BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thánh Nhân cầu tâm

Chẳng cầu phật

Phàm nhân cầu phật

Chẳng cầu tâm.

  • Khai hoang mẫu " ruộng tâm "
  • " Bồ đề chủng " gieo trồng
  • Đợi chờ duyên hoa nở
  • Kết " đạo quả " vô hình

Trang chủ

  • Duyên Phận Cầu Đạo, Tu Đạo, Bàn Đạo của kiếp này

    /Duyên Phận Cầu Đạo, Tu Đạo, Bàn Đạo  của kiếp này
    Trong kinh nhân duyên có nói đến Đức Phật, Ngài có con mắt trí tuệ nhận thấy những chúng sinh có duyên với người nào thì người ấy mới độ được. Tỷ như người có duyên với Phật thì Phật độ cho họ, người khác không độ được; người có duyên với người khác thì người khác độ, Phật không độ được; người có duyên với Ngài Xá Lợi Phất thì Ngài Xá Lợi Phất độ cho họ, chứ ngài Mục Liên, Ngài Ca Diếp, Ngài A Na Luật, Ngài Kim Tỳ La và tất cả vị Thanh Văn sao độ cho họ được, vì họ không có duyên với các vị. Nói tóm lại, những người có duyên với mình thì mình độ, không có duyên thì không thể độ được. Điều này lý giải cho việc vì sao mà có người tuy rằng mình đã cố độ mãi nhưng vẫn không cách nào độ được, nhưng khi người khác đến độ thì họ lại rất dễ dàng tin theo.
  • Đời người

    /Đời người
    Đời người ngắn tạm mấy mươi năm Chào đời cất tiếng khóc tỏ lòng “Khổ, không, vô thường đời” báo hiệu Nào thấy ai cười khi lọt lòng.
  • Lỡ lời làm chó

    /Lỡ lời làm chó
    LỠ LỜI LÀM CHÓ   Một thời, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngụ tại tinh xá Kỳ Viên, khi ấy tôn giả Xá-lợi-phất mỗi ngày thường dùng thiên nhãn xem xét chúng sinh đang thọ khổ trong sáu đường luôn hồi, xem ai là người có nhân duyên đáng được độ, tức liền đến giáo hoá giúp chúng sinh ấy thoát khổ được vui. Lúc ấy, có rất nhiều thương nhân, kết bạn đi buôn. Họ tìm đến nước lân cận buôn bán. Trong số đó có một thương buôn mang theo con chó để nó canh giữ hàng hoá ban đêm.
  • Những điều khó dễ trên con đường tu bàn đạo

    /Những điều khó dễ  trên con đường tu bàn đạo
      1. Thoái đạo thì dễ, tiến đạo thì khó 2. Nghe pháp thì dễ, ngộ đạo, giảng đạo thì khó 3. Sanh nghi thì dễ, khởi tín thì khó 4. Ngạo mạn thì dễ, khiêm tốn thì khó 5. Khinh chê, hủy báng thì dễ, tán dương, kính ngưỡng thì khó
  • Nhất trên thế gian

    /Nhất trên thế gian
    Nhất trên thế gian    Thế gian có loại cây bất sanh bất diệt, nhưng cũng là loại cây khó vun trồng nhất, phải trải qua thời gian rất lâu rất dài mới kết thành quả, đó chính là cây “ bồ đề tự tánh ”. Thế gian có loại tiền khó kiếm nhất, vào lửa không cháy, vào nước chẳng mục nát, cũng là loại tiền mà không có bất kì loại tiền nào khác có thể dùng để đổi được, giá trị hơn cả tam thiên đại thiên thế giới, duy chỉ có thể dùng chân tâm thanh tịnh đầy chân thành cung kính trân quý mới có thể có được, đó chính là “ công đức tự tánh ”.
  • Nhân Duyên

    /Nhân Duyên
    NHÂN DUYÊN... Mỗi một mối nhân duyên lành của kiếp này đều là sự tích lũy từng tí một của quan tâm, yêu thương, chân thành, kính trọng, tin tưởng, sự đối đãi bình đẳng, sự thí xả từng chút một của ánh mắt nụ cười thân thiện, sự bố thí vô vi, vô trụ về tài, pháp, vô uý, sự trì giới, nhẫn nhục, sự lắng nghe và thấu hiểu, cảm thông, sự trân trọng biết quý tiếc, sự hành xử trí tuệ... từng chút một tích lũy lâu dài qua nhiều năm tháng thời gian, cho đến nhiều đời nhiều kiếp, ví như cây trồng cũng phải trải qua thời gian dài của sự quan tâm chăm sóc, của nhiều yếu tố tốt lành thì mới cho ra những quả lành ngon ngọt.
  • Phật Đường Và Con Đường Bồ Tát Đạo

    /Phật Đường Và  Con Đường Bồ Tát Đạo
    Phật Đường Và Con Đường Bồ Tát Đạo   Có rất nhiều các vị đạo thân mới sau khi cầu đạo đều rất ít tiếp cận Phật đường để học tập tu bàn đạo, liễu nguyện, tiêu nghiệp. Phần nhiều các vị ấy đều sẽ cảm thấy mình chẳng có lý do gì để đến phật đường, hoặc đến phật đường cũng chẳng biết làm gì, cảm thấy lạc lõng, xa lạ, bơ vơ, chẳng liên can gì đến mình để rồi sau đó chẳng thiết tha gì đến lần nữa. Đó là đứng từ góc nhìn của người ngoài vẫn còn lạ lẫm, chưa có nhiều kinh nghiệm và sự thể ngộ để cảm nhận về Phật đường. Vậy đứng trên góc nhìn sâu từ tận bên trong thì sao ?
  • Người Mù Thắp Đèn

    /Người Mù Thắp Đèn
    “ Người Mù ” Thắp Đèn   Trong màn đêm tối đen như mực, có một vị tăng nhân tu khổ hạnh bôn ba nghìn dặm tìm Phật, đến một ngôi làng hoang vắng, trên đường xá tối đen như mực, người dân trong làng đang đi đi lại lại rất tấp nập. Khổ hạnh tăng đi đến một con hẻm nhỏ, ông trông thấy một chiếc đèn lồng sáng choang, từ nơi sâu thẳm trong một con hẻm vắng lặng, từ từ chiếu rọi qua đây. 
  • Tu trì tam bảo tâm pháp

    /Tu trì tam bảo tâm pháp
    Pháp thủ huyền Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Thân là các đệ tử của Thiên Đạo thì nên lấy việc tu trì tam bảo làm pháp môn tu trì. Đấy là phương pháp tu hành căn bản, trực tiếp, đơn giản nhất. Chớ có xem thường huyền quan nhất chỉ của Minh Sư,
  • Tâm đăng

    /Tâm đăng
    Bái Minh Sư, điểm tâm đăng , Khai mở trí tuệ ( thắp sáng lên ngọn đèn trong tâm ) , truyền thụ mật mã của sinh mệnh. Thắp sáng trí tuệ quang minh. Trong tâm của mỗi người đều có một ngọn đèn. Đấy gọi là “ Tâm Đăng ” Rất nhiều người đều đến chùa miếu thắp “đèn quang minh ” để cầu bình an, nhưng lại chẳng để ý đến  “ tâm đăng thật sự mới là cái mà thật sự cần phải thắp sáng ”.