Huyền Quan Tu Trì Quan ( Phần 18 )
大藏經釋義:普渡收圓驗證----玄關修持觀(128)---- 老僧不打葛藤禪,向上玄關非口宣,掃盡諸般錯知解,棒頭直指未生前。
Đại Tạng Kinh Thích Nghĩa : Nghiệm chứng phổ độ thâu viên --- Huyền Quan Tu Trì Quan.
出處:嘉興大藏經第二十六冊,萬如禪師語錄。
Xuất xứ : Gia Hưng Đại Tạng Kinh quyển 26, Ngữ Lục của Vạn Như Thiền Sư.
經文:老僧不打葛藤禪,向上玄關非口宣,掃盡諸般錯知解,棒頭直指未生前。
Kinh Văn : Lão Tăng bất đả cát đằng thiền, hướng thượng huyền quan phi khẩu tuyên, tảo tận chư ban thác tri giải, bổng đầu trực chỉ vị sanh tiền.
Giải thích nghĩa kinh văn :
Vạn Như Thiền Sư, là vị Tăng nhân của Lâm Tế Tông, đắc thụ bát nhã chánh pháp ở chỗ của Thiên Đồng Mật Hòa Thượng (天童密和尚), sau đó trí tuệ rộng mở, dốc hết tâm sức hoằng dương bát nhã chánh pháp, để lại Vạn Như Thiền Sư Ngữ Lục, tổng cộng gồm có 10 quyển, đối với huyền quan tu trì quán có sự miêu tả dùng những văn tự ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu để biểu đạt những đạo lí sâu sắc, ví dụ như sau :
「老僧不打葛藤禪Lão Tăng bất đả cát đằng thiền」:có một hôm, Vạn Như Thiền Sư lên pháp đường, từ bi khai thị đạo nghĩa rằng : Lão Tăng ta tu bàn đạo, phổ độ chúng sanh là dùng Tổ Sư Thiền tôn quý nhất và thù thắng nhất để độ hóa chúng sanh, do đó mà đối với cát đằng thiền (葛藤禪 ) thì không đi đề xướng.
Ghi chú :
Cát Đằng, nghĩa đen là một loại dây leo như bìm bìm. Cát đằng là một loại thuật ngữ của Thiền tông dùng để chỉ cho phương tiện văn tự ngữ ngôn dùng để khai thị người học.
「向上玄關非口宣hướng thượng huyền quan phi khẩu tuyên 」:Tổ Sư Thiền là cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư truyền thụ khóa vàng huyền quan mà chư phật chư tổ đã truyền thừa xuống, là pháp môn đốn ngộ minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật. Tổ Sư Thiền xem trọng về việc thực hành, chẳng phải là khẩu đầu thiền (口頭禪 – thiền nói xuông )
「掃盡諸般錯知解tảo tận chư ban thác tri giải」:Tổ Sư Thiền là pháp môn tôn quý nhất, thù thắng nhất, trực tiếp thẳng thừng nhất, trực chỉ nhân tâm, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật, chẳng chút quanh co, do đó quét trừ tất cả những tả đạo bàng môn có hình có tướng bình thường, bởi vì những tả đạo bàng môn có hình có tướng này là những hiểu biết không đầy đủ, không sâu, sẽ khiến cho chúng sanh mê hoặc mà đi vào những con đường sai lầm, rơi vào vực sâu vạn trượng, khó mà tự giải thoát
「棒頭直指未生前bổng đầu trực chỉ vị sanh tiền 」:Đức Sơn Tuyên Giám Thiền Sư (德山宣鑒禪師) của đời Đường thường dùng phương thức đánh bằng gậy tày làm Tổ Sư Thiền để tiếp dẫn chúng sinh, hình thành gia phong thiền tông đặc thù ( đặc biệt khác thường ), gọi là cây gậy (bổng) Đức Sơn; Lâm Tế Thiền Sư thì thường dùng phương pháp tiếng hét (Hát) vọng vang để tiếp dẫn đệ tử, người đời gọi là tiếng hét (Hát) vọng vang của Lâm Tế . Trên đều là những vị Thiền Sư Đại Đức truyền thụ pháp vô thượng, dựa vào trực chỉ nhân tâm, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền để chỉ ra bổn lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sinh ra, là chỗ tôn quý và thù thắng nhất của Tổ Sư Thiền.
Diễn Nghĩa mở rộng :
Vạn Như Hòa Thượng là vị Cao Tăng đắc đạo, biết được sự tôn quý và thù thắng của Tổ Sư Thiền, do đó trong việc tu bản thân và độ hóa người khác thì trực tiếp hạ công phu ở chỗ mà Thiên Mệnh Minh Sư đã điểm truyền chứ không xiển dương những pháp môn khác, ví dụ như Cát Đằng Thiền, do đó mà Vạn Như Hòa Thượng xiển phát tông chỉ nói rõ ý nghĩa rằng : 「老僧不打葛藤禪Lão Tăng bất đả cát đằng thiền」. Phật giáo truyền thừa mấy nghìn năm đến nay đã lưu truyền các loại cách thiền, ví dụ như sau :
1. Tổ Sư Thiền : là tâm ấn đại pháp vô thượng mà Phật Thế Tôn trên hội Linh Sơn đã truyền thụ cho Ca Diếp Tôn Giả, dùng chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, tức khắc khai ngộ, khiến cho chúng sanh một kiếp thì giải thoát, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Tâm ấn đại pháp vô thượng này truyền thừa đến Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma đời thứ 28 của Tây Phương; Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma lại đem tâm ấn đại pháp này truyền thừa đến Nhị Tổ Huệ Khả, Tam Tổ Tăng Xán, Tứ Tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Lục Tổ Huệ Năng. Xuất gia một mạch ---- Thất Tổ Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất; tại gia một mạch ---- Thất Tổ Bạch Ngọc Thiền, Bát Tổ La Úy Quần, Cửu Tổ Hoàng Đức Huy, Thập Tổ Ngô Tử Tường, Thập Nhất Tổ Hà Nhược, Thập Nhị Tổ Viên Chí Khiêm, Thập Tam Tổ Dương Thủ Nhất, Diêu Hạc Thiên Thập Tứ Tổ, Thập Ngũ Tổ Vương Giác Nhất, Thập Lục Tổ Lưu Hóa Phổ, Thập Thất Tổ Lộ Trung Nhất, Thập Bát Tổ Trương Thiên Nhiên và Tôn Huệ Minh. Tổ Sư tâm ấn đại pháp mà các Tổ Sư đạo thống kể trên đã truyền thừa gọi là Tổ Sư Thiền.
2. Như Lai Thiền : nhấn mạnh việc ngồi thiền, thể ngộ thật cảnh Như Lai, xem trọng sự tĩnh tâm suy ngẫm của thiền, không sanh vọng niệm, lấy việc tụng kinh, trì chú để nhiếp phục tâm niệm, lấy tứ uy nghi----đi như gió, đứng như tùng, ngồi như chuông, nằm như cung, khiến cho tâm chẳng bồn chồn đứng ngồi không yên. Do đó Như Lai Thiền là phép thiền trong kinh giáo, bởi vì là cái mà đức Như Lai đã nói, người đời sau do vậy mà gọi là Như Lai thiền. Như Lai mà trong Kinh Lăng Già gọi chính là như bổn lai ( ban đầu ) của nó, vào đất Như Lai chính là vào mảnh đất như bổn lai của nó, cũng tức là đem tâm niệm khôi phục lại về tự tánh gốc ban đầu thanh tịnh vô nhiễm, tất cả trạng thái đầy đủ, sau đó khai ngộ kiến tánh để khôi phục sự quang minh sáng ngời của tự tánh, gọi là Như Lai Thiền.
3. Khẩu đầu thiền : Tổ Sư Thiền là tâm ấn đại pháp, chánh mạch chánh tông của chư phật bồ tát. Bởi vì những người tu hành đắc thụ Tổ Sư Thiền không nhiều, lưu truyền qua một thời gian dài bèn trở thành kinh ngữ, công án, tam tự kinh nói xuông, được gọi là khẩu đầu thiền. Bởi vì Tổ Sư Thiền là pháp môn tâm địa bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, bởi vì chánh pháp nhãn tạng kiến tánh thành phật không thể tiết lộ, hạn chế ở tình trạng không thể nói, nói không ra, nói không rõ, úp mở khó hiểu không rõ, biến thành chỉ có miệng nói xuông, thế nhưng không có đạt đến cảnh giới đó thì chỉ giống như con vẹt học nói vậy, tuy rằng biết nói một số những đạo lí lớn, thế nhưng thấu triệt thì lại rất khó khăn, cũng chẳng cách nào thực hành, do đó bèn diễn biến thành một loại thuật ngữ, gọi là khẩu đầu thiền.
4. Văn Tự Thiền : Tuy rằng viết văn chương rất hay, cũng biết nói một số đạo lí, thế nhưng không có đi thực hành, chưa chứng mà bảo là chứng, chỉ là cái đẹp hư ảo, sẽ không kết quả, giống như bàn binh pháp trên mặt giấy ( nghị luận, bàn xuông không thực tế ), chẳng có hiệu quả thật tế, hữu duyên vô phận, gọi là văn tự thiền.
5. Dã hồ thiền : Phàm là dựa vào sự thông minh vặt, hoặc dựa vào những kiến giải chủ quan, bóp méo giải thích sai Phật Pháp, nói bàn xuông về công án, đầu miệng nói vô tướng vô ngã, vô phật vô chúng sanh, thế nhưng không thật sự đi tu hành, chẳng có đích thân đi thể nghiệm, lại đi đường tắt, thích trục lợi từ người khác, lại tự cho là đắc ý mà hài lòng mãn nguyện, không chú ý nghĩ đến việc nhất định cần phải bỏ ra công sức trước rồi mới có thể có cái thu hoạch, bảo rằng tu hành không rơi vào nhân quả, sự thật thì là bất muội ( không lầm ) nhân quả, đấy gọi là Dã hồ thiền ( dã hồ : chồn hoang ).
6. Cuồng thiền : Có một số người hiểu sai, khăng khăng khẳng định rằng Thiền là Không. Trên thực tế thì thiền chẳng phải là Không, mà là Hữu, là chơn Không diệu Hữu. Nếu như học phật tu thiền không có dựa theo bát chánh đạo để tu, không có chánh tri chánh kiến đúng đắn thì tư tưởng và hành vi sẽ có chỗ sai lệch. Mặc dù Tổ Sư Thiền là tâm pháp bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, nhưng đấy quả thật là chiếc pháp thuyền từ hàng ứng cơ phổ độ chúng sanh, độ hóa các nguyên nhơn. Trải qua các triều đại xưa cho đến nay, những Ngữ Lục của các vị Thiền Sư lưu truyền xuống rất là nhiều, đều là bàn về kinh nghiệm tu bàn đạo, ngữ mặc động tịnh, chẳng rời trung đạo, chẳng rời bổn tánh, như người uống nước, nóng lạnh tự biết. Nếu như không dựa theo quy củ để tu bàn, chưa ngộ mà bảo là ngộ, chưa chứng mà bảo là chứng, lừa đảo bịp bợm kiêu ngạo tự đại, đấy gọi là cuồng thiền.
7. Khô Mộc Thiền : Không tham thoại đầu, không quán tâm, cả ngày chỉ lo ngồi xếp bằng, giống như khúc gỗ khô héo vậy, chẳng có chút sinh cơ, gọi là Khô Mộc Thiền.
8. Tà Thiền : là chỉ về thiền định sai lầm, chẳng có chánh kiến, càng không có chánh thụ ( định tâm, rời tà loạn gọi là Chánh, vô niệm vô tưởng, nạp pháp tại tâm gọi là Thụ ). Những người tu hành có tà niệm vọng tưởng, hoặc những chúng sanh phạm vào Ngũ Nghịch Tội, rơi vào địa ngục, phép thiền mà họ hành đều gọi là Tà Thiền.
9. Bán Tiệt Thiền : Có một số người tu hành tuy rằng đã hiểu đạo lí rồi, cũng không có sự nghi hoặc, thế nhưng có tu mà chẳng có hành, có đạo mà không có đức, chưa chứng bảo là đã chứng, trên con đường tu đạo không thể phát sáng phát nhiệt, giống như con rồng trong nước đọng vậy, không thể dấy lên sóng gió, đại hiển thần thông. Sinh mệnh của nó co tròn thu mình lại trong cái ao, gọi là Bán Tiệt Thiền ( Nửa Thiền ).
10. Cát Đằng Thiền : Nắm lấy những công án của người xưa, chấp trước ý nghĩa này của công án, hoặc chấp trước ý nghĩa khác của công án, xem từng cái một, xem lại xem chẳng hiểu, không hiểu lại không chịu buông xuống, cả đời bị vướng mắc vào trạng thái rối ren, giống như rơi vào bên trong bụi gai, lọt vào bên trong rồi chẳng cách nào ra được, chặt chẳng đứt gãy, lí vẫn loạn, lời nói càn vô nghĩa chẳng rõ, chưa ngộ mà bảo là ngộ, gọi là Cát Đằng Thiền.
Vạn Như Thiền Sư lấy việc hoằng dương Tổ Sư Thiền làm thiên chức ( chức trách trời ban ). Như Lai Thiền, Khẩu Đầu Thiền, Văn Tự Thiền, Dã Hồ Thiền, Cuồng Thiền, Khô Mộc Thiền, Tà Thiền, Bán Tiệt Thiền, Cát Đằng Thiền …bởi vì không phải là bát nhã chánh pháp trực tiếp thẳng thừng nhất nên ông đều không nói, không đề xướng. Chỉ có Tổ Sư Thiền là tôn quý nhất, thù thắng nhất, là pháp môn đốn ngộ trực tiếp thẳng thừng nhất. Vạn Như Thiền Sư từ bi vô lượng, trực tiếp chỉ ra Tổ Sư Thiền tôn quý nhất, thù thắng nhất chính là : 「向上玄關非口宣 Hướng thượng huyền quan phi khẩu tuyên」. Chỉ cần thời điểm nhân duyên đến, cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan, quán chiếu chuyển niệm nơi huyền quan tự tánh, bộc lộ đức hạnh thiện mĩ từ tự tánh, hành giải tương ứng, nội ngoại song tiến, phước huệ song tu, viên mãn tam thân tứ trí thì có thể từng bước từng bước mà tiến đến con đường thành phật, do vậy mà không phải là chỉ dùng Khẩu đầu thiền nói xuông. Vạn Như Thiền Sư dựa vào kinh nghiệm của người đã tu bàn đạo qua để ấn chứng sự tôn quý và thù thắng của Tổ Sư Thiền; những tả đạo bàng môn khác đều là những bụi gai làm trở ngại con đường Tây Phương, do đó nói rằng : 「掃盡諸般錯知解 tảo tận chư ban 」.
Vạn Như Thiền Sư biết được thời kì mạt hậu, ngoài trừ Tổ Sư Thiền đại khai phổ độ ra, lại còn có tứ quả bàng môn----Thuật Lưu Động Tĩnh, và vạn giáo cùng đồng loạt ló mặt, mỗi cái đều lãnh mệnh của mình, mỗi cái đều hiển thần thông của mình, hành tà đạo độ những kẻ tà, khiến cho những chúng sanh chẳng hiểu rõ chân lí do nhất thời mê hoặc mà đi vào những con đường sai lệch, khó mà tự giải thoát; do đó mà Vạn Như Thiền Sư từ bi vô lượng, dặn dò phó chúc cho những người học đạo phải quét trừ tất cả mọi sự hiểu biết không sâu không đủ và sai lầm, trực tiếp cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan, hội kiến tự gia bồ tát ( sẽ nhìn thấy bồ tát nhà mình ) , hạ công phu nơi bổn tánh, quán chiếu chuyển niệm, phước huệ song tu, nội ngoại song tiến mới có thể rời khổ được vui, phản bổn quy hương. Vạn Như Thiền Sư càng chỉ ra rõ ràng chỗ tôn quý và thù thắng của Tổ Sư Thiền, ông nói rằng : 「棒頭直指未生前 bổng đầu trực chỉ vị sanh tiền 」.
Tổ Sư Thiền sau khi truyền thừa đến Đức Sơn Tuyên Giám Thiền Sư (德山宣鋻禪師), để tiện lợi trong việc tiếp dẫn chúng sanh thì ông thường dùng phương thức gậy đánh để khiến cho chúng sanh khai ngộ kiến tánh; mục đích của ông là dựa vào phương thức này để điểm tỉnh người học, mục đích ấy có hai :
- Cắt đứt những hoạt động tâm thức của người học khiến cho chúng sanh giữa lúc hối hả khẩn cấp, chẳng nhờ vào suy nghĩ cân nhắc mà được kiến tánh ngay lúc ấy.
- Không cho phép người học trực tiếp nói ra cảnh giới liễu ngộ để tránh phạm vào sự cấm kị không thể nói của tự tánh. Trên là Tổ Sư Thiền, truyền thụ tâm ấn đại pháp khiến cho chúng sanh minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật, khai ngộ bổn lai diện mục của lúc trước khi cha mẹ sinh mình ra, cùng một nghĩa đế với việc các vị Điểm Truyền Sư của Nhất Quán Đạo mượn nhờ vào một chỉ oai thần lực của thiên mệnh vô thượng để mở ra khóa vàng huyền quan của người cầu đạo, hội kiến tự gia bồ tát, khiến cho chúng sanh minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật.
Tâm Đắc Tu trì :
Từ Gia Hưng Đại Tạng Kinh quyển 26, những ghi chép của Vạn Như Thiền Sư Ngữ Lục rằng : 「老僧不打葛藤禪,向上玄關非口宣,掃盡諸般錯知解,棒頭直指未生前。Lão Tăng bất đả cát đằng thiền, hướng thượng huyền quan phi khẩu tuyên, tảo tận chư ban thác tri giải, bổng đầu trực chỉ vị sanh tiền. 」nói rõ chỗ tôn quý và thù thắng của Tổ Sư Thiền. Vạn Như Thiền Sư từ bi vô lượng, chỉ ra tiến trình tâm lộ tu bàn đạo của ông, ông không dùng Cát Đằng Thiền, bởi vì Cát Đằng Thiền và những phép thiền khác muốn nhìn thấy được bảo tạng của tự tánh thì cần rất nhiều cánh cửa đạo, là chấp trước ở chỗ chưa ngộ mà bảo là ngộ, giống như loại dây leo như bìm bìm vậy, khiến cho người tu hành bị vướng mắc vào trạng thái rối ren, giống như rơi vào bên trong bụi gai, khó mà tự giải thoát được. Chỉ có Tổ Sư Thiền, chỉ có một cánh cửa đạo, chỉ cần mở cánh cửa đạo này ra thì bảo tạng của tự tánh ở bên trong đó, đấy là chỗ thù thắng của Tổ Sư Thiền so với các pháp môn bình thường.
Vạn Như Thiền Sư càng từ bi chỉ ra rằng Tổ Sư Thiền là một con đường hướng thẳng lên trên, chẳng có chút quanh co, chính là cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan, hội kiến tự gia bồ tát, là đốn pháp vô thượng minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật. Vạn Như Thiền Sư trong việc tu bản thân độ hóa người khác là quét trừ tất cả mọi thứ tả đạo bàng môn và những phép tạp hữu hình hữu tướng, khẳng định Tổ Sư Thiền là tâm ấn đại pháp tôn quý nhất và vô thượng nhất, càng chỉ ra rằng Tổ Sư Thiền bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền là mượn nhờ vào một chỉ của Thiên Mệnh Minh Sư, hoặc dùng phương thức dùng gậy đánh của Đức Sơn Tuyên Giám, dùng một lời hoặc một từ cắt đứt tư tưởng, khiến cho chúng sanh không thể dụng tâm, không cần phải suy nghĩ cân nhắc mà lập tức khai ngộ, là tâm ấn đại pháp vô thượng mà một kiếp thì giải thoát, là ngọn đèn sáng lớn để minh tâm kiến tánh, phản bổn quy hương, càng là chiếc pháp thuyền từ hàng để chúng sanh rời khổ được vui, siêu phàm nhập Thánh.
性理真傳普渡三曹開慧眼
玄關金鎖明師一指赴瑤池
Số lượt xem : 801