Huyền Quan Tu Trì Quan ( Phần 5 )
真疑現前,身心一空,唯有參究一念,再將一念粉碎,真性朗然,玄關現矣。
Chân nghi hiện tiền, thân tâm nhất không, duy hữu tham cứu nhất niệm, tái tương nhất niệm phấn toái, chân tánh lãng nhiên, huyền quan hiện hĩ.
Xuất xứ : 卍Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển thứ 65, vạn pháp quy tâm lục quyển thứ nhất.
經文:初學入門,從何下手?師曰:先悟後修。問:云何先悟?師曰:將平日能所,一切善惡知見,置於肚外,不守一處,單參玄關在於何處?二六時中,深究疑參,此一關竅,是何面目?真疑現前,身心一空,唯有參究一念,再將一念粉碎,真性朗然,玄關現矣。然後隨緣保任, 淨除微細流注,自待與虗體一,方為始終了當。
Kinh văn : Sơ học nhập môn, tòng hà hạ thủ ? Sư viết : tiên ngộ hậu tu. Vấn : vân hà tiên ngộ ? Sư viết : tương bình nhật năng sở, nhất thiết thiện ác tri kiến, trí ư đỗ ngoại, bất thủ nhất xứ, đan tham huyền quan tại ư hà xứ ? nhị lục thời trung, thâm cứu nghi tham, thử nhất quan khiếu, thị hà diện mục ? chân nghi hiện tiền, duy hữu tham cứu nhất niệm, tái tương nhất niệm phấn toái, chân tánh lãng nhiên, huyền quan hiện hĩ. Nhiên hậu tuỳ duyên bảo nhậm, tịnh trừ vi tế lưu chú, tự đãi dự hư thể nhất, phương vi thuỷ chung liễu đương.
Giải thích nghĩa kinh văn :
Vạn pháp quy tâm lục, là tác phẩm của Tiểu Dương Sơn Tổ Nguyên Thiền Sư. Tổ Nguyên Thiền Sư là nhân vật kì cựu, đắc được chân truyền của Lâm Tế Tông. Vạn Pháp quy tâm lục lời lời kiến tánh, câu câu minh tâm, có thể rửa sạch tà chấp, quét trừ dị kiến, trực chứng Bồ Đề, đốn thành Phật đạo, thật là từ hàng trong biển khổ, ngọn đèn sáng trong phòng tối, lại càng ấn chứng tu hành phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan, mới có thể minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, có sự giải thích đơn giản cho những khái niệm khó, lấy ví dụ như : “ sơ học nhập môn, tòng hà hạ thủ ? ” có người học thỉnh vấn Tổ Nguyên Thiền Sư rằng người tu đạo mới vào đạo trường phải bắt tay từ đâu là trực tiếp nhất ?
「師曰:先悟後修」” Sư viết : tiên ngộ hậu tu ” : Tổ Nguyên thiền sư trả lời : trước tiên phải khai ngộ rằng phàm những gì sở hữu tướng trên thế gian đều là hư vọng không thật, chỉ có một điểm bốn tánh này mới là chân thật bất hư, sau đó tiến vào đạo trường tu đạo mới có thể khiến cho đạo tâm thường trụ không thối chuyển.
「問:云何先悟?師曰:將平日能所,一切善惡知見,置於肚外」 ( vấn : vân hà tiên ngộ ? Sư viết : tương bình nhật năng sở, nhất thiết thiện ác tri kiến, trí ư đỗ ngoại ) Học nhân lại hỏi rằng:thế nào là đạo lý khai ngộ trước ? Tổ Nguyên thiền sư trả lời rằng : không chấp chước nơi tâm những gì thấy, nghe, nói, hành động mà ngày thường tiếp xúc đến, tất cả những gì mà ý thức biết được, mắt nhìn thấy được, tai nghe thấy được, miệng ăn được, bất luận là thiện, ác đều dẹp sang một bên
「不守一處,單參玄關在於何處?」 ( bất thủ nhất xứ, đan tham huyền quan tại ư hà xứ ? ):không thể đem tinh thần thủ ở một nơi như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đơn độc tham cứu huyền quan nhất khiếu là chỗ nào ?
「二六時中,深究疑參,此一關竅,是何面目?」( nhị lục thời trung, thâm cứu nghi tham, thử nhất quan khiếu, thị hà diện mục ? ) :Trong một ngày 24 tiếng, đi sâu vào nghiên cứu, ý chí lực tập trung, cẩn thận nghiên cứu, cái huyền quan khiếu này là bổn lai diện mục như thế nào ?
「真疑現前,身心一空,唯有參究一念,再將一念粉碎,真性朗然,玄關現矣」 ( chân nghi hiện tiền, thân tâm nhất không, duy hữu tham cứu nhất niệm, tái tương nhất niệm phấn toái, chân tính lãng nhiên, huyền quan hiện hĩ ) :chỉ cần từ bỏ hết tất cả nghi vấn, tình cờ gặp thiên mệnh minh sư chỉ điểm cho con đường quang minh thật sự sanh đến chết đi nhìn thấy hiện tại, thiện ác đều chẳng chấp xả, vạn duyên đều buông xuống, thân tâm đều thả trống, đem vạn niệm quy về một niệm, lại đem niệm này đập tan ra loại trừ đi, bổn tánh chân tâm quang minh, tự tánh huyền quan bèn hiển hiện ở trước mắt.
「然後隨緣保任,淨除微細流注」 ( nhiên hậu tuỳ duyên bảo nhậm, tịnh trừ vi tế lưu trú ):Tự gia Bồ Tát bên trong huyền quan khiếu sau khi hiện ra trước mắt, lại dùng công phu quán chiếu chuyển niệm, tuỳ thuận nhân duyên, bảo hộ châu báu tự gia, tiêu trừ tất cả tạp tưởng vọng niệm li ti, chảy vào bên trong bổn tánh thanh tịnh, phòng ý như phòng kẻ trộm, không thể để cho lục tặc ( sáu tên trộm ) làm rối loạn tâm điền.
「自待與虗體一,方為始終了當」 ( tự đại dự hư thể nhất, phương vi thuỷ chung liễu đương ):sau khi tự tánh hiện tiền, tất cả thị thính ngôn động đều hợp làm một với bổn thể hư vô thanh tịnh, đến lúc này mới xem là quá trình tu đạo bàn đạo thuỷ chung hoàn thành, không có sai lầm, thì có thể đạt bổn hoàn nguyên, liễu nguyện hoàn hương.
Diễn nghĩa mở rộng:
Vạn pháp quy tâm lục tự ngôn chỉ ra :
夫心者,真如之體,法者真如之用,心不能離法以為源,法不能離心以為宰。
Phu tâm giả, chân như chi thể, pháp giả chân như chi dụng, tâm bất năng li pháp dĩ vi nguyên, pháp bất năng li tâm dĩ vi tể.
Tâm ngoài không có pháp, pháp từ tâm sanh, thiên chi vạn phái, không có cái nào không tập hợp hướng về một nguồn. Có thể thấy người đời muốn tu đạo, thành đạo chỉ cần hạ công phu nơi tâm tánh thì có thể thành tựu tất cả đạo nghiệp. Mới bắt đầu học đạo nhất định phải có nghi quỹ, ví dụ như đăng ký ghi danh, trải qua việc học, thi cử, cuối cùng mới có thể lãnh được giấy chứng nhận tốt nghiệp. Tục ngữ nói các Thần Minh trong chùa miếu phải khai quang điểm nhãn, vẽ rồng phải điểm mắt, vậy thì người đời tu đạo thì sao ? cần Minh Sư điểm mở huyền quan khiếu, lại tích cực tu bàn thêm mới có thể công nguyện thành tựu, chứng quả thành chân. Có người học đạo thỉnh vấn Tổ Nguyên Thiền Sư tu đạo phải bắt tay vào từ đâu mới là con đường đạo đúng đắn nhất ? cho nên Vạn pháp quy tâm lục nói : 「初學入門,從何下手?」 ( sơ học nhập môn, tùng hà hạ thủ ? )
Tổ Nguyên Thiền Sư là Cao tăng đắc đạo, cho nên khai thị cho hậu học vô cùng rõ ràng rằng : sơ nhập đạo trường phải phát nguyện, dựa theo thứ tự Bát đạo mà tiến về trước, Bát đạo này là : mộ đạo, phỏng đạo, cầu đạo, đắc đạo, học đạo, tu đạo, hành đạo, thành đạo. Cầu Sư chỉ điểm cho con đường rõ ràng, từ ngộ mà bắt đầu tu. Người ngộ dùng trực tâm để liễu ngộ Ngũ Khẩu, tức là mắt, tai, mũi, miệng, huyền quan, trong đó lấy huyền quan làm tổng trì, là chí thiện bảo địa mà linh tánh cư trú, nho gia gọi là minh minh đức, nhà phật gọi là nơi hàng phục thân tâm theo cách này, đạo gia gọi là huyền tẫn chi môn, cái gốc của đất trời, cho nên Vạn pháp quy tâm lục nói :
「師曰:先悟後修」” Sư viết : tiên ngộ hậu tu ”。
Thời cổ đại tu đạo phải ngộ trước tu sau, tu trước đắc sau; một khi thời cơ nhân duyên thành thục ( chín muồi ) mới có thể gặp được Thiên Mệnh Minh Sư, lại truyền thụ đại đạo. Ví dụ như làm ăn, có người phải trả tiền trước rồi mới có thể đưa hàng hoá đến, có người phải hàng hoá đến trước rồi sau đó mới trả tiền, đạo lí cũng như vậy. Làm thế nào ngộ đạo trước rồi mới tu đạo đây ? phương pháp chính là phần trước đã nói, dùng trực tâm đi liễu ngộ ngũ khẩu, ngũ khẩu chính là dùng vị chủ nhân ông bên trong huyền quan khiếu làm chủ, trong sinh hoạt hằng ngày tất cả những gì tiếp xúc đến như ăn uống, đi, ở, ngồi, nằm, bất luận là mắt nhìn thấy, tai nghe thấy, mũi ngửi thấy, miệng ăn, suy nghĩ trong lòng, da tiếp xúc đến, bất luận là thiện là ác đều không chấp chước nơi tâm, đều gạt bỏ sang một bên. Lục Tổ Đàn Kinh nói : 「不思善,不思惡,正與麼時,那個是明上座本來面目。」 “ Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh? ”
Cũng có nghĩa là không được rơi vào quan niệm thiện, cũng không được rơi vào quan niệm ác, hoàn toàn không được rơi vào quan niệm nhị nguyên đối lập, chính là ngay lúc ấy thể ngộ tự mình vốn dĩ có phật tánh, cho nên Vạn Pháp quy tâm lục nói :
「問:云何先悟?師曰:將平日能所,一切善惡知見,置於肚外」” vấn : vân hà tiên ngộ ? Sư viết : tương bình nhật năng sở, nhất thiết thiện ác tri kiến, trí ư đỗ ngoại ”. Then chốt của tu đạo, đắc đạo, khai ngộ chính là ở chỗ ngay lúc ấy chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan, cho nên Kim Cang Kinh Trang Nghiêm Phật Thổ Vô hữu trụ tướng phân đệ thập nói :
「諸菩薩摩訶薩應如是生清淨心,不應住色生心,不應住聲香味觸法生心,應無所住而生其心。」 ( Chư Bồ Tát Ma Ha Tát ứng như thị sanh thanh tịnh tâm, bất ưng trú sắc sanh tâm, bất ứng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm )
Người tu hành không được dùng tinh thần chấp chước nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý …riêng chỉ tỉ mỉ tham cứu huyền quan nhất khiếu ở chỗ nào ? bởi vì huyền quan nhất khiếu là nơi mà linh tánh cư ngụ, là con đường sáng rõ ràng về trời, tuy biết được chỗ của huyền quan khiếu, nhưng nếu không có cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra thì là không có tác dụng, ví dụ như bạn thi được 100 điểm, nhưng không có thông qua việc đăng kí ghi danh thì là không cách nào lãnh được chứng thư tốt nghiệp, đạo lí cũng như vậy. Do đó, cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan, điểm mở huyền quan khiếu, ý nghĩa của nó như sau :
1. Chỉ ra tự gia Bồ Tát
2. Kiềm chế tạp niệm
3. Quân thần định vị
4. Khế nhập chân không
5. Điểm một điểm thì là khế nhập chân không. Lại hiển lộ đức hạnh thiện mĩ.
6. Thông qua việc Thiên Mệnh Minh Sư mở ra huyền quan khiếu, có xác nhận của Tổ Sư, mới có thể hoàn thành việc Thiên Bảng ghi danh, địa phủ xoá tên.
Cho nên, vạn pháp quy tâm lục nói : 「不守一處,單參玄關在於何處?」( bất thủ nhất xứ, đan tham huyền quan tại ư hà xứ ? )
Sau khi cung thỉnh Thiên Mệnh Minh sư mở ra khoá vàng huyền quan, Một ngày 24 tiếng tập trung ý chí lực, cẩn thận tham cứu cái huyền quan khiếu này là bổn lai diện mục như thế nào. Tế Công Hoạt Phật nói : 「指開玄關見真佛,執著玄關跟人走,忘了玄關已成佛。」( chỉ khai huyền quan kiến chân phật, chấp chước huyền quan cân nhân tẩu, vọng liễu huyền quan dĩ thành Phật ). Do vậy, sau khi cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan, phải khai ngộ chủ nhân ông bên trong huyền quan khiếu là chủ tể thật sự của chúng ta, nhưng mà không được chấp chước trên một điểm huyền quan này, cũng không được chấp chước ở đầu ngón tay của Thiên Mệnh Minh Sư, phải mượn nhờ một chỉ này của Thiên Mệnh Minh Sư mà nhìn thấy được trăng sáng cuả tự gia, cho nên nói quên đi huyền quan nhất khiếu, tích cực tu bàn mới có thể chứng quả thành phật. Vạn pháp quy tâm lục quyển một chỉ ra rất tỉ mỉ rằng sau khi mở ra khoá vàng huyền quan, phải tuân theo mười điểm dưới đây để làm chỉ nam ngọn đèn sáng cho việc tu bàn đạo, nội dung như sau :
一者、警省俗迷。返惡歸善。Cảnh tỉnh tục mê, phản ác quy thiện
二者、同儒論理。掃除異謗。Đồng nho luận lí, tảo trừ dị báng
三者、與道辯偽。不向外求。Dư đạo biện nguỵ, bất hướng ngoại cầu
四者、頓悟修證。直超佛域。Đốn ngộ tu chứng, trực siêu phật vực
五者、教乘差別。細示一心。Giáo thừa sai biệt, tế thị nhất tâm.
六者、惟心淨土。佛非外來。Duy tâm tịnh thổ, phật phi ngoại lai.
七者、禪分五宗。理無二致。Thiền phân ngũ tông, lí vô nhị trí
八者、十魔亂正。養道預防。Thập ma loạn chánh, dưỡng đạo dự phòng.
九者、經語引證。斷疑憑信。Kinh ngữ dẫn chứng, đoạn nghi bằng tín.
十者、勸善印施。答報佛恩。Khuyến thiện ấn thí, đáp báo phật ân.
Thiền Tông chủ trương tam giáo đồng nguyên ( cùng nguồn gốc ), không thể thiên lệch, càng chỉ ra pháp môn đốn ngộ có thể trực siêu Thánh Vực, vô cùng tôn quý và thù thắng.
Đạo ở tự thân, cho nên không thể hướng ngoại truy cầu. Bát Nhã chánh pháp của xuất gia một mạch phân làm ngũ gia thất phái, ngũ gia là năm Tông: Lâm Tế Tông, Tào Động Tông, Vân Môn Tông, Pháp Nhãn Tông, Duy Ngưỡng Tông, lại thêm môn hạ của Lâm Tế Tông phân ra làm hai phái Hoàng Long, Dương Kì, hợp gọi là Ngũ Tông Thất Gia. Cho nên nói là Đạo bổn nhất thể, lí vô nhị trí dã. Đạo trường trong tương lai sẽ có thập ma làm nhiễu loạn chính thống, cho nên chúng ta phải dựa vào chân lí của Đại Tạng Kinh để trừ đi cái hoạ loạn, quy về chánh đạo, chương hiển chính thống mới có thể báo đáp Phật Ân. Các nguyên thai phật tử đắc đạo, vào ngay lúc cầu đạo, trải qua những nghi thức trang nghiêm như thắp phật đèn, hiến cúng, thỉnh đàn, quỳ đọc mạt hậu nhất trước, dẫn bảo sư lập nguyện, người cầu đạo mới lập nguyện…khiến cho người cầu đạo mới từ tâm toán loạn đến chuyên tâm, từ chuyên tâm đến nhất tâm, vào cái khoảnh khắc Thiên Mệnh Minh Sư mở ra huyền quan, thân tâm đều không, đến nhất tâm cũng chẳng có, một niệm cũng đem đập vỡ, khế nhập trực hạ vô tâm, vào cái lúc này thì chủ nhân bên trong huyền quan khiếu – chân tâm bổn tánh hiển hiện ra trước mắt, Phật chính là ta, ta chính là Phật, thì ra Bồ Tát không rời khỏi thân ta, trong 24 tiếng bất luận ăn uống, đi, ở, ngồi, nằm đều là tác dụng của tự gia Bồ Tát. Lục Tổ Đàn Kinh nói :
「我心自有佛,自佛是真佛,自若無佛心,何處求真佛。」( Ngã tâm tự hữu Phật, tự Phật thị chân Phật, tự nhược vô phật tâm, hà xứ cầu chân phật ? ) . Dịch nghĩa : tâm ta tự có phật, tự phật là chơn phật, nếu tự chẳng phật tâm, nơi nào tìm chân phật ?
「菩提自性,本來清靜,但用此心,直了成佛。」Lại nói : “ Bồ Đề tự tánh, bổn lai thanh tịnh, đãn dụng thử tâm, trực liễu thành phật ” . Dịch nghĩa : “ tự tánh của Bồ Đề vốn dĩ thanh tịnh, chỉ dụng tâm này trực liễu thành Phật ”, có thể thấy rằng mọi người đều có phật tánh, Phật tánh ở trong tự thân của ta, cho nên Vạn Pháp quy tâm lục nói : 「真疑現前,身心一空,唯有參究一念,再將一念粉碎,真性朗然,玄關現矣」 ( chân nghi hiện tiền, thân tâm nhất không, duy hữu tham cứu nhất niệm, tái tương nhất niệm phấn toái, chân tánh lãng nhiên, huyền quan hiện hĩ )。Cung thỉnh thiên mệnh minh sư điểm mở huyền quan khiếu, mở ra tự tánh, là pháp môn tâm địa vô thượng của Nhất Phật thừa, nó cắt đứt tất cả tả đạo bàng môn, khiến cho người tu hành trực tiếp khai ngộ kiến tánh, trực tiếp thẳng thừng nhất, vạn vạn người tu, vạn vạn người thành, pháp môn viên đốn vô thượng thù thắng và tôn quý nhất. Do vậy, thọ kí là khế ước mà Chư Phật Bồ Tát đã định với chúng ta, trên con đường tu đạo của chúng ta khi chúng ta mê muội thì các ngài phụ trách kéo về lại, nhưng đấy là do tiền kiếp và kiếp này chúng ta phải có duyên với Phật. Cho nên thọ kí là một loại tính chất khai đạo, chỉ điểm nơi của bổn tánh, lại dựa theo nghi quỹ tu bàn, dùng phương thức đốn kiến tiệm tu, một mặt độ chúng sanh, một mặt liễu nghiệp chướng, thì có thể từng bước một hướng đến con đường thành Phật.
Do vậy, sau khi cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra khoá vàng huyền quan, phải thời thời khắc khắc bảo vệ canh giữ kho báu của tự gia, tuỳ thuận nhân duyên mà độ hoá chúng sanh, phúc huệ song tu ( vừa tu phước, vừa tu tuệ ), nội ngoại cùng tiến, tiêu trừ tất cả tạp tư vọng tưởng li ti, chảy vào bổn tánh thanh tịnh, phòng ý như phòng kẻ trộm, không để cho lục tặc làm quấy rầy bổn tánh thanh tịnh, cho nên Vạn Pháp quy tâm lục nói : 「然後隨緣保任,淨除微細流注」( nhiên hậu tuỳ duyên bảo nhậm, tịnh trừ vi tế lưu trú ). Sau khi minh tâm kiến tánh, giống như mặt trời phổ chiếu đại địa vậy, mọi thứ ăn uống, nhìn, nghe, nói, hành động đều là bộc lộ của đức hạnh thiện mĩ, thân thể hợp làm một với bổn tánh hư vô, tịnh thì tu kỉ ( tu bản thân ), động thì độ người, giống như chiếc gương vậy, vật đến thì soi, vật đi chẳng giữ, thanh thanh tịnh tịnh, tu đạo tu tâm, bàn đạo tận tâm, phải có quyết tâm vĩnh viễn ghi nhớ điều này cho đến hơi thở cuối cùng, tiếp tục tu bàn, đến lúc này mới được xem là quá trình tu đạo, bàn đạo chung thuỷ hoàn thành, không có sai sót, thì có thể đạt bồn hoàn nguyên, liễu nguyện hoàn hương, cho nên Vạn Pháp Quy Tâm lục nói : 「自待與虗體一,方為始終了當」( tự đãi dự thể nhất, phương vi thuỷ chung liễu đương ).
Tâm đắc tu trì :
Từ 卍 Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển 65, ghi chép của vạn pháp quy tâm lục quyển một khẳng định pháp môn đốn ngộ thượng thượng thừa nhất chính là cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan, mới có thề minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Tổ Nguyên Thiền Sư chỉ ra vô cùng rõ ràng rằng trình tự tu đạo nhập môn phải bắt tay vào từ ngộ đạo, tu đạo, đắc đạo, sau đó mở rộng lòng thản nhiên chấp nhận đối mặt với thế tục, không được chấp chước những giả tướng bên ngoài, sau đó cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan. Sau khi mở ra khoá vàng huyền quan, một ngày 24 tiếng phải hạ công phu nơi huyền quan tự tánh, quán chiếu chuyển niệm, đem vạn niệm quy về một niệm, sau đó một niệm này cũng buông xuống thì chân tâm bổn tánh hiện tiền. Sau khi chân tâm bổn tánh hiện ra trước mặt, phải thời thời khắc khắc bảo vệ canh giữ bảo bối của tự gia, phòng ý như phòng kẻ trộm, không thể để cho lục tặc làm nhiễu loạn bổn tánh thanh tịnh, đem bổn tánh hư vô hợp với cơ thể làm một, tuỳ duyên độ hoá chúng sinh, tịnh thì tu kỉ, động thì độ người, tích cực tu bàn, phúc huệ song tu, nội ngoại cùng hành mới có thể công nguyện thành tựu, phản bổn quy hương.
二六時中深究疑參沾聖澤
與虛體一始終了當沐仁風
Nhị lục thời trung thâm cứu nghi tham triêm thánh trạch
Dự hư thể nhất thuỷ chung liễu đương mộc nhân phong
Số lượt xem : 662