BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Huyền Quan Tu Trì Quán ( Phần 1 )

Tác giả liangfulai on 2023-03-13 08:35:06
/Huyền Quan Tu Trì Quán ( Phần 1 )

江槎分玉浪,管炬開金鎖,五口相共行,九十無彼我

 

Giang tra phân ngọc lãng, quản cự khai kim toả,

ngũ khẩu tương cộng hành, cửu thập vô bỉ ngã.


Xuất xứ : Đại chánh tân tu đại tạng kinh,  tân toản tục tạng kinh, Càn Long đại tạng kinh, ngũ đăng hội nguyên, chỉ nguyệt lục quyển thứ 4, cảnh đức truyền đăng lục quyển thứ 3, thiếu thất lục môn, truyền pháp chánh tông quyển thứ 5, Vân môn thiền sư ngữ lục.

 

Kinh văn :

 

有期城太守楊炫之,早慕佛乘,問祖曰,西天五印師承為祖,其道如何,祖曰,明佛心宗,行解相應,名之曰祖。‥‥問祖曰願師久住世間,化導群有。祖曰:吾即逝矣,不可久留,根性萬差,多逢愚難,炫之曰:未審何人?弟子為師除得否?祖曰:吾以傳佛秘密,利益迷塗,害彼自安,必無此理,炫之曰:師若不言,何表通變觀照之力,祖不獲已,乃為讖曰「江槎分玉浪,管炬開金鎖,五口相共行,九十無彼我。」炫之莫測。禮辭而去。

 

Giải thích nghĩa của kinh văn :

 

Đại Tạng Kinh là kết tinh trí tuệ lưu truyền xuống của chư phật bồ tát và Tổ Sư thiền tông của các đời, các đại đức của thiền tông, là di sản tôn quý nhất trên thế gian, bảo tạng vô giá vô cùng vô tận, lại càng là con đường sáng cho chúng sanh tu bàn đạo về trời, sự tôn quý và thù thắng của nó không phải bút mực có thể hình dung ra được.

 

Bát Nhã chánh pháp sau này truyền thụ như thế nàotrong ghi chép của Đại chánh tân tu đại tạng kinh,  tân toản tục tạng kinh, Càn Long đại tạng kinh, như là : ngũ đăng hội nguyên, chỉ nguyệt lục quyển thứ 4, cảnh đức truyền đăng lục quyển thứ 3, thiếu thất lục môn, truyền pháp chánh tông quyển thứ 5, vân môn thiền sư ngữ lục …đều có những ghi chép tương đồng, nội dung như sau : 

 

有期城太守楊炫之,早慕佛乘 “ hữu kì thành thái thú dương huyễn chi, tảo mộ phật thừa ” : Có một vị tên là Dương Huyễn Chi sống ở kì thành ( tỉnh Hà Nam, huyện Bí Dương ) làm quan viên chức Thái Thú ( nay là thị trưởng ) , từ sớm đã rất ngưỡng mộ phật pháp. 

 

問祖曰,西天五印師承為祖,其道如何,祖曰,明佛心宗,行解相應,名之曰祖。“ vấn tổ viết, Tây Thiên Ngũ ấn sư thừa vi tổ, kì đạo như hà, Tổ viết, minh phật tâm tông, hành giải tương ứng, danh chi viết tổ ” :      có một lần gặp được Đạt Ma Tổ Sư, bèn thỉnh vấn Đạt Ma Tổ Sư rằng, ở Ấn Độ Tây Phương, có tâm ấn đại pháp truyền thừa xuống của chư phật chư tổ, gọi là Tổ Sư; đại đạo mà Tổ Sư truyền thụ giải thích như thế nào ? Đạt Ma Tổ Sư trả lời : hiểu rõ Tông chỉ tâm pháp mà Tổ Sư truyền thừa xuống, tâm tánh hiểu rõ, lời nói hành động y như tác dụng của tâm, gọi là Tổ Sư. 

 

問祖曰願師久住世間,化導群有 “ Vấn tổ viết : nguyện sư cửu trụ thế gian, hoá đạo quần hữu ” : Thái Thú Dương Huyễn Chi tiếp tục thỉnh vấn Đạt Ma Tổ Sư rằng : cầu mong Đạt Ma Tổ Sư sống lâu dài trên thế gian, dùng phật pháp để giáo hoá người đời, để dẫn dắt những chúng sanh mê muội, để tất cả chúng sanh biết có sự tồn tại của tự tánh, nhanh chóng tu kỉ độ nhân. 

 

 

 

 

 

祖曰:吾即逝矣,不可久留,根性萬差,多逢愚難 “ Tổ viết : ngô tức thệ hĩ, bất khả cửu lưu, căn tánh vạn sai, đa phùng ngu nạn ” : Đạt Ma Tổ Sư trả lời : ta sắp rời xa thế gian, thế gian không phải là nơi có thể lưu lại lâu, bởi vì căn tánh cuả ta không tốt, gặp phải rất nhiều tai nạn, cho nên có người muốn độc hại ta ”. 

 

炫之曰:未審何人?弟子為師除得否? “ Huyễn chi viết : vị thẩm hà nhân ? đệ tử vi sư trừ đắc phủ ? ”  Thái Thú Dương Huyễn Chi nói : chẳng biết kẻ muốn độc hại ngài là người gì ? Đệ tử có thể thay cho Tổ Sư trừ đi kẻ muốn độc hại ngài chăng ? 

 

祖曰:吾以傳佛秘密,利益迷塗,害彼自安,必無此理 “ Tổ viết : ngô dĩ truyền phật bí mật, lợi ích mê đồ, hại bỉ tự an, tất vô thử lí ” : Đạt Ma Tổ Sư nói : ta phụng thiên mệnh đến phổ truyền bí mật tâm tông của chư phật chư tổ, đến để làm lợi ích cho vô biên vô số chúng sanh mê muội, để chúng sanh có thể biết trở về từ trên con đường mê muội, nếu như vì sự an dật của mình mà làm nguy hại đến sự an toàn của thân ông, nhất định chẳng có đạo lý này.

 

炫之曰:師若不言,何表通變觀照之力,祖不獲已,乃為讖曰 “ Huyễn Chi viết : sư nhược bất ngôn, hà biểu thông biến quán chiếu chi lực, tổ bất hoạch dĩ, nãi vi sấm viết ” : Thái Thú Dương Huyễn Chi nói : Nếu như Tổ Sư không nói, sao lại không dùng phương pháp quán chiếu biến thông, dự báo trước phật pháp sau này truyền thừa như thế nào, để chúng sanh có phương hướng có thể tuân theo. Đạt Ma Tổ Sư bất đắc dĩ, bèn dự báo trước cho Thái Thú Dương Huyễn Chi về việc phật pháp sau này sẽ truyền thừa như thế nào.

 




 

 

Đạt Ma Tổ Sư nói : 江槎分玉浪 “ Giang tra phân ngọc lãng ” : Giang nghĩa là sông, hồ, biển lớn, Tra nghĩa là chiếc phà, chiếc thuyền chở người, ý rằng pháp thuyền độ người phân bố khắp nơi trên thế giới, khắp đường lớn hẻm nhỏ, thuận theo gió, phá sóng tiến về phía trước, đi khắp nơi phổ độ chúng sanh. 

 

 

 

 

 

 

管炬開金鎖 “ Quản cự khai kim toả ” : phổ độ chúng sanh như thế nào đây ? Quản có nghĩa là ống đèncự có nghĩa là ngọn đuốc. Trước tiên phải ở 3 ngọn phật đèn, ống đèn của phật đèn tuy ngắn, nhưng sau khi thắp sáng phật đèn, Điểm truyền sư mượn nhờ ánh sáng của vô cực, điểm phá huyền quan khiếu của chúng sanh, khiến chúng sanh khế nhập chân không, hội kiến tự gia bồ tát, hiển lộ đức hạnh thiện mĩ, hiện ra lương tâm của phật, làm việc của phật, đấy là quy y phật. Đấy là bảo thứ nhất của việc đắc đạo : huyền quan khiếu. 

 

五口相共行 “ Ngũ khẩu tương cộng hành ” . Ngũ khẩu là ngũ tự chân ngôn, ngũ tự chân kinh mà Minh Sư truyền thụ cho, là chân lý muốn chúng ta rời xa tất cả hình tướng ngôn ngữ, khi không chấp tướng, vô vi mà làm, đấy là quy y pháp. Mọi người tay nắm tay, tâm liền tâm, thật tâm tu bàn, cùng quay về Lý Thiên cực lạc, đấy chính là bảo thứ hai của việc đắc đạo : khẩu quyết. 

 

 

 

 

 

 

九十無彼我 “ Cửu thập vô bỉ ngã ” : cuối cùng truyền thụ 9 và 10là ấn quyết hợp đồng tí hợi. Tí hợi ở trong chi địa thuộc thuỷ, mà trong thiên can chỉ có 9, thứ 10 thuộc thuỷ, có nghĩa là Nhâm quý thuỷ. Đạt Ma Tổ Sư dự báo lấy 9, 10 ôm lại thì là hợp đồng, nghĩa là tu đạo phải hợp với trời, đồng với chúng sanh, đả phá sự chấp chước của anh và tôi, thành khẩn ghi nhớ trong lòng, không rời quy giới, vĩnh viễn gìn giữ xích tử chi tâm ( tâm hài nhi ), đấy là quy y tăng. Đấy chính là bảo thứ 3 của việc đắc đạo : hợp đồng. 

 

炫之莫測。禮辭而去“ Huyễn Chi mạc trắc, lễ từ nhi khứ ” : Thái Thú Dương Huyễn Chi sau khi nghe xong, cẩn thận ghi nhớ trong lòng, cảm thấy phật pháp cao siêu không thể đo lường được, do vậy bèn lễ bái tạ từ mà ra về.

 

Diễn nghĩa mở rộng : Những ghi nhận của kinh văn ở trên chỉ ra Thái Thú Dương Huyễn Chi của kì thành, bởi vì vô cùng ngưỡng mộ phật pháp, có một hôm gặp được Đạt Ma Tổ Sư, do đó mà thỉnh vấn Đạt Ma Tổ Sư rằng “ tâm pháp của Đạt Ma Tổ Sư truyền thừa đến từ Phật Thích Ca Mâu Ni của Tây Vực, tâm pháp của ngài truyền thừa như thế nào ? ”. Đạt Ma Tổ Sư trả lời rằng : “ minh phật tâm tông, hành giải tương ứng ”, đấy chính là Đạt Ma Tổ Sư có đạo, Vương Thái Thú hy vọng Đạt Ma Tổ Sư lưu lại lâu trên thế gian để độ hoá càng nhiều chúng sanh hơn, cùng quay về con đường giác ngộ. Đạt Ma Tổ Sư bảo với Dương Thái Thú, thời cơ mà ngài quy không đã đến rồi, không thể lưu lại lâu trên thế gian, căn cơ của mỗi người cách nhau đến mấy vạn lần trở lên, căn tánh của ta không tốt, cho nên sẽ gặp sự hãm hại của người khác. Dương Huyễn Chi nói “ không biết là ai ? đệ tử có thể vì Thầy mà trừ hại giùm chăng ? ” Đạt Ma Tổ Sư nói : “ Bồ Đề Đạt Ma ta truyền tâm pháp bí truyền của Phật, liên quan đến vấn đề sinh tử của chúng sanh, nếu như chỉ vì cứu cá nhân bản thân mình, mà ảnh hưởng đến sinh mệnh của ông, tất nhiên chẳng có đạo lý như thế ”. Dương Thái Thú nói : “ Tổ Sư nếu chẳng nói, nên từ bi nói rõ phật pháp sau này sẽ truyền thừa như thế nào, để chúng sanh có phương pháp quán chiếu được cứu. ”. Đạt Ma Tổ Sư bất đắc dĩ, bèn nói ra một bài kệ rằng : “ Giang tra phân ngọc lãng, quản cự khai kim toả, ngũ khẩu tương cộng hành, cửu thập vô bỉ ngã ”. 

 

Thái thú Dương Huyễn Chi sau khi nghe xong, cảm thấy cao thâm khó lường, hành lễ bái tạ rồi lui. Trải qua không lâu, Đạt Ma Tổ Sư quả nhiên gặp phải sự độc hại của Quang Thống Luật Sư, Tam Tạng Lưu Chi. Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma dự báo phật pháp sau này truyền thụ như thế nào, thông tin quan hệ đến việc chúng sinh đắc cứu và then chốt trọng yếu của việc phật pháp sau này được truyền thụ như thế nào. Tam Bảo mà Minh Sư truyền thụ : huyền quan, khẩu quyết, hợp đồng với những lời dự báo của Đạt Ma Tổ Sư, Tam Bảo mà phật pháp sau này truyền thừa là giống nhau. Cho nên đắc được tam bảo chính là quy y tam bảo tự tánh, nếu có thể dựa vào tam bảo này mà siêng năng tu trì, phật tánh quang minh, chờ đợi đến khi công đức viên mãn, bổn tánh viên mãn thì có thể liễu thoát luân hồi, bước lên bờ bên kia. Cho nên, tam bảo mà Minh Sư truyền thụ, là tâm pháp mà Tổ Sư thiền nhất mạch truyền thừa xuống, chơn thật bất hư

 

Lục Tổ Đàn Kinh ghi nhận việc quy y tam bảo tự tánh :

Phật có nghĩa là giác, Pháp có nghĩa là chánh, Tăng có nghĩa là tịnhTự tâm quy y giác thì tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc – ít tham muốn, biết thoả mãn với những gì đang có, có thể rời xa tài sắc, gọi là lưỡng túc tôn. Tự tâm quy y chánh, niệm niệm không có tà kiến, cho nên không có tà kiến, tức chẳng có nhân ngã, không có cống cao, tham ái, chấp chước, gọi là li dục tôn. Tự tâm quy y tĩnh, tất cả cảnh giới ái dục trần lao, tự tánh đều không nhiễm chước, gọi là chúng trung tôn. Nếu tu hành thế này, là tự quy y. Phàm phu chẳng hiểu, từ sáng đến tối, thụ tam quy giới, nếu nói là quy y phật thì phật ở đâu ? nếu không thấy Phật, thì dựa vào cái gì để quy ? trở thành vọng ngôn. Kinh văn nói rõ ràng : “ tự quy y phật ”, chẳng nói “ quy y tha phật - phật khác ”. Tự phật chẳng quy, thì không có chỗ nào để dựa dẫm. Nay đã tự ngộ, mỗi người nên quy y tam bảo tự tâm ! Bên trong điều chỉnh tâm tánh của bản thân, bên ngoài kính trọng người khác, thì là tự quy y. ”.

 

Do vậy, quy y phật nghĩa là giác, ứng hiện lương tâm của phật, làm công việc của phật, đấy là quy y tự tánh Phật; quy y pháp, nghĩa là chánh, là là chân lý vô cực rời khỏi tất cả hình tướng ngôn ngữ, khi không chấp tướng, vô vi mà làm, đấy chính là quy y pháp của tự tánh; quy y tăng nghĩa là không rời khỏi quy giới, nên vĩnh viễn gìn giữ xích tử chi tâm ( cái tâm hài nhi ), đấy chính là quy y tăng của tự tánh, cho nên quy y tam bảo chính là quy y tam bảo tự tánh, nếu có thể dựa vào tam bảo tự tánh này mà siêng năng tu trì, phật tánh quang minh, thì có thể liễu thoát luân hồi, bước lên được bờ bên kia.

 

Tâm đắc tu trì : từ Đại tạng kinh ngũ đăng hội nguyên, chỉ nguyệt lục quyển thứ 4, cảnh đức truyền đăng lục quyển 3, thiếu thất lục môn, truyền pháp chánh tông quyển 5, những ghi chép của Vân Môn Thiền Sư ngữ lục khiến cho chúng ta càng tin sâu hơn về lời dự báo của Đạt Ma Tổ Sư, sự truyền thừa của Phật pháp sau này, và sự truyền thừa Bát Nhã chánh pháp thời kì ban đầu, đạo là nhất thể, lý chẳng có gì khác, đều là truyền thụ tam bảo Phật Pháp Tăng, Giác Chánh Tịnh, Huyền quan, khẩu quyết, hợp đồng, chứng minh Tam Bảo truyền pháp của thiền tông nhất mạch xuất gia và Tam Bảo tâm pháp truyền thụ của nhất mạch tại gia : huyền quan, khẩu quyết, hợp đồng, là hoàn toàn tương đồng, giống y như nhau, đấy là ghi chép của Đại Tạng Kinh, ấn chứng chân quý của Đạt Ma Tổ Sư lưu truyền xuống, hoàn toàn chân thật chính xác, hy vọng mọi người dựa theo đạo lý mà Đạt Ma Tổ Sư đã từ bi chỉ thị mà tín thụ phụng hành, nhất định có thể minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật. Trong những ghi chép trên, khiến cho chúng ta thể hội được từ xưa đến nay, Phật và ma đi theo như hình với bóngĐạt Ma Tổ Sư là có lãnh thiên mệnh, là thiên mệnh minh sư phổ độ chúng sanh, cũng còn gặp phải sự bài xích của những người bất đồng quan điểm với mình, bị độc hại 6 lần, cuối cùng ngài biết được duyên trần đã hết, cho nên ung dung chết vì đạo

 

Phật Thế Tôn và những đại đức tu hành các đời đến nay cũng đều gặp phải các loại khảo nghiệm mài dũa, để mài luyện tâm tánh, xông phá cửa ải khó, chờ đợi đạo quả viên mãn mới có thể chứng quả thành chơn. Nói tóm lại, Tam Bảo Tâm Pháp mà Minh Sư truyền cho - Huyền quan, khẩu quyết, hợp đồng với lời dự báo của Đạt Ma Tổ Sư về truyền thừa phật pháp sau này : “ Giang tra phân ngọc lãng, quản cự khai kim toả, ngũ khẩu tương cộng hành, cửu thập vô bỉ ngã ” là hoàn toàn giống nhau, chỉ cần chúng ta dựa theo quy củ tu hành, tham dự vào việc vận hành đạo trường, trải qua sự việc mà luyện tâm mình, tiếp nhận các loại khảo nghiệm và mài luyện, theo điểm truyền sư đi khắp nơi khai hoang xiển đạo, phước huệ song tu, nội ngoại song hành, để tiêu sạch oán nghiệp, chờ đợi công đức viên mãn, nhất định có thể rời xa tất cả mọi khổ ách mà đạt đến siêu sanh liễu tử, thoát ly lục đạo luân hồi, một con đường lớn quang minh đắc chứng bỉ ngạn ( bước lên bờ bên kia ). 

 

三寶真傳自性皈依明覺性

祖師妙諦迷津點化返瑤天

 

Tam Bảo chân truyền tự tánh quy y minh giác tánh

Tổ Sư diệu đế mê tân điểm hoá phản Dao Thiên

Số lượt xem : 392