Huyền quan khiếu là pháp môn kiến tánh
Huyền quan khiếu là pháp bảo mà Thầy Tế Công Hoạt Phật truyền cho chúng ta, vì sao mà ngay đến cả huyền quan khiếu cũng không được chấp trước ?
Vấn đề này quả thật đáng để cho các đệ tử Bạch Dương tham thảo thể hội sâu sắc, chỉ bởi vì sự thù thắng của Nhất Quán Đạo chính là ở đấy. Mọi người đều biết rõ, chúng sanh đều có phật tánh quang minh viên mãn, người người vốn tự có đủ, chẳng từ bên ngoài đắc, vả lại vĩnh viễn chẳng biến dị ( Kinh Niết Bàn cũng một lần lại một lần nhấn mạnh điểm này ) , vậy thì lại cần chi “ cầu đạo ” đây ? Chỉ bởi vì vọng tưởng chấp trước mà chướng lấp bổn tánh, khiến cho chúng sanh mê muội mà chẳng có trí tuệ để tự ngộ do đó cần đại thiện tri thức ( Minh Sư ) khai thị dẫn đạo ( “ Phẩm Bát Nhã trong Lục Tổ Đàn Kinh ” nói rằng : “ Thiện tri thức, trí bồ đề Bát Nhã của chúng sanh vốn tự có, chỉ vì tâm mê chẳng thể tự ngộ, phải nhờ đại thiện tri thức khai thị dẫn dắt để đi đến kiến tánh.” ) . Duy chỉ có thông qua chỉ điểm của Minh Sư thì mới có thể đốn ngộ bổn tánh mà khôi phục lại phật tánh vốn dĩ quang minh sáng ngời.
Thầy Tế Công đã từng khai thị rằng : “ Chỉ mở huyền quan thấy chơn phật, chấp trước huyền quan theo người đi, quên mất huyền quan đã thành phật ”. Do đó, Thiên Mệnh Minh Sư chỉ mở huyền quan khiếu là muốn chúng ta hồi quang phản chiếu, buông xuống cái nhân tâm chấp trước thì mới có thể kiến tánh, do vậy huyền quan khiếu là pháp môn kiến tánh, mượn nhờ vào “ huyền quan hữu tướng ” để ngộ về “ phật tánh vô tướng ”, khi buông xuống cái nhân tâm, một niệm thanh tịnh rồi thì huyền quan cũng là thứ không thể chấp trước đấy ( thủ mà chưa thủ, chưa thủ mà thủ đấy ) , chớ nếu không thì vẫn cứ chấp trước huyền quan, thì cũng giống như là qua sông rồi vẫn còn vác theo chiếc bè gỗ, cũng vẫn là ở bờ bên này của nhân tâm, vẫn chưa thể ở bờ bên kia của đạo tâm được ( cũng giống như thân người đã qua sông đến bờ bên kia rồi mà tâm vẫn còn chưa buông xuống, vẫn là như ở bờ bên này vậy ).
Vị Tổ thứ 15 Bắc Hải Lão Nhân từ bi chỉ thị rằng : “ đại chúng tu hành lí nhìn thấu, chớ câu nệ đan điền huyền quan ”, lại bảo rằng : “ Huyền quan nhất khiếu dẫn dụ người, đến bờ bên kia xả tâm này ”, lại rằng : “ Huyền quan đan điền cũng chẳng thật, đến bờ bên kia xả tâm này ”. Có thể thấy rằng huyền quan là giả tướng, mượn cái tướng giả để ngộ chơn tánh, ngộ chơn tánh rồi bèn cần phải buông xuống cái giả tướng thì mới là sự liễu ngộ thật sự. Huyền quan là pháp môn, mà pháp môn thì là dùng để ngộ tánh tu trì đấy, đợi khi ngộ trở về cái đạo tâm thuần nhiên của bổn tánh rồi, thì pháp môn này cũng phải buông xuống, thì mới là thật sự “ chẳng có chỗ trụ ” mà sanh “ tâm thanh tịnh ”. Do vậy thầy từ bi nói rằng “ quên mất huyền quan đã thành phật ”. Trong kinh Kim Cang, Phật Đà cũng khai thị với chúng ta rất rõ ràng: “ Pháp còn phải xả, huống hồ phi pháp ”, cái lí ấy cũng như vậy.
Huyền quan khiếu nếu đã là thứ dùng để ngộ tánh tu trì ( ở đây lại nhấn mạnh lần nữa rằng phật tánh là người người vốn tự có đủ, chỉ do vọng tưởng chấp trước mà chẳng thể chứng đắc, cần phải nhờ Minh Sư chỉ mở huyền quan, chúng sanh mượn nhờ vào pháp môn huyền quan đốn ngộ bổn tánh, buông xuống cái nhân tâm, để hồi phục lại phật tánh bổn lai, đợi khi phục hồi rồi thì phải buông xả huyền quan, thì mới là thật sự thường trụ bổn tánh ) . Nếu như vọng tưởng phiền não vẫn chưa hoá bỏ đi, huyền quan cũng vẫn là thứ không thể tuỳ tiện buông xuống không dùng đến, vẫn còn cần phải nương nhờ vào huyền quan để tu trì ( quán chiếu, sám hối, chuyển niệm ), nếu không thì dễ dàng rơi vào ngoan không, cũng giống như chưa qua được sông thì buông bỏ chiếc bè gỗ rồi, thì dễ dàng chìm đắm trong sông. Bởi thế, pháp môn huyền quan phải lúc nào thì nâng lên, khi nào thì buông xuống, cái lí ấy tự nhiên rõ !
Số lượt xem : 955