Huyền Quan Tu Trì Quan
Nhất Quán Đại Đạo có nguồn gốc sâu xa, lưu truyền lâu dài, rộng rãi. Kinh văn Đại Tạng là ngọn đèn sáng vạn cổ.
Từ xưa đến nay, đại đạo mà Thánh Thánh tương truyền, Bát Nhã chánh pháp mà đời đời tương thừa là truyền thụ cho những chúng sanh có duyên, để chúng sanh trong cái thế gian hỗn trược mà trong tâm có chủ, không phải tiếp tục bàng hoàng không chỗ dựa dẫm, không tiếp tục mê muội mất đi cái tự ngã ( cái Tôi ), tìm lại được con đường trở về nhà của linh tánh, vì đắc được đạo đã cung thỉnh thiên mệnh minh sư truyền thụ chánh tông đại đạo chí tôn chí quý, thắp lên ngọn tâm đăng bên trong, tìm lại được bổn tánh, mở ra cái khiếu trí tuệ của chúng ta, chỉ dẫn đời người hướng đến đại đạo quang minh. Từ đây có thể an thân lập mệnh, pháp hỷ tràn trề, tất cả khởi tâm động niệm đều là toát ra đức hạnh thiện mỹ của bổn tánh, trong lòng đại trung chí chánh, hành vi trung quy trung củ, giống như ngọn đèn tháp trong biển khơi, ngọn đèn sáng trong phòng tối, để nhân loại từ dã man bước vào văn minh, đem biển khổ hoá thành liên bang ( quốc gia của hoa sen -phật quốc ), chiếc pháp thuyền từ hàng từ chỗ đen tối hắc ám hướng đến quang minh, đại tạng kinh này ấn chứng cho Bát Nhã chánh pháp, có công tế thế ( cứu đời ) vĩ đại.
Kinh Văn của Đại Tạng Kinh sâu và khó hiểu, lời văn trau chuốt hoa mỹ, câu nào cũng như châu báu vàng ngọc, ý nghĩa sâu xa, nội dung quảng đại vô biên, là con đường sáng về trời của chúng sanh, là di sản tôn quý nhất trên thế giới, nó là tổng kết của tất cả kinh phật, là kết tinh trí tuệ của Phật Thế Tôn và các đời Tổ Sư, Thiền Sư Đại Đức, Đại Thiện tri thức, là xiển dương rõ chân lý trong vũ trụ, mở ra trí tuệ của chúng ta, hàng phục tất cả phiền não vọng tưởng, minh tâm kiến tánh, siêu phàm nhập thánh, tịnh hoá nhân tâm, hết sức cứu vãn cục thế nguy hiểm, từ đen tối hướng đến quang minh, từ con đường mê muội bước lên con đường giác ngộ, là ngọn đèn sáng lớn để quay về cố hương.
Đại Tạng Kinh bao gồm Tam Tạng : Kinh Tạng, Luật Tạng, Luận Tạng, nội dung quảng đại vô biên, hàm nhiếp phật pháp đại thừa, trung thừa, tiểu thừa, tám vạn bốn nghìn pháp môn, không có cái nào không bao quát trong đó. Đặc biệt là ấn chứng cho Bát Nhã chánh pháp, việc truyền thừa chánh pháp nhãn tạng, cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra khoá vàng huyền quan, để chúng sanh tức khắc khai ngộ, một kiếp giải thoát, minh tâm kiến tánh, trực liễu thành Phật, càng hiện ra sự thù thắng và tôn quý của nó.
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 85 ghi lại Lương Triều Phó Đại Sĩ tụng Kim Cang Kinh, Văn Hiến Phật Giáo Tạng Ngoại viết : “ Thánh Giáo huyền quan, thâm ảo nan trắc, chư phật mạc bất giai do thử sanh ” ( 聖教玄關深奧難測。諸佛莫不皆由此生。) khẳng định vô thượng đại pháp mà chư phật Bồ Tát đã truyền thừa xuống chính là Thánh Giáo Huyền Quan. Thánh giáo huyền quan vô cùng thâm ảo, khó mà đo lường, tất cả chư phật Bồ Tát ba đời đều đắc được Thánh Giáo huyền quan mà tu thành chánh quả.
卐 Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển thứ 24, Toả Thích Kim Cang Kinh Khoa Nghi hội Yếu viết : “ Kì yếu hành nhân, ư hành trú toạ ngoạ, xuất bất tuỳ ứng, nhập bất cư không, ngoại bất tầm chi, nội bất trú định, triệt khai kim toả, đả phá huyền quan dã. ” (祇要行人,於行住坐臥,出不隨應,入不居空,外不尋枝,內不住定,撤開金鎖,打破玄關也。) Ở trên chỉ ra, tu hành phải có các quy phạm, pháp tắc, nghi thức nhất định, như hành, trú, toạ, ngoạ ( đi, ở, ngồi, nằm ) bốn thứ uy nghi đều phải tuân hành, lấy Giác làm Thầy, lúc nào cũng giác ngộ tự quán sát phản tỉnh, cẩn thận lời nói và hành động như đối mặt với vực sâu, như đạp trên băng mỏng, phòng ý (ý niệm ) như phòng tặc ( kẻ trộm ) , đấy là công phu cơ bản nhất của tu hành. Nếu có thể tiến thêm một bước, cung thỉnh thiên mệnh minh sư đả phá khoá vàng huyền quan, hiển lộ đức hạnh thiện mỹ, hội kiến tự gia bồ tát, đấy là minh tâm kiến tánh, trực liễu thành Phật, là pháp môn nhất phật thừa tôn quý và thù thắng nhất, trực tiếp nhất.
Càn Long Đại Tạng Kinh quyển thứ 25 Đại Chu Tân Dịch Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Tự Văn viết : 歎如來之道甚深廣大,以一心而爲宗,啓多門而無礙,千流之異而同源,萬車之殊而同轍,最勝之法,真實之義,非名言之可窮,豈小機之可解,直須了悟,自心圓信成就,庶可叩真如之玄關,以造空王之寳殿也。
“ thán Như Lai chi đạo thậm thâm quảng đại, dĩ nhất tâm nhi vi tông, khải đa môn nhi vô ngại, thiên lưu chi dị nhi đồng nguyên, vạn xa chi thù nhi đồng triệt, tối thắng chi pháp, chơn thật chi nghĩa, phi danh ngôn chi khả cùng, khải tiểu cơ chi khả giải, trực tu liễu ngộ, tự tâm viên tín thành tựu, thứ khả khấu chơn như chi huyền quan, dĩ tạo không vương chi bảo điện dã. ”
Nội dung kinh văn ở trên tán thán vô thượng Bát Nhã chánh Pháp do Như Lai Phật truyền thừa xuống, vô cùng sâu rộng lớn xa, nó là lấy bổn tánh chơn như làm tông chỉ, có thể thỉnh cầu Thiên Mệnh Minh Sư mở ra huyền quan khiếu chơn như, truyền thụ chánh pháp nhãn tạng, tìm được chủ nhân của tự tánh, minh tâm kiến tánh, tích cực tu bàn, hành công lập đức, thì có thể kiến tạo bảo điện vĩ đại nhất xưa nay chưa từng có, chứng được quả vị vô thượng cửu phẩm liên đài.
Đại Tạng Kinh quyển thứ 48 Bích Nham Lục viết : “ đả khai huyền quan thức toả, thân chứng bổn lai “打開玄関識鎖,親証本來”, cũng là ấn chứng cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư, đả khai huyền quan thức toả, là thân chứng bổn lai diện mục, pháp môn tâm địa trực tiếp nhất.
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh cuốn 48, nhân thiên nhãn mục viết : “ trần trần thanh sắc liễu vô cùng, bất ly như kim nhật dụng trung, kim toả huyền quan khinh xiết đoạn, cố hương quy khứ tật như không ” ( 塵塵聲色了無窮,不離如今日用中,金鎖玄關輕掣斷,故鄉歸去疾如風 ) khẳng định tu hành cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư, rút khoá vàng huyền quan, có thể minh tâm kiến tánh, muốn về quê cũ vô cực, nhanh như gió và tia chớp vậy.
Đại chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 50, Tục Cao Tăng truyền viết : “ 玄関斯闢大義已通,將事隨方轉相宏教” ( huyền quan tư tịch đại nghĩa dĩ thông, tương sự tuỳ phương chuyển tương hoằng giáo ) Khoá vàng huyền quan, phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra, mới có thể minh tâm kiến tánh, tiếp theo phải nghiên cứu đạo lý mới có thể hiểu đạo lý, “ tương sự tuỳ phương ” là công phu tu đạo, tu trì phải nội phương ngoại viên ( bên ngoài tử tế với người khác, bên trong nghiêm chánh với bản thân, xử sự viên thông, tích cực, nội tâm có những chuẩn tắc kiên thủ không đổi ), tiếp theo phải mọi người tâm và tay liền nhau, cùng hoẳng dương huyền quan Thánh Giáo, để cho người có duyên đều có thể đắc thụ Bát Nhã chánh pháp chí tôn chí quý, mới có thể minh tâm kiến tánh, trực liễu thành Phật. Sách này tường thuật Đại Tạng Kinh có vô số ghi chép, nhấn mạnh tu đạo phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư, mở ra khoá vàng huyền quan, hạ công phu nơi huyền quan tự tánh, tích cực tu bàn, mới có thể thành tựu công nguyện, liễu nguyện hoàn hương.
Hiện nay, Đại Tạng Kinh tổng cộng có hơn 2 vạn 3 nghìn quyển, nếu như muốn xem hết toàn bộ, cần phải dùng thời gian hơn 100 năm mới có thể đạt nguyện. Chúng sanh làm gì mà có nhiều thời gian như thế ? Nếu dùng nhiều thời gian như vậy để đọc Đại Tạng Kinh, vậy thì chẳng cần phải tu đạo hành đạo rồi ư ? Di Lặc cứu khổ chân kinh viết : “ Lai vãng tạo hạ chơn ngôn chú, truyền hạ đương lai đại tạng kinh ”. Có thể thấy Di Lặc Tổ Sư đã đến nhân gian vô số lần rồi, hoá thân trăm ngàn ức, đem công phu tu trì của Tam Tạng 12 bộ, hơn 2 vạn 3000 quyển Đại Tạng Kinh, thu gọn thành một bộ Di Lặc Chân Kinh, lại đem Di Lặc Chân Kinh, thu gọn thành Tam Bảo Tâm Pháp, trong có thể hàng phục phiền não vọng tưởng, tu thân dưỡng tánh; ngoài có thể tránh kiếp tị nạn, hàng phục tất cả ma chướng, để phụ nữ, trẻ con, già trẻ đều dễ dàng tu trì, đấy cũng là pháp môn ứng vận cứu thế do từ tâm bi nguyện của chư phật chư tổ và Di Lặc Tổ Sư vì độ hoá chúng sanh, rời khổ đắc lạc, phản bổn quy hương mà thiết kế ra.
Quyển Thích Nghĩa Đại Tạng Kinh này là dùng để nghiệm chứng phổ độ thâu viên, đem Đại Tạng Kinh mênh mông như biển sâu ghi chép những điển cố có liên quan đến việc hoằng dương Bát Nhã chánh pháp, tình hình thực tế của việc truyền thụ khoá vàng huyền quan, dùng lời nói rất đơn giản dễ hiểu, biểu đạt ra một cách tường tận để cho người tu đạo xem mà triệt ngộ chơn lý, tin chắc sự thù thắng và tôn quý của Bát Nhã chánh pháp mà lấy làm chỉ nam tu bàn đạo, người mộ đạo đọc rồi mọi nghi vấn đều giải hết, rõ lý tinh tiến, làm con đường cầu đạo.
Muốn đi sâu vào lý giải đại tạng kinh quả thật chẳng dễ, chỉ mong sự ra đời của quyển sách này có thể đem hoằng nguyện tế thế ( cứu đời ) của Đại Tạng Kinh do Thánh Hiền Tiên Phật, Tổ Sư, Thiền Sư và Đại Đức các đời từ xưa đến nay để lại có thể thực hiện được.
Sơ hội Long Hoa thị Nhiên Đăng
Nhị Hội Long Hoa Thích Ca Tôn
Tam Hội Long Hoa Di Lặc Tổ
Long Hoa Tam Hội nguyện tương phùng
Vô danh Bạch Dương Kỳ Cư Sĩ biên dịch
Lời tựa
Đại Tạng Kinh là tổng tập của tất cả kinh điển Phật Giáo, còn gọi là nhất thiết kinh, gọi tắt là tạng kinh. Nội dung của tạng kinh quảng đại vô biên, cho nên gọi là Đại Tạng Kinh. Kinh là con đường, cho nên Đại Tạng Kinh là chuẩn tắc của hành vi đời người, chân lý giữa vũ trụ, con đường sáng về trời của chúng sanh. Số bản in ra vô cùng nhiều, ví dụ như Càn Long Tạng, Gia Hưng Tạng, chữ卐Tục Tạng, Đại Chánh Tạng, Trung Hoa Đại Tạng Kinh… Hiện nay, Đại tạng kinh đã được phiên dịch thành nhiều thứ tiếng, vô số học giả chẳng có ai là không dụng tâm nghiên cứu. Từ xưa đến nay, Kinh Phật đều dựa vào bản chép tay để lưu thông. Đến sau thế kỷ 9, mới có bản lưu thông in ấn. Thời kỳ đầu, Đại Tạng Kinh có Tam Tạng mười hai bộ, tổng cộng có 5048 quyển.
Năm 1984, Trung Quốc Đại Lục phát hiện số lượng nhiều Các bản kinh phật Đôn Hoàng chép tay. Các học giả chuyên gia đem những bản chép tay này thu lục trong Đại Tạng Kinh, lại do nhà sách Trung Hoa Bắc Kinh xuất bản, gọi là Trung Hoa Đại Tạng Kinh, toàn bộ gồm 106 quyển, thu thập kinh điển khoảng 4200 loại, tổng cộng hơn 23000 quyển, có khoảng hơn 1 tỉ chữ.
Nội dung của Đại Tạng Kinh chủ yếu do 3 bộ phận Kinh, Luật, Luận tổ thành, còn gọi là Tam Tạng Kinh, phân biệt gọi là Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng. Nội dung của kinh văn Đại Tạng, chung chung đều là do trứ tác của Ấn Độ và các Cao Tăng Đại Đức Trung Quốc thu thập mà thành.
Kinh là lý luận nói để chỉ đạo các đệ tử tu hành, luật là quy tắc chế định cho các tín đồ mà ngày thường sinh hoạt nên tuân thủ. Luận là những bài viết của các đệ tử để giải thích dẫn giải lý luận kinh điển. Ngoài ra còn bao gồm những thứ khác liên quan đến lịch sử phật giáo, những chuyên đề nghiên cứu lý luận của Phật giáo…
Giữa hơn 2500 năm Phật giáo truyền sang phương Đông, những kinh điển này thông qua phiên dịch nhiều đời, lưu thông mà số lượng ngày càng tăng thêm nhiều, nhưng thu thập cuối cùng, biên soạn sưu tập thành Tạng thì có thể đếm trên đầu ngón tay. Theo hiển thị tư liệu của Wikipedia, cái mà trong nước có thể khảo không hơn mười mấy lần, ( Tống và Liêu Kim 8 lần, Nguyên 2 lần, Minh 4 lần, Thanh 1 lần ). Cái mà nước ngoài có thể khảo : triều đại Koryo ( 918 – 1392 ), Nhật Bản 7 lần. Bộ Đại Tạng Kinh bản khắc bằng Hán Văn thứ nhất của Trung Quốc – Khai Bảo Tạng, là bản khắc 4 năm Tống Khai Bảo vào Công Nguyên năm 971, sau đó mấy triều đại liền Tống, Liêu, Kim, Nguyên, Minh, Thanh, trước sau giữa 1000 năm có các loại bản in ra Quan khắc, tư khắc, có khoảng hơn 20 loại bản in ra.
Từ những gì đã nói ở trên, có thể thấy điển cố và nguồn gốc của Đại Tạng Kinh vô cùng tôn quý và thù thắng. Kinh văn của Đại Tạng Kinh mênh mông như biển, văn tự vô cùng sâu xa khó hiểu, ý nghĩa sâu xa, nếu chẳng có nền tảng văn học, phật học, đạo học tương đối tốt, quả thật rất khó mà hiểu được. Thánh Nhân nói : “ Thiên lưu cam lồ sanh vạn vật, Phật lưu kinh điển độ chúng sanh ”. Nếu trời đã giáng cam lồ thấm nhuần vạn vật, khiến cho vạn vật sinh sôi chẳng ngừng, Chư Phật Bồ Tát và Tổ Sư, các Thiền Sư Đại Đức để lại thiên kinh vạn điển là để độ hoá chúng sanh, rời khổ đắc lạc, ngọn đèn sáng lớn phản bổn quy hương. Cho nên vô số chân lý của các sách ghi chép Đại tạng kinh là một con đường to lớn quang minh mở ra trí tuệ của chúng sanh, hàng phục tất cả phiền não vọng tưởng, chỉ dẫn chúng sanh làm thế nào để hướng đến cái tốt lành, tránh khỏi cái hung xấu, phản bổn quy hương, có giá trị tôn quý và tín nhiệm của nó. Con đường đại đạo quang minh về trời này, chỗ tôn quý và thù thắng nhất chính là việc truyền thừa Bát Nhã chánh pháp. Trong vô số kinh điển Đại Tạng Kinh, trong các tư liệu thiền tông ngữ lục đã có vô số văn hiến vô cùng to lớn ghi nhận, nói rõ việc cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra khoá vàng huyền quan là chiếc pháp thuyền từ hàng rời khổ đắc lạc, đạt bổn hoàn nguyên.
Phật giáo tuy chia làm Tam Luận Tông : Thiên Đài Tông, Duy Thức Tông, Pháp Tướng Tông, Luật Tông, Tịnh Độ Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiền Tông, Mật Tông…các Biệt Tông, duy mỗi độc có thiền tông là bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, tức khắc khai ngộ, một đời giải thoát, là pháp môn thù thắng và tôn quý nhất. Đạt Ma Tổ Sư nhìn thấy Trung Quốc có khí tượng của Đại thừa phật pháp, cho nên Tây lai ( từ phương Tây Ấn Độ đến ) đem nhất chỉ thiền truyền đến Trung Quốc. Bởi vì, Trung Quốc từ xưa đến nay đã có giáo hoá và ảnh hưởng dần dần của nho giáo, đạo giáo nên mới có khí tượng của Phật pháp đại thừa. Tổ sư đạo thống đời thứ nhất của Trung Quốc – Thánh nhân Phục Hy nhất vạch khai thiên, là sự bắt đầu của việc giáng đạo. Nhất vạch khai thiên chính là chỉ ra thiên tánh của mỗi người, thuận theo thiên tánh lương tâm này mà hành thì có thể phản bổn quy hương. Căn cứ theo ghi chép của sử sách, thời đại Nghiêu Thuấn là thời kỳ phồn thịnh trong lịch sử dân tộc trung hoa. Người thống trị lấy thân mình làm gương mẫu tu chánh thân tâm, lấy văn minh trị thế, giáo hoá vạn dân, tạo tựu nên những ngày tháng Nghiêu Thuấn, đêm chẳng đóng cửa, đồ đánh rơi trên đường không ai nhặt ( cuộc sống an định sung túc, trị an của xã hội tốt ). Thượng thư lúc bấy giờ - Đại Vũ Mô Thiên ghi nhận lại điển cố vua Nghiêu truyền thụ 16 chữ tâm pháp cho Đại Thuấn. Mười sáu chữ tâm pháp là : “人心惟危,道心惟微,惟精惟一,允執厥中”( nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhất, duẫn chấp quyết trung ). Luận ngữ viết : 「咨!爾舜!天之曆數在爾躬。允執其中。四海困窮,天祿永終。」, ( tư ! nhĩ thuấn ! thiên chi lịch số tại nhĩ cung. Duẫn chấp kì trung. Tứ hải khốn cùng, thiên lộc vĩnh chung )
Tử viết: 「舜其大知也與,舜好問而好察邇言,隱惡而揚善,執其兩端,用其中於民,其斯以為舜乎。」 ( thuấn kì đại tri dã dự , thuấn hảo vấn nhi hảo sát nhĩ ngôn , ẩn ác nhi dương thiện, chấp kì lưỡng đoan, dụng kì trung ư dân, kì tư dĩ vi thuấn hồ ).
Mạnh Tử Ly Lâu thiên viết : “ thang chấp trung ” 「湯執中」
Trình tử tự Trung Dung viết :
「不偏之謂中,不易之謂庸。中者天下之正道;庸者天下之定理。」此篇乃孔門傳授心法,子思恐其久而差也,故筆之於書,以授孟子。其書始言一理, 中散為萬事,末復合為一理。放之則彌六合,卷之則退藏於密,其味無窮,皆實學也。」
( bất thiên chi vị trung, bất dịch chi vị dung. Trung giả thiên hạ chi chánh đạo; dung giả thiên hạ chi định lý. ) thử thiên nãi khổng môn truyền thụ tâm pháp, tử tư khủng kì cứu nhi sai dã, cố bút chi ư thư, dĩ thụ mạnh tử. Kì thư thuỷ ngôn nhất lý, trung tán vi vạn sự, mạt phục hợp vi nhất lý, phóng chi tắc di lục hợp, quyển chi tắc thối tạng ư mật, kì vị vô cùng, giai thực học giả )
Cho nên, chấp trung là tâm pháp tương truyền của Nghiêu, Thuấn, Vũ, Văn, Võ, Chu Công, Lão Tử, Khổng Tử, Nhan Hồi, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử. “ Trung ” là nơi sở tại của linh tánh chúng ta, biết được bảo địa chí thiện này mới là biết thật, rồi sau đó mới có định, đấy là tâm pháp nhất mạch tương truyền , là thánh đạo mà thánh thánh tương truyền của Trung Quốc từ xưa đến nay.
Đại Tạng Kinh ghi chép lại chánh pháp nhãn tạng là cái tinh tuý của tâm pháp mà Phật Thế Tôn và các đời Tổ Sư, Thiền Sư Đại Đức truyền thụ, là giống với cái chấp trung mà Trung Quốc các đời từ xưa đến nay Thánh Thánh tương truyền, giống với tâm pháp nhất dĩ quán chi mà Khổng môn truyền thụ, đều là chỉ ra nơi ở của lương tâm bổn tánh của chúng ta và pháp suất tánh như thế nào. Cảnh Đức Truyền Đăng Lục Đạt Ma Tổ Sư dặn dò Thái Thú Dương Huyễn Chi, đoán trước phật pháp sau này truyền thừa như thế nào, ngài chỉ ra vô cùng tường tận tam bảo của việc truyền thừa phật pháp tương lai - huyền quan, khẩu quyết, hợp đồng.
Chánh pháp nhãn tạng mà Đại Tạng Kinh nói, một cái tên huyền quan khiếu, huyền quan nhất khiếu là ở ngay nơi chính giữa nhất trong ngũ quan của chúng ta, nếu được Minh Sư chỉ điểm, tất sẽ hoắt nhiên đại ngộ cái “ chấp trung “ mà Thánh Nhân nhất mạch tương truyền thì ra chính là huyền quan nhất khiếu, còn huyền quan nhất khiếu tức là nơi mà linh tánh cư ngụ. Chánh pháp nhãn tạng là then chốt quan trọng của tâm pháp mà chư phật chư tổ truyền thụ, trong vô số điển cố của đại tạng kinh, tên gọi chánh pháp nhãn tạng cực nhiều, ví như “ Bát Nhã chánh pháp, kim toả huyền quan, huyền quan thức toả, hoa tạng huyền quan, phật tổ huyền quan, ngọc quan kim toả, thánh giáo huyền quan, ngọc động huyền quan, chơn như huyền quan, tam bảo tâm pháp, tâm ấn đại pháp… ”. Các nhà khoa học chứng minh nơi ở bên trong huyền quan khiếu, gọi là tuyến yên, là trung tâm sinh mệnh của nhân loại, có thể khống chế hệ thống cơ quan của cơ thể người, vô cùng quan trọng. Tuy biết vị trí của huyền quan khiếu, nhưng nếu chưa thông qua nghi thức cầu đạo, chưa thông qua thắp phật đèn, hiến cúng, thỉnh đàn, dẫn bảo sư đương nguyện, người cầu đạo mới đương nguyện, đốt biều, điểm huyền quan, truyền tam bảo …thì vẫn không cách nào được thiên bảng ghi danh, địa phủ rút tên, hoàn thành nghi thức cầu đạo siêu sanh liễu tử. Ví như mình chưa có đăng ký, nhưng thi được 100 điểm, vẫn không có cách nào lãnh được chứng nhận tốt nghiệp.
Tỉ lệ phổ truyền của Bát Nhã chánh pháp vào thời kỳ Đường Tống đã từng có thành tựu vô cùng đáng chú ý, tỉ lệ phổ truyền của năm từ 1930 đến 1949 là 81%. Tây Nguyên năm 2011, phổ truyền khắp thế giới hơn 80 quốc gia, có thể thấy rằng chân lý của Bát Nhã Chánh Pháp thích hợp dùng ở bất cứ nơi đâu, trở thành chiếc pháp thuyền từ hàng cứu nhân loại từ đen tối hướng đến quang minh, minh tâm kiến tánh, lập kỷ đạt nhân, lợi thế ích dân.
Trước mắt, Đại Tạng Kinh vẫn chưa có văn viết đơn giản dễ hiểu chào đời. Quyển tư liệu này chỉ là một chút báo cáo tâm đắc nho nhỏ của hậu học, nếu có những giải thích thấu triệt hơn, xin hoan nghênh chỉ giáo. Nguyện những ai đọc được quyển Đại Tạng Kinh Thích Nghĩa này ----Huyền Quan Tu Trì Quán, tin chắc sự thù thắng và tôn quý của huyền quan bảo tạng, nếu những ai đã có duyên cầu qua đạo thì hãy nhanh chóng tiếp cận đạo trường để tu bàn, nghiên cứu đạo lý, lại tín thụ phụng hành, tham dự việc vận hành đạo vụ, tích luỹ công đức mới có thể công nguyện thành tựu, liễu nguyện hoàn hương. Nếu những ai chưa cầu đạo, cũng hy vọng là hãy nhanh chóng nắm bắt thời cơ tốt đẹp, nhanh chóng tìm Thiên Mệnh Minh Sư truyền thụ tam bảo tâm pháp chí tôn chí quý, cầu đạo tu đạo, trước tu tốt phẩm đức của bản thân, lại noi theo tiền hiền đại đức và tất cả những tiền hiền vì đại đạo mà hy sinh phụng hiến, nhanh chóng độ hoá tất cả những anh chị em có duyên và bạn bè thân thích để họ đều có thể cùng chiếm sự gia bị của Thiên Ân Sư Đức, cùng nghe Đại Đạo, đồng phản Tiên Thiên, hướng đến quang minh.
煉得金剛不壞身
宜求大道出凡塵
玄関妙諦勤參悟
便是龍華會上人
Luyện đắc kim cang bất hoại thân
Nghi cầu đại đạo xuất phàm trần
huyền quan diệu đế cần tham ngộ
tiện thị long hoa hội thượng nhân
Số lượt xem : 845