Huyền Quan Tu Trì Quan ( Phần 8 )
持戒便是平心,念佛便是直行。參得箇點玄關,不向缽盂討柄。若更者也之乎,失卻佛祖性命。
Trì giới tiện thị bình tâm, niệm Phật tiện thị trực hành. Tham đắc cá điểm huyền quan, bất hướng bát vu thảo bính. Nhược canh giả dã chi hô, thất khước phật tổ tính mệnh.
出處:嘉興大藏經(新文豐版)第三十六冊,靈峰蕅益大師宗論。
Xuất xứ : Gia Hưng Đại Tạng Kinh ( Tân Văn Phong Bản ) quyển thứ 36, Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư Tông luận.
經文:持戒便是平心,念佛便是直行。參得箇點玄關,不向缽盂討柄。若更者也之乎,失卻佛祖性命。
Kinh văn : trì giới tiện thị bình tâm, niệm phật tiện thị trực hành. Tham đắc cá điểm huyền quan, bất hướng bát vu thảo bính. Nhược canh giả dã chi hô, thất khước phật tổ tính mệnh.
Dịch nghĩa kinh văn :
Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư ( 1599 – 1655 ) khi nhân duyên thành thục, đắc thụ Bát Nhã chánh pháp, sau đó trí tuệ rộng mở, cố hết sức hoằng dương phật pháp, là Cao tăng một đời, khẳng định sự tôn quý và thù thắng của huyền quan tu trì, để lại Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư Tông luận, là quyển sách tham khảo trọng yếu của tu bàn đạo, nội dung như sau :
「持戒便是平心」( trì giới tiện thì bình tâm ) : Có thể giữ gìn giới luật, không phạm quy giới thì tâm có thể thanh tịnh, an định, đối đãi bình đẳng với người, hành sự hợp tình hợp lí, trong tâm bèn thản nhiên không có điều hối tiếc.
「念佛便是直行」( niệm phật tiện thị trực hành ) : có thể chuyên tâm niệm phật, niệm đến nhất tâm bất loạn, thể ngộ đến người niệm phật là ai ? thì có thể hàng phục tâm vọng tưởng, khiến nội tâm thanh tịnh, không có vọng tưởng và tạp niệm, hành vi tự nhiên chánh trực không thiên lệch.
「參得箇點玄關」( tham đắc cá điểm huyền quan ): một khi thời cơ nhân duyên chín muồi, tham phỏng thiên mệnh minh sư, cung thỉnh thiên mệnh minh sư điểm khai huyền quan khiếu thì có thể hội kiến tự gia Bồ tát, đạt đến minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật.
「不向缽盂討柄」( bất hướng bát vu thảo bính ) : Sau khi cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra khoá vàng huyền quan, đã minh tâm kiến tánh rồi, thì ra cái ngã ( cái tôi ) tự tánh ở trong tự thân, thì chẳng cần phải cầm bát đi khắp nơi hoá duyên cầu pháp, để cho người ta nói rằng người tu hành mà tự gia Bồ Tát cũng không nhận ra, lại còn đi khắp nơi tìm phật.
「若更者也之乎」( Nhược canh giả dã chi hô ): Nếu người đời đem việc cung thỉnh thiên mệnh minh sư điểm khai huyền quan khiếu, có thể minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật cho rằng không có căn cứ, hoặc là không phù hợp với thực tế.
「失卻佛祖性命」( thất khước phật tổ tính mệnh ) : Nếu không tin rằng cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra huyền quan nhất khiếu, có thể minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật thì sẽ mất đi cơ hội lớn tốt đẹp để tu tánh liễu mệnh, thành tiên chứng phật.
Diễn nghĩa mở rộng :
Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư tuy tu trì pháp môn tịnh độ, nhưng đối với tâm pháp tông môn mà Ngũ Tông Thất Gia truyền thừa xuống, việc cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra khoá vàng huyền quan cũng có thể hội đi sâu vào, khẳng định người tu hành cung thỉnh thiên mệnh minh sư điểm khai huyền quan nhất khiếu mới có thể hội kiến tự gia Bồ Tát, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật quả là chân thật bất hư.
Lục Tổ Huệ Năng nói :「心平何勞持戒」? ( tâm bình hà lao trì giới ? ) Một người tu hành thượng căn cơ sau khi nghe đạo, hành giải tương ứng, mỗi động tác cử chỉ đều từ bổn tánh bộc lộ ra đức hạnh thiện mĩ, bình tâm tĩnh khí, mọi thứ chẳng nhiễm, vô thiện vô ác, cần gì trì giới ? Người trung hạ căn cơ chỉ cần tìm được bổn tánh, bổn tánh quang minh như mặt trăng mặt trời, phổ chiếu đại địa, tự nhiên tâm bình, tâm bình thì chẳng có dục niệm, nếu tâm đã bình, vậy thì tất cả ngũ giới, thập giới, nhị thập tứ giới, nhị bát ngũ thập giới, ngũ bách giới…chẳng cần cố ý chuyên tâm nhất chí, dùng hết tâm tư đi tuân thủ mà vẫn có thể thành tựu giới đức. ( Ví như người khoẻ thì cần gì uống thuốc ? )
Sở dĩ chúng sanh phải tuân thủ giới luật chính là vì tâm chẳng bình, cho nên Lục Tổ Đàn Kinh nói : “ tâm bình cần gì vất vả trì giới ? ” mà Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư nói: 「持戒便是平心」( trì giới tiện thị bình tâm ) , ý nghĩa là như nhau. Người tu hành có thể tuân thủ quy giới thì tâm có thể thanh tịnh, an định, bình đẳng đối xử với người, hành sự hợp tình hợp lí, trong tâm bèn thản nhiên không có điều hối tiếc, giống như đang lái xe trên con đường rộng lớn, lại có thể tuân thủ quy tắc giao thông thì sẽ không phát sinh sự cố giao thông, đạo lý cũng như vậy. Niệm Phật, trì niệm chân kinh là hàng phục thân tâm, có công hiệu thần kì chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện ( tập trung tâm ý vào một chỗ thì không có việc gì là không thành tựu ) .
Niệm phật trong phật giáo dùng pháp môn tịnh thổ niệm phật niệm đến nhất tâm bất loạn, lúc lâm chung, có thể đạt đến thế giới cực lạc là mục đích cuối cùng. Người tu hành nếu có thể ngưng tụ tinh thần, nhất tâm niệm phật, niệm đến nhất tâm bất loan, có thể phát huy năng lượng vô hạn, trực đạt thiên thính, do vậy mà cảm ứng tần suất giáng lâm của chư thiên tiên phật ở tượng thiên, khí thiên, lí thiên, được bình an cát tường, gia tăng thêm trí tuệ, hàng phục phiền não vọng tưởng, nội tâm thanh tịnh, tự nhiên hành vi chân chính, không thiên vị, cho nên Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư nói : 「念佛便是直行」( niệm phật tiện thị trực hành ). Tịnh độ Tông cho rằng : 「若人但念阿彌陀,是名無上深妙禪」(“Nhược nhân đản niệm A Di Đà, thị danh vô thượng thâm diệu thiền” )(Nếu ai chỉ niệm đức Phật A Di Đà, đó gọi môn thiền định sâu xa, mầu nhiệm vô thượng) thì sao ? Bởi vì Tịnh Độ Tông chỉ dạy người tu hành niệm Phật niệm đến “ nhất tâm bất loạn ”, “ hoa khai kiến phật ngộ vô sanh ” tức tương đồng với thiền tông rồi, cho nên Cổ Đức nói : “ thiền thị tịnh thổ chi thiền, tịnh thổ thị thiền chi tịnh thổ ” ( thiền là thiền của tịnh thổ, tịnh thồ là tịnh thổ của thiền )「禪是淨土之禪,淨土是禪之淨土。」「禪即淨,淨即禪,禪淨不分家。」 ( thiền tức tịnh, tịnh tức thiền, thiền tịnh bất phân gia ).
Quan hệ giữa thiền và tịnh nếu đã như thế, những tông phái khác lại không phải không như thế đó sao ? Bởi vì đều là Phật nói, đều là minh tâm kiến tánh, đều là liễu sanh tử, vì sao lại cứ phải phân Tông Phái khác nhau, anh chửi mắng tôi, tôi trách mắng anh, anh em tranh đấu nhau ? Thiền thuộc về ngộ, không thuộc về tu; thiền là đốn, không phải là tiệm. Thiền Tông sau khi đến Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng thì thiền tông chân chính chia làm Ngũ Tông Thất Gia và một mạch tại gia, là thuộc về pháp môn đốn ngộ, những pháp môn khác đều là tiệm tu, mỗi bước một dấu chân, dần dần tiến lên, từ từ chứng thành; còn thiền là ngộ một cái tức thì đến đất Phật, mọi lúc, mọi nơi, đại cơ đại dụng. Cho nên, Lục Tổ Đàn Kinh nói : 「若悟無生頓法,見西方只在剎那。」( nếu ngộ vô sanh đốn pháp, nhìn thấy Tây Phương chỉ trong khoảnh khắc ). Cho nên Thiền Tông chân chính chính là tham phỏng thiên mệnh minh sư mượn nhờ oai thần lực vô thượng của thiên mệnh, điểm khai khoá vàng huyền quan, khiến cho người cầu đạo mới hội kiến Tự Gia Bồ Tát, lại dùng công phu quán chiếu chuyển niệm, tích cực tu bàn thì có thể viên mãn tam thân tứ trí, đạt đến cảnh giới vô dư niết bàn, cho nên Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư nói : 「參得箇點玄關」( tham đắc cá điểm huyền quan ).Tâm pháp và bí pháp mà Tông Môn đã truyền thụ chính là cung thỉnh Thiên mệnh minh sư mở ra khoá vàng huyền quan, khiến cho người cầu đạo mới hoát nhiên khai ngộ, thì ra Tự Gia Bồ Tát chẳng rời thân ta, ta chính là Phật, Phật chính là ta, trong một ngày 24 tiếng, nhìn, nghe, nói, hành động, ăn, uống đều cùng ở với ta. Nhà Phật nói : 「佛在靈山莫遠求,靈山只在汝心頭,人人有個靈山塔,好向靈山塔下修。」
( Phật tại Linh Sơn mạc viễn cầu, Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu, nhân nhân hữu cá Linh Sơn Tháp, hảo hướng Linh Sơn Tháp hạ tu ). Có thể thấy mỗi người đều có một cái Tháp Linh Sơn, tự tánh phật chính là cư trú ở trong cái Linh Sơn Tháp, chỉ cần dụng công tu trì nơi Tháp Linh Sơn, chứ không cần phải hướng ra ngoài tìm kiếm thì có thể thành Phật đạo. Nho gia Tứ Thư Đại Học thiên viết : “ 「十目所視,十指所指,其嚴呼。」( thập mục sở thị, thập chỉ sở chỉ, kì nghiêm hô ). Thập mục sở thị là chỉ ánh mắt quang minh lại sắc bén từ mười phương nhìn dồn chằm chằm về chúng ta. Thập (十) chính là huyền quan nhất khiếu, ví như sự tự giám sát của lương tri, tức là phản quan tự chiếu, nghĩa là tự kiểm thảo mình.
Thập thủ : chỉ sự chỉ trích của ngón tay đến từ mười phương vô hình mà lại công chính, ví như sự tự khiển trách của lương tri lương năng, là phải tự cải tiến mình, ôn tập những tri thức cũ , có thể tăng tiến tri thức mới. Thập mục thập thủ vốn cố hữu trong tự tánh, thử xem chữ thập, thông trời thấu đất, tung hoàng mười phương, lớn không có cái gì mà không bao hàm trong đó, nhỏ không có cái gì mà không vào, sự động niệm của nhân tâm huyết tâm thì tự nhìn tự chỉ, oai nghiêm vô tư, làm sao có thể an tâm tự lừa dối chính mình ? Người đắc đạo thì nhãn thức không loạn, mà thần thì quy trung, tâm tư bất loạn, còn mắt thì nhìn chánh, đấy là người tu hành có đạo. Có thể thấy, đạo chính là ở trên thân chúng ta, không thể tìm thấy ngoài thân được, giống như cưỡi ngựa đi tìm ngựa, đi khắp nơi tìm tự tánh phật, ví như cầm chiếc bát vàng nhưng lại đi khắp nơi ăn xin vậy, khiến cho người ta có đề tài để nhạo báng nói những lời tầm phào, cho nên Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư nói : 「不向缽盂討柄」( bất hướng bát vu thảo bính ) . Nếu có người cho rằng, cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan là tà thuyết, hoặc là không có căn cứ, không phù hợp thực tế, vậy thì sẽ tự đoạn phật căn, muốn minh tâm kiến tánh thì còn những tháng ngày xa xôi vô định.
Từ xưa đến nay, Phật Ma tương tuỳ ( theo nhau ), căn cứ ghi chép của kinh phật thì câu chuyện giữa Phật Thích Ca Mâu Ni và anh họ Đề Bà Đạt Đa, khi Phật Thích Ca Mâu Ni đang hoằng dương phật pháp, phổ độ chúng sanh thì Đề Bà Đạt Đa chỗ nào cũng chống đối Phật Thế Tôn, thậm chí từ trên núi lăn xuống hòn đá lớn, muốn đè chết Phật Thế Tôn, kết quả bị một vị đệ tử có thần thông dùng một cây chổi đẩy sang một bên, cứu được Phật Thế Tôn tránh được hoạ hoạn của tảng đá lớn, cuối cùng Đề Bà Đạt Đa phải xuống địa ngục. Hiện nay, gia đình nào cũng có máy tính, mở máy tính lên mạng một cái, nếu không có phần mềm phòng chống virus, rất có khả năng sẽ bị nhiễm virus, do vậy mà Phật Ma theo nhau. Nếu có chúng sanh không dùng lương tâm bổn tánh để đối nhân xử sự, mà cho rằng việc truyền thừa Bát Nhã Chánh Pháp là ma thuyết, là ngoại đạo, không thật sự hiểu rõ mà nói, tự tạo khẩu nghiệp, không tin việc mà Đại Tạng Kinh đã ghi chép, cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra khoá vàng huyền quan là chánh pháp nhãn tạng mà thiền môn đã truyền thừa xuống, là từ hàng minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật, thì sẽ mất đi thời khắc tốt đẹp để tu tánh liễu mệnh, siêu phàm nhập thánh, thành Tiên chứng Phật, tự đoạn Phật duyên, tự chịu đoạ lạc, chính là cái gọi là đắc tội với trời thì chẳng thể tha được, cho nên Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư nói : 「失卻佛祖性命」( thất khước phật tổ tính mệnh )
Tâm đắc tu trì :
Từ Gia Hưng Đại Tạng Kinh quyển thứ 36, ghi chép của Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư Tông Luận : 「持戒便是平心,念佛便是直行。參得箇點玄關,不向缽盂討柄。若更者也之乎,失卻佛祖性命。」
khẳng định sự quan trọng của việc tu đạo phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan, ví dụ như nếu chưa mở khoá, xe hơi, xe máy không cách nào phát động, bạn tuy rằng thi đạt được 100 điểm, nhưng không có đăng kí ghi danh, vẫn không cách nào lãnh được chứng thư tốt nghiệp. Đạo lý cũng y như vậy. Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư chỉ ra, người tu hành phải giữ gìn giới luật, thật thà niệm phật là công phu cơ bản nhất của người tu hành. Nếu thời cơ nhân duyên đã đến, phải cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra khoá vàng huyền quan mới có thể minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật, có thể thấy cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư điểm khai huyền quan khiếu, truyền thụ chánh pháp nhãn tạng là then chốt quan trọng của tu đạo thành đạo. Nếu đã sau khi đắc đạo, đạo chính là ở trên thân mình, không cần phải đi khắp nơi tìm phật nữa, chỉ cần hạ công phu nơi bổn tánh, lúc nào cũng quán chiếu chuyển niệm, tích cực tu bàn thì có thể viên mãn tam thân tứ trí, trực liễu thành Phật. Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư nhấn mạnh lần nữa, nếu cho rằng cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra khoá vàng huyền quan là ma thuyết, hoặc là không có cơ sở, đấy là hành vi huỷ đạo báng đạo, cuối cùng sẽ mất đi cơ hội thành Tiên chứng Phật, tự chịu đoạ lạc, tự huỷ tiền đồ, cho dù là Đại La Kim Tiên, cũng khó mà cứu độ, cho nên không thể không cẩn thận.
平心念佛持戒心直明聖道
箇點玄關不向缽盂達仙鄉
Bình tâm niệm Phật trì giới tâm trực minh thánh đạo
Cá điểm huyền quan bất hướng bát vu đạt tiên hương.
Số lượt xem : 932