BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Huyền Quan Tu Trì Quan ( Phần 20 )

Tác giả liangfulai on 2023-03-13 11:26:12
/Huyền Quan Tu Trì Quan ( Phần 20 )

Công phu của Nhất Chỉ Thiền,

Đắc Đạo Tu Đạo

 

( Đại Tạng Kinh ghi chép )


Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển 84, số 1579 (新纂續藏經第 84  No. 1579 ) Tục Chỉ Nguyệt Lục quyển 3 ( 續指月錄卷三 ) , Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển 82 Ngũ Đăng Toàn Thư (新纂續藏經第82《五燈全書》, Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển thứ 70, số 1377 ( Tùng Nguyên Sùng Nhạc Thiền Sư Ngữ Lục ) 新纂續藏經 70 No. 1377《松源崇嶽禪師語錄》đều có ghi chép : 

「雲居開,囑以珍重大法,復書偈曰「來無所來,去無所去,瞥轉玄關,佛祖罔措。」

 

“ Vân cư khai, chúc dĩ trân trọng đại pháp, phục thư kệ viết : “ lai vô sở lai, khứ vô sở khứ, miết chuyển huyền quan, phật tổ võng thố ”

 

Trong các quyển Tân Toản Tục Tạng Kinh 70,82,84, Tục Chỉ Nguyệt Lục, Ngũ Đăng Toàn Thư, Tùng Nguyên Sùng Nhạc Thiền Sư Ngữ Lục đều ghi chép những ngữ lục ngộ đạo của Tùng Nguyên Sùng Nhạc Thiền Sư, nội dung chỉ ra chánh pháp nhãn tàng đắc được từ Chư Phật Chư Tổ truyền thừa xuống, thiền tông gọi nó là tâm pháp giáo ngoại biệt truyền, phổ biến chỉ chánh pháp vô thượng mà Phật đã nói. Chánh pháp vô thượng này đến từ Phật Thích Ca Mâu Ni ở trên hội Linh Sơn, niêm hoa thị chúng, Tôn Giả Đại Ca Diếp lãnh ngộ hiểu được khẽ mỉm cười, truyền cho chánh pháp nhãn tàng, triển chuyển ( gián tiếp ) truyền đến Đông Thổ, từ sau Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng, đời đời truyền thừa cho nhau pháp môn không hai - chánh pháp nhãn tạng này, truyền thừa đến nay, liên tục chẳng dứt; các đời từ xưa đến nay, chánh pháp nhãn tạng chẳng phải là mật truyền thì là quả truyền (寡傳 : ít truyền ) , phải có phước đức và nhân duyên đầy đủ thì mới có thể đắc thụ.

 

Tùng Nguyên Sùng Nhạc Thiền Sư, là người quê quán ở tỉnh Chiết Giang, phủ Xứ Châu, huyện Long Tuyền, từ thời còn trẻ đã rất ngưỡng mộ phật pháp, do đó vào năm 23 tuổi bèn tham phỏng Đại Huệ Cảo Thiền Sư để học đạo, sau đó cạo tóc xuất gia ở Lâm An Bạch Liên Tinh Xá, sau đó đi khắp nơi tham phỏng Cao Tăng Đại Đức các núi, sau đó gặp được An Vĩnh Thiền Sư chùa Cổ Sơn thuộc thành phố Phúc Châu, đắc thụ chánh pháp nhãn tạng, trong khoảng thời gian hành đạo, phó chúc dặn dò đệ tử tâm pháp tu đạo như sau 「來無所來,去無所去,瞥轉玄關,佛祖罔措。」“ lai vô sở lai, khứ vô sở khứ, miết chuyển huyền quan, phật tổ võng thố ”.

 

Tùng Nguyên Sùng Nhạc Thiền Sư phó chúc dặn dò người tu hành rằng phải trân trọng đại pháp tâm truyền; đại pháp tâm truyền này chính là tâm ấn đại pháp của chư phật bồ tát, cũng chính là chánh pháp nhãn tạng. “ Lai vô sở lai, khứ vô sở khứ ” . Kim Cang Kinh phần thứ 29 nói rằng : “ Như-Lai đó, không từ nơi nào lại, mà cũng không đi về đâu, nên gọi là Như-Lai ! ” Như Lai tức là pháp thân, pháp thân thường trụ bất động, chẳng có cái gọi là đi lại, pháp thân ở khắp tất cả mọi nơi, cũng chẳng cần phải đi lại. Bởi vì pháp thân của Như Lai vĩnh bất sanh diệt, vốn dĩ chẳng có cái tướng của sự đi lại, cái pháp thân này là ở khắp các nơi, là cái “ bản thể ”; ( pháp thân không phải là ứng hoá thân, cũng chẳng phải là báo thân; ứng thân, báo thân đều có cái thân thể, cái pháp thân này chẳng có thân thể ). Pháp thân là một khối từ trường, năng lượng, ở khắp các nơi, chẳng có hai chỗ - nơi này nơi kia. “ Có đến, có đi ” là bởi vì có hai nơi, có hai sở tại thì mới từ bên ấy mà lại, hướng bên kia mà đi. Pháp thân của Như lai khắp nơi, chẳng có chia ra làm hai nơi, chẳng có đến và đi chính là cảnh giới của “ nhất chơn pháp giới ”. Pháp thân là một thể đấy, chẳng có chia ra làm hai nơi, vậy thì làm gì mà có cái “ tướng ” của “ đến ” và “ đi ” đây ? , “ cho nên gọi là Như Lai ”, đấy mới gọi là “ Như Lai ” chơn chánh thật sự.

 

 

Người ngộ đạo tu chứng đến pháp thân thanh tịnh đã lìa khỏi cái tâm phân biệt, chẳng có sự đối đãi, pháp thân của người đó “ như như bất động ”, chẳng lấy cái tướng của đi lại, do đó mới nói : “ Như-Lai đó, không từ nơi nào lại, mà cũng không đi về đâu, nên gọi là Như-Lai ! ”.

 

 

Muốn đạt đến thứ cảnh giới này, nhất định cần phải từ “ miết chuyển huyền quan ” là công phu bắt tay vào; miết nghĩa là chỉ sự nhìn lướt qua, trong chớp mắt của ngay lúc ấy, ngay lúc Thiên Mệnh Minh Sư điểm mở huyền quan khiếu, hội kiến vị bồ tát của chính bản thân, đốn ngộ tự tánh, phải quán chiếu chuyển niệm, quán chiếu chuyển niệm như thế nào đây ? Chính là đem 5 thức nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân chuyển thành Thành Sở Tác Trí, thức thứ 6 ý thức chuyển thành diệu quán sát trí, thức thứ 7 Mạt Na Thức chuyển thành Bình Đẳng Tánh Trí, thức thứ 8 A Lại Gia chuyển thành Đại Viên Kính Trí, lấy bổn tánh lương tâm làm chủ, hiểu tỏ “ phật tâm chơn như ” , thấy “ phật tánh ” chơn như, bộc lộ đức hạnh thiện mĩ, buông xuống tất cả những sự chấp trước vướng mắc đeo bám, khiến cho những dục vọng riêng tư đều sạch hết chẳng còn tí tí, thiên lí lưu hành, đấy chính là công phu của minh tâm kiến tánh. Sau khi đắc đạo, khai ngộ minh tâm kiến tánh, tự tánh phật vui mừng khôn xiết chẳng biết nên làm gì, gọi là “ Phật Tổ võng thố ”.

 

Từ những ghi chép của Tân Toản Tục Tạng Kinh, Chỉ Nguyệt Lục, Ngũ Đăng Toàn Thư, Tùng Nguyên Sùng Nhạc Thiền Sư Ngữ Lục : 「來無所來,去無所去,瞥轉玄關,佛祖罔措。」 “ lai vô sở lai, khứ vô sở khứ, miết chuyển huyền quan, phật tổ võng thố ” là công phu của Nhất Chỉ Thiền, đắc đạo, tu đạo, khiến chúng ta thể ngộ được định nghĩa của chơn như bổn tánh, pháp thân thường trụ bất động, chẳng có cái gọi là đi lại. Đắc thụ huyền quan nhất khiếu, dựa vào công phu quán chiếu chuyển niệm, hạ công phu ở chỗ của bổn tánh, là con đường chơn thật sáng tỏ lìa khỏi tất cả mọi khổ ách. Lục Tổ Đàn Kinh nói rằng : “ thành tất cả tướng tức tâm, lìa tất cả tướng tức phật 

 

 

 

 

Thật ra thì “ Tự tánh khắp mọi nơi, nhưng lại lìa khắp mọi nơi ”, người đắc đạo, hiểu rõ tất cả mọi chân lí, buông xuống tất cả mọi sự chấp trước, khi sáu căn chẳng lại chạy theo sáu trần nữa thì sẽ phát hiện ra tâm quay trở về lại huyền quan một cách tự tự nhiên nhiên, vả lại còn phát hiện ra cái gọi là huyền quan chính là “ pháp môn không hai ”, chẳng trong chẳng ngoài, quay trở về huyền quan chẳng phải là bèn trụ ở huyền quan bất động, mà là tâm đồng thời ở khắp mọi nơi, chính là cái gọi là “ một là tất cả, tất cả là một ”, chớ không phải là tâm trụ ở bên trong huyền quan khiếu, mà là lấy huyền quan khiếu làm điểm trung tâm, cảm ứng đạo giao, chẳng chỗ nào không thông. Đấy chính là bổn tánh không từ nơi nào lại, cũng không đi về đâu, đắc thụ huyền quan, ngay lúc ấy chuyển niệm, đấy chính là sự thù thắng và tôn quý của Nhất Chỉ Thiền.

 

“ Tự tánh khắp mọi nơi, lại lìa khắp mọi nơi ” có thể nói là phật học thường thức. Không chỉ là Kinh Lăng Nghiêm nói như thế, rất nhiều kinh phật bao gồm Lục Tổ Đàn Kinh cũng nói rằng : “ thành tất cả tướng tức tâm, lìa tất cả tướng tức phật 

 

Thế nhưng trọng điểm của Kinh Lăng Nghiêm chẳng phải ở chỗ bảo với chúng ta rằng tự tánh ở đâu, mà là chỉ dạy chúng ta làm thế nào kiến tánh ? Làm thế nào giác ngộ ? Do vậy sau khi Phật Đà sửa đủ thứ những kiến giải sai lầm của A Nan đối với tự tánh, mời các vị giải thoát – các bậc đại A La Hán, Đại Bồ Tát nói về những kinh nghiệm của sự giác ngộ viên thông của bản thân, cuối cùng do Bồ Tát Văn Thù làm sự tổng kết. Sự tổng kết của ngài Văn Thù nói một cách đơn giản thì “ then chốt của kiến tánh ở chỗ thoát khỏi căn trần ”, cũng có nghĩa là “ sáu căn phải thoát lìa sự đeo bám của sáu trần, phật tánh bèn sẽ hiển bày ra trước mắt ”. Vấn đề là phải làm thế nào làm được ? Mọi người đều biết sáu căn chớ đeo bám chạy theo sáu trần, Kinh Lăng Nghiêm nói : “ Triền văn dữ thanh thoát,  Năng thoát dục thùy danh ? Nhất căn ký phản nguyên, Lục căn thành giải thoát    ( Tạm dịch : Xoay nghe thoát khỏi tiếng, đặt tên "nghe" cho ai ? nhất căn trở về cội, Lục căn thành giải thoát  )

 

 

“ tánh nghe ” thoát lìa với “ âm thanh ”, giống như “ nhĩ căn ” thoát lìa với “ thanh trần ”. “ Nhãn căn ” phải thoát lìa “ sắc trần ”, “ thiệt căn ” phải thoát lìa với “ vị trần ”. “ Thân căn ” phải thoát lìa “ xúc trần ”; “ Ý căn ” phải thoát lìa “ pháp trần ”. Sáu căn hoàn toàn thoát lìa sáu trần không chạy theo đeo bám nữa, phật tánh tức hiển hiện trước mắt, tức là cái gọi là  “ Linh quang tự chiếuvượt thoát căn trầnthể lộ chân thường ”. Sự tu trì huyền quan của Nhất Quán Đạo chính là một loại “ khi đem ý niệm thâu về huyền quan thì có thể vượt thoát căn trần ”.

 

 

Tôi thường thí dụ rằng : “ khi tay của chúng ta cái gì cũng chẳng làm thì nhất định tự nhiên buông xuống. Khi tâm của chúng ta hoàn toàn không đeo bám chạy theo lục trần, nhất định trở về đến huyền quan ”. Quay trở về huyền quan không phải là bèn trụ ở huyền quan bất động, mà là tâm đồng thời ở khắp mọi nơi, chính là cái gọi là “ một tức là tất cả, tất cả tức là một ”, chớ chẳng phải là tâm trụ ở bên trong huyền quan, mà là lấy huyền quan khiếu làm điểm trung tâm, cảm ứng đạo giao chẳng chỗ nào không thông. Đấy chính là cái gọi là hạt cải dung nạp núi Tu Di “ ngồi trong vi trần chuyển đại pháp luân, nơi một đầu lông nạp tam thiên đại thiên thế giới  

 

Đương nhiên chúng ta không thể nói rằng sự tu trì huyền quan là pháp môn kiến tánh duy nhất, pháp môn vô lượng mỗi cái có nhân duyên phương tiện của nó. Thế nhưng quả thật giống như thơ chứng đạo của cư sĩ Bạch Cư Dị rằng :「無勞別修道,即此是玄關。」“ vô lao biệt tu đạo, tức thử thị huyền quan ”; huyền quan rốt cuộc là phương pháp nhập môn khai ngộ chung của các thiền sư đại đức, các bậc giải thoát từ xưa đến nay. Tứ Tổ Đạo Tín cũng nói rằng : 「百千法門同歸方寸」“ trăm ngàn pháp môn đồng về một tất vuông 

 

Có đạo thân hỏi rằng : “ Các nhân sĩ ở bên ngoài đạo có phải là bởi vì chưa có cầu đạo, chưa có điểm huyền, do đó nói cái gì thì đều chẳng cách nào hiểu được sự áo diệu của việc tu trì huyền quan ? ”

 

Thật ra thì tu hành có 2 tuyến đường như sách Trung Dung đã nói : :「自誠明謂之性,自明誠謂之教。」 “ Tự thành minh vị chi tánh. Tự minh thành vị chi giáo ” ( Tạm dịch : Do thành thật mà được sáng suốt, đó gọi là tự tánh; do sáng suốt mà được thành thật, đó gọi là chỉ dạy ), có cái xuất phát từ bổn tâm, cũng có cái xuất phát từ các giáo điều.

 

Những người dựa giáo khởi tu, khi hiểu rõ tất cả mọi chân lí, buông xuống tất cả mọi sự chấp trước, khi sáu căn chẳng lại đeo bám chạy theo sáu trần nữa, thì sẽ phát hiện tâm quay trở về huyền quan một cách tự tự nhiên nhiên, vả lại phát hiện ra cái gọi là huyền quan là “ pháp môn không hai ”, chẳng trong chẳng ngoài, huyền quan vốn chẳng phải là một chỗ, là tất cả của tất cả. Đấy là “ tự minh thành vị chi giáo ”.

 

Trực tiếp hạ thủ từ “ giữ bổn chơn tâm, canh giữ bảo hộ huyền quan ”, cũng là buông xuống những sự chạy theo đeo bám, đoạn trừ tham sân si, tự nhiên trí tuệ rộng mở, đấy là “ Tự thành minh vị chi tánh ” trực tiếp kiến tánh.

 

 

Còn về việc một số các tín đồ phật giáo nghi ngờ đặt ra vấn đề rằng : “ mật phó bổn tâm, mặc truyền dặn dò, có phải là truyền huyền quan khiếu ? ” , đấy là chuyện như người uống nước, nóng lạnh tự biết, cưỡng biện không được. Các đạo thân Nhất Quán chỉ có thể tự mình biết tự mình thụ dụng, chẳng cách nào miễn cưỡng người khác tin tưởng.

 

 

Thậm chí khi ngài Lục Tổ Huệ Năng đắc được chánh pháp tâm truyền của ngài Ngũ Tổ, các sư huynh đệ đồng môn của ngài chẳng có mấy ai tin, thậm chí còn bài xích chê trách là “ nam phương ma tử ” ( con ma phương nam ), cũng giống như ngày nay Nhất Quán Đạo tuy có sự truyền thừa của “ Chánh Pháp Nhãn Tàng ”, thế nhưng bị bài xích chê trách là tà giáo, chỉ có thể “ cười mắng cứ mặc người ta ”, “ ta có đạo tốt, ta tự tu lấy ”. 

Số lượt xem : 560