BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Cầu Đạo Vì Sao Phải Đóng Công Đức Phí ?   (  Từ huấn của Nhạc Pháp Luật Chủ  )

Tác giả liangfulai on 2023-07-03 22:06:33
/Cầu Đạo Vì Sao Phải Đóng Công Đức Phí ?    (  Từ huấn của Nhạc Pháp Luật Chủ  )

 

Cầu Đạo Vì Sao Phải Đóng Công Đức Phí ? 

 (  Từ huấn của Nhạc Pháp Luật Chủ  )

 


 

 

Nhị Tổ Huệ Khả đứng tuyết chặt tay trái, tâm chí thành cầu đạo 

 làm cảm động Đạt Ma Tổ Sư 

 

Trước đó, Đạt Ma Tổ Sư nói với Thần Quang Pháp Sư ( Nhị Tổ Huệ Khả )  rằng : " Diệu đạo vô thượng của chư phật, phải trải qua sự tu trì cần mẫn tinh tấn của vô số kiếp, trải qua rất nhiều những sự tôi luyện của đức hạnh khó nhẫn ( nhịn ) mà có thể nhẫn, khó hành mà có thể hành, sao có thể dựa vào cái đức hạnh nhỏ, trí tuệ nhỏ, tâm thái kiêu căng ngạo mạn khinh miệt xem thường như thế của ông bèn muốn cầu đắc được đạo quả chơn chánh, e rằng ông đã uổng dụng tâm tư rồi đấy ! "

 

Đại đạo bảo quý thời cổ xưa đắc được chẳng dễ, muốn cầu chơn đạo nhất định cần phải tu 3000 công, 800 quả, tu trước đắc sau; nay vô công vô đức dựa vào cái gì để cầu đắc được đại đạo; chẳng có đức tánh chí cao thì đại đạo chẳng cách nào kết thành chánh quả ( đức tánh và trí tuệ tốt đẹp là cơ sở nền tảng của việc tu hành, là tư lương cho việc thành đạo ). Có thể nói rằng cậu hãy theo tôi đi hành công lập đức trước rồi tôi mới đưa cậu đi cầu đạo, như thế thì xác suất khả năng độ người đến cầu đắc đạo có được bao nhiêu ? Nay dẫn độ một người, nói đến công đức phí trợ in kinh sách thì anh ta bảo rằng chẳng có tiền có lẽ là thật, hoặc là do không tin, càng nghiêm trọng hơn nữa là chẳng dám mở miệng nói, sợ rằng hễ nhắc đến tiền thì đối phương chẳng cầu đạo rồi, do vậy con trả công đức phí giúp anh ta, như thế sự tôn quý của đại đạo đã bị con người làm tiêu trừ mất rồi.

 

Đại đạo trực chỉ siêu sanh liễu tử, thiên bảng ghi danh, địa phủ rút tên dễ dàng đắc được sao ? Phần lớn đều dễ được dễ mất, dễ bị xem thường, mà công đức phí là sự biểu hiện của chơn tâm thành ý đối với trời, biểu thị sự phát tâm ban đầu lúc chưa rõ lí. Tiền bạc là mạng sống thứ hai của con người, có cái gọi là chim vì miếng ăn chết, người vì tiền mà chết, thiện tài nan xả ( con người yêu tiếc tiền tài, chẳng chịu thí xả vào những việc tốt ) ; chịu bỏ ra thì biểu thị là có thật lòng muốn cầu đạo. Công đức của tài thí là nhanh nhất. Tiền mua mạng một đời chỉ một lần, lẽ nào là cái mà người khác có thể chi trả cho; cái mà người khác trả cho đều vô hiệu.

 

Hãy ngẫm nghĩ mà xem, một người lập xuống công lớn xả bỏ ra một vốn tiền lớn, cơ hội nhập đạo tiến tu sau này sẽ khá lớn; sau này tiến đạo, đối với đạo cũng sẽ khá quan tâm. Những người chẳng có hành công thì sẽ chẳng quan tâm xem trọng, đấy là do sợ rằng giả đấy, cho rằng chẳng cầu đạo, chẳng tu bàn cũng chẳng có tổn thất, nghi thức cầu đạo long trọng trong sinh mạng của anh ta bèn giống như ăn một bữa cơm vậy, con hãy nghĩ xem người con đã dẫn độ như thế có thể tu bàn hay sao ? Vẫn là chỉ cầu đạo mà thôi, trừ phi là con chắc rằng anh ta muốn cầu đạo, vả lại ngày sau sẽ đem tiền đến trả lại, nếu không thì những việc hại người chẳng ích gì cho mình chớ có mà làm.

 

Khuyên người ta hành công làm việc thiện thì những người bây giờ đều sợ là giả đấy, thế nhưng vàng thật chẳng sợ lửa luyện, nhìn xem, cử chỉ lời nói hành động phải chăng là đường hoàng đoan chánh, người ta nhìn ra rằng con chẳng phải là vì công đức phí ấy, đại đạo này chắc là rất tốt chứ chẳng phí thời gian, do vậy mà nên cẩn thận đối với công đức phí.

 

Cầu đạo ngoài căn cơ, tổ đức, phật duyên, lại còn có Điểm Truyền Sư, Dẫn Bảo Sư, Thập điều đại nguyện, công đức phí là cái cơ bản nhất. Điểm Truyền Sư, bất cứ một vị điểm truyền sư nào thì hiệu lực điểm đạo đều như nhau; Dẫn Bảo Sư cũng vậy, bất cứ một vị nào đều được hết, chỉ có thập điều đại nguyện, công đức phí là phải người đương sự phát tâm, phát nguyệnthà rằng chẳng cần họ cầu đạo cũng chớ có mà cưỡng cầu họ. Những cán bộ cao cấp trong đạo trường phải nắm bắt được điều này trong lòng và báo cho những người đồng tu cùng tu bàn trong phật đường biết.

 

Đại đạo tôn quý hay không từ chỗ nào biểu hiện ra ? Thật chẳng dễ dàng gì dẫn độ được một vị chúng sanh, khi anh ta nhìn thấy những người tham dự chẳng có cái tâm dè dặt cẩn thận, làm chấp lễ thường xảy ra sai sót, từng màn một nhìn thấy trong mắt anh ta, vậy thì thử hỏi sự tôn quý của đại đạo ở đâu ? Cho dù cũng đã cầu đạo, thế nhưng về sau này cơ hội muốn tiến tu sẽ rất nhỏ bé, do vậy mà tất cả những quy phạm, lễ nghi, quá trình đều không thể do vội để kịp thời gian, do lợi ích cá nhân mà cẩu thả qua loa được.

 

Đại đạo chẳng có hình có tướng, đạo chẳng hoằng người, người có thể hoằng đạo, trời chẳng ngôn, đất chẳng ngữ, trông vào người hoằng đạo, do vậy mà tất cả những cử chỉ lời nói, hành động phải cẩn thận. Sự tôn quý của đại đạo biểu thị trên thân của người tu đạo; tất cả những nguyên tắc phật quy thảy đều không thể qua loa cẩu thả; hễ không cẩn thận hại người ta rồi, cái tội này con sao gánh vác nổi; có thể dựa vào những phong tục, thường tình của người địa phương mà phối hợp một cách hoạt bát, duy chỉ có nguyên tắc là không được thay đổi; nếu đã muốn tu bàn thì phải đem những hành nghi tu bàn biểu hiện ra ngoài, không được qua loa cẩu thả, ta mong rằng các con có thể suy ngẫm sâu xa hơn, không thể nghe qua nói qua rồi thì coi như xong.

 

 

Số lượt xem : 690