BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Giới Luật Chỉ để nhiếp tâm ( Hoạt Phật Lão Sư từ bi )

Tác giả liangfulai on 2023-05-26 16:43:08
/Giới Luật Chỉ để nhiếp tâm ( Hoạt Phật Lão Sư từ bi )

Người tu hành tuyệt đối không thể xem giới luật như là sự trói buộc; nếu xem như là sự trói buộc thì không thể chiếu theo thiên tánh mà làm.

 

 


Đồ nhi ơi, nếu như mang người đi nương nhờ nơi cửa của Tổ Sư giả thì tội này còn nặng hơn so với tội khai trai đấy ! Thầy nói câu chân thật, một người khai trai nếu như cậu ta có thể quay về lại bàn đạo tiếp, đến khi cậu ta trăm tuổi quy không, chư thiên tiên phật vẫn sẵn lòng bảo vệ thân của cậu ta; nếu như vẫn đi theo bên phía Tổ Sư giả, tuyệt đối là thiên bảng trừ danh ! Do đó, thầy muốn các con bắt đầu từ giây khắc này trở đi thì phải rất cẩn thận, rất cẩn thận những hành vi, lời nói, tâm niệm của mình, đấy chẳng phải là thầy vô tình, có một số các việc thầy đối xử một cách có tình cảm với các con cũng không thích hợp, đấy chẳng phải là ý của thầy đâu ! Thầy chỉ có thể nói nghiêm trọng một chút với các con, con chớ có tưởng rằng chẳng có người biết, nếu như các con làm trái ngược lại với ý trời, đợi đến một ngày nào đó khi con thật sự chẳng cách nào nhúc nhích động đậy được, xem coi con sẽ làm thế nào đây ? Những thói hư tật xấu của con vẫn còn có thể tha thứ, bởi vì đều vẫn còn là con người mà ! Thế nhưng, nếu như con xúc phạm phải luật trời, chẳng màng đến những tinh thần, tài sức mà đã khổ tâm bỏ ra trước đây, vậy thì ai cũng hết cách rồi.

 

Bản thân mình nhất định phải kiên giữ lấy nguyện lực của chính mình, những lời mà ơn trên đã nói thì hãy thật tốt mà ghi nhớ kĩ trong lòng, hãy thật tốt mà chiếu theo nguyện thực hành chắc chắn chẳng saiChớ có quản quá nhiều việc, các con chính là quá ư là tự cho rằng mình thông minh rồi, cái nên quản thì chẳng quản, cái chẳng nên quản thì lại quản quá nhiều rồi, do đó mà sự tình bèn nhiều rồi. Từ nay về sau, các con phải đặc biệt chú ý, toàn bộ đạo trường sẽ một lần lại một lần có những việc khảo nghiệm như thế này xuất hiện, mà mỗi một người các con đều sẽ có cơ hội gặp phải. Hy vọng rằng khi các con gặp phải đều có thể biết nên làm thế nào, trong lòng phải rõ rõ ràng ràng bản thân mình nên làm gì. Ba môn học Giới, Định, Tuệ mà các con thường thường nói đến rốt cuộc có người nào thật sự đem nó thực hiện một cách thực tế trong cuộc sống sinh hoạt của các con ?

 

Các con hãy nghĩ nghĩ xem, mỗi ngày sao lại có nhiều phiền não như thế, nhiều đau khổ như thế, nhiều ưu sầu như thế, vì sao vậy ? Các con đã từng nghĩ qua chưa ? Đấy cũng là bởi vì thân, khẩu, ý của các con chẳng thể thanh tịnh, chẳng thể nhất trí được đấy ! Bởi vì tự bản thân các con rõ ràng nói là phải làm như thế, thế nhưng lại cứ làm chẳng được ! phải vậy không ? Các con còn thanh tịnh được sao ? Do đó nói, thân khẩu ý của các con nhất định phải nhất trí, như thế thì thân tâm mới có thể tự tại, thanh thanh tịnh tịnh đấy. Các đồ nhi nếu quả thật có thể làm được đến như vậy, vậy thì bất kể là gặp phải nghịch cảnh, thuận cảnh, tâm của con đều có thể bất động, chẳng chịu sự ảnh hưởng của thuận nghịch bên ngoài, lúc này mới được xem là đạt đến cái cảnh giới “ hữu sắc vô tâm ” đấy ! Con có thể tu được một cách thanh thanh tịnh tịnh, cho dù người ta nói gì con, con cũng sẽ không khởi bất cứ cái tâm thị phi nào, còn những cái mà người ta nói, con nếu như đã có phạm phải thì sửa, chẳng có thì dùng sự độ lượng bao dung đi đối mặt. Thầy lại nhấn mạnh thêm cho các con một lần nữa, phải “ đại độ lượng ” ! như thế con mới có thể thanh tịnh, chẳng có phiền não. Con nếu như chẳng thường thanh tịnh, con phải đi đối mặt với vấn đề như thế nào đây ? Làm thế nào đi giải quyết vấn đề đây ? làm thế nào đi khắc phục nhân duyên của con đây ? Đầu óc của con lung tung rối ren, một khắc đều không tịnh xuống được, làm sao có thể nhìn sự việc được một cách rõ ràng đây ?

 

Mỗi người đều có những món nợ nghiệp cũ của kiếp trước, những oan trái. Những oan trái này giống như một kẻ thù nhìn trừng trừng giận dữ giống như con hổ hung tợn muốn làm hại con vậy, hắn ngày đêm chực chờ canh chừng ở bên mình, nếu như tâm của con có một chút buông lơi rồi, có một tí ti chẳng chú ý, hắn bèn đầu vào khiếu của con rồiĐợi đến khi cái oan nợ này nhập vào người, nguyên thần của tự bản thân con bèn không làm chủ được, sẽ càng lúc càng hồ đồ rồi. Nếu mà hễ hồ đồ thì những cái việc dối tâm bại đức này sao lại không làm ra được đây ? Do vậy, tâm niệm của bản thân mình phải thời thời khắc khắc đều cẩn thận, phải hiểu rõ, tuyệt đối chớ có có sự buông thả phóng đãng một thời một khắc nào, cái tâm của chính mình đã chạy đi đâu đều chẳng biết nữa rồi.

 

Tâm dễ phóng thả mà khó thâu về, dễ thâu mà khó khống chế, nó là thứ khó thâu, khó kiểm soát chế ngự đấy ! Nó sẽ khiến con làm những việc mà khiến cho con xấu hổ, để xem coi con còn tu cái đạo gì ? Như thế, sự tu đạo này chẳng phải rơi vào trở thành sự nói suông rồi sao ? Nếu như những thói hư, tật xấu, tánh nóng của các con chẳng sửa, vẫn cứ là làm theo tâm ý của mình, sự bàn đạo của con bèn sẽ rất khốn khó, đến lúc đó sẽ chẳng có ai sẵn lòng lo liệu cho con, xem coi con còn bàn cái đạo gì ? Cái gọi là “ con người chẳng phải Thánh Hiền, ai có thể chẳng có lỗi ”, câu nói này là chỉ nói đối với người khác, chẳng phải là nói đối với bản thân mình đâu đấy ! Con có thể nói câu nói này đối với hậu học của con, thế nhưng đối với bản thân con, con có thể tuỳ tiện dễ dàng tha thứ cho bản thân hay sao ? Nếu như có thể, con sẽ một lần lại một lần tiếp tục tha thứ cho bản thân mình rồi. Do đó nói, có lúc những đạo lí mà nói cho người khác nghe, bản thân các con cũng nên lắng nghe, thế nhưng duy chỉ có mỗi một câu nói này chỉ có thể nói đối với người khác, chẳng thể dùng ở trên thân của chính mình được, con nghe có hiểu không ? Chớ có mỗi lần đều tha thứ cho bản thân, đối đãi khoan dung rộng rãi đối với bản thân, điều đó sẽ hại đến bản thân con đấy !

 

Thầy hỏi các con đây : cái gì gọi là “ phóng hạ đồ đao, lập địa thành phật ” ? Cái gọi là “ phóng hạ đồ đao, lập địa thành phật ” nghĩa là hãy buông xuống những thói hư, tật xấu, tánh nóng của con, đơn giản có vậy thôi đấy ! Chớ có nghĩ quá xa xôi đi rồi ! Con có thể buông xuống những thói hư, tật xấu, tánh nóng của con thì thành phật nhất định có phần của con. Cái “ đồ đao” ( con dao đồ tể làm nghề sát hại ) này là con dao vô hình; các con nếu như những thói hư, tật xấu, tánh nóng chẳng sửa, lại còn kì vọng ngày nào đó có thể thành tiên thành phật, đấy là si tâm vọng tưởng đấy !

 

Chớ có cứ mãi cảm thấy rằng đến phật đường quá nghiêm túc, phật quy lễ tiết cả đống, bởi vì các con chẳng hiểu rõ rằng tu đạo là phải thực hiện áp dụng vào trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, nó là ứng dụng hoạt bát đấy, chắc chắn chẳng phải là sự nghiêm túc mà các con đã nói. Nếu như có đạo thân mới cảm thấy nghiêm túc, các con nên làm thế nào đây ? Phật đường là nơi mà mọi người nghe phật pháp, học tập hướng thiện, vậy thì đương nhiên là phải có phật quy rồi; do đó, những chỗ nên nghiêm cẩn, nên chú ý cũng phải đi chú ý, thế nhưng lúc nên hoạt bát cũng phải biết hoạt bát, phải không ? Tinh thần của phật quy lễ tiết là gì vậy ? ( thâu trói thân tâm, đem cái tâm vượn ý ngựa thâu trở về ). Học phật quy lễ tiết thì cũng giống như các con phải lên giáo trình các lớp Tân Dân, Chí Thiện, Bồi Đức, Lập Đức vậy, từng bước từng bước một leo hướng lên trên. Tri thức là vô cùng vô tận đấy, cái tâm học tập tri thức cũng không thể thoái hoá, nhất định phải đuổi theo kịp trào lưu thời đại.

 

Vì sao gọi là phật quy ? Nếu như muốn làm phật, lúc bắt đầu nhất định phải có các quy phạm. Những quy phạm thành phật chính là phải ôn, lương, cung, kiệm, nhượng, thời thời khắc khắc đều phải khiêm tốn cái tâm của chính mình, phải tôn kính người, chớ chẳng phải là nói khi mình niệm đến phật hiệu, mình mới tôn kính phật, hoặc bởi vì ngài ấy đã thành phật rồi nên mình mới tôn kính ngài ấy, không phải là phật thì mình bèn chẳng tôn kính; nói rõ ràng một chút chính là phải làm được đến thành, tín, trung, hiếu, nhân ái, tín nghĩa, hoà bình; nếu như ngay đến bát đức này, cái đạo của bậc quân tử đỉnh thiên lập địa ( đầu đội trời chân đạp đất ) đều vẫn chưa làm ra được, vậy thì cho dù con có sự thông minh nhạy bén đi nghiên cứu triệt để thâm nhập kinh phật, kinh thánh nhiều thêm đi chăng nữa, chẳng có làm được những điều này thì những thứ khác đều là nói bàn suông rồi.

 

Bởi vì con nhìn thấy mỗi người đều là có tu, do đó bèn tôn kính mỗi người một cách rất tự nhiên, con vẫn cứ là không thể nói rằng ông bác mà bán trầu cau ở ngoài đó chẳng có cái tâm, chẳng có cái tinh thần chú trọng đến lợi ích công chúng, bán trầu cau cho người ta ăn, lại còn tạo ra sự ô nhiễm, do đó mình chẳng cần tôn kính ông ta, như thế có đúng không ? Các con tu đạo là xem ai tu ? chẳng phải là nhìn xem người khác, mà là tu lấy bản thân mình. Do đó, đối với người thì chớ có có cái tâm phân biệt đối đãi, đấy chính là tầm quan trọng của phật quy lễ tiết, mà tinh thần của nó cũng chính là ở chỗ tồn tâm của chính mình.

 

Phật quy chính là phải thời thời khắc khắc tồn cái tâm tôn kính tiên phật, tôn kính Lão Mẫu, tôn kính tất cả. Lúc các con hành phật quy lễ tiết có trang nghiêm hay không ? cẩn thận hay không ? có cảm nhận được sự tồn tại của tiên phật hay không ? có cảm giác của Thiên, Nhân hợp nhất hay không ? Nếu như là có, thì là trí tuệ của con đã đang khải phát, khai sáng rồi, như thế thì tất có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề phiền não, khiến cho chuyện lớn hoá nhỏ, chuyện nhỏ hoá không, đạt đến hiệu quả tu đạo thay đổi vận mệnh, hiểu không ?

 

Tu đạo phải học tập trì giới. Các đồ nhi phải làm sao thâu trói thân tâm đây ? trước đây khi chưa tu đạo vẫn có thể mặc sức phóng túng, chẳng chịu sự ràng buộc của lễ tiết, bây giờ thì không thể rồi. Lúc bắt đầu rất không thể quen, rất khổ đấy ! đúng không ? Bây giờ bắt đầu, bởi vì các đồ nhi phải không ngừng lên cao, do vậy phải thúc ép bản thân, vả lại con người sống trong xã hội nhất định phải có chút áp lực của sự cạnh tranh, đúng không ? Chúng ta thuở nhỏ thường hay so đo với người khác, so danh so lợi so bài tập, thế nhưng thầy bảo với các con rằng các con phải so đọ với chính bản thân mình. Ví dụ như nói, con biết rằng tánh khí nóng nảy của con không tốt, thì nhất định phải thắng trội hơn bản thân, nhất định phải sửa lỗi. Thầy lại kể một câu chuyện cho các con nghe : có một người nọ cái gì cũng biết, học theo người ta mà cái gì cũng đều có thể thắng trội hơn người ta, do đó anh ta bèn bắt đầu cuồng vọng tự đại đến cực điểm, cho rằng lúc bấy giờ chẳng ai bằng mình rồi, cái gì cũng đều là anh ta mạnh nhất, giỏi nhất, được nhất, cơ hồ như mạnh đến người ta nhìn thấy anh ta đều sợ cả, quả thật là học cái gì đều giỏi biết cái đó. Có một hôm Phật Đà xuất hiện rồi, trong lòng anh ta nghĩ : “ chà ! cái người này sao lại mặc như thế này, cầm một cái bát, cách ăn mặc mà xưa nay mình chưa từng thấy qua ? ”, anh ta bèn qua đó hỏi ngài rằng : “ ông làm cái gì vậy ? Tôi muốn theo ông học nghề ”. Phật Đà bèn nói : “ tài năng của tôi chính là đi trừ bỏ tham sân si, tu trì bản thân, giữ giới luật, cậu có muốn học hay không ? ”. Các con nói xem, anh ta có thể chiến thắng bản thân mình hay không ? Anh ta nếu như có thể chiến thắng thì anh ta bèn đã thành tựu rồi, phải không ? Chúng ta thường hay nói rằng nguy cơ thật ra chính là chuyển cơ, thế nhưng nguy cơ phải dựa vào ai để đi chuyển đây ? ( bản thân ).

 

Người tu đạo phải giữ ngũ giới , trong đó dâm dục là khó cai dứt nhất, thế nhưng cuối cùng con vẫn phải là cai dứt. Trước cái việc này thì con phải cắt đứt những việc sát, đạo, vọng, tửu trước, dâm là cuối cùng, bởi vì dâm là gốc rễ căn bản của sự sinh tử luân hồi.

 

Con người mà, khó tránh khỏi sẽ như thế, thế nhưng con cũng không thể nói rằng : “ Thầy ơi, con là người, khó tránh khỏi sẽ như thế, con phạm một chút cũng chẳng sao ”, không thể được, biết không ? Chỉ cần chế ngự bản thân mình thì mới có thể khiến cho bản thân bước hướng đến cái đạo của giải thoát, không chỉ là bản thân giải thoát, lại còn phải chúng sanh thiên hạ đều có thể đắc được sự giải thoát, đấy mới là trách nhiệm của chúng ta !

 

Nếu như con đến cả cái quy củ lễ nghi này đều giữ chẳng tốt, vậy thì các con còn có thể làm được cái gì ? Cái gọi là phải giữ cái cái “ củ ” này, “ củ ” của quy củ chính là không làm những việc không đứng đắn vượt quá ranh giới, không làm những hành vi không đứng đắn, nói kĩ một chút chính là ngồi phải có dáng vẻ ngồi, đứng phải có cái tướng đứng, đi đường cũng phải có dáng vẻ của đi đường, đến cả con nói chuyện nên nói những gì đều phải tồn quy củ nhất định, đúng không ? Có phải là ở phật đường mới làm như thế ? Về nhà rồi thì đằng nào dù sao Điểm Truyền Sư cũng đâu có nhìn thấy, đạo thân cũng đâu có biết, muốn ngồi thế nào thì ngồi thế ấy, như thế có được không ? Các con hãy ngẫm nghĩ xem, từ dáng vẻ bên ngoài thì có thể biết được cái tâm của người này rồi đấy ! Nếu như cái tâm của con là vô cùng dè dặt cẩn thận, hoàn toàn cung kính, con sẽ ngồi thành cái kiểu này sao ?

 

Trước khi vẫn chưa cầu đạo, các con có phải là đều tuỳ theo sự vô minh mà sống qua ngày ? cũng có nghĩa là nói, các con muốn làm gì thì cứ làm cái đó, cũng bất kể là nó có hợp lí hay không, phải không ? Sau đó bèn ở trên mẫu ruộng tâm của mỗi một người các con lưu lại xuống những hạt giống của sự vô minh. Do đó, các con chẳng phải là một kiếp này mới như thế, từ luỹ kiếp đến nay chính là đang sống qua ngày theo kiểu như vậy đấy; các con trong một năm là đang sống như thế, hai năm cũng là đang sống như vậy.

 

Cái gọi là Ngũ Uẩn ! Sắc, thụ, tưởng, hành, thức; hành thức bèn tuỳ theo những gì mà con đã làm lưu lại ở bên trong mẫu ruộng thức của con. Nếu nói rằng một đời bèn đã qua đi một cách hồ hồ đồ đồ như thế, vậy thầy hỏi các con đây, các con rốt cuộc lại mang theo được những thứ gì đi ? có phải là cái “ vạn thứ mang chẳng được, duy có nghiệp theo mình ” mà các con vẫn thường hay nói ? Tất cả mọi tài sản bên ngoài thân của con, ruộng đất, nhà cửa, xe hơi… đều chẳng mang đi theo được. Cái gì gọi là “ vạn thứ ” ? chính là những thứ có hình có tướng này, đấy gọi là vạn thứ, những thứ này đều chẳng mang đi theo được. Thứ có thể mang theo là gì ? chính là những món nghiệp mà con đã tạo xuống đấy ! Đấy là thứ mà con có thể mang đi theo được đấy, cũng là thứ nhất định cần phải mang đi, chính là cái nghiệp thức này đi theo cái tâm của con rồi. Lại cộng trừ nhân chia tính một cái, xem coi công đức của con lúc còn tại thế như thế nào, xem coi con muốn vãng sanh khí thiên hay là vãng sanh nhân gian ? hay là nên đến địa ngục để chịu hình phạt ? hay là phải sinh thành cõi súc sanh ? những cái này đều là cái “ lưới trời lồng lộng, thưa nhưng khó lọt thoát ” mà thường vẫn hay nói đến.

 

Một đứa trẻ từ lúc bắt đầu lọt lòng cất tiếng khóc oa oa thì đã có rất nhiều các nghiệp thức đầu vào trong đó rồi. Con xem, có cha mẹ nào chẳng hy vọng con cái của mình mới sanh ra thì 6 căn đã hoàn chỉnh ? Thế nhưng điều này có cách nào nắm bắt kiểm soát được không ? Đấy là bởi vì trong vô hình trung có rất nhiều các nghiệp thức đầu vào bên trong đó. Kiếp này con có dáng vẻ đẹp ưa nhìn, có dáng vẻ xấu xí, con khoẻ mạnh hay không khoẻ mạnh, khoa học có phát triển tiến bộ như thế nào đi nữa cũng chẳng cách nào thay đổi được đâu ! Bởi vì những nghiệp thức tiền kiếp của con ở trên mình con mà.

 

Vì sao mà thầy phải nói về vấn đề ăn chay ? cái khẩu phúc này của con nếu như vẫn chưa xả được, chẳng cách nào quên đi cái mùi vị của một miếng cá, một miếng thịt, vậy thì con muốn nói về việc thành tiên thành phật thật sự khó tránh khỏi là quá xa vời rồi, đúng không ? Từ xưa đến nay cũng chỉ có mỗi một Quan Thánh Đế Quân đấy ! Các con hãy tự mình phản tỉnh kiểm thảo, tự hỏi lòng mình xem : các con có một luồng hạo nhiên chánh khí ấy, một thứ công lớn đức lớn ấy của Quan Thánh Đế Quân không ? Con hôm nay nếu như có thể xả xuống cái khẩu phúc, lập xuống cái nguyện thanh khẩu trường chay, đấy là cái nguyện Bồ Tát đấy ! Như thế tu hành mới nhanh, bởi vì con sẽ chẳng có những vướng mắc của phía sau rồi. Hãy nghĩ xem, những cái mà con luỹ kiếp đã nợ đều vẫn trả chưa xong, nếu như phía sau lại còn vướng mắc, vậy thì các con phải đợi đến hôm nào mới có thể thoát rời sáu nẻo luân hồi đây ?

Số lượt xem : 366