BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Yếu lĩnh của Thiền Định

Tác giả liangfulai on 2022-09-02 19:19:41
/Yếu lĩnh của Thiền Định

I. Lời nói đầu

Tâm chẳng động thì gọi là thiền định。

Phẩm tọa thiền trong Lục Tổ Đàn Kinh rằng : “ ngoại li tướng là thiền, nội bất loạn là định ”…ngoại thiền nội định gọi là “ Thiền Định ”

Người tu đạo trong quá trình tu tập làm thế nào để khiến cho thân tâm linh hợp thành một, và có thể đạt đến cảnh giới thiền định trong cuộc sống sinh hoạt thật sự là bài tập mà các đệ tử Bạch Dương nên học tập.

 


II. Những yếu lĩnh của thiền định

1. Hướng xuống dưới để thể hội – bình phàm tức là đạo

Nhất tâm bất loạn ngưng nơi Huyền – biết ngưng thủ nhất

Nhị lục thời trung ( thời thời khắc khắc ) đều thiền định – đạo trong cuộc sống

Học Phật phải học Phật sống.

Đả tọa tham thiền phải học hoạt thiền ( thiền sống ) , có thể khiến cho những động tác cử chỉ trong cuộc sống sinh hoạt không có cái nào chẳng là thiền thì mới là thiền sống thật sự.

 

2. Minh tâm kiến tánh – kị thấy vô minh

 

Hãy ngưng sự suy nghĩ cân nhắc, hãy nghiên cứu rõ tâm tánh – hãy để chơn nhân làm chủ.

Ta nhắm nghiền đôi mắt, ta ngưng sự suy nghĩ cân nhắc.

Trừ vọng tìm chơn tự như như – bên ngoài gạt bỏ các duyên

Thận trọng cảnh giác những sợ hãi, trừ bỏ sự vô minh – an trụ bổn tâm chẳng điên đảo.

Chớ để cho ngọn tâm đăng của mình bị ngọn gió không tốt thổi tắt đi.

Tâm tư niệm định đều thâu nhiếp lục căn. Tịnh niệm tương tục ( các niệm thanh tịnh liên tiếp chẳng dứt )

Từ trong thiền định lúc nào cũng quán chiếu tự tánh, không vì ngoại cảnh làm nhiễu loạn cái bổn tâm vốn dĩ thanh tịnh thì tu đạo tất sẽ có thành tựu.

 

3. Không quan tâm chẳng có sự kết thúc – cái đạo của vô vi mà làm

Không phan duyên

Không tự phụ kiêu ngạo khoe khoang khoác lác.

Không tự tán dương ca ngợi bản thân, tranh giành công lao.

Chướng ngại lớn nhất của việc bàn đạo là sự tự đại.

Chướng ngại lớn nhất của việc tu đạo là sự kiêu ngạo tự phụ.

Chướng ngại lớn nhất của việc thành đạo là sự tự lừa dối bản thân.

 

4. Chế tâm nhất xứ, như như bất động

( Chế : trói buộc, kiềm chế;      Nhất xứ : một nơi  - buộc tâm lại ở một chỗ  )

Sanh tử đều đặt ra bên ngoài, chẳng động nơi tâm – biết ngưng mà sau đó có định.

Vinh hoa phú quý chẳng động tâm

Tài lợi danh tiếng chẳng khởi niệm

Tri mệnh lập mệnh chẳng đổi chí.

Khi vinh dự tâm chẳng cao ngạo

Khi bị xúc phạm sỉ nhục tâm chẳng sân hận

Nhẫn Thiền Định chẳng phải chỉ là đắc được sự bình tĩnh, mà là còn có thể an trụ ở sự tự giác bổn nhiên ( tự nhiên, trời phú )

Nhục thiền định chẳng phải chỉ là áp chế sự phẫn nộ, mà là còn có thể điều phục sự sân hận của nội tâm.

 

Kinh Pháp Hoa rằng :

盡諸有結,心得自在    ( tận chư hữu kết, tâm đắc tự tại )

Dịch nghĩa : dứt sạch tất cả sự ràng buộc, tâm được tự tại( Kinh Phật cho rằng Có  Nghiệp )

Chú thích : hữu kết ( có sự ràng buộc ) .  là quả báo của sanh tử. Nó có thể chiêu quả báo phiền não gọi là kết ( sự ràng buộc ). Những phiền não tham sân si trói buộc con người mà khiến cho trụ ở trong sự sanh tử, do đó gọi là kết.

 

III. Lời Kết

Ý nghĩa thật sự của thiền định là bảo trì gìn giữ sự giác tỉnh ( sự thức tỉnh từ trong giấc mộng, sự tỉnh ngộ, giác ngộ ) , chứ không phải là nhắm mắt lại cái gì cũng chẳng nghĩ.

Thiền định chẳng những đắc được sự bình tĩnh của tâm, còn có thể dưỡng thành sự trầm tĩnh trang trọng.

Người tu trì thiền định thì đầu óc thanh tỉnh, có thể trừ vọng niệm, khai triển trí tuệ.

Tu hành phải “ chơn tu thật chứng ”.

Kiêu ngạo là bức tường cản trở cho việc tiến đạo.

Vọng tưởng là ma chướng của việc tu hành.

 

Tu hành ngoài việc “tu” còn phải “chứng”, cũng chính là “chơn tu thật chứng”. Yếu lĩnh của thiền định hiển hiện ở trong sự nghiệm chứng của “ 十目所視,十手所指 thập mục sở thị, thập thủ sở chỉ  ” ( Dưới muôn nghìn đôi mắt đăm đăm nhìn vào, muôn nghìn cánh tay chỉ về hướng đó – lời nói hành động của cá nhân vẫn cứ là đang dưới sự giám thị đốc thúc của quần chúng, không cho phép làm chuyện xấu, làm rồi cũng chẳng thể che giấu )

 

Thơ rằng :

心法只一指

說禪千萬言

真理半張紙

辯証萬卷書

 

Tâm pháp chỉ nhất chỉ,

thuyết thiền thiên vạn ngôn

Chân lí bán trương chỉ,

biện chứng vạn quyển thư

 

Dịch nghĩa :

 

Tâm pháp chỉ một chỉ

Nói thiền nghìn vạn lời

Chân lí nửa tờ giấy

Biện chứng vạn quyển sách.

Chơn tu thật chứng, đạo trong ngày thường.

 

 Tu thiện ngưng ác, tu tập phước đức dự trữ

 Nghịch tăng thượng duyên, cảm ân, thông cảm hiểu rõ tâm ý người khác. 

 Nội Thánh Ngoại Vương ( như Sư Tôn bàn việc phổ độ, Sư Mẫu bàn việc thâu viên )

Thiền định đem tâm tìm trở về lại. Mỗi cái niệm đầu đều chủ tể ( chi phối ) sự thăng giáng của con. Mỗi cái nguyện lực đều là trợ lực để thành Phật.

 

Từ Huấn Của Hoạt Phật Sư Tôn

 

Nếu đã muốn tu đạo thì không thể cứ dặm chân tại chỗ ( chẳng có bất cứ sự thay đổi tiến bộ nào ). Khổng Lão Phu Tử nói rằng “ 精益求精 tinh ích cầu tinh ” ( đã rất tốt rồi còn yêu cầu càng tốt hơn nữa ), nghĩa là cần phải công phu tu đạo mỗi ngày một tiến bộ hơn nữa; thói xấu mỗi ngày một ít đi, thói quen tập tánh mỗi ngày một trừ bỏ sớm hơn, đấy mới là thật sự làm được đến công phu tinh tiến.

 

Bắt cong chéo hai cẳng chân thì gọi là thiền định rồi ư ? cái gì là thiền định ? thiền định thật sự chính là “ nhất tâm bất loạn, tịnh niệm tương tục ”, chứ không phải là hai chân bắt chéo cong, mắt nhắm khép lại. Con nếu như có thể thời thời khắc khắc bảo trì gìn giữ “ nhất tâm bất loạn, tịnh niệm tương tục ” thì xác suất khả năng thành đạo đã cao rồi. Nếu như con có thể nhất tâm bất loạn, tịnh niệm tương tục ( các niệm thanh tịnh liên tục chẳng dứt ) thì trí tuệ có thể hiển hiện ra. Tu đạo nếu như chẳng có lấy lục độ vạn hạnh làm trợ lực thì tương đối dễ bị trở ngại bởi những oan nợ kiếp trước. Do đó tu đạo phải đem trí tuệ và lòng tin ra; chỉ cần không nghi ngờ, dũng cảm tiến thẳng về phía trước thì nhất định có thể phá vạn cái khó khăn.

 

Mỗi người chỉ cần niệm động một cái

Không phải là Công thì là Tội

Chẳng phải thiên đường thì là địa ngục

Do đó phải cẩn thận tâm niệm của con

Phải khiến cho tâm cảnh của bản thân có thể nâng cao

Khiến cho tâm có thể thanh tịnh xuống thì có công

Chứ không nhất định là phải làm bao nhiêu việc thiện

Công thật sự chính là ở sự viên mãn của tự tánh.

Tiên Phật rằng :

Nếu chẳng quay đầu thì ai sẽ vì con mà cứu khổ cứu nạn ?

Nếu có thể chuyển niệm thì cần gì ta đại từ đại bi ?

Số lượt xem : 591