BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Chơn nhân tĩnh tọa ( Trích dẫn từ Bạch Thủy Thánh Đế Tập Yếu )

Tác giả liangfulai on 2022-09-02 20:10:58
/Chơn nhân tĩnh tọa  (  Trích dẫn từ Bạch Thủy Thánh Đế Tập Yếu )

Chúng ta đắc được một chỉ điểm này là Đạo. Đạo là vô hình vô tướng, có hình tướng toàn bộ đều là giả. Trong đạo chúng ta có nội công là chơn nhân tĩnh tọa. Khi ngồi thân thể phải tự nhiên, sống lưng phải thẳng, hai mắt tự nhiên khép tám phân, đầu lưỡi tự nhiên chống hàm trên, khép miệng lại nói (一), hai vai thả lỏng nhẹ nhàng, tự nhiên khí quán đan điền.


Lữ Tổ nói qua : 「一二三四五,二人守一土,解開其中意,便是未來祖。」

“Nhất nhị tam tứ ngũ, lưỡng nhân thủ nhất thổ, giải khai kì trung ý, tiện thị vị lai Tổ”

( Dịch nghĩa : một hai ba bốn năm, hai người giữ miếng đất, giải được ý trong đó, thì là vị lai Tổ )

"Trung ương mậu kỉ thổ", "lưỡng nhân thủ nhất thổ", con một khiếu thông thì trăm khiếu đều thông.

Vạn pháp chẳng rời tự tánh; hãy hồi quang phản chiếu, quay đầu lại kiểm tra những lỗi lầm của bản thân mình, hợp với đại tự nhiên. Đấy là nội công chơn nhân tĩnh tọa.

Trong đạo chúng ta cũng có nội công, tĩnh tọa Tiên Thiên là chơn nhân tĩnh tọa. Bình tâm tĩnh khí, hai mắt thủ huyền, nhị lục thời trung ( thời thời khắc khắc ) chẳng rời cái này, bất cứ lúc nào cũng có thể tĩnh tọa.

Trước đây ở Đại Lục Xã Đồng Thiện cũng dạy ngồi xếp bằng, chỉ khiếu tọa công, chơn nhân xuất khiếu. Chơn nhân xuất khiếu mà ta đã trải qua, bên ngoài ai đã đến ta đều biết rõ. Có 16 bộ công phu. Chúng ta đắc được một điểm này ngồi xếp bằng 100 ngày thì có thể chơn nhân xuất khiếu. Bây giờ chúng ta có công phu ngồi xếp bằng, hai mắt thủ huyền, chơn nhân tĩnh tọa, vai thả lỏng, khí quán đan điền, tinh thần tập trung, chúng ta là chơn nhân tĩnh tọa, đấy là đạo pháp tự nhiên, ngồi xe cũng được, đi bộ cũng được, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào đều có thể. Các con không có việc thì cứ ngồi, tĩnh tọa không suy nghĩ lung tung bậy bạ, khóa tâm khỉ, trói ý ngựa.

 

Tự nhiên chính là đạo. Thầy nói rằng : “ cái gì là chơn nhân tĩnh tọa ? 二人守一土 lưỡng nhân thủ nhất thổ ( hai người giữa một mảnh đất ), trung ương mậu kỉ thổ, hai người nào vậy ? là Chơn nhân, giả nhân.

Lúc nào vậy ? nhị lục thời trung ( thời thời khắc khắc ).

Chơn nhân và giả nhân giữ lấy một mảnh đất, cân bằng chẳng thiên chẳng lệch, giữ gìn sự bình tĩnh trong tâm, đấy chẳng phải là sự tham thiền xếp bằng bình thường. ”

 

Thời điểm xếp bằng thật sự là ( 23 – 1 giờ ), ( 11-13 giờ ), ( 5-7 giờ sáng ), ( 17-19 giờ ), buổi sáng thức dậy ngồi; giữa trưa 12 giờ ngồi; buổi chiều 6 giờ ngồi, buổi tối 12 giờ ngồi. Chúng ta đắc đạo rồi, đắc được một chỉ điểm này, chúng ta đắc được là có chứng cứ, chỗ diệu của một chỉ điểm này là ở đâu ?

 

Điểm đạo là điểm huyền. Đạo đức kinh đoạn đầu tiên viết rằng : 無欲以觀其妙,有欲以觀其徼(竅 )“ vô dục dĩ quán kì diệu, hữu dục dĩ quán kì kiếu ( khiếu ) ”.   

Chúng ta mới ngồi xếp bằng, khí không trầm xuống được, nhất định phải thế nào đây ?

Mông hướng về sau một chút, hai vai thả lỏng, Kinh Phật nói : “đã quên”, đã quên đi bản thân con rồi, cái gì cũng mặc kệ không quản, khí tự nhiên sẽ trầm, hướng xuống dưới cái bụng, khí tự nhiên đổ vào đan điền, đạo pháp tự nhiên, vô vi tự nhiên.

Luyện khí công thì là pháp hữu vi. Con tự quên đi bản thân, cánh tay cũng chẳng quản nữa, chân cũng mặc kệ chẳng quản nữa, khí tự nhiên trầm xuống. Con hãy tự mình thử xem xem, khí trầm xuống, cái bụng phồng lên rồi !

 

Hai mắt của con cứ hay nhìn ra ngoài, hai mắt thủ huyền mà, chớ có nhìn hướng ra ngoài, hãy quay lại nhìn hướng về cái này ( huyền quan ) – tự nhiên, đấy gọi là hồi quang phản chiếu. Mắt giống như khép lại mà chẳng khép, hai mắt thủ huyền. Con xem, việc luyện quyền, ngồi xếp bằng “ lưỡi chống hàm trên, khí quán đan điền ”. Lúc đầu ta ngồi xếp bằng, ta hiểu, giờ đây chúng ta chẳng cần cố ý, con hướng cái này mà ngồi thì tự nhiên khí quán đan điền. Con hãy thử thử xem, khí tự nhiên sẽ trầm xuống đến dưới bụng, con có cảm giác không ? Con hướng về cái đó mà ngồi tự nhiên sẽ quên cái tôi, quên mất bản thân rồi thì khí sẽ trầm xuống dưới. Trên thực tế con khép miệng lại chẳng động, đầu lưỡi tự nhiên sẽ chống lên hàm trên rồi !

Trước đây ngồi xếp bằng là cố ý đầu lưỡi uốn cong một cái, đấy là pháp hữu vi; đạo của chúng ta vốn tự nhiên, là đại pháp vô vi, vô vi – đại tự nhiên !

Tất cả  Điểm truyền sư các con đều phải hiểu cái này, đấy là nội công của đạo, đại tự nhiên vô vi. Đấy gọi là “ nhất tâm thanh tịnh ”. Lão Tử chẳng phải nói cái thanh tịnh đại tự nhiên vô vi này sao ?

 

Chúng ta bình tâm tịnh khí hướng về cái này tạm thời ngưng – đại tự nhiên vô vi, nhà Phật nói “ đã quên rồi ” – quên bản thân mình đi; Khổng Lão Phu Tử cũng nói qua – việc đến thì ứng, đi rồi thì chẳng giữ, cái gì cũng chẳng cần.

 

Ngồi xếp bằng, cái ngồi ấy là nhục thể, có người chơn nhân xuất khiếu, bên ngoài mở cửa ai đến rồi cũng đều biết thảy, chẳng ích gì. Tất cả Thánh nhân đều biết, thế nhưng chẳng truyền cái này. Ta 26 tuổi thì ngồi xếp bằng, cũng biết được cái này, ngồi 2 tiếng đồng hồ, ta chịu không nổi. Ta chẳng truyền cái này. Thật ra, cái này thì người người đều có thể làm được, hiện nay khắp nơi đều có việc ngồi xếp bằng.

  

Chúng ta không ngồi xếp bằng, trong đạo của chúng ta có nội công, ngồi thẳng, hai vai thả lỏng, bình tâm tịnh khí, hồi quang phản chiếu; hai mắt thủ huyền quan, chơn nhân tĩnh tọa nhục thể quên hết, đấy là cái gọi là đạo pháp tự nhiên, cũng là cái “ tồn tâm dưỡng tánh ” mà bậc Thánh Nhân đã nói.

 

Hãy dưỡng cái thiên tánh của chúng ta. Phật Tổ nói rằng “ minh tâm kiến tánh ”. Lão Hòa Thượng giảng minh tâm kiến tánh, đã giảng cả đời người, đã minh tâm kiến tánh chưa ?

Chưa ! Bởi vì thiếu đi một điểm này.

 

Kinh Phật cũng nói rằng : vạn pháp chẳng rời bổn tánh. Xem kinh điển gì cũng thảy đều hiểu rõ thì trên khoa học nói là não lớn, tiểu não khiến chúng ta hiểu, đấy là không đúng, là chơn nhân khiến cho chúng ta hiểu.

 

Chơn thiền định, chúng ta muốn tu đạo thì phải trở về sự thanh tịnh ấy; hai mắt thủ huyền chính là thiền định ! Thiền là tịnh, định là bất động, nghĩa là định tánh. Chúng ta tịnh đến cực điểm có một phương hướng nhất định. Biết ngưng mà có thể định, định mà sau đó có thể tĩnh, tâm của con chẳng tán loạn thì sẽ không hướng ra ngoài mà phóng rồi.

 

Mạnh Tử nói rằng 「求其放心。」“ cầu kì phóng tâm ” ( đem cái bổn tâm đã đánh mất ấy tìm về trở lại ). Con có con gà con chó đánh mất rồi thì biết đi tìm; tâm của con chạy mất rồi vì sao chẳng biết phải thu về trở lại ? Con thả ra ngoài thì phải thâu về lại, đấy gọi là “ Thiền định ”

Phật nói khai ngộ; tham thiền xếp bằng đấy là những cái tên do con người đặt. Chúng ta đắc được một chỉ điểm này, bình tâm tịnh khí, trông giữ lấy chơn nhân của bản thân, đấy gọi là “ Thiền định ”. Thiền là tịnh, là chơn nhân tĩnh tọa. Cái mà con ngồi là nhục thể, chẳng biết ngày nào đó thì bị ném bỏ đi rồi. Nhìn ra rồi thì là giả, nhục thể là giả, con biết rằng cái này là giả thì lòng tham chẳng có rồi, chẳng có lòng tham thì con đã chẳng có phiền não rồi.

 

Nhị lục thời trung ( thời thời khắc khắc ) chẳng rời cái này, bất cứ lúc nào cũng đều có thể tĩnh tọa. Chẳng phải là trước đây ngồi xếp bằng, cái mà ngồi là nhục thể, mắt quán mũi, mũi quán tâm, tâm quán khiếu, vận chu thiên, chuyển pháp luân.

 

Hoạt Phật Lão Sư nói với chúng ta rằng : “con ngồi xếp bằng sống 200 tuổi, đấy chỉ là con quỷ giữ xác, chẳng có ích gì”. Việc ngồi xếp bằng thì từ xưa đã có, đấy là tu bản thân, cũng chẳng có một người nào thành Phật. Ngày nào cũng ngồi xếp bằng có ích gì ? Việc của quốc gia cũng không quản, cha mẹ cũng chẳng cần, đấy chẳng phải là đồ bỏ đi hay sao ?

 

Chúng ta ngồi xếp bằng là chơn nhân tĩnh tọa; việc ngồi xếp bằng của những đạo môn khác là sự xếp bằng của sắc thân, vận chu thiên, chuyển pháp luân…đều là những pháp hữu vi, chẳng thể siêu sinh liễu tử.

Tọa công – công phu tọa dưỡng, là bài tập mỗi ngày của người tu đạo. Vào lúc 12 giờ, ngồi đàng hoàng bắt chéo cong hai chân, tay khấu hợp đồng, mặc niệm vô tự chơn kinh vài lần, đầu lưỡi chống lên khiến cho lưỡi dưới tiết nước bọt, đầy thì nuốt xuống, càng đem tâm ý chú ý huyền quan, nhớ kĩ là hãy hồi quang phản chiếu, ý chẳng ra vào, như lúc nhớ lúc không, như có như không, mơ hồ chẳng rõ. Ban đầu thì giữ có, có cho đến chẳng có, chẳng có cho đến Nhân Ngã đều chẳng biết, tâm giống như nước trên sông hồ những ngày thu và vực lạnh vậyvực : chỗ nước sâu và lặng ở con sông ). Đấy là một pháp; còn có một pháp nữa, sách Trung dung nói rằng : 「如保赤子,心誠求之。」“như bảo xích tử, tâm thành cầu chi ”

 

Ghi chú : Cái gì gọi là “ xích tử ” ? xích tử chính là trẻ mới được sinh ra, tâm của trẻ sơ sinh là thuần khiết chẳng có tà. Mỗi một người cha mẹ đều có cái thiên tánh yêu thương bảo vệ đối với đứa trẻ mới sinh ra; loại tâm này chính là cái tâm chí thành.

 

Phật nói rằng : “ đi ở ngồi nằm, niệm niệm chẳng rời ”. Chúng ta những người có tâm muốn thành đạo thì hãy đem hai pháp này mà song hành, hãy nhận phật tánh làm cái ta, có việc thì hãy dụng nó để xử lí sự việc, việc xong rồi thì bảo nó nghỉ ngơi, chẳng lo đến không nổi địa vị của Tiên Phật.

 

Hiện nay đại khai phổ độ, động thì độ người, tịnh thì độ bản thân. Chúng ta tu đạo tu tâm, nhất định phải tu cái đức của Nội Thánh, thường thanh thường tịnh là công phu của tĩnh tọa.

 

Vì sao bây giờ không nói đến việc xếp bằng ? Đời người trong biển khổ, chúng ta lấy việc độ người cứu người làm điều quan trọng cấp thiết. Thiết lập chiếc pháp thuyền lớn này là cốt để cho những người lãnh đạo và mọi người chúng ta đi cứu những thiện nam tín nữ trong biển khổ.

******************************************

Cổ Đức nói rằng :

若人靜坐須臾頃,

勝造恆沙七寶塔;

寶塔畢竟化為塵,

一念靜心成正覺

 

Nếu người tĩnh tọa trong chốc lát

Hơn tạo hằng sa Thất Bảo Tháp

Bảo tháp cuối cùng hóa thành bụi

Một niệm tịnh tâm thành chánh giác.

 

Tịnh tâm vô tâm thì công đức vô lượng, vượt xa hơn nhiều so với cái công đức hữu tâm của việc xây dựng Thất Bảo Phật Tháp. Xây dựng bảo tháp cuối cùng rốt cuộc rồi cũng sẽ hư hoại, thuộc về pháp hữu vi, dựa vào hữu tâm để tu Nhân thì sẽ đắc được cái quả hữu vi . Do việc tĩnh tọachơn nhân tĩnh tọa ) có thể phản chiếusoi ngược lại ) tâm mình, đạt đến một niệm chẳng sanh, vạn duyên buông xuống, lấy Vô tâm là Nhân thì sẽ đắc được cái Quả vô vi. Công đức thành tựu chánh đẳng chánh giác sau này là bắt đầu ở một niệm tịnh tâm; chúng sanh có thể tịnh trong khoảnh khắc thì tức là phật trong khoảnh khắc; một khắc có thể tịnh thì tức là phật của một khắc, tất cả những công đức này vốn dĩ tự có, chỉ do Vọng niệm che lấp nên chẳng hiện, nay nếu vọng đã trừ rồi thì công đức hiện ra trước mắt. Do vậy mà :

 

Nếu người tĩnh tọa trong chốc lát

Hơn tạo hằng sa Thất Bảo Tháp

Bảo tháp cuối cùng hóa thành bụi

Một niệm tịnh tâm thành chánh giác.

Số lượt xem : 939