BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Huyền Quan Tu Trì Quan ( Phần 19 )

Tác giả liangfulai on 2023-03-13 11:15:52
/Huyền Quan Tu Trì Quan ( Phần 19 )

不住玄關,匪居正位。

Bất trụ huyền quan, phỉ cư chánh vị.

披毛戴角向異類中行,

Phỉ mao đái giác hướng dị loại trung hành,

此諸佛頓證法門,

thử Chư Phật đốn chứng pháp môn,

非眾生見聞境界 

phi chúng sanh kiến văn cảnh giới

 

 

出處卍新纂續藏經第七十九冊,嘉泰普燈錄卷二十九。

Xuất xứ : Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh  (卍新纂續藏經)quyển 79, Gia Thái Phổ Đăng Lục (嘉泰普燈錄)quyển 29


 

Kinh văn 始終一貫,起滅同時,終日生而不生,終日死而不死。廓然絕跡,湛爾清虛,如金博金,似水歸水。不斷煩惱,而入涅槃;不住玄關,匪居正位。披毛戴角向異類中行,此諸佛頓證法門,非眾生見聞境界。

 

Gia Thái Phổ Đăng Lục ( 嘉泰普燈錄 ) là sách ghi chép những lời hay ý đẹp, ghi chép lại việc truyền đạo của Phật Thế Tôn và các đời Tổ Sư, Thiền Sư Đại Đức từ nhiều đời qua các triều đại đến nay. Nội dung ghi lại việc người tu hành nếu chẳng có cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư truyền thụ khóa vàng huyền quan thì hậu quả của nó được miêu thuật lại một cách chi tiết tỉ mỉ, ví dụ như sau :

 

始終一貫,起滅同時Thủy chung nhất quán, khởi diệt đồng thời Tu bàn đạo phải có thủy có chung, tâm niệm phải đồng thời khởi diệt, chẳng lưu lại một chút vết tích, việc đến thì ứng, việc đi thì tịnh.

 

終日生而不生,終日死而不死Chung nhật sanh nhi bất sanh, chung nhật tử nhi bất tử :Tam tâm ( tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai ) bất khả đắc, cả ngày không thể để cho niệm đầu sanh khởi, đạt đến sự vô niệm. Cả ngày cũng không được có cái ý niệm rằng phải diệt niệm đầu, bởi vì khởi tâm tức là vọng.

 

廓然絕跡,湛爾清虛Khuếch nhiên tuyệt tích, trầm nhĩ thanh hưKhi bổn tánh ở trong trạng thái vô niệm, tĩnh mịch không tịch mà siêu nhiên, tất cả tâm niệm đều tuyệt tích chẳng sanh, vào lúc ấy bổn tánh yên tĩnh thanh tịnh hư vô, như một vầng trăng sáng, sáng ngời soi khắp.

 

如金博金,似水歸水Như kim bác kim, tựa thủy quy thủyMột niệm chẳng khởi, chẳng có hai bên, vượt ra khỏi mọi sự đối đãi phân biệt, dùng tâm ấn tâm, lấy tánh in tánh, giống như dùng vàng dung nhập vàng vậy, dùng nước dung nhập vào trong nước vậy, là sự chân thật bình đẳng như thế.

 

不斷煩惱,而入涅槃Bất đoạn phiền não, nhi nhập niết bàn Kinh Duy Ma Cật nói rằng người tu hành chỉ cần không rơi vào hai bên phiền não và đoạn phiền não thì có thể đạt đến vô dư niết bàn, cảnh giới bất sanh bất diệt.

 

不住玄關,匪居正位Bất trụ huyền quan, phỉ cư chánh vịChúng sanh nếu chẳng có cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan, ở chỗ của khóa vàng huyền quan mà quán chiếu chuyển niệm, thì chẳng cách nào đem bổn tánh an trụ ở trên huyền quan chánh vị của ngay chính giữa.

 

披毛戴角向異類中行Phỉ mao đái giác hướng dị loại trung hànhNếu như chẳng có cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan thì hậu quả là chẳng cách nào minh tâm kiến tánh, siêu sanh liễu tử, dẫn đến việc thay đầu đổi mặt, đi hướng vào trong các loài khác nhau của sáu nẻo luân hồi, vĩnh  viễn không ngừng.

 

此諸佛頓證法門,非眾生見聞境界Thử Chư Phật đốn chứng pháp môn, phi chúng sanh kiến văn cảnh giớiCho nên việc cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan, đấy là pháp môn đốn ngộ, chứng quả mà Chư Phật Bồ Tát truyền thừa xuống, chẳng phải là cảnh giới mà những chúng sanh của thế giới sa bà dựa vào những kiến văn giác tri nông cạn ngắn ngủi mà có thể biết được.

 

Gia Thái Phổ Đăng Lục là một trong 5 loại Truyền Đăng Lục, đối với nội dung truyền đạo, công phu tu trì của Chư Phật Chư Tổ, các đời Tổ Sư, Thiền Sư Đại Đức từ các đời xưa đến nay đều có miêu thuật lại vô cùng tường tận, ấn chứng cho sự tôn quý và thù thắng của việc tu đạo phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan. Lục Tổ Đàn Kinh nói rằng : “ Thiện tri thức, nếu người đời sau ngộ được pháp này, đem pháp môn đốn giáo này với những người đồng một chánh kiến chánh hạnh phát nguyện cùng tu, như cúng dường Phật mà suốt đời chẳng thối lui, người ấy nhất định được vào Thánh vị. Nhưng phải truyền thọ, từ trước đến nay các Tổ đều mặc truyền tâm ấn, chẳng được ẩn giấu Chánh Pháp ”. Người tu hành sau khi đắc được pháp môn đốn ngộ của Chư Phật Bồ Tát truyền thừa xuống phải đem pháp môn đốn giáo này phát dương quang đại, có cùng kiến giải và sự tu trì giống với Chư Phật Bồ Tát, Tổ Sư các đời, các Thiền Sư Đại Đức, phát nguyện tín thụ phụng hành, giống như phụng sự cho Chư Phật Bồ Tát vậy, có thủy có chung, đợi đến công đức viên mãn thì nhất định có thể chứng quả thành chơn, trực liễu thành phật; thế nhưng nhất định phải đem bát nhã chánh pháp mà chư phật chư tổ đã truyền thừa xuống phát dương quang đại, không thể tự mình độc hưởng, hoặc ẩn giấu chẳng tuyên thì mới có thể đạt nguyện. Trên mặt tu trì thì phải dụng công phu nơi huyền quan bổn tánh, quán chiếu chuyển niệm, việc đến thì ứng, việc đi thì tịnh, khiến cho sự khởi, diệt của tâm niệm hoàn thành cùng lúc trong chốc lát thì mới có thể khiến cho bổn tánh tịch diệt thanh tịnh, cho nên Gia Thái Phổ Đăng Lục nói rằng : 始終一貫,起滅同時Thủy chung nhất quán, khởi diệt đồng thời. Người tu hành nhị lục thời trung ( thời thời khắc khắc ) phải giác ngộ, phản tỉnh kiểm tra bản thân để cho trí tuệ tràn đầy, không thể hôn trầm tán loạn, biết được cái đạo lí tâm hiện tại, tâm quá khứ, tâm vị lai, tam tâm đều bất khả đắc, làm được đến cảnh giới vô trụ, vô niệm, vô tướng, khiến cho niệm đầu sanh mà chẳng sanh mới có thể thường thanh thường tịnh; gặp việc thì làm, làm xong rồi thì buông xuống, để cho tâm tánh chẳng có gánh nặng thì sẽ chẳng có bất cứ lo lắng vướng bận. Lục Tổ Đàn Kinh Vô Tướng Tụng nói rằng : “ Vô niệm niệm tức chánh, hữu niệm niệm thành tà ”, cho nên vô trụ, vô niệm, vô tướng khiến cho niệm đầu thanh thanh tịnh tịnh, không để cho tâm niệm khởi tướng sanh diệt, đấy là bài tập tu hành vô cùng quan trọng, cho nên Gia Thái Phổ Đăng Lục nói rằng 「終日生而不生,終日死而不死Chung nhật sanh nhi bất sanh, chung nhật tử nhi bất tử. Có thể một niệm chẳng sanh, tâm linh thanh tịnh mới là thiền định thật sự, cho nên Lục Tổ Đàn Kinh nói : “ chỉ cần tâm thanh tịnh, tức là Như Lại thanh tịnh tọa ”, lại nói rằng : “ nội tâm chẳng loạn là thiền, ngoại duyên không nhiễm là định ”, có thể thấy rằng để cho nội tâm thanh tịnh, không bị ngoại cảnh làm ô nhiễm mới là thiền định thật sự, là Như Lai thanh tịnh tọa.

 

Một niệm chẳng sanh, tâm linh thanh tịnh, bổn tánh chẳng khởi kiến văn giác tri, khiến cho lục căn, lục trần, lục thức chẳng nhiễm các bụi trần, chẳng còn tung tích với ngoại vật thì mới khiến cho bổn tánh thanh tịnh u nhã tự tại, yên tĩnh dài lâu, thanh hư tự nhiên, cho nên Gia Thái Phổ Đăng Lục nói rằng : 廓然絕跡,湛爾清虛Khuếch nhiên tuyệt tích, trầm nhĩ thanh hư. Người tu hành đạt đến mức lập tức nhìn thấy bổn tánh, vượt ra khỏi biên kiến, chẳng trước ở các căn trần nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý, một niệm chẳng sanh, thanh tịnh tự tại, không còn phiền não và vọng tưởng, nhân tâm khế hợp với thiên tâm, giống như vàng gia tăng nhiệt độ đến một độ nhất định thì có thể dung nhập vào những miếng vàng khác; lại giống như nước sông dung nhập vào biển lớn vậy; ta chính là biển lớn, biển lớn chính là ta, có thể đạt đến sinh mệnh trường tồn, vĩnh không suy lão, phản phác quy chơn ( dẹp bỏ đi những sự tô vẻ hư giả không thật bề ngoài, khôi phục lại bổn tánh thuần phác ), cảnh giới hợp nhất với đạo, do đó Gia Thái Phổ Đăng Lục nói rằng : 如金博金,似水歸水Như kim bác kim, tựa thủy quy thủy. Người tu hành đạt đến bổn tánh thanh tịnh, thiện ác đều chẳng dụng, một niệm chẳng sanh, giống như Kinh Duy Ma Cật đã nói : 不捨道法而現凡夫事Bất xả đạo pháp nhi hiện phàm phu sự不斷煩惱,而入涅槃Bất đoạn phiền não, nhi nhập niết bàn.

 

Người tu hành trực tiếp hạ công phu nơi chỗ của bổn tánh, việc đến thì ứng, việc đi thì tịnh, hàng phục tất cả những phiền não và vọng tưởng, chẳng rơi vào biên kiến, do đó không đoạn phiền não mà phiền não tự đoạn; chỉ cần phước tuệ song tu, nội ngoại song tiến, công đức viên mãn đều có thể đạt đến cảnh giới vô dư niết bàn, bất sanh bất diệt, cho nên Gia Thái Phổ Đăng Lục nói rằng : 不斷煩惱,而入涅槃Bất đoạn phiền não, nhi nhập niết bàn. Muốn đạt đến cảnh giới Vô Dư Niết Bàn ở trên thì nhất định phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan, gặp thấy vị bồ tát của bản thân, hạ công phu nơi chỗ của bổn tánh, nhị lục thời trung ( thời thời khắc khắc ) quán chiếu chuyển niệm,vui vẻ từ bi bố thí độ hóa, tùy duyên độ hóa chúng sanh mới có thể đăng Dao Trì mà tiêu dao tự tại. Nếu như chẳng có cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan thì chẳng cách nào đốn ngộ bổn tánh, đem bổn tánh an trụ nơi trung đạo của Huyền Quan, cũng chẳng cách nào đem bổn tánh an cư trên chánh vị huyền quan của ngay chính giữa. Vì thế mà Kinh Dịch nói rằng : 君子黃中通理,正位居體,美在其中,而暢於四支,發於事業 ,美之至也。」 “ Quân tử hoàng trung thông lí, chánh vị cư thể, mĩ tại kì trung, nhi sướng ư tứ chi, phát ư sự nghiệp, mĩ chi chí dã ”

 

Hiền nhân thông lý Trung Hoàng,

Tìm nơi chính vị mà an thân mình.

 

Người quân tử phải biết Ý Nghĩa của Tâm điểm Thái Cực Trung Hoàng, và phải coi đó là nơi cư ngụ thiết yếu của tâm hồn mình.

 

Đạo lý cũng là như nhau, cho nên Gia Thái Phổ Đăng Lục nói rằng : 不住玄關,匪居正位Bất trụ huyền quan, phỉ cư chánh vị. Mục đích cuối cùng của việc tu đạo chính là phải tìm thấy bổn lai chơn diện mục, gặp thấy vị bồ tát của bản thân thì mới có thể minh tâm kiến tánh, chứng quả thành chơn, cũng giống như bạn muốn gieo hạt giống thì nhất định phải tìm thấy mảnh đất của bạn ở đâu thì những rau của quả mà bạn đã gieo trồng mới có thể thu hoạch. Nếu như trồng trọt trên mảnh đất của người khác, đến cuối cùng thì người khác thu thành đem đi mất rồi, lẽ nào chẳng phải là đã bận rộn vất vả một cách uổng công. Do vậy, tu đạo trước tiên phải tìm thấy một mảnh ruộng tốt của chính mình – phương thốn bảo địa ( Tâm ) ở chỗ nào, sau đó mới dụng công phu trên phương thốn bảo địa, để ngưng tụ tinh thần đạo khí, sau đó mới có thể kết thành đạo quả. Nếu như tu đạo chẳng có cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan, chẳng biết bổn tánh ở nơi đâu thì chẳng cách nào kiến tánh thành Phật, hậu quả sẽ là luân hồi sáu nẻo, đeo sừng đội lốt lông, hoặc đọa vào các loài khác, vĩnh khó trở mình, cho nên Gia Thái Phổ Đăng Lục nói rằng : 披毛戴角向異類中行Phỉ mao đái giác hướng dị loại trung hành. Có thể thấy rằng tu đạo nhất định phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư chỉ điểm cho nơi tồn tại của bổn tánh, mở ra khóa vàng huyền quan là quan trọng biết bao nhiêu ! Bởi vì khóa vàng huyền quan, còn gọi là chánh pháp nhãn tạng, đấy là tâm ấn đại pháp mà Chư Phật Bồ Tát đã truyền thừa xuống; người đắc thì siêu sanh, người tu thì chứng quả, là pháp môn đốn ngộ tôn quý và thù thắng nhất. Những chúng sanh bình thường, dùng ánh mắt của thế tục, những kiến giải bình thường là chẳng cách nào hiểu được chỗ tôn quý và thù thắng của pháp môn đốn ngộ, cho nên Gia Thái Phổ Đăng Lục nói rằng : 此諸佛頓證法門,非眾生見聞境界Thử Chư Phật đốn chứng pháp môn, phi chúng sanh kiến văn cảnh giới.

 

Từ những ghi chép kinh văn của Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh  (卍新纂續藏經)quyển 79, Gia Thái Phổ Đăng Lục (嘉泰普燈錄)quyển 29始終一貫,起滅同時,終日生而不生,終日死而不死。廓然絕跡,湛爾清虛,如金博金,似水歸水。不斷煩惱,而入涅槃;不住玄關,匪居正位。披毛戴角向異類中行,此諸佛頓證法門,非眾生見聞境界。」có thể tin chắc xác thật rằng việc cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan, đem bổn tánh an trụ ở trên trung đạo huyền quan của ngay chính giữa là pháp môn đốn ngộ minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật tôn quý và thù thắng nhất; người đắc thì siêu sanh, người tu thì chứng quả. Tu hành quan trọng nhất là phải vô trụ, vô niệm, vô tướng, khiến cho tâm niệm chẳng khởi, tâm linh thanh tịnh. Không tu thiền định, chẳng đoạn phiền não, mang tướng phàm phu, chẳng trụ niết bàn, học tập từ tâm tam muội của Di Lặc Tổ Sư, tu trì nội công ngoại quả để khôi phục lại bổn lai diện mục thanh thanh tịnh tịnh; đấy là chỗ thù thắng và tôn quý nhất của Nhất Phật Thừa

Số lượt xem : 366