mà đức Phật Thế Tôn, Đạt Ma Tổ Sư, các đời Tổ Sư đã truyền, là cái thuyết trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật, tham thoại đầu mà trước đây chưa từng nghe qua. Thiền này là niết bàn diệu tâm, chánh pháp nhãn tạng, là phật tánh ngây thơ mà mọi người đều có, chẳng do tu đắc, chẳng phải cầu thành.Chúng sanh chỉ vì mê nơi thanh sắc, quên mất cái bổn chân ( bổn lai diện mục ), tạo nghiệp thọ báo mới trầm luân lục đạo. Nếu như có thể tỉnh ngộ rằng mọi thanh sắc hóa lợi đều như không hoa thủy nguyệt ( vẻ đẹp phồn vinh hư ảo chẳng thật ) chẳng thể theo đuổi truy cầu, kiên quyết chẳng chút do dự mà buông xuống, chẳng chút dính vào thì chẳng cần phải tu pháp, gặp được Thiên Mệnh Minh Sư điểm truyền thọ kí, ngay lập tức đốn ngộ tự tánh, tức có thể khôi phục chân diện mục vốn có.
Còn Như Lai Thiền thì là từ việc tham thiền, xếp bằng, niệm danh hiệu phật, tụng kinh, tham thoại đầu, văn tư tu khai ngộ mà đắc, ví dụ như Hương Nghiêm Thiền Sư thông tuệ sẵn có, trí nhớ vô cùng tốt, thế nhưng chẳng tham công danh. Sau khi trưởng thành thì đã lựa chọn xuất gia. Lúc bấy giờ, thiền pháp của Bách Trượng Hoài Hải Thiền Sư đã truyền khắp nơi, do vậy ông bèn chọn du học nơi Bách Trượng Thiền Sư. Do tư chất của Hương Nghiêm Thiền Sư tốt, lại đọc rộng kinh luận, cho nên phàm là gặp vấn đáp, ông đều có thể hỏi một mà đáp mười, nhưng lại là chưa thể ngộ đạo. Sau khi Bách Trượng Thiền Sư viên tịch, cảnh giới liễu ngộ của sư huynh Quy Sơn Thiền Sư đã được sự tán thán của thập phương, do đó Hương Nghiêm Thiền Sư tiếp tục du học ở chỗ của Quy Sơn Thiền Sư. Có một hôm, Quy Sơn Thiền Sư nói rằng : “ Lúc Sư Phụ vẫn còn, ta nghe nói rằng đệ đã hạ rất nhiều công phu trên Kinh Luận, giảng giải vô cùng tốt, đấy là do thiên chất tông tuệ có sẵn của đệ. Thế nhưng tu hành là phải hiểu thấu căn bản của sanh tử, chẳng phải ở những học thức này, đệ nói thử xem, sinh mệnh trước khi bố mẹ vẫn chưa sanh ra là như thế nào ? ”. Hương Nghiêm Thiền Sư bị hỏi như thế, một câu trả lời cũng không đưa ra được, sau khi trở về phòng thiền. lật xem lại những kinh luận mà mình đã đọc qua, nào ngờ vẫn chẳng tìm ra đáp án, do vậy hy vọng Quy Sơn Thiền Sư giải thích thuyết minh cho ông ta. Quy Sơn Thiền Sư nói rằng : “ Nếu ta nói rõ ra cho đệ hiểu, sau này đệ nhất định sẽ mắng ta, huống hồ việc này, cái ta nói là của ta, cho dù đệ có nghe câu trả lời rồi thì cũng chẳng phải là của đệ ”. Hương Nghiêm thiền sư đã hiểu rõ rằng có nhiều tri thức về phật pháp đi chăng nữa cũng chẳng cách nào giải ra vấn đề sanh tử này, cho nên bèn đốt mất những quyển sách và bút kí đã lưu truyền lại xuống, thở dài mà nói rằng : “ với những tri giải lãnh hội trên văn tự ấy, chẳng thà làm một người xuất gia vân du tứ phương để tìm thầy cầu đạo, tham phỏng Thiện Tri Thức. ” Do vậy, ông bèn đau xót buồn bã mà bái biệt Sư Huynh Quy Sơn Thiền Sư, bắt đầu hành trình đi du học. Có một hôm, ngang qua chỗ di tích của Nam Dương Tuệ Trung Thiền Sư, cảm thương đạo tràng điêu tàn, phát tâm xây dựng lại, và lại siêng năng trừ cỏ, một hôm lúc Sư cuốc đất làm vườn, chỉnh lý dọn dẹp những gạch vụn tạp loạn, bất chợt hòn đá văng lên va vào cán cuốc nghe cái cốc, Hương Nghiêm Thiền Sư hoát nhiên đại triệt đại ngộ, do vậy lập tức buông xuống những công việc mà mình đang làm, quay trở về phòng thiền, tắm rửa sạch sẽ, thắp nhang, hướng về phương hướng nơi ở của Quy Sơn Thiền Sư, tán thán Quy Sơn Thiền Sư rằng : “ Hòa Thượng đại từ đại bi, tuệ mệnh tái tạo, ân giống như phụ mẫu, Hòa Thượng nếu lúc ấy nói toạc ra cho tôi thì tôi sẽ chẳng có sự triệt ngộ của hôm nay ”. Ngưỡng Sơn Thiền Sư nói rằng : “ cảnh địa như thế này chỉ có thể xem là Như Lai thiền, chẳng phải là Thiền Sư thiền ”
Từ điển cố trên có sự giải thích rõ ràng hơn đối với Như Lai thiền và Tổ Sư thiền, cho nên Giới Vi Chu Thiền Sư Ngữ Lục rằng : 「拋擊聲中省悟前phao kích thanh trung tỉnh ngộ tiền 」. Như Lai thiền tương đối chú trọng ngồi xếp bằng, còn Tổ Sư thiền thì chẳng cần phải ngồi xếp bằng, ví dụ như đệ tử của Đại Sư Nam Nhạc chính là Mã Tổ Thiền Sư. Nam Nhạc Đại Sư khi tiếp dẫn Mã Tổ, Mã Tổ đang ngồi xếp bằng; Nam Nhạc Đại Sư thấy căn khí của người này rất tốt, phong độ bất phàm, có thể trở thành người có thể gánh vác trọng trách của phật pháp, bèn muốn tiếp dẫn ông ta, thế nhưng Mã Tổ chỉ lo ngồi xếp bằng, mặc kệ người khác. Nam Nhạc Đại Sư lại có phương tiện thiện xảo, bèn cầm một viên gạch mài bên cạnh, dốc hết sức mà mài, làm ồn đến mức Mã Tổ ngồi chẳng chịu nổi, hỏi rằng : “ Lão Pháp Sư à, ông mài gạch làm chi vậy ? ”
Đại Sư Nam Nhạc rằng : “ ta mài làm gương ”
Mã Tổ : “ gạch làm sao có thể mài thành gương ? ”
Đại Sư Nam Nhạc rằng : “ ông ngồi xếp bằng để làm gì ? ”
Mã Tổ : “ tôi muốn thành phật ”
Đại Sư Nam Nhạc rằng : “ gạch của tôi nếu mài không ra gương, ông ngồi xếp bằng cũng chẳng thể thành Phật ”
Mã Tổ : “ vì sao vậy ? ”
Đại Sư Nam Nhạc rằng : “ ta xin hỏi ông, ví dụ như nói bò kéo xe, nếu xe không chạy thì ông đánh bò mới đúng hay là đánh xe mới đúng ? ”
Mã Tổ : “ đương nhiên là đánh bò rồi ! ”
Đại Sư Nam Nhạc rằng : “ Ông hiện giờ rõ ràng là đang đánh xe ”.
Do vậy Mã Tổ đột nhiên đại ngộ, bèn đi theo Nam Nhạc Đại Sư học thiền tông. Cho nên các đệ tử của Tổ Sư thiền là chẳng cần ngồi xếp bằng. Tổ Sư thiền tại gia một mạch truyền thừa đến Nhất Quán Đạo hiện nay, lấy việc hoằng đạo độ người làm trọng điểm, chứ chẳng cần phải ngồi xếp bằng. Đắc thụ tâm ấn đại pháp mà Tổ Sư thiền đã truyền thừa xuống thì có thể minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật, tránh thoát nỗi khổ của lục đạo luân hồi, cho nên phải trai giới mộc dục, đốt nhang cảm tạ thiên ân sư đức và vô lượng hồng ân của chư phật chư tổ các đời cho đến nay đã truyền thừa xuống tâm ấn đại pháp vô thượng, cho nên Giới Vi Chu Thiền Sư Ngữ Lục rằng : 「焚沐酬恩遙禮謝Phẫn mộc thù ân diêu lễ tạ」
Từ xưa đến nay, tu đạo đều sẽ có khảo nghiệm, chính là cái gọi là Phật Ma theo nhau, ví như máy tính nối mạng internet mở ra một cái, bất cứ lúc nào cũng có thể bị sự tấn công của vi rút; sau khi bạn đăng kí nhập học cũng phải trải qua các kì thi, thi đậu rồi mới dựa theo từng bậc mà nâng cao tiến lên, cuối cùng mới có thể lãnh được chứng chỉ bằng cấp. Tu đạo cũng như vậy, là phải trải qua đủ mọi thứ khảo nghiệm, công đức mới có thể viên mãn. Ví như Tây Du Kí, Đường Tam Tạng đi về hướng Tây Vực thỉnh kinh phải trải qua 9 x 9 = 81 loại khảo nghiệm mới có thể đạt thành sứ mệnh và nhiệm vụ. Mỗi một người tu hành cũng là một bộ Tây Du Kí, hy vọng mọi người đều phải tiếp nhận sự khảo nghiệm, cẩn thận lời nói và hành động của mình, nghiêm giữ tam thanh tứ chánh, phật quy lễ tiết, cương thường luân lí đạo đức, tích cực tu bàn mới có thể công nguyện thành tựu, rời khổ được vui; càng phải ngừng phan duyên, lời nói, cử chỉ hành động không thể quá bất cẩn, giống như trèo trên cành cây vậy, phải bám chặt lấy, nếu không thì bất cứ lúc nào cũng có thể rơi xuống, cho nên Giới Vi Chu Thiền Sư Ngữ Lục rằng : 「絕攀大意樹枝懸tuyệt phan đại ý thụ chi huyền 」.
Huyền quan nhất khiếu là nơi cư trú của linh tánh. Huyền quan này thả ra thì có thể đầy khắp đất trời bốn phương, khắp pháp giới, lớn không có giới hạn, lúc quy nạp lại ( kết về một mối ) thì có thể lui ẩn ở nơi vi diệu ẩn mật chẳng thể biết được, nhỏ không có giới hạn, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông, bổn thể của nó tuy khó mà hiểu, khó mà dự đoán, thế nhưng công năng của nó lại cực kì thần diệu. Huyền là có thể thông thiên quán địa; Quan là cánh cửa sinh tử; Khiếu là thần cơ tàng bên trong. Do vậy huyền quan nhất khiếu tại thiên mà nói thì là tổ khiếu sanh trời đất người vật, là linh căn trường sanh bất tử; tại thân người mà nói thì là nguồn gốc tánh mệnh của con người chúng ta, là cốt lõi sanh phát vạn đức. Người đời có nói đến thất khổng bát khiếu, vì sao mà thất khổng ( 7 cái lỗ ) lại thêm một khiếu ? khiếu này người đời hiếm có ai biết. Tuy rằng y học cao minh, nhưng chẳng được rốt ráo, tuy khoa học phát triển, nhưng chẳng hiểu rõ sự áo diệu của nó. Do vậy, huyền quan nhất khiếu là sự thâm áo thần bí của vũ trụ, là cơ mật của đời người, là linh căn lớn của trời đất vạn vật, linh tánh của con người là từ linh căn lớn này mà đến, giữa hai cái có quan hệ cực kì mật thiết với nhau, chí đồng đạo hợp, cảm ứng với nhau như mẹ con liền tâm. Đáng tiếc là cái linh tánh chí thiện tiên thiên của chúng ta rơi vào hồng trần, chìm đắm bên trong thất tình lục dục chẳng cách nào tự giải thoát cứu vớt bản thân, dẫn đến sự cách tuyệt với linh căn lớn của vũ trụ ( những tên khác gọi là thiên đế, đạo, vô cực ), chẳng thể phản bốn quy căn ( quay trở về lại cội nguồn gốc rễ ). Do vậy duy chỉ có nhờ cậy vào Thiên Mệnh Minh Sư chỉ mở ra huyền quan khiếu mới có thể nhìn thấy rõ ràng tánh từ thiên mệnh, chẳng có cái thiện nào mà không bao hàm, chẳng có cái đẹp nào mà không có đủ, cả ngày lúc nào niệm niệm cũng chẳng quên cái này, bộc lộ vô hạn đức hạnh thiện mỹ, tự có thể hợp lại thành một với linh căn lớn. Bồ Đề Chánh Pháp chính là đốn pháp tối thượng thượng thừa, do vậy Thiên Mệnh Minh Sư phụng thiên mệnh giáng thế, tức là để điểm phá cái bí khiếu mà thiên cổ bất truyền, khiến cho chúng sanh trong thiên hạ phát hiện ra tánh đức của thiên mệnh có đủ mọi thứ, vốn chẳng thiếu sót, xóa bỏ tường tận các mối nghi ngờ về khóa vàng huyền quan. Một khi nhân duyên thời cơ đến, cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư thấu thoát khóa vàng huyền quan, sẽ nhìn thấy vị bồ tát bản thân, thì có thể hiển lộ ra cái trí phật chẳng có thầy mà tự ngộ, cho nên Giới Vi Chu Thiền Sư Ngữ Lục rằng : 「玄關透脫無師智Huyền quan thấu thoát vô sư trí 」.
Tổ Sư thiền của thời cổ đại do thời cơ vẫn chưa đến, cho nên chỉ có thể dùng phương thức đơn truyền hoặc quả truyền để truyền thụ, để duy trì chánh pháp chẳng đọa rơi, cho nên những người tu hành đắc thụ Tổ Sư Thiền chẳng phải là nhiều, chỉ có thể dựa vào phương thức của Như Lai thiền như là ngồi xếp bằng, tham thoại đầu, Văn ( nghe ), tư ( nghĩ ), tu, đọc tụng đạo lý trong kinh điển, bát nhã văn tự, dựa vào phương pháp tiệm tu để khai ngộ kiến tánh, có thể thấy rằng Như Lai Thiền là tiệm tu, Tổ Sư thiền là đốn ngộ. Bất luận Như Lai thiền hay là Tổ Sư thiền, trong quá trình tu đạo đều có thể phối hợp khế nhập cội nguồn, tìm được cái chân diện mục vốn có của bản thân mình. Thế nhưng quá trình tu bàn đạo sau này phải tích cực, một mình đi khai sáng, chính là cái gọi là Sư Phụ dẫn vào cửa, tu hành tại cá nhân, hy vọng mỗi một người tu đạo đều có thể mỗi người đi độ hóa một phương, viết ra những bài thơ hay, lập tốt mục tiêu phương hướng để nỗ lực, làm tấm gương tốt để cho người sau học tập và noi theo, cho nên Giới Vi Chu Thiền Sư Ngữ Lục rằng : 「妙協不同獨腳篇diệu hiệp bất đồng độc cước thiên」.
Có thể thấy rằng Như Lai thiền là dùng phương pháp tiệm tu, sự tu trì tích lũy năm tháng, một khi thời cơ nhân duyên đến mới có thể khai ngộ kiến tánh, hội kiến tự gia bồ tát, giống như Hương Nghiêm Thiền Sư vậy, lúc đang cuốc đất làm vườn, chỉnh lý dọn dẹp những gạch vụn tạp loạn, bất chợt hòn đá văng lên va vào cán cuốc nghe cái cốc thì Hương Nghiêm Thiền Sư đốn ngộ tự tánh ngay lập tức, Ngưỡng Sơn thiền sư nói rằng : “ cảnh địa như thế này chỉ có thể xem là Như Lai thiền, chẳng phải là Tổ Sư thiền ”, người có thể dựa theo phương pháp trên tu hành mà khai ngộ kiến tánh thì là đắc được cốt tủy của Hương Nghiêm thiền sư.
Tổ Sư thiền thì là được Phật thọ kí : truyền thụ chánh pháp bát nhã vô thượng của nhất phật thừa; Phật học đại từ điển giải thích ý nghĩa của nhất phật thừa là giáo pháp thành phật duy nhất; nhất phật thừa là cái mà Kinh Pháp Hoa đã nói. Phẩm Phương Tiện trong kinh Pháp Hoa nói rằng : “ thập phương phật độ trung, duy hữu nhất phật thừa ” ( dịch nghĩa : trong cõi phật mười phương, duy chỉ có một phật thừa ), cùng phẩm nói rằng : “ Đức Như-Lai chỉ dùng một Phật thừa mà vì chúng sanh nói pháp ”, do vậy thọ kí là khế ước mà chư phật bồ tát đã định với bạn, trên con đường tu đạo của bạn nếu gặp phải lúc mê muội thì chư phật bồ tát sẽ phụ trách kéo bạn về lại, thế nhưng điều này đòi hỏi bạn phải có duyên kiếp này và kiếp trước với phật mới có thể đạt nguyện. Cho nên thọ kí của Tổ Sư thiền là một loại tánh chất khai đạo, chỉ điểm cho bạn nơi của bổn tánh, lại dựa theo quy củ để tu bàn, dựa vào phương thức đốn kiến tiệm tu, một mặt độ chúng sanh, mặt khác liễu nghiệp chướng thì có thể từng bước một tiến hướng đến cái đạo thành phật. Cho nên, thấu thoát huyền quan, mở ra tự tánh là pháp môn tâm địa vô thượng của một phật thừa, nó là pháp môn viên đốn thù thắng và tôn quý nhất, chặt đứt tất cả tả đạo bàng môn, khiến cho người tu hành trực tiếp khai ngộ kiến tánh, đơn giản rõ ràng, chẳng vòng vo, vạn vạn người tu, vạn vạn người thành, đấy mới là đắc được cốt tủy của Tổ Sư thiền, cho nên Giới Vi Chu Thiền Sư Ngữ Lục nói rằng : 「得此香嚴真骨髓Đắc thử hương nghiêm chân cốt tủy」.
Bất luận là dựa vào phương pháp tiệm tu Như Lai thiền để khai ngộ kiến tánh, hay là dựa vào phương thức tu hành của Tổ Sư thiền, cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư thấu thoát khóa vàng huyền quan khiến cho người cầu đạo tức khắc khai ngộ, tu hành một kiếp thì giải thoát, thì đều gọi là chánh pháp. Bởi vì chánh pháp là đạo pháp thật sự, là phật pháp thật sự, có thể khiến cho chúng sanh minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật. Thế nhưng muốn dựa vào Như Lai thiền để khai ngộ kiến tánh thì vô cùng khó khăn, ví dụ như Ngộ Đạt Pháp Sư tu hành 10 kiếp vẫn chưa có cách khai ngộ kiến tánh, chứng quả thành chân. Nếu như dựa vào Tổ Sư thiền, nhờ một chỉ của Thiên Mệnh Minh Sư truyền thụ cho tam bảo tâm pháp, đều có thể khiến cho người cầu đạo trong chốc lát thì khai ngộ kiến tánh, chỉ cần tích cực tu bàn, đều có thể viên mãn tâm tánh, viên mãn công đức, liễu thoát luân hồi, đắc chứng bỉ ngạn ( bờ bên kia ). Nếu như có thể đem Tổ Sư thiền tối thượng thượng thừa phát dương quang đại, có thể rộng độ vô số vô biên chúng sanh cùng quy về con đường giác, duy trì bồ đề chánh pháp chẳng đọa, đem bồ đề chánh pháp kế tục truyền thừa xuống, mới có thể độ tận hết những chúng sanh của thế giới sa bà, đạt bổn hoàn nguyên, liễu nguyện hoàn hương.
“ Tâm đắc tu trì ” :
Từ những kinh văn ghi chép của Gia Hưng Đại Tạng Kinh quyển 28, Giới Vi Chu Thiền Sư Ngữ Lục quyển 10 : “ Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền, phao kích thanh trung tỉnh ngộ tiền. Phẫn mộc thù ân diêu lễ tạ, tuyệt phan đại ý thụ chi huyền. Huyền quan thấu thoát vô sư trí, diệu hiệp bất đồng độc cước thiên. Đắc thử hương nghiêm chân cốt tủy, duy trì chánh pháp vĩnh lưu truyền. ” khiến cho chúng ta hiểu được sự khác biệt giữa Như Lai thiền và Tổ Sư thiền. Phương pháp tu hành của Như Lai thiền là dựa vào việc xếp bằng, tham thoại đầu, văn, tư, tu, đọc tụng kinh điển hoặc từ những đạo lý bên trong bát nhã văn tự, tiệm tu do vậy mà khai ngộ kiến tánh. Tổ Sư thiền thì là do Tổ Sư đời đời tương truyền, mật phó bổn tâm, mặc truyền phó chúc, phá vỡ ngôn ngữ văn tự, do Minh Sư chỉ điểm mà lập tức đốn ngộ, minh tâm kiến tánh. Sau khi khai ngộ kiến tánh, phải trai giới mộc dục, thắp nhang cảm tạ thiên ân sư đức và vô lượng hồng ân của Chư Phật Chư Tổ từ xưa đến nay đã gian khổ vạn phần truyền thừa xuống tâm ấn đại pháp vô thượng. Trong quá trình tu đạo, phải cẩn thận lời nói và hành động, tuân thủ phật quy lễ tiết, cương thường luân lý đạo đức, thông qua đủ thứ khảo nghiệm mới có thể viên mãn tâm tánh, viên mãn công đức. Tóm lại, pháp môn tu hành tôn quý và thù thắng nhất chính là đắc thụ Tổ Sư thiền, cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư thấu thoát khóa vàng huyền quan, hội kiến tự gia bồ tát ( nhìn thấy vị bồ tát bản thân ), hiển lộ ra cái trí tuệ phật chẳng có thầy mà tự ngộ, đấy là đốn pháp tối thượng thượng thừa. Bất luận dựa vào Như Lai thiền tu hành, hay là dựa vào Tổ Sư thiền truyền tâm ấn của Phật đều có thể khai ngộ kiến tánh, trực liễu thành phật, còn pháp môn tu hành tôn quý và tốc độ nhanh nhất thì phải dựa vào việc đắc thụ Tổ Sư thiền, là tôn quý và thù thắng nhất, bởi vì người đắc được thì kiến tánh, người tu thì chứng quả, chỉ cần chúng ta đem Tổ Sư thiền phát dương quang đại, đều có thể khiến cho chánh pháp khôi phục kế tục trở lại, khiến cho bồ đề chánh pháp kế tục vĩnh viễn truyền thừa xuống, rộng độ vô lượng vô biên chúng sanh cùng quy về con đường giác.
拋擊聲中頓悟明心登覺路
玄關透脫維持正法永流傳
Phao kích thanh trung đốn ngộ minh tâm chứng giác lộ
Huyền quan thấu thoát duy trì chánh pháp vĩnh lưu truyền
Số lượt xem : 618