Huyền Quan Tu Trì Quan(Phần 4)
明珠衣裏藏,照徹當人垢,如此透玄關,奮身終哮吼。
Minh châu y lí tàng, chiếu triệt đương nhân cấu, như thử thấu huyền quan, phấn thân chung hao hống
出處:嘉興大藏經(新文豐版)第三十九冊,敏樹禪師語錄。
Xuất xứ : Gia Hưng Đại Tạng Kinh ( Tân Văn Phong Bản ) quyển thứ 39, Mẫn Thụ Thiền Sư ngữ lục.
經文:參禪參至久,氣質渾無有,拄杖到頭來,芒鞋踏地走,明珠衣裏藏,照徹當人垢,如此透玄關,奮身終哮吼。
Kinh văn : Tham thiền tham chí cửu, khí chất hồn vô hữu, trụ trượng đáo đầu lai, mang hài đạp địa tẩu, minh châu y lí tàng, chiếu triệt đương nhân cấu, như thử thấu huyền quan, phấn thân chung hao hống.
Giải thích nghĩa của kinh văn :
Mẫn Thụ Thiền Sư ngữ lục ( 1628 ), tổng cộng gồm 10 quyển, là những gì mà như tướng Mẫn Thụ Thiền Sư đời Thanh đã nói, Đạo Lãnh Thiền Sư ghi chép lại, Đạo Sùng Thiền Sư biên tập mà thành, có một số ấn chứng đối với việc người tu hành phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan, ví dụ như sau :
「參禪參至久」 Tham thiền tham chí cửu:Thời gian mà người tu hành ngộ đạo đã lâu rồi.
「氣質渾無有」khí chất hồn vô hữu:sẽ khiến cho đặc điểm cá tính, phong cách khí độ tiến vào trạng thái hỗn độn của nguyên thuỷ, một chút thói hư tật xấu, tính nóng nảy cũng không còn.
「拄杖到頭來」:trụ trượng đáo đầu lai : Tuổi già rồi, trong tay cầm lấy gậy chống, đi khắp nơi thay trời tuyên hoá, hoằng đạo độ người, hy vọng chúng sanh có thể tu con đường quay đầu, đạt bổn hoàn nguyên.
「芒鞋踏地走」 mang hài đạp địa tẩu:để đạt thành mục đích thay trời tuyên hoá, hoằng đạo độ người, cho nên mặc chiếc giày cỏ, đi khắp trời nam đất bắc, đi khắp nơi độ hoá người hữu duyên.
「明珠衣裏藏」 Minh châu y lí tàng:Ma ni bảo châu của tự tánh là giấu trong phần giả thể của xú bì nang ( lớp da thúi ).
「照徹當人垢」 chiếu triệt đương nhân cấu : Ma ni bảo châu của tự tánh tứ thời phóng quang minh, chiếu khắp núi sông đất lớn, nhưng mà những chúng sanh mê muội lại dùng ô uế che đậy Ma ni bảo châu, khiến nó mất đi sự quang minh vốn có.
「如此透玄關」 như thử thấu huyền quan:Một khi thời cơ nhân duyên đến, cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư, mở ra khoá vàng huyền quan, bổn tánh xuyên thấu ra ngoài, hội kiến tự gia bồ tát, khiến cho Ma ni bảo châu của tự tánh phát ra ánh sáng chói lọi vô hạn, chiếu sáng núi sông đất lớn.
「奮身終哮吼」 Phấn thân chung hao hống:sau khi cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan thì đã minh tâm kiến tánh rồi. Sau khi minh tâm kiến tánh, không được làm kẻ chỉ lo cho bản thân, nhất định phải khởi chí lớn xông thiên, quyết tâm mãnh liệt, suốt đời không thối chuyển, đi khắp nơi thay trời tuyên hoá, hành đạo độ chúng, giống như sư tử rống vậy, gọi thức tỉnh quần sanh, sớm ngày giác tỉnh mê tân, tu bản thân để độ người.
Diễn nghĩa mở rộng :
Mẫn Thụ Thiền Sư là Tăng nhân của Lâm Tế Tông vào triều đại nhà Thanh, khi nhân duyên thành thục đã đắc thụ Bát Nhã chánh pháp, khẳng định Bát Nhã chánh pháp là pháp môn đốn ngộ thượng thượng thừa nhất, ngữ lục mà Mẫn Thụ Thiền Sư để lại, là sách tham khảo quan trọng cho việc tu bàn đạo. Tham thiển tĩnh toạ là một pháp môn của người tu hành, có thể khai ngộ kiến tánh là mục đích chân chính của tham thiền nhập định. Thiền là không thể ngoại cầu, mà phải dựa vào bản thân tự mình tham, tự mình học, tự mình liễu ngộ, người khác không có cách nào thay thế được. Mỗi ngày chỉ cần khai ngộ một chút, ngày tháng tích luỹ dần, một khi nhân duyên thành thục, gặp được đại thiện tri thức, chỉ điểm mê tân thì có thể hoát nhiên đại ngộ. Tu trì Bát Nhã chánh pháp, Tiên Thiên Đại Đạo không nhất định phải ngồi tĩnh toạ, người bình thường đại đa số đều tưởng rằng tu luyện thiền nhất định phải giống như Lão Tăng nhập định vậy, dùng mắt quán mũi, mũi quán tâm, như thế mới xem là “ tham thiền tĩnh toạ ”. Thật ra, Lục Tổ Đại Sư nói : 「道由心悟,豈在坐也?」“ Đạo do tâm ngộ, đâu phải do ngồi ? ”, lại nói :「生來坐不臥,死去臥不坐。一具臭骨頭,何為立功課。」 ( Lúc sống thì ngồi chẳng nằm, Lúc chết thì nằm chẳng ngồi. Vốn là đống xương thúi, đâu thể lập công phu ? ). Bởi vì một đống xương thúi là tướng bên ngoài sẽ mục nát, nếu chấp chước ở pháp tướng toạ thiền thì chẳng hiểu được thiền, sẽ biều hiện thành : “ lúc sống ngồi chẳng nằm, lúc chết nằm chẳng ngồi ”, lúc này nghĩ ngược lại, cái tứ đại nước lửa gió đất này và trong lục căn, là giả hợp của ngoại tướng, chỉ là một đống da thúi mà thôi.
Chủ nhân thật sự ở đâu ? chủ nhân ông đang hành công lập đức thật sự là ai ? cho nên không thể chấp chước ở việc tĩnh toạ. Thiền, là không thể so đo từ cái tướng ngồi nằm. Người biết được thiền thì đi, ở, ngồi, nằm, gánh củi chuyển nước, cho đến dương mi nháy mắt, nhất cử nhất động đều là thiền, đều có thể đốn ngộ, đều có thể minh tâm kiến tánh. Do vậy, Tham Thiền cầu đạo quan trọng ở giác ngộ chân tâm bổn tánh. Tiền Hiền thường nói : “ hai mắt thủ huyền, lưỡi chống hàm trên, hai vai buông xuống, khí quán đan điền, gọi là chơn nhân tĩnh toạ. ”. Lục Tổ Đan Kinh nói : 「但心清靜,即是如來清靜坐。」 “ chỉ cần tâm thanh tịnh, thì tức là Như Lai thanh tịnh toạ ” có thể cho chúng ta tham khảo. Nói chung là mục đích của tham thiền, hy vọng minh tâm kiến tánh, nghĩa là chúng ta phải bỏ đi những ô nhiễm trong tâm, hội kiến bổn lai chân diện mục của tự tánh. Ô nhiễm chính là vọng tưởng chấp chước, tự tánh chính là đức tướng trí tuệ của Như Lai. Đức tướng trí tuệ của Như Lai là Chư phật và chúng sanh đều có, chứ chẳng có gì khác biệt. Nếu rời khỏi vọng tưởng chấp chước, thì chứng đắc đức tướng trí tuệ Như Lai của bản thân, thì là Phật, nếu không thì vẫn là chúng sanh. Bởi vì chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay, mê luân trong biển khổ của sanh tử, ô nhiễm đã rất lâu rồi, không thể đột nhiên thoát khỏi vọng tưởng ngay lúc ấy, thật sự nhìn thấy bổn tánh, cho nên phải tham thiền mới có thể ngộ đạo. Do vậy, điều kiện tiên quyết của tham thiền là phải trừ đi tâm vọng tưởng. Tâm vọng tưởng trừ đi như thế nào đây ? Phật Thích Ca Mâu Ni nói rất nhiều, đơn giản nhất không gì như 「歇即菩提」 “ hiết tức bồ đề ”, một chữ “ hiết ” ( ngưng ) mà thôi.
Thiền Tông do Đạt Ma Tổ Sư truyền đến Đông Thổ, đến sau Đại Sư Lục Tổ huệ Năng, thiền phong khuyếch rộng, chấn động đời xưa, hiển sáng đời nay. Thế nhưng, Đạt Ma Tổ Sư và Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng khai thị cho người học cái quan trọng nhất chính là : 「屏息諸緣,一念不生」“ bình tức chư duyên, nhất niệm bất sanh ”. Bình tức chư duyên, nghĩa là vạn duyên đều buông xuống, cho nên “ vạn duyên buông xuống, nhất niệm bất sanh ” 2 câu nói này thật sự là điều kiện tiên quyết của tham thiền. Một khi vạn duyên buông xuống, nhất niệm bất sanh lâu rồi là then chốt trọng yếu nhất của việc khai ngộ kiến tánh, cho nên Mẫn Thụ Thiền Sư nói : 「參禪參至久」” Tham thiền tham chí cửu. Sau khi tham thiền tham đến lâu rồi sẽ có hiệu nghiệm gì đây ? sẽ khiến cho dục vọng, tạp niệm của chúng ta trừ bỏ sạch sẽ, làm cho tham sân si ngại biến mất, lục căn lục trần bong ra, tất cả cát hung, phúc, hoạ, được mất, khen chê…toàn bộ đều không nghĩ đến.
Tông môn xem trọng nhất sự ngộ đạo của tham thiền, một khi thời cơ nhân duyên đến, gặp được Thiên Mệnh Minh Sư chỉ điểm mê tân, bèn nhanh chóng có thể khai ngộ kiến tánh. Tham thiền ngộ đạo ngoài việc khiến chúng ta phải bình tức chư duyên, khiến cho một niệm chẳng sanh, lục căn thanh tịnh, quan trọng nhất chính là phải khiến cho chúng ta minh tâm kiến tánh, cho nên trước khi vẫn chưa minh tâm kiến tánh, rất nhiều cao tăng đại đức chỉ dạy chúng ta phải tham thoại đầu, buông xuống tất cả chấp chước, thiện ác chẳng nghĩ, vạn duyên buông xuống, người niệm phật là ai, nghe ngược lại tự tánh, đi, ở, ngồi, nằm, vô nhân vô ngã ( chẳng có người, chẳng có ta )…đợi đến khi nhân cách viên mãn, thói hư tật xấu, tính nóng nảy đã thay đổi, trong lòng hoài đại trung chí chánh, một khi nhân duyên thời cơ đến, cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư truyền thụ Bát Nhã chánh pháp, mở ra khoá vàng huyền quan, thì có thể minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Cho nên, Mẫn Thụ Thiền Sư nói : 「氣質渾無有」” khí chất hồn vô hữu ”.
Người tu hành cổ đại đều là dùng phương thức đi bộ hoặc thác bát ( cầm bát khất thực ), đi khắp nơi hành đạo độ chúng sinh, ví như Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân ở Nepal, khu vực hành đạo chỉ giới hạn ở địa khu Ấn Độ. Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư khổng tử chu du liệt quốc, dựa theo khảo chứng của Vương Sung đời Hán, Khổng Tử chu du liệt quốc, những quốc gia mà ngài đã đi đến không quá 10 nước. Thánh Hiền Tiên Phật cổ đại hoặc các Tiền Hiền Đại Đức đi khắp nơi để hành đạo độ chúng, thay trời tuyên hoá, phần lớn đều đi bộ, tuổi tác tương đối già rồi thì tay chống gậy, hoặc ngồi xe ngựa, đi khắp nơi hoằng dương đại đạo, phổ độ chúng sinh, hy vọng chúng sinh đi trên con đường quay đầu, đấy là con đường chân thật rõ ràng quay đầu về trời, tu rõ tự tánh, khiến cho tự tánh đạt bổn hoàn nguyên, cho nên Mẫn Thụ Thiền Sư nói : 「拄杖到頭來」” trụ trượng đáo đầu lai ”. Vô tận tạng ni sư vào đời Đường trong quá trình dài truy cầu khai ngộ, cuối cùng vì ngửi hoa ngộ đạo, để lại một bài thơ rất quen thuộc với mọi người : “ chung nhật tầm xuân bất kiến xuân, mang hài đạp phá lĩnh đầu vân, quy lai ngẫu bả mai hoa khứu, xuân tại chi đầu dĩ thập phân ”「終日尋春不見春,芒鞋踏破嶺頭雲;歸來偶把梅花嗅,春在枝頭已十分。」Toàn bài thơ miêu thuật việc Ni sư trải qua trăm nghìn gian khổ nhưng tìm xuân lại không được, cuối cùng trong đoá hoa mai tuỳ tay nhặt, nhẹ nhàng ngửi một cái, hương lạnh ngấm vào tâm tì mới hoảng nhiên đại ngộ : thì ra trên cành đã tràn đầy sức sống năng lượng của mùa xuân. Lông mày mọc trên mắt, sao lại không nhìn thấy lông mày này ? Chân phật vốn dĩ ở trong tâm của bạn, sao lại không nhìn thấy vị phật này ?
Đại đạo đều ở trong cái bình thường, sao lại không nhìn thấy đạo này ? Tâm của chúng sanh rốt cuộc đang nghĩ cái gì ? Người tu hành nhất tâm muốn hiểu rõ đại đạo, do vậy mà suốt ngày đi khắp nơi thăm hỏi tìm kiếm, giống như thiện tài đồng tử Ngũ thập tam tham vậy, bất luận chân trời góc biển xa như thế nào, vách đứng cao thế nào đi nữa, chỉ cần có thiện tri thức ở, cho dù giẫm nát vô số giày cỏ cũng không từ. Điều đang tiếc là : 「向外求法,了不可得。」” hướng ngoại cầu pháp, liễu bất khả đắc ”. Do vậy : “ tận nhật tầm xuân bất kiến xuân, mang hài đạp phá lĩnh đầu vân ”. Chẳng biết trải qua bao nhiêu nóng lạnh, xuân hoa thu nguyệt, khi đang truy tầm nghĩ mãi không ra, rốt cuộc quay về đến nguyên nhân. Lúc này tạm thời không khởi bất kì vọng cầu nào, chỉ dùng tâm bình thường để sinh hoạt, thì đúng vào ngay lúc ấy, ngửi hương hoa mà khai ngộ. Do vậy, tự bảo “ 「歸來偶把梅花嗅,春在枝頭已十分。」” quy lai ngẫu bả mai hoa khứu, xuân tại chi đầu dĩ thập phân ”.
Mùa xuân chẳng ở bên ngoài, mà ở trong tâm của bạn; chân phật chẳng hướng ngoại cầu, mà là tìm kiếm ở bên trong. Sài Lăng Úc Thiền sư, nhất nhật thừa lư độ kiều, , không cẩn thận vấp ngã mà đại ngộ, bèn nói : 「我有明珠一顆,久被塵勞關鎖,今朝塵盡光生,照破山河萬朵。」” ngã hữu minh châu nhất khoả, cửu bị trần lao quan toả, kim triêu trần tận quang sanh, chiếu phá sơn hà vạn đoá ” ( Ta có minh châu một hạt, đã lâu bị trần lao phong toả, sáng nay bụi sạch sáng chiếu, soi tột núi sông vạn đoá ). Ở trên là Như Lai thiền, dựa vào phương pháp tiệm tiến ( tiến dần ) theo trình tự để khai ngộ kiến tánh, vô cùng khó khăn, nhưng mà vô cùng khó đắc, cho nên Mẫn Thụ Thiền Sư ngữ lục nói :
「芒鞋踏地走」” mang hài đạp địa tẩu ”. Mỗi người đều có một hạt minh châu của tự tánh, nhà Phật gọi là Ma Ni Bảo châu, hạt Ma ni bảo châu tự tánh này là ví von chỉ phật tánh chân tâm của chúng ta, người đời mỗi ngày theo đuổi vinh hoa phú quý, theo đuổi những tài vật như hạt trân châu, mã não, vàng bạc, kim cương có hình có tượng, nhưng mà hạt trân châu, mã não, vàng, kim cương có hình có tướng, rồi thì cũng sẽ có một ngày vỡ mộng biến mất, duy chỉ có hạt ma ni bao châu hướng vào nội tâm khai thác - phật tánh của tự tâm là bảo tạng vô cùng vô tận dùng mãi chẳng hết, lấy mãi không cạn kiệt. Thế nhưng, hạt ma ni bảo châu - bảo tạng vô giá vô cùng vô tận này ẩn giấu ở chỗ nào ? nó chính là ẩn giấu ở chỗ bên trong lớp da thúi do tứ đại giả hợp của chúng ta - nước, lửa, gió, đất tập hợp lại mà thành. Nếu không có Thiên mệnh minh sư chỉ điểm, thì biết là như thế nhưng lại không biết vì sao lại như thế, không biết nó ở chỗ nào trên cơ thể của chúng ta. Giống như có một người nước ngoài, ở bên cạnh nhà mình, nhưng mà ngôn ngữ không thông, tuy mỗi ngày đều gặp, nhưng không có pha trộn, hình như không có cảm giác là có sự tồn tại của anh ta, cho nên Mẫn Thụ thiền sư ngữ lục nói :
「明珠衣裏藏」”Minh châu y lí tàng ”. Ma ni bảo châu của tự tánh có tác dụng gì đây ? Cái thấy, nghe, lời nói, hành động của chúng ta, ăn uống tiểu tiện, không có cái gì không phải là tác dụng của hạt ma ni bảo châu này, ma ni bảo châu của tự tánh tàng ẩn bên trong lớp da thúi, có thể có dụng, thể là : vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt, vốn tự có đủ, vốn không dao động; dụng là có thề sanh vạn pháp, muốn gì thì có nấy. Ví dụ như muốn đi đông nam tây bắc, không cần phải mượn nhờ người khác, có thể nhanh chóng đến được, muốn ăn cơm nói chuyện, cũng tự mình làm, không cần nhờ đến người khác, đấy chính là có thể có dụng, có thể gọi là tứ thời đại phóng quang minh, chiếu khắp sông núi đại địa. Nhưng mà những chúng sanh mê muội lại không biết trân trọng hơn, thật tốt mà tồn dưỡng, giám sát bản thân, làm cho hạt ma ni bảo châu vô giá này tự nguyện chịu đoạ lạc, làm ra một số chuyện tổn hại đến thiên lí, tạo ác đa đoan, khiến cho ma ni bảo châu quang minh vô hạn bị lấp lên một lớp bụi, mất đi sự quang minh và giá trị của nó, cho nên Mẫn Thụ Thiền Sư Ngữ Lục nói : “ chiếu triệt đương nhân cấu ”. Một khi thời cơ nhân duyên đến, cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan, hội kiến tự gia bồ tát, khiến cho ma ni bảo châu của tự tánh ra khỏi đất, chiếc gương báu sáng trở lại, phát huy ánh sáng quang minh vô hạn vốn có, giống như một khi mặt trời xuất hiện, ánh sáng chiếu khắp, khiến cho tất cả hắc ám toàn bộ tiêu tan mất, tất cả băng tuyết đều tan chảy, khắp nơi tràn ngập chánh khí và ấm áp, khiến cho chúng sanh khai ngộ kiến tánh, kiến tánh thành phật, đấy là cung thỉnh Thiên mệnh minh sư mở ra khoá vàng huyền quan, khiến cho người cầu đạo minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật, là mật pháp và tâm pháp tôn quý và thù thắng nhất, cho nên Mẫn Thụ Thiền Sư Ngữ Lục nói : 「如此透玄關」” như thử thấu huyền quan ”。
Cái gọi là chân lý là một chiếc đòn gánh trách nhiệm, đắc được chân lý thì phải gánh lên, cho nên, cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra khoá vàng huyền quan, sau khi minh tâm kiến tánh, phải lập đại chí xông thiên, quyết tâm mãnh liệt, phát ra từ tâm bi nguyện, đi khắp nơi thay trời tuyên hoá, quảng độ nguyên nhân, giống như sư tử một khi ra rừng, gầm lên một tiếng, gọi thức tỉnh vạn thú, lại đi khắp nơi hoằng đạo độ người, cứu vớt những chúng sanh vẫn còn chìm nổi trong biển khổ, độ hoá họ cùng đến cầu đạo, tu đạo, hành công lập đức, tích cực tu bàn, mới có thể liễu nguyện hoàn hương, cho nên Mẫn Thụ thiền sư ngữ lục nói : 「奮身終哮吼」” phấn thân chung hao hống ”。
Tâm đắc tu trì :
Từ Gia Hưng Đại Tạng Kinh ( Tân văn phong bản ) quyển thứ 39, ghi chép của kinh văn ngữ lục của Mẫn Thụ Thiền Sư : “ Tham thiền tham chí cửu, khí chất hồn vô hữu, trụ trượng đáo đầu lai, mang hài đạp địa tẩu, minh châu y lí tàng, chiếu triệt đương nhân cấu, như thử thấu huyền quan, phấn thân chung hao hống. ” nhấn mạnh những người tu hành đã tham thiền ngộ đạo lâu rồi thì phải sửa đổi thói hư tật xấu, tính nóng nảy mới có thể hiển lộ ra đạo khí của người tu đạo. Bất luận người tu hành trẻ tuổi hay lớn tuổi đều phải lấy việc hoằng pháp lợi sanh làm trách nhiệm của mình, nếu tuổi tác đã già rồi, vẫn có thể cầm gậy chống trong tay, mặc giày rơm, đi khắp nơi mà thay trời tuyên hoá, hoằng đạo độ người, là chiếc pháp thuyền từ hàng viên mãn tâm tánh, luỹ tích công đức, tiêu oán giải nghiệt. Ơn trên ban cho chúng ta hạt ma ni bảo châu này là ẩn tàng trong lớp da thúi của tứ đại giả hợp nước, lửa, gió, đất; hạt ma ni bảo châu của tự tánh này tứ thời đại phóng quang minh, phàm là việc đi, ở, ngồi, nằm của chúng ta, ăn, uống, tiểu tiện, không có cái nào không phải là tác dụng của ma ni bảo châu, nhưng mà những chúng sanh mê muội, cưỡi ngựa đi tìm ngựa, chẳng biết ma ni bảo châu của tự tánh là cái bảo vô giá, lại cam chịu đoạ lạc, gây đủ tội ác, làm cho ma ni bảo châu của tự tánh bị bụi che lấp, mất đi ánh sáng vốn có, cuối cùng rơi vào vực sâu vạn trượng, không thể tự giải thoát.
Chỉ cần nhân duyên thời cơ đến, cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra khoá vàng huyền quan, hội kiến tự gia bồ tát thì có thể minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật, khiến cho hạt ma ni bảo châu của tự tánh này phát ra ánh sáng vô hạn. Cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra khoá vàng huyền quan, sau khi minh tâm kiến tánh thì không thể làm kẻ chỉ vì bản thân mình, nhất định phải quyết tâm mãnh liệt, lập đại chí xông thiên, đi khắp nơi thay trời tuyên hoá, quảng độ hữu duyên, cứu vớt những chúng sinh đang trầm luân trong tứ sanh và lục đạo cùng hướng đến bến bờ quang minh thanh tịnh bên kia mới có thể công nguyện thành tựu, liễu nguyện hoàn hương.
Số lượt xem : 600