Huyền Quan Tu Trì Quan ( Phần 15 )
Đại Tạng Kinh ghi chép : 玄關盡悟,已成正覺之言。
Huyền quan tận ngộ, dĩ thành chánh giác chi ngôn.
出處:新纂續藏經第七十七冊,補續高僧傳卷第十四。
Xuất xứ : Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển thứ 77, Bổ Tục Cao Tăng Truyện quyển thứ 14.
原文:「金碧峰傳寶金,號碧峰,乾州永壽石氏子,參如海真公,公示以道要,公於地上畫一圓相,師以袖拂去之,公復畫一圓相,師於中增一畫,又拂去之,公再畫如前,師 又增一畫成十字,又拂去之,公視之不語,復畫如前,師於十字加四隅,成卍文。公曰:汝今方知佛法宏勝如此也,百餘年間參學,有悟者世豈無之,能明大機用 者,寧復幾人?無用和尚謂:座下當出三虎一彪,爾其彪耶,然緣在朔方,當大弘吾道也。‥‥‥玄關盡悟,已成正覺之言」。
Nguyên văn :
“ Kim Bích Phong truyện bảo kim, hiệu Bích Phong, càn châu vĩnh thọ thạch thụ tử, tham như hải chân công, công thị dĩ đạo yếu, công ư địa thượng họa nhất viên tướng, sư dĩ tụ phất khứ chi, công phục họa nhất viên tướng, sư ư trung tăng nhất họa, hựu phất khứ chi, công tái họa như tiền, sư hựu tăng nhất họa thành thập tự, hựu phất khứ chi, công thị chi bất ngữ, phục họa như tiền, sư ư thập tự gia tứ ngung, thành 卍 ( vạn ) văn. Công viết nhữ kim phương tri phật pháp hoành thắng như thử dã, bách dư niên gian tham học, hữu ngộ giả thế khải vô chi, năng minh đại cơ dụng giả, ninh phục kỉ nhân ? vô dụng hòa thượng vị : tọa hạ đương xuất tam hổ nhất bưu, nhĩ kì bưu da, nhiên duyên tại sóc phương, đương đại hoằng ngô đạo dã. …huyền quan tận ngộ, dĩ thành chánh giác chi ngôn ”.
Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển thứ 77 ghi chép rằng chùa Ngô Môn Hoa Sơn của triều đại nhà Minh, quyển Bổ Tục Cao Tăng Truyện mà sa môn Minh Hà thiền sư đã viết có ghi chép sự trải nghiệm đắc đạo của Kim Bích Phong thiền sư đối với sự truyền thừa của chánh pháp nhãn tàng và sự tu trì huyền quan đã có sự miêu thuật dùng lời nói văn tự cực kì đơn giản dễ hiểu để biểu đạt những đạo lý sâu xa, giống với tam bảo tâm pháp mà Nhất Quán Đạo hiện đang truyền, vô cùng tôn quý, nội dung như sau :
「金碧峰傳寶金,號碧峰,乾州永壽石氏子」:Kim Bích Phong Thiền Sư, còn gọi là Phó Bảo Kim Thiền Sư, là con trai của Thạch Thị, thuộc Vĩnh Thọ phủ Càn Châu.
「參如海真公,公示以道要」:Kim Bích Phong Thiền Sư đi đến chỗ của Như Hải Chân Công Thiền Sư để học đạo; Như Hải Chân Công Thiền Sư đem tâm pháp của chánh pháp nhãn tàng truyền thụ cho ông ta.
「公於地上畫一圓相,師以袖拂去之」:Như Hải Chân Công Thiền Sư vì để nghiệm chứng Kim Bích Phong Thiền Sư phải chăng đã lãnh ngộ được tâm ấn đại pháp, do đó vẽ một cái vòng tròn ○ trên đất , Kim Bích Phong Thiền Sư sau khi xem rồi thì dùng tay áo chùi mất đi cái vòng tròn, biểu thị là không ( chấp ) trước tướng.
「公復畫一圓相,師於中增一畫,又拂去之」:Như Hải Chân Công Thiền Sư lại vẽ một cái vòng tròn ○, Kim Bích Phong Thiền Sư vẽ một chấm ngay chính giữa của vòng tròn, biểu thị rằng đã lãnh ngộ được bổn tánh rồi, sau đó lại dùng tay áo chùi mất đi cái vòng tròn, biểu thị rằng ông ta tu hành không chấp tướng
「公再畫如前,師又增一畫成十字,又拂去之」:Như Hải Chân Công Thiền Sư lại vẽ một cái vòng tròn ○ như trước, Kim Bích Phong Thiền Sư vẽ thêm chữ 十 ở ngay chính giữa của vòng tròn, biến thành ⊕, biểu thị rằng ông ta đã lãnh ngộ chủ nhân ông bên trong huyền quan khiếu, sau đó dùng tay áo chùi mất đi cái vòng tròn, biểu thị rằng ông ta đã khôi phục bổn lai diện mục thanh thanh tịnh tịnh.
「公視之不語,復畫如前,師於十字加四隅,成卍文」:Như Hải Chân Công Thiền Sư sau khi xem rồi chẳng nói một lời, lại vẽ một cái ⊕ như trước, Kim Bích Phong Thiền Sư lại vẽ thêm 4 góc ở chỗ của ⊕, biến thành dấu chữ 卍 ( vạn )
「公曰:汝今方知佛法宏勝如此也,百餘年間參學,有悟者世豈無之,能明大機用者,寧復幾人?」Như Hải Chân Công Thiền Sư nói rằng : ông hôm nay đã biết chỗ quảng đại thù thắng của phật pháp chẳng qua như vậy mà thôi, thời gian của hơn trăm năm nay, những người tham phỏng các bậc Đại Đức, vân du tu học phật pháp thì nhiều vô số, thế nhưng người có thể khai ngộ kiến tánh lẽ nào không có ? những người có thể minh tâm kiến tánh, đại cơ đại dụng thì lại có mấy ai ? ( đại cơ đại dụng : có căn cơ đại thừa, sinh lòng tin kiên cố, thụ trì pháp đại thừa để đạt bồ tát thừa, có tác dụng cực lớn )
「無用和尚謂:座下當出三虎一彪,爾其彪耶,然緣在朔方,當大弘吾道也」:Có một vị là Vô Dụng hòa thượng nói rằng : trong số các môn hạ ( các đệ tử ) của Như Hải Chân Công Thiền Sư xuất hiện cho ra 3 hổ 1 hổ lai sư tử, đệ tử của ông là Kim Bích Phong Thiền Sư chính là hổ lai sư tử, thế nhưng duyên phận của ông ta ứng vận ở phương Bắc, sau này nên đại hoằng dương đạo ta – bát nhã chánh pháp của chánh pháp nhãn tàng.
「有玄關盡悟,已成正覺之言」:Bởi vì Kim Bích Phong Thiền Sư đối với chánh pháp nhãn tàng – huyền quan nhất khiếu đã hoàn toàn khai ngộ, đã thành tựu bậc đại giác chánh đẳng chánh giác, có thể gánh vác trọng trách đại nhiệm độ hóa chúng sanh, hoằng dương đạo ta.
Công án ở trên, nếu như là những người chưa đắc đạo, tham cứu suốt thời gian của cả một đời đến nát cả đầu cũng chẳng cách nào lãnh ngộ được nội dung của công án này, chẳng cách nào thụ dụng. Nếu như là những người đã cầu qua đạo rồi, mới xem thì đã biết. Chúng ta lại xem xem nội dung của công án này :
Kim Bích Phong Thiền Sư ở chỗ của Như Hải Chân Công Thiền Sư đắc thụ chánh pháp nhãn tàng mà Phật Thế Tôn đã truyền thừa xuống, Như Hải Chân Công Thiền Sư vì để ấn chứng đạo mà Kim Bích Phong Thiền Sư đã đắc, rốt cuộc đã lãnh ngộ hay chưa, do đó mà vẽ một vòng tròn ○ trên đất. Kim Bích Phong Thiền Sư vẽ một chấm ở chính giữa vòng tròn, biến thành ⊙. Kim Bích Phong Thiền Sư đã lành ngộ được rằng vẽ một cái vòng tròn ○ là khế nhập chân không, ở chính giữa của vòng tròn vẽ một điểm chấm, biến thành ⊙, một chấm này chính là để tự tánh triển hiện diệu hữu. Kim Bích Phong Thiền Sư chùi bỏ ⊙ đi, biểu thị rằng ông ta đã lãnh ngộ rồi, vả lại không chấp trước tướng. Như Hải Chân Công Thiền Sư lại vẽ một chữ thập 十, Kim Bích Phong Thiền Sư thêm 4 góc ở chỗ của chữ thập 十, biến thành dấu chữ vạn 卍, cũng có nghĩa là huyền quan biểu thị chữ thập 十 hồi chuyển; ông ta biết rằng tu đạo phải hồi quang phản chiếu, khiến cho pháp luân thường chuyển. Các đệ tử của Nhất Quán Đạo tiếp thụ sự điểm truyền của Thiên Mệnh Minh Sư, ở phía trước mặt của người mới đến cầu đạo vẽ một cái vòng tròn, là khế nhập “ chân không ”, ý là hãy đem nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý quy trở về trên huyền quan nhất khiếu thanh thanh tịnh tịnh; điểm một điểm ở chỗ của huyền quan, đấy là “ diệu hữu ”, sau này khởi tâm động niệm hãy lấy một điểm bổn tánh này làm chủ, hiển lộ đức hạnh thiện mĩ, đấy là tâm pháp tinh túy nhất mà Nhất Quán Đạo truyền thụ, hoàn toàn giống với đạo mà Kim Bích Phong Thiền Sư đã đắc mà trong Toản Tục Tạng Kinh quyển thứ 77, Bổ Tục Cao Tăng Truyện đã ghi chép.
Kim Bích Phong Thiền Sư biết rằng công phu tu trì phải bắt tay vào từ chỗ của huyền quan bổn tánh, khiến cho pháp luân thường chuyển 卍, lấy bổn tánh làm chủ, đem 5 thức ( nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân ) chuyển hóa thành 「成所作智 thành sở tác trí」, đem “ ý ” của thức thứ 6 chuyển thành 「妙觀察智 diệu quán sát trí」, đem thức thứ 7 ( Mạt na thức ) chuyển thành 「平等性智 bình đẳng tánh trí」, đem thức thứ 8 ( A Lại Da thức ) chuyển thành 「大圓鏡智 Đại Viên Kính Trí」, bộc lộ ra niềm vui từ nội tâm, đem sắc trần ô trọc bẩn thỉu chuyển hóa thành lí vực tịnh độ thanh tịnh, đấy là ý nghĩa lớn nhất của pháp luân thường chuyển. Bổ Tục Cao Tăng Truyện chỉ ra :
「玄關盡悟,已成正覺之言 huyền quan tận ngộ, dĩ thành chánh giác chi ngôn」,khẳng định rằng Kim Bích Phong Thiền Sư đã đắc thụ chánh pháp nhãn tàng; huyền quan khiếu được Thiên Mệnh Minh Sư mở ra, và đã chứng đắc phật vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, đủ để gánh vác trọng trách đại nhiệm của việc độ hóa chúng sanh. Lục Tổ Đàn Kinh nói rằng : “ Chẳng nhận biết được tự bổn tâm, học pháp vô ích, nếu nhận biết được tự bổn tâm, thấy được tự bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật. ”
Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển thứ 77 “ Bổ Tục Cao Tăng Truyện ” ghi chép rằng : 「玄關盡悟,已成正覺之言 huyền quan tận ngộ, dĩ thành chánh giác chi ngôn」khẳng định tâm pháp chơn truyền bảo quý của việc mở ra huyền quan khiếu, ngộ thấu triệt vị chủ nhân ông bên trong huyền quan khiếu, tích cực tu bàn, lập kỉ đạt nhân, hưng từ bố hóa ( 興慈佈化 ), quảng độ nguyên nhơn, có thể thành tựu phật vị chánh đẳng chánh giác; đấy là chánh pháp nhãn tàng mà chư phật bồ tát đã truyền thừa xuống, là chiếc pháp thuyền từ hàng để cứu rỗi nhân loại toàn thế giới thoát rời lục đạo luân hồi. Chúng ta phải tin chắc sự tôn quý và thù thắng của tâm pháp chơn truyền, lòng tin thanh tịnh ngay lúc ấy, phát ra từ tâm bi nguyện, trong tâm mang cái đạo trung chánh, từ bi hỷ xả, hành trì lục độ vạn hạnh, chuyển thức thành trí, cuối cùng đạt thành phật trí viên mãn…nhất định có thể thoát rời lục đạo luân hồi, công nguyện thành tựu, rời khổ được vui.
Số lượt xem : 593