Tâm kính ( Hoạt Phật Ân Sư từ huấn )
Đời người có rất nhiều trách nhiệm, con có tận hết trách nhiệm của mình chưa ? Gia đình có trách nhiệm gia đình, đạo trường có trách nhiệm đạo trường, trong gia đình các con đóng những vai trò trách nhiệm khác nhau; cha mẹ có trách nhiệm của cha mẹ, con cái có trách nhiệm của con cái, đấy đều là mối liên hệ lẫn nhau đấy.
Tại đạo trường thì phần thiết yếu then chốt quan trọng nhất chính là mối liên hệ giữa Tiền Hiền và Hậu Học, cũng giống như mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái vậy. Tiền Hiền làm tốt việc quan tâm thương yêu hậu học như thế nào, vả lại còn phải có lòng nhẫn nại, lòng yêu thương đi quan tâm chăm sóc đến họ, các con có không ?
Sự khải phát của lòng yêu thương mới có sự xuất hiện của từ bi. Khi sự từ bi của con xuất hiện, tâm của con là biển rộng trời không đấy. Bất kể bất cứ người nào làm sai việc gì con đều có thể bao dung tha thứ cho họ, bởi vì tâm của con đứng sánh cùng với tâm phật, lúc này người và trời hợp nhất, Đạo mà cùng bàn chung mới gọi là “ Đạo ”.
Con có biết những thói hư tật xấu, tánh khí nóng giận của con, điểm đau bệnh của bản thân con ở đâu không ? Những người còn bàng hoàng hãy nhanh chóng an định cái tâm xuống. Nếu như cái tâm của con đối với đường đạo, mục tiêu sau này vẫn chưa biết làm thế nào chế định, thì hãy đem “ chiếc gương tâm ” của bản thân ra soi một cái, sám hối với ông trời, sau khi sám hối rồi thì phát lại tâm nguyện, cầu ơn trên từ bi làm an định cái tâm con xuống.
Việc kiến lập đức là sự tích luỹ ra từ ngày tích tháng luỹ đấy, chẳng phải là dùng sự bức ép bồi dưỡng ra đâu, mà là sau khi con có sự giác tỉnh rồi mới có thể đi kiến lập. Làm thế nào để làm cân bằng cái : “ tâm bình đẳng ” của con ? Cái tâm bình đẳng này có dễ tu không ? Cái tâm của con bởi vì bất bình nên cơn giận bèn nổi lên rồi, chớ có thường hay động tí bèn nổi giận, chớ có mỗi lần nổi giận xong rồi thì lại hối hận. Nhất định phải có sự tồn tại của nhân duyên mới kết ra cái quả này.
Khi con chẳng cảm nhận được sự từ bi của ông trời, thì cũng phải ngẫm nghĩ xem, hãy hướng nội mà đi kiểm thảo, càng phải có thêm sức nhẫn nại chịu đựng, phải có lòng tin, nhất định phải đột phá từng li từng tí một, như thế thì trợ lực bèn đến, ông trời bèn sẽ từ từ giúp con, ở phía sau thúc đẩy từng tí từng tí một, hiểu không ? Do vậy trước khi trời trợ thì trước hết vẫn cần người trợ. Khi các con tâm có thừa mà sức chẳng đủ, chớ có chỉ biết tự tủi thân thương xót, phải ngẫm trước nghĩ sau một cái, chớ có tuỳ tiện buông bỏ, cũng chớ có như cái xác biết đi làm việc một cách công thức hoá.
Các con có tự giác được tự tánh phật của bản thân không ? Có tự giác được cái gốc của trí tuệ phật không ? Cái biển đục ngầu này phải làm sao biến thành nước trong sạch ? Vậy thì là phải tu luyện những thói hư tật xấu, tánh nóng giận của bản thân con rồi. Các con tuy rằng lòng tin có đủ, thế nhưng có tự giác giác ngộ không ? Nếu có thì mục tiêu của con mới có thể kiến lập, sau khi có chế định sẵn mục tiêu rồi thì mới có thể phối hợp với lòng tin của con, thật sự mà đi tiếp.
Có người thường nói : Tiên Phật từ bi xin hãy cho con thêm chút trí tuệ, thế nhưng tâm của con đều đục giống như nước đục vậy, Tiên Phật làm sao mà thêm trí tuệ cho con đây ? Con phải giữ lấy tự tánh phật của con, phải có thể cảm giác sự tồn tại của tự tánh phật của con, vả lại phải hướng vào nội tâm mà đóng kết rễ, như thế thì vũng nước đục này mới có thể trở nên trong sạch, mới có thể cải tiến được.
Tánh nóng, thói hư tật xấu có rất nhiều loại, người quá nhu nhược cũng là một loại của thói bệnh, thế nhưng quá mạnh mẽ cũng là một thói bệnh, có thể vừa phải, yên với địa vị mình đang ở mà nỗ lực làm tốt việc nên làm, đấy mới là thoả đáng, hiểu không ? Do đó phải nhận thức bản thân con, nếu chẳng nhận thức bản thân con, vậy thì phải làm thế nào đi hiểu người khác đây ? Biết thói xấu thì phải cải tiến, lại càng phải nỗ lực cầu tiến, như thế thì chúng sanh mới càng có niềm hy vọng; chớ có quên rằng kẻ địch lớn nhất của con chẳng phải là người khác, mà là bản thân.
Số lượt xem : 473