BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Huyền Quan Tu Trì Quan ( Lời Mở Đầu )

Tác giả liangfulai on 2023-03-13 10:54:08
/Huyền Quan Tu Trì Quan (  Lời Mở Đầu )

Lời Mở Đầu

 

Quyển sách Huyền Quan Tu Trì Quan ---- Đại Tạng Kinh Thích Nghĩa ---- Nghiệm chứng về Phổ Độ Thâu Viên nội dung chính là đưa ra việc giải thích nghĩa văn, mở rộng diễn nghĩa, tâm đắc tu trì về quá trình liên quan đến việc Chư Phật Chư Tổ, Thiền Sư các đời, các vị Thiền Sư Đại Đức, Đại Thiện Tri Thức, Thiên Mệnh Minh Sư truyền thụ cho đệ tử tâm ấn đại pháp vô thượng mà Đại Tạng Kinh đã ghi chép, để chúng ta biết quá trình Thiên Mệnh Minh Sư truyền thụ Bồ Đề chánh pháp cho đệ tử từ xưa đến nay, ấn chứng cho việc Linh Sơn niêm hoa như vẫn còn, sự thật về Long Hoa Tam Hội, Di Lặc ứng vận, mạt hậu nhất trước, phổ độ thâu viên.


Đại Tạng Kinh là thành tựu vĩ đại của việc tập kết phật điển, còn gọi là Nhất Thiết Kinh, Tam Tạng Kinh, đã có hơn 1700 năm lịch sử. Đại Tạng Kinh là di sản tôn quý nhất trên thế giới, là chỉ nam lớn, ngọn đèn sáng lớn xiển rõ chân lí của vũ trụ, nhân sanh chân đế ( ý nghĩa thật sự của đời người ), mở ra trí tuệ, hàng phục những phiền não vọng tưởng, ấn chứng cho mạt hậu nhất trước, phổ độ thâu viên, rộng độ nguyên nhơn rời khổ được vui, phản bổn quy hương.

 

Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển thứ 77, Bổ Tục Cao Tăng Truyện quyển thứ 14 ghi chép :  碧峰傳寶金,號碧峰,乾州永壽石氏子,參如海真公,公示以道要,公於地上畫一圓相,師以袖拂去之,公復畫一圓相,師於中增一畫,又拂去之,公再畫如前,師 又增一畫成十字,又拂去之,公視之不語,復畫如前,師於十字加四隅,成卍文。公曰:汝今方知佛法宏勝如此也,百餘年間參學,有悟者世豈無之,能明大機用 者,寧復幾人?( Kim Bích Phong truyện bảo kim, hiệu Bích Phong, càn châu vĩnh thọ thạch thụ tử, tham như hải chân công, công thị dĩ đạo yếu, công ư địa thượng họa nhất viên tướng, sư dĩ tụ phất khứ chi, công phục họa nhất viên tướng, sư ư trung tăng nhất họa, hựu phất khứ chi, công tái họa như tiền, sư hựu tăng nhất họa thành thập tự, hựu phất khứ chi, công thị chi bất ngữ, phục họa như tiền, sư ư thập tự gia tứ ngung, thành  ( vạn ) văn. Công viết nhữ kim phương tri phật pháp hoành thắng như thử dã, bách dư niên gian tham học, hữu ngộ giả thế khải vô chi, năng minh đại cơ dụng giả, ninh phục kỉ nhân ? )

 

 

 

Đoạn kinh văn này chỉ ra rằng : Kim Bích Phong Thiền Sư, còn gọi là Phó Bảo Kim Thiền Sư, là con trai của Thạch Thị, thuộc Vĩnh Thọ phủ Càn Châu. Kim Bích Phong Thiền Sư đi đến chỗ của Như Hải Chân Công Thiền Sư để học đạo; Như Hải Chân Công Thiền Sư đem tâm pháp của chánh pháp nhãn tàng truyền thụ cho ông ta. Như Hải Chân Công Thiền Sư vì để nghiệm chứng Kim Bích Phong Thiền Sư phải chăng đã lãnh ngộ được tâm ấn đại pháp, do đó vẽ một cái vòng tròn ○ trên đất , Kim Bích Phong Thiền Sư sau khi xem rồi thì dùng tay áo chùi mất đi cái vòng tròn, biểu thị là không ( chấp ) trước tướng.

 

Như Hải Chân Công Thiền Sư lại vẽ một cái vòng tròn ○, Kim Bích Phong Thiền Sư vẽ một chấm ngay chính giữa của vòng tròn, biểu thị rằng đã lãnh ngộ được bổn tánh rồi, sau đó lại dùng tay áo chùi mất đi cái vòng tròn, biểu thị rằng ông ta tu hành không chấp tướng. Như Hải Chân Công Thiền Sư lại vẽ một cái vòng tròn ○ như trước, Kim Bích Phong Thiền Sư vẽ thêm chữ  ở ngay chính giữa của vòng tròn, biến thành , biểu thị rằng ông ta đã lãnh ngộ chủ nhân ông bên trong huyền quan khiếu, sau đó dùng tay áo chùi mất đi cái vòng tròn, biểu thị rằng ông ta đã khôi phục bổn lai diện mục thanh thanh tịnh tịnh. Như Hải Chân Công Thiền Sư sau khi xem rồi chẳng nói một lời, lại vẽ một cái  như trước, Kim Bích Phong Thiền Sư lại vẽ thêm 4 góc ở chỗ của , biến thành dấu chữ  ( vạn ). Như Hải Chân Công Thiền Sư nói rằng : ông hôm nay đã biết chỗ quảng đại thù thắng của phật pháp chẳng qua như vậy mà thôi, thời gian của hơn trăm năm nay, những người tham phỏng các bậc Đại Đức, vân du tu học phật pháp thì nhiều vô số, thế nhưng người có thể khai ngộ kiến tánh lẽ nào không có ? những người có thể minh tâm kiến tánh, đại cơ đại dụng thì lại có mấy ai ? ( đại cơ đại dụng : có căn cơ đại thừa, sinh lòng tin kiên cố, thụ trì pháp đại thừa để đạt bồ tát thừa, có tác dụng cực lớn )

 

 

Phần trên là Công án mà Đại Tạng Kinh đã ghi chép, nếu như là những người chưa cầu đạo đắc đạo, tham cứu suốt thời gian của cả một đời đến nát cả đầu cũng chẳng cách nào lãnh ngộ được nội dung của công án này, chẳng cách nào thụ dụng. Nếu như là những người đã cầu qua đạo rồi, mới xem thì đã biết. Đấy là điển cố của sự truyền thừa bồ đề chánh pháp mà Đại Tạng Kinh đã ghi chép, là chân thật bất hư.

 

 

Sự truyền thừa của Bồ Đề Chánh Pháp từ sau Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng thì xuất gia một mạch chia làm Ngũ Tông Thất Gia. Khi Bồ Đề Chánh Pháp truyền thừa đến thời Vãn Đường đã từng biểu hiện cực kì chói lọi huy hoàng, vả lại còn trở thành phương hướng chủ yếu của sự phát triển của phật giáo, cũng là một trong những tượng trưng chủ yếu nhất của Phật giáo hán truyền. Sau đó thì phát triển thành nhiều nhánh, hiện nay đã hoằng dương đến các nơi trên thế giới, thế nhưng cái nào là dòng chính của Tông Môn, hay chính thống thì hiện nay đã khó mà khảo chứng rồi.

 

Sự truyền thừa Bồ Đề Chánh Pháp của tại gia một mạch đã truyền đến Tổ Sư đạo thống đời thứ 9 hậu đông phương là Hoàng Đức Huy, trên phương diện lệ nghi thì đã lập quy phạm, tác phẩm gồm có Lễ Bổn, Nguyện Sám, Lôi Kinh (雷經), Án Kinh (唵經)…Trên phương diện đạo nghĩa, tác phẩm của Hoàng cửu tổ có Hoàng Cực Kim Đan Cửu Liên Chánh Tín Quy Chơn Hoàn Hương Bảo Quyển. Cửu Liên Kinh là một bộ rất hoàn chỉnh đem mật bảo hoàn hương – pháp môn huyền quan xiển thuật ra rất rõ ràng, huyền nhất, diệu nhất, thậm sâu áo diệu nhất, bao hàm vạn hữu. Con đường trở về cố hương tức là trở về quê nhà cổ xưa của Vô Cực Lão Mẫu Lí Thiên, cái mà dựa vào chính là pháp môn huyền quan, cũng tức là cung thỉnh một chỉ của Thiên Mệnh Minh Sư, đại pháp mở ra huyền quan bí bảo. Hoàng Tổ đem huyền quan bí bảo này lưu truyền xuống là muốn tạo ra trước bằng chứng của Long Hoa Tam Hội, phổ độ thâu viên.

 

Trên thực tế, trong vô số những ghi chép kinh văn của Đại Tạng Kinh, việc cung thỉnh đại thiện tri thức mở ra khóa vàng huyền quan là đại pháp vô thượng minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật, vô cùng tông quý và thù thắng, xin đưa ra những ví dụ sau đây :

 

Đại Chánh Tạng quyển 48, Càn Long Đại Tạng Kinh, Minh Giác Thông Thiền Sư Ngữ Lục (明覺聰禪師語錄rằng : 直下坐斷透脫玄關,便與佛祖無別,是為明心見性,見性成佛。( trực hạ tọa đoạn thấu thoát huyền quan, tiện dự phật tổ vô biệt, thị vi minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật )

 

Tân Toản Tục Tạng Kinh (卍新纂續藏經quyển 72  , Trạm Nhiên Viên Trừng Thiền Sư Ngữ Lục rằng : 須知玄關一路,千聖不傳,直須自己悟去, 方始欺 君不得。」tu tri huyền quan nhất lộ, thiên thánh bất truyền, trực tu tự kỉ ngộ khứ, phương thủy khi quân bất đắc )

 

Gia Hưng Đại Tạng Kinh---嘉興大藏經 ( Tân Văn Phong Bản--- 新文豐版, quyển thứ 25, Càn Long Đại Tạng Kinh, Thiên Ẩn hòa thượng ngữ lục rằng : 道在目前無別法,不勞彈指透玄關。」Đạo tại mục tiền vô biệt pháp, bất lao đàn chỉ thấu huyền quan )

 

 

Càn Long Đại Tạng Kinh---乾隆大藏經 ( Tân Văn Phong Bản--- 新文豐版) , quyển 164 , Ngự Lục Tông Kính Đại Cương---御錄宗鏡大綱 rằng : 入道玄關,成佛妙訣,乃至凡聖因果,行位進修,不離此心Nhập đạo huyền quan, thành phật diệu quyết, nãi chí phàm thánh nhân quả, hành vị tiến tu, bất li thử tâm ).

 

 Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển 68, Thiền Tông Ngữ Lục do đích thân Ung Chính Hoàng Đế của triệu đại nhà Thanh tuyển chọn nói rằng : 欲知佛仙理,祇這玄關竅。」Dục tri Tiên Phật lí, chỉ giá huyền quan khiếu )

 

Phần trên chỉ liệt kê đại khái mà thôi. Khẳng định Chư Phật Chư Tổ, đại thiện tri thức, thiên mệnh minh sư các triều đại đến nay mở ra huyền quan khiếu.

 

Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển 78, Kiến Trung Tĩnh Quốc Tục Đăng Lục --- 建中靖國續燈錄 rằng : 更有一般奇特事,末後一著更須知。」căn hữu nhất ban kì đặc sự, mạt hậu nhất trước căn tu tri )

 

Những cái ở trên đã chỉ ra vô cùng rõ ràng rằng : sự việc mà gọi là kì dị đặc thù chính là chỉ Mạt hậu nhất trước, là đại sự phổ độ thâu viên. Mạt Hậu Nhất Trước, trong Đại Tạng Kinh Tục Đăng Lục, ngữ lục của Phật Quốc Thiền Sư trụ trì truyền pháp của Pháp Vân Thiền Tự có sự ghi chép rất rõ ràng xác thật; do lúc bấy giờ thời kì vẫn chưa tới, cho nên vẫn chưa có nói rõ.

 

Hiện nay gặp đúng lúc Tam Tào Phổ Độ, do đó Minh Sư ( Sư Tôn, Sư Mẫu ) tại đây nói thuật lại một lần, đem đại sự phổ độ thâu viên, mạt hậu nhất trước giảng thuật rõ ràng để chúng sanh hiểu rõ, lại chỉ ra rất rõ rằng :善財不彈指,彌勒自門開。」Thiện Tài bất đàn chỉ, Di Lặc tự môn khai ). Thiện Tài Đồng Tử lúc đi tham học ở 53 nơi, nơi Di lặc Các gặp được Nam Hải Quán Thế Âm Bồ Tát truyền thụ đại đạo, trong thời gian rất ngắn của cái búng tay thì chứng đạo thành phật. Do đó chỉ cần nhân duyên thời điểm đến, Di Lặc Tổ Sư ứng vận thì nhân duyên đại thời cơ của việc phổ độ thâu viên, xử lí việc mạt hậu nhất trước sẽ đến, cung thỉnh thiên mệnh Minh Sư truyền thụ cho bảo tạng huyền quan, là một con đường sáng rõ thật sự duy nhất để minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật, rời khổ được vui, phản bổn hoàn nguyên.

 

 

 

Phật giáo từ sau Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng, thiền tông phân làm Ngũ Gia Thất Tông. Ngũ Gia Thất Tông này là : Lâm Tế TôngTào Động TôngVân Môn TôngPháp Nhãn TôngDuy Ngưỡng Tông, lại thêm hai mạch Hoàng Long, Dương Kì do môn hạ của Lâm Tế phân ra, gọi chung là Ngũ Gia Thất Tông ( hay còn gọi là Ngũ Gia Thất Phái ), là dòng chảy chính của Phật giáo sau đời Đường.

 

Trước mắt Phật giáo  chia làm tám Tông lớn, 8 Tông này là : Pháp Tánh Tông ( còn gọi là Tam Luận Tông ), Pháp Tướng Tông ( còn gọi là Du Già Tông ), Thiên Đài TôngHiền Thủ Tông ( còn gọi là Hoa Nghiêm Tông ), Thiền TôngTịnh Độ TôngLuật TôngMật Tông ( còn gọi là Chơn Ngôn Tông ). Cho đến trước mắt thì sự tu trì nội thánh của giới Phật giáo đã đạt đến tột đỉnh. Nhất Quán Đạo một mạch truyền thừa tại gia thì trọng điểm ở việc hoằng đạo độ người, do đó mà sự tu trì của nội thánh không bằng công phu của một mạch xuất gia. Do đó một mạch xuất gia của Phật giáo và một mạch tại gia của Nhất Quán Đạo tương lai sau này phải hợp nhất. Nhất Quán Đạo một mạch tại gia phải rút ra công phu tu trì nội thánh của xuất gia một mạch. Xuất gia một mạch phải tiếp tục tâm pháp chơn truyền, thiên mệnh chơn truyền, đạo thống chơn truyền của Nhất Quán Đạo, cùng nhau hoằng dương, tu trì tông phong của Tổ Sư Thiền, là hoàn thành cái tâm nguyện từ mẫn phổ độ chúng sanh của chư thánh tiên hiền đã để lại những điển tịch vô cùng vô tận – Đại Tạng Kinh.

 

Đại Tạng Kinh là sự kết tinh trí tuệ của chư phật chư tổ, thiền tông đại đức, đại thiện tri thức tu hành của các triều đại xưa, là ngọn đèn sáng để trở về trời của chúng sanh mạt thế, là kim chỉ nam để minh tâm kiến tánh, ấn chứng cho việc mạt hậu nhất trước, phổ độ thâu viên, cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra khóa vàng huyền quan là con đường lớn quang minh để đạt bổn hoàn nguyên, phản bổn quy hương. Thế nhưng kinh văn của Đại Tạng Kinh rất sâu, tu từ hoa mĩ, nếu như không có nền tảng đạo học, văn học, phật học thâm hậu thì không dễ dàng gì hiểu được. Chỉ nguyện rằng sự ra đời của quyển Đại Tạng Kinh Thích Nghĩa ---- Huyền Quan Tu Trì Quan ---- Nghiệm Chứng Phổ Độ Thâu Viên có thể khiến cho mọi người nhận biết sự thù thắng và tôn quý của bồ đề chánh pháp; những người vẫn chưa cầu đạo thì hãy nhanh chóng tìm kiếm Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan. Những người hữu duyên đã cầu đạo rồi thì đạo tâm càng thêm kiên định, nhanh chóng tiếp cận đạo trường, tham dự vào việc vận hành đạo vụ, thực hành tam bất li ( 3 thứ chẳng rời : kinh điển, đạo trường, chúng sanh và những bậc thiện tri thức ), tích cực tu bàn, nội ngoại song hành, phước huệ song tu mới có thể viên mãn tâm tánh, viên mãn công đức, liễu nguyện hoàn hương, khiến cho hoằng nguyện tế thế của Đại Tạng Kinh được thực hiện là sự kì vọng khẩn thiết.

Số lượt xem : 800